You are on page 1of 23

Câu 1: Anh/chị hãy trình bày khái niệm về công nghệ nano, y học nano?

Nêu một triển vọng ứng dụng lĩnh vực đó trong y học?
Khái niệm công nghệ nano
- Thao tác sắp xếp ở mức nguyên tử, phân tử, cấu trúc siêu phân tử để tạo nguyên
liệu, thiết bị, hệ thống mới.
- Làm nhỏ vật chất đến kích thước nano và khai thác các đặc tính, hiện tượng mới.
- Kết quả của công nghệ: tạo khác biệt
Thuộc tính: 3 thuộc tính
+ Thao tác ở mức nano
+ Kích thước ở mức nano
+ Tạo ra vật liệu, hệ thống, thiết bị hữu ích mới
Y học nano
- Kiến thức về công nghệ nano: kiến thức về bệnh học, sinh học, hóa sinh phân tử
về di truyền…
- Y cụ sản xuất bằng công nghệ nano
- Dược phẩm sản xuất bằng công nghệ nano để chẩn đoán, phòng, điều trị, tăng
cường sức khỏe
Triển vọng ứng dụng lĩnh vực nano trong y học
Trong công nghệ dược phẩm, công nghệ nano được ứng dụng trong hầu hết các
lĩnh vực, tuy nhiên hệ dẫn thuốc nano là lĩnh vực được ứng dụng mạnh mẽ nhất
trong công nghệ bào chế. Nó đang góp phần tạo ra nhiều chế phẩm với những đặc
điểm hấp thu có ưu điểm vượt trội, mở rộng hiệu lực điều trị, đặc biệt là giúp phát
triển các dạng thuốc tác dụng tại đích, điều trị một cách hiệu quả nhiều loại bệnh
và giảm nhiều tác dụng phụ của thuốc.
- Tác dụng tốt đầu tiên của vật chất dưới dạng nano là nhờ kích thước rất nhỏ và có
khả năng thay đổi hình thái nên các loại dược phẩm dưới dạng nano có thể dễ dàng
xâm nhập đến tận nhân và ti lạp thể của tế bào bị bệnh, đặc biệt là các tế bào ung
thư hay tế bào bị các loại bệnh khác. Đặc điểm này giúp cho việc tiêu diệt các loại
tế bào bị bệnh một cách có chọn lọc, còn các tế bào bình thường không bị ảnh
hưởng.
- Thuốc tạo bởi công nghệ nano và hệ dẫn thuốc nano sử dụng hệ tiểu phân nano
có nhiều ưu điểm như tăng hấp thu, tăng sinh khả dụng; tăng độ ổn định dược chất;
ngoài ra giúp cho việc sử dụng thuốc với liều lượng cao mà không bị gia tăng các
tác dụng phụ như rụng tóc, suy kiệt, ói mửa... trong điều trị ung thư. Một số loại
hạt nano có tác dụng làm hồi phục các tế bào bị yếu hay đang bị bệnh, giúp vết
thương mau lành, phục hồi các tế bào của tuyến tụy nội tiết, giúp điều trị bệnh tiểu
đường. Ý tưởng này đang được các nhà khoa học y học nghiên cứu và sẽ đưa ra áp
dụng trong một tương lai gần.
Câu 2: Anh/chị hãy trình bày khái niệm gốc tự do? Nguồn gốc gốc tự do
trong cơ thể?
Khái niệm gốc tự do: là một phân tử có thể chứa một điện tử tự do chưa ghép cặp
trong quỹ đạo nguyên tử của nó và có thể tồn tại độc lập
- Trong khi phần lớn các phân tử sinh học không phải là các gốc
- Vì vậy gốc tự do có đặc điểm là rất kém ổn định, chúng sẵn sàng phản ứng với
phân tử hoặc nguyên tử lân cận, cho đi hoặc nhận thêm một điện tử để hoàn chỉnh
quỹ đạo điện tử ngoài cùng của mình.
Nguồn gốc của gốc tự do
Các ezyme màng và/hoặc coenzyme với cấu trúc flavine, coenzyme hem, enzymes
chứa nguyên tử Cu tại vị trí hoạt tính
1. Chuỗi hô hấp ti thể: Chủ yếu là superoxide và sau đó là H2O2
- Trong toàn bộ số lượng oxygen cung cấp cho các tế bào có khoảng 1-4% phân tử
oxygen có năng lượng thấp nhất, được gọi là các phân tử oxygen ở trạng thái
triplet. Tuy vẫn có số điện tử chẵn ở quỹ đạo ngoài cùng của phân tử nhưng do ở
trạng thái triplet cho nên chúng cũng có tính chất như một gốc tự do:
+ Chúng nhận thêm một điện tử (e–) thành gốc tự do superoxid
+ Thêm một điện tử (e–) thứ hai nữa thành peroxid .
+ Kết hợp với 2H+, peroxid thành Hydrogen Peroxid (H2O2).
+ Superoxid  kết hợp với Hydrogen Peroxid (H2O2) thành hydroxyl
- Do các quá trình màng NADH
2. Lưới nội chất
Tạo thành superoxide (bởi CYP- 450)
3. Các tế bào đặc biệt (leukocytes)
Tạo thành superoxide bởi NADP-oxidas
4. Oxi hóa hemoglobin (Fe2+) thành methemoglobin (Fe3+) (Hồng cầu là
antioxidants hoàn chỉnh)
Câu 3: Anh/chị hãy trình bày khái niệm gốc tự do? Chức năng sinh lý
của gốc tự do trong cơ thể?
Khái niệm gốc tự do: là một phân tử có thể chứa một điện tử tự do chưa ghép cặp
trong quỹ đạo nguyên tử của nó và có thể tồn tại độc lập
- Trong khi phần lớn các phân tử sinh học không phải là các gốc
- Vì vậy gốc tự do có đặc điểm là rất kém ổn định, chúng sẵn sàng phản ứng với
phân tử hoặc nguyên tử lân cận, cho đi hoặc nhận thêm một điện tử để hoàn chỉnh
quỹ đạo điện tử ngoài cùng của mình.
Chức năng sinh lý của gốc tự do
Được sử dụng để
- cytochromoxidase (Các chất trung gian độc, H2O2 superoxide, liên kết với
enzyme)
- monoxygenases – Hoạt hóa O2 trong gan ER Hoặc ti thể tuyến thượng thận;
hydroxylation
- ROS và RNS chống lại vi sinh vật
+ Phức enzyme NADPH-oxidase của leukocytes
+ myeloperoxidase – Xúc tác các phản ứng:
H2O2 + Cl- + H+ = HClO + H2O
- Các phân tử tín hiệu
+ Thông tin cấp 1 -> thông tin cấp 2 -> mạng thông tin
+ Chức căng của mạng thông tin bị ảnh hưởng bởi trạng thái oxi hóa khử của các tế
bào
Chức năng của mạng thông tin bị ảnh hưởng bởi trạng thái oxi hóa khử của các tế
bào: khả năng antioxidant, đương lượng khử, tỷ lệ RONS => ROS: thông tin cấp
2
Khi cơ thể ở trạng thái cân bằng oxi hóa – khử, ROS ở mức “nồng độ sinh lý” sẽ
giữ các chức năng quan trọng: là các phân tử tín hiệu, tham gia vào nhiều quá trình
sinh lý của tế bào: tiều tiết tăng trưởng, biệt hóa, chết theo chu trình thông qua tính
hiệu tế bào
Câu 4: Anh/chị hãy trình bày khái niệm gốc tự do? Tác động của gốc tự
do tới cơ thể?
Khái niệm gốc tự do: là một phân tử có thể chứa một điện tử tự do chưa ghép cặp
trong quỹ đạo nguyên tử của nó và có thể tồn tại độc lập
- Trong khi phần lớn các phân tử sinh học không phải là các gốc
- Vì vậy gốc tự do có đặc điểm là rất kém ổn định, chúng sẵn sàng phản ứng với
phân tử hoặc nguyên tử lân cận, cho đi hoặc nhận thêm một điện tử để hoàn chỉnh
quỹ đạo điện tử ngoài cùng của mình.
Tác động của gốc tự do tới cơ thể
Trong cơ thể sống khỏe mạnh, gốc tự do đóng vai trò miễn dịch và điều hòa
- Sự sản xuất lượng lớn ROS là một công cụ của miễn dịch: ROS và RNS
chống lại vi sinh vật
+ Phức enzyme NADPH-oxidase của leukocytes
+ myeloperoxidase – Xúc tác các phản ứng:
H2O2 + Cl- + H+ = HClO + H2O
- Sự cảm ứng thay đổi nồng độ ROS thấp có thể là một cơ chế điều hòa: Khi cơ
thể ở trạng thái cân bằng oxi hóa - khử, ROS ở mức "nồng độ sinh lý" sẽ giữ các
chức năng quan trọng: là các phân tử tín hiệu trong “bật tắt” gen, tham gia vào
nhiều quá trình sinh lý của tế bào: điều tiết tăng trưởng, biệt hóa, apoptosis thông
qua tín hiệu tế bào. Bên cạnh đó, ROS còn có vai trò quan trọng trong một số chức
năng sinh lý của cơ thể: điều hòa hoạt động tim và trương lực máu, duy trì cân
bằng nồng độ oix nội mô, chống viêm…
- Tuy nhiên trong điều kiệngia tăng lâu dài hoặt nhất thời gốc tự do, gây rối loạn
hoạt động tế bào và quá trình dẫn truyền tín hiệu, gọi là oxidative stress, gốc tự do
có thể gây hại cho các tế bào, dẫn đến sự tăng sinh không kiểm soát, viêm, chết
theo chu trình, đặc biệt là ung thư
Câu 4.5: Anh/chị hãy trình bày về các bệnh liên quan đến oxidative
stress và phương pháp phòng tránh?
Khi cơ thể ở trạng thái cân bằng oxi hóa - khử, ROS ở mức "nồng độ sinh lý" sẽ
giữ các chức năng quan trọng: là các phân tử tín hiệu trong “bật tắt” gen, tham gia
vào nhiều quá trình sinh lý của tế bào: điều tiết tăng trưởng, biệt hóa, apoptosis
thông qua tín hiệu tế bào. Bên cạnh đó, ROS còn có vai trò quan trọng trong một
số chức năng sinh lý của cơ thể : điều hòa hoạt động tim và trương lực mạch máu,
duy trì cân bằng nồng độ oxi nội môi, chống viêm…. Tuy nhiên trong điều kiện
của stress oxi hóa, ROS có thể gây hại cho các tế bào, dẫn đến sự tăng sinh không
kiểm soát, viêm, apoptosis, đặc biệt là ung thư.
Các rối loạn liên quan đến oixdative stress
+ Viêm (viêm tụy..), đặc biệt ung thư
Thực tế lâm sàng cho thấy ung thư liên quan đến các bệnh nhiễm trùng từ vi sinh
vật (vi khuẩn và virus) hoặc các bệnh viêm không đặc hiệu, ROS làm cho tế bào
mô viêm bị tổn thương. Đây là một minh chứng về sự tham gia mạnh mẽ của ROS
hoạt động trong vai trò là chất sinh ung thư. Các nghiên cứu về các mối quan hệ
giữa viêm gan B, C và ung thư gan; giữa H. pylori trong viêm dạ dày và ung thư dạ
dày; giữa viêm loét đại tràng và ung thư đại trực tràng. Trong viêm dạ dày do H.
pylori, H. pylori tự sản xuất ra super oxit (O2 . ) vì nó tham gia vào việc sản xuất
hợp chất gây đột biến như peroxynitrite thông qua phản ứng với monoxide nitric
trong dịch dạ dày. Hơn nữa, nó kích thích sản xuất nitric monoxide từ đại thực bào
và sản xuất gốc tự do và bài tiết của cytokinesis từ dạ dày biểu mô niêm mạc. Đây
là minh chứng cho mối quan hệ giữa bệnh viêm nhiễm do vi sinh vật và ung thư dạ
dày. Rõ ràng là trong hình thành ung thư, có nhiều sự kiện khác nhau diễn ra và
ROS có vai trò quan trọng trong quá trình này
+ Rối loạn thần kinh (alzeheimers, parkinson)
+ Xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, thiếu máu cục bộ,
+ Tiểu đường
+ Hội chứng suy hô hấp cấp tính, xơ hóa phổi tự phát, bệnh phổi tắc nghẽn mãn
tính và hen suyễn
+ Lão hóa: Các bằng chứng cho thấy rằng lão hóa có liên quan với tăng sản xuất
các gốc tự do, dẫn đến tăng quá trình oxi hóa của chất béo, protein, và các vật liệu
di truyền. Stress oxi hóa trong lão hóa gây ra sự thay đổi cấu trúc và chức năng của
tế bào, thay đổi trong quá trình truyền tín hiệu, làm tăng tính nhạy cảm cuả cơ thể
với nhiều loại bệnh do lão hóa, trong đó bệnh ung thư
Phương pháp phòng chống
- Tăng nồng độ các chất chống oxy hóa
+ Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng chống oxy hóa cho cơ thể qua chế độ ăn uống.
Khẩu phần trái cây rau củ quả mỗi ngày để tăng sản xuất chất chống oxy hóa: quả
mọng, cam quýt, rau có lá xanh đậm, bông cải, cà rốt, cà chua..
+ Những nguồn thực phẩm khác cũng cung cấp chất chống oxy hóa gồm cá và cá
loại hạt, nghệ, trà xanh…
- Giảm bớt hình thành gốc tự do: Thay đổi lối sống lành mạnh
+ Tạo thói quen tập thể dục đều, vừa sức. Nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa
tập thể dục thường xuyên với tuổi thọ, quá trình lão hóa và giảm nguy cơ ung thư,
bệnh tật. Ngủ đủ giấc rất quan trọng trong việc giúp duy trì sự cân bằng trong tất cả
hệ thống của cơ thể. Chức năng não bộ, sản xuất hormone, chống oxy hóa và cân
bằng gốc tự do… đều bị ảnh hưởng bởi giấc ngủ. Chế độ ăn vừa đủ, không quá
nhiều
+ Tránh hút thuốc, tiếp xúc khói thuốc, hóa chất độc hại, tẩy rửa, thuốc trừ sâu.
Giảm tiêu thụ rượu bia
+ Bảo vệ môi trường, giảm thải ô nhiêm, tác nhân gây tăng lượng gốc tự do. Sử
dụng kem chống nắng
Câu 5: Anh/chị hãy trình bày khái niệm về oxidative stress? Tổn hại và
hậu quả do oxidative stress gây ra cho cơ thể?
Trong cơ thể sống khỏe mạnh, gần như có sự cân bằng giữa sản sinh các dạng oxi
hoạt động với hệ thống chống oxi hóa
Stress oxi hóa là sự gia tăng lâu dài hoặc nhất thời mức ROS, gây rối loạn hoạt
động tế bào và quá trình dẫn truyền tín hiệu, gồm cả những quá trình ROS gây oxi
hóa các thành phần tế bào mà nếu không lấy lại được cân bằng, có thể dẫn đến hậu
quả làm chết tế bào do hoại tử hay tế bào tự chết theo chương trình
Tổn hại và hậu quả cho cơ thể
Stress oxi hóa ở mức độ nhẹ, các phân tử sinh học bị tổn thương có thể được sửa
chữa. Ở mức độ nặng nề hơn, stress oxi hóa có thể gây tổn thương không hồi phục
hoặc hoại tử tế bào . Hậu quả của stress oxi hóa là rất lớn, do ROS có khả năng
phản ứng với bất kỳ phần tử nào gần bên chúng làm tổn thương các tế bào, mô, cơ
quan. ROS ở nồng độ cao từ lâu đã được công nhận là tác nhân gây thiệt hại trực
tiếp đến các phân tử lipid.
- Lipid:
Tổn hại Hậu quả
+ Mất các dây nội chưa bão hòa Thay đổi trong tính lưu chảy và tính
+ Tạo các chất có hoạt tính mạnh thấm của màng
(aldehydes) Ảnh hưởng tới tính đồng nhất của
enzyme màng.
- Protein
Tổn hại Hậu quả
Kết tập, phân mảnh, phân tách Thay đổi về: hoạt tính enzymes, vận
Phản ứng với ion sắt của hem chuyển ions transport
Biến đổi nhóm chức năng Phân giải protein
- DNA
Tổn hại Hậu quả
Tách vòng saccharide Đột biến
Biến đổi bases Lỗi di truyền
Đứt, gẫy chuỗi Ức chế tổng hợp protein
Câu 6: Anh/chị hãy trình bày đại cương về các chất chống gốc tự do và
antioxidant? Vai trò của chúng trong việc bảo vệ sức khỏe?
3 cấp độ của hệ thống phòng thủ chống oxi hóa gồm
- Ức chế sản xuất lượng lớn RONS
- Bắt giữ gốc tự do (Khóa, Bẫy, Dập tắt lan truyền): chất chống oxi hóa là những
phân tử ổn định đủ để nhận hoặc nhường electron cho các gốc tự do và trung hòa
chúng, do đó làm giảm hoặc mất khả năng gây hại tới tế bào của ROS
- Sửa đổi Cơ chế của các phân tử sinh học bị phá hủy
Cơ chế quá trình chống oxi hóa trong tế bào: Chất chống oxi hóa có thể làm
giảm tồn thương oxi hóa trực tiếp thông qua phản ứng với các ROS hoặc gián tiếp
bằng cách ức chế các hoạt động hoặc biểu hiện của enzyme tạo ra các ROS như
NAD(P)H oxidase và xanthine oxidase (XO) hoặc bằng cách tăng cường các hoạt
động và biểu hiện của các enzym chống oxi hóa như superoxide dismutase (SOD),
catalase (CAT) và glutathione peroxidase (GPX) trong tế bào
Hệ thống này hoạt động theo các con đường sau
(1) Tạo phức làm mất khả năng xúc tác của các kim loại chuyển tiếp (ví dụ:
transferin)
(2) Làm gián đoạn các phản ứng lan truyền (ví dụ: α-tocoferol).
(3) Làm giảm nồng độ các gốc tự do hoạt động (ví dụ: glutathion -GPx).
(4) Thu dọn các gốc tự do tham gia khơi mào phản ứng (ví dụ: superoxid
dismutase -SOD)
Các antioxidants và chất chống gốc tự do
1. Antioxidants nội sinh
- enzymes (cytochrome c, SOD, GSHPx, catalase)
- Các chất chống oxy hóa nội sinh phân tử lớn: transferrin, ferritin, haptoglobin,
hemopexin, albumin
- Các chất chống oxy hóa nội sinh phân tử nhỏ
+ Ascorbate (vitamin C): tổng hợp collagen, chuyển đổi dopamin thành
epinephrine, tác nhân khử; hấp thu Fe
+ Alfa-tocopherol/vitamin E: Nằm trong màng sản xuất hydroperoxides, có thể
thay đổi bởi GSHPx
+ ubiquinone (coenzyme Q): Vận chuyển electron trong chuỗi hô hấp, cùng tương
tác hoạt động với tocopheryl
+ carotenoides, β-caroten, vitamin A: Loại bỏ các gốc khỏi lipids
+ glutathione
+ Lipoic acid (lipoate): PDH cofactor tạo tocopheryl và ascorbate
+ Melatonin: lipophilic ; khóa gốc hydroxyl
+ Uric acid
+ Bilirubin
+ Flavonoids
2. Antioxidants ngoại sinh
+ Free Radical (FR) scavengers
+ Các nguyên tố hiếm
+ Các thuốc và hợp chất ảnh hưởng đến chuyển hóa FR: Slenium (ảnh hưởng tái
hấp thu vitamin E, thành phần của Se, giảm SE = đáp ứng miễn dịch không đầy đủ,
tan huyết, tổng hợp methemoglobin); Zinc (bền hóa màng tế bào, đối kháng Fe)
Câu 7: Anh/chị hãy trình bày khái niệm về kỹ thuật/phương pháp “thông
tin di truyền và chẩn đoán khả năng mắc bệnh”?
Câu 8: Anh/chị hãy trình bày các cấp độ của kỹ thuật “thông tin di
truyền và chẩn đoán dự báo”?
Câu 9: Anh/chị hãy trình bày về các khó khăn trong kỹ thuật “thông tin
di truyền và chẩn đoán dự báo”?
Câu 10: Anh/chị hãy trình bày khái niệm phân bào đối xứng và bất đối
xứng của tế bào gốc? Đặc điểm của tế bào gốc mô?
Câu 11: Anh/chị hãy trình bày về các loại tế bào gốc? Khái niệm về tế
bào gốc đa năng?
Câu 12: Anh/chị hãy trình bày về tế bào gốc mô? Nêu một số (05) ứng
dụng trong điều trị của tế bào gốc?
Câu 13: Một cậu bé 5 tuổi qua các thử nghiệm di truyền cho thấy cậu có
dấu hiệu di truyền là mất khả năng điều vận tâm thất và có đột biến gây
hội chứng QT dài, một bệnh tim trong đó rối loạn nhịp thất có thể dẫn
đến ngất tái phát, cơn động kinh, hoặc tử vong đột ngột. Rối loạn nhịp
tim thất có thể được ngăn ngừa bằng thuốc hoặc cấy ghép máy khử rung
tim. Anh/chị hãy trình bày về vấn đề cung cấp thông tin của người bệnh
trong trường hợp này?
Câu 14: Một phụ nữ viêm sắc tố võng mạc được thử nghiệm để tìm ra
nguyên nhân di truyền của bệnh mù lòa. Các thử nghiệm cho thấy cô
mang một đột biến ở gen BRCA1. Các đột biến này làm tăng nguy cơ
ung thư vú và buồng trứng và có thể được truyền cho bất kỳ đứa con nào
nếu sinh đẻ. Anh/chị hãy trình bày về vấn đề cung cấp thông tin của
người bệnh trong trường hợp này?
Câu 15: Một phụ nữ trẻ bị điếc nhận được một báo cáo tích cực từ kết
quả giải trình tự exome. Các phòng thí nghiệm cũng cho thấy cô mang
APOE4, điều này làm tăng nguy cơ cô mắc bệnh Alzheimer. Đây là
bệnh không thể phòng tránh, mặc dù một số biện pháp có thể trì hoãn nó.
Anh/chị hãy trình bày về vấn đề cung cấp thông tin của người bệnh
trong trường hợp này?
Câu 16: Anh/chị hãy trình bày kế hoạch của bản thân trong việc cập nhật
kiến thức thuyền xuyên sau khi tốt nghiệp.

You might also like