You are on page 1of 83

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN NGÂN HÀNG TÀI CHÍNH

TOÁN TÀI CHÍNH

1
Phần 1

CÁC NGHIỆP VỤ
TÀI CHÍNH NGẮN HẠN

2
Chương 1

LÃI ĐƠN

3
LÃI ĐƠN

1. Tiền lãi (lãi) và lãi suất


2. Khái niệm lãi đơn
3. Công thức lãi đơn
4. Lãi suất trung bình của nhiều khoản vốn

4
KHÁI NIỆM LÃI ĐƠN

Lãi đơn là phương pháp tính lãi mà


tiền lãi tính một lần trên vốn đầu
tư ban đầu trong toàn bộ thời gian
đầu tư.

5
CÔNG THỨC TÍNH LÃI ĐƠN

Các ký hiệu:
C Vốn đầu tư ban đầu (đvtt)
t%/năm Lãi suất đầu tư
I Tiền lãi (đvtt)

6
CÔNG THỨC TÍNH LÃI ĐƠN

l
Cta
100

Ctb
1200

7
PHƯƠNG PHÁP THƯƠNG SỐ VÀ TÍCH
SỐ TRONG BÀI TOÁN TÍNH LÃI ĐƠN

N
D

8
LÃI SUẤT TRUNG BÌNH CỦA
NHIỀU KHOẢN VỐN

l Lý do xem xét LSTB


Để xác định tỷ lệ sinh lời trung bình hoặc chi phí
vốn trung bình của các khoản vốn
l Khái niệm T%/năm
LSTB của nhiều khoản vốn là lãi suất mà nếu thay
lãi suất này vào các lãi suất cá biệt thì tổng tiền lãi
của các khoản vốn không đổi

9
LÃI SUẤT TRUNG BÌNH CỦA
NHIỀU KHOẢN VỐN

• Công thức
Gọi T (%/năm) là lãi suất trung bình của 3
khoản vốn lần lượt là:
C1,t1,n1 C2,t2,n2 C3,t3,n3
C1t1n1 + C2t 2 n2 + C3t3 n3
T=
C1n1 + C2 n2 + C3 n3

10
Ví dụ 1

Vào ngày 9/10/2012, KH đem 20 trđ đến NH gửi


tiết kiệm với lãi suất 9%/năm. Xác định số tiền
KH có được nếu đến tất toán sổ tại các thời điểm
sau đây:
a. 9/10/2012
b. 10/10/2012
c. 9/11/2012
d. 20/12/2012
11
Ví dụ 2

Ngày 8/6/2012, NH cho vay số tiền là 7200 đvtt với


lãi suất 8%/năm. Sau một thời gian KH thanh toán
nợ là 7288 đvtt.
Hãy xác định thời điểm KH thanh toán số tiền trên.

12
Ví dụ 3

Xác định lãi suất trung bình của các khoản vốn sau
đây
(1) C = 10 trđ, gửi từ ngày 31/8 đến 18/9 cùng năm
với lãi suất 8%/năm
(2) C = 15 trđ, gửi từ ngày 31/8 đến 25/10 cùng năm
với lãi suất 9%/năm
(3) C = 20 trđ, gửi từ ngày 31/8 đến 31/12 cùng năm
với lãi suất 9,5%/năm
13
Chương 2

CHIẾT KHẤU THEO LÃI ĐƠN

14
CHIẾT KHẤU THƯƠNG PHIẾU
THEO LÃI ĐƠN

1. Một số vấn đề về thương phiếu


2. Nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu của
NHTM
3. Sự tương đương của thương phiếu

15
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ
THƯƠNG PHIẾU

• Khái niệm thương phiếu


• Phân loại thương phiếu
• Đặc điểm của thương phiếu

16
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ
THƯƠNG PHIẾU (tiếp)

Thương phiếu là chứng từ (giấy tờ có giá)


phát sinh trong quan hệ thương mại, phản
ánh nghĩa vụ trả tiền được lập trên cơ sở
quan hệ tín dụng thương mại.
Thương phiếu bao gồm:
Hối phiếu
Lệnh phiếu
Séc

17
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ
THƯƠNG PHIẾU (tiếp)

Đặc điểm của thương phiếu


l Tính linh hoạt
l Tính trừu tượng
l Tính bắt buộc
l Tính chuyển nhượng
Bản chất chuyển nhượng thương phiếu
Ký hậu thương phiếu
Các hình thức ký hậu
Ý nghĩa của ký hậu
18
NGHIỆP VỤ CHIẾT KHẤU
THƯƠNG PHIẾU CỦA NHTM

l Khái niệm chiết khấu thương phiếu


l Phương pháp chiết khấu thương phiếu
l Nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu
trên thực tế

19
NGHIỆP VỤ CHIẾT KHẤU
THƯƠNG PHIẾU CỦA NHTM

Chiết khấu thương phiếu là nghiệp vụ tín dụng


của NHTM, trong đó ngân hàng cho khách hàng
sử dụng trước số tiền ghi trên thương phiếu sau
khi đã trả các chi phí chiết khấu.
Phương pháp chiết khấu thương phiếu
Gồm 2 phương pháp:
Chiết khấu thương mại
Chiết khấu hợp lý

20
NGHIỆP VỤ CHIẾT KHẤU
THƯƠNG PHIẾU CỦA NHTM (tiếp)

Ký hiệu:
C: Mệnh giá của thương phiếu (đvtt)
n: Thời gian còn lại của thương phiếu (ngày)
t: Lãi suất chiết khấu (%/năm)
V: Giá trị hiện lại của thương phiếu (đvtt)
E: Tiền chiết khấu (đvtt)

21
NGHIỆP VỤ CHIẾT KHẤU
THƯƠNG PHIẾU CỦA NHTM (tiếp)

22
NGHIỆP VỤ CHIẾT KHẤU
THƯƠNG PHIẾU CỦA NHTM (tiếp)

23
NGHIỆP VỤ CHIẾT KHẤU
THƯƠNG PHIẾU CỦA NHTM (tiếp)

Nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu trên thực tế.


Giá trị ròng = Mệnh giá – Chi phí chiết khấu
Trong đó:
Chi phí chiết khấu = Tiền khiết khấu +
+ Hoa hồng ký hậu +
+ Hoa hồng cố định +
+ Thuế
24
NGHIỆP VỤ CHIẾT KHẤU
THƯƠNG PHIẾU CỦA NHTM (tiếp)

25
NGHIỆP VỤ CHIẾT KHẤU
THƯƠNG PHIẾU CỦA NHTM (tiếp)

26
SỰ TƯƠNG ĐƯƠNG CỦA
THƯƠNG PHIẾU THEO LÃI ĐƠN

l Lý do xem xét sự tương đương của thương


phiếu
l Định nghĩa về sự tương đương của hai thương
phiếu và hai nhóm thương phiếu
l Định lý về sự tương đương của thương phiếu
trong ngắn hạn

27
SỰ TƯƠNG ĐƯƠNG CỦA
THƯƠNG PHIẾU THEO LÃI ĐƠN (tiếp)

l Định nghĩa về sự tương đương của hai thương phiếu:


Trong ngắn hạn, hai thương phiếu được gọi là
tương đương với nhau tại một thời điểm nếu
tại thời điểm đó đem hai thương phiếu đi chiết
khấu với cùng phương pháp và cùng lãi suất
chiết khấu thì giá trị hiện tại của hai thương
phiếu bằng nhau.
28
SỰ TƯƠNG ĐƯƠNG CỦA
THƯƠNG PHIẾU THEO LÃI ĐƠN (tiếp)

29
SỰ TƯƠNG ĐƯƠNG CỦA
THƯƠNG PHIẾU THEO LÃI ĐƠN (tiếp)

l Định nghĩa về sự tương đương của 2 nhóm thương phiếu:


Trong ngắn hạn, 2 nhóm thương phiếu được gọi là
tương đương với nhau tại một thời điểm nếu tại
thời điểm đó đem 2 nhóm thương phiếu đi chiết
khấu với cùng phương pháp và cùng lãi suất chiết
khấu thì tổng giá trị hiện tại của nhóm thương
phiếu thứ nhất bằng tổng giá trị hiện tại của nhóm
thương phiếu thứ hai.

30
SỰ TƯƠNG ĐƯƠNG CỦA
THƯƠNG PHIẾU THEO LÃI ĐƠN (tiếp)

31
SỰ TƯƠNG ĐƯƠNG CỦA
THƯƠNG PHIẾU THEO LÃI ĐƠN (tiếp)

Định lý về sự tương đương của thương phiếu trong


ngắn hạn:
Định lý : Trong ngắn hạn, 2 thương phiếu đã tương
đương với nhau tại một thời điểm thì thời điểm
đó là duy nhất.
Hệ quả: Nếu hai thương phiếu tương đương với
nhau tại hai thời điểm khác nhau thì hai thương
phiếu đó có cùng mệnh giá và thời hạn thanh
toán.
32
Chương 3

TÀI KHOẢN VÃNG LAI

33
TÀI KHOẢN VÃNG LAI

1. Một số vấn đề về tài khoản vãng lai


2. Tính lãi cho tài khoản vãng lai

34
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ
TÀI KHOẢN VÃNG LAI

l Tài khoản là nơi ghi chép các nghiệp vụ


kinh tế phát sinh liên quan đến một nội
dung vật chất nhất định.
l TKVL của NHTM là tài khoản ngân hàng
mở cho khách hàng nhằm theo dõi các
khoản thu và chi của khách hàng.

35
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ
TÀI KHOẢN VÃNG LAI (tiếp)

lCách hạch toán TKVL:


Bên Nợ: hạch toán khoản chi của khách hàng
Bên Có: hạch toán khoản thu của khách hàng
Cuối thời kỳ hoạt động, TKVL có thể:
Dư Nợ: khách hàng vay tiền ngân hàng
Dư Có: khách hàng gửi tiền tại ngân hàng.
36
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ
TÀI KHOẢN VÃNG LAI (tiếp)

l Ngày có giá trị tính lãi của TKVL:


Trước đây:
Ngày có giá trị tính lãi = Ngày phát sinh nghiệp vụ
2 ngày
Hiện nay:
Ngày có giá trị tính lãi ≡ Ngày phát sinh nghiệp vụ

37
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ
TÀI KHOẢN VÃNG LAI (tiếp)

l Căn cứ vào lãi suất, TKVL gồm:


TKVL cùng lãi suất và cố định
TKVL cùng lãi suất và không cố định
TKVL không cùng lãi suất và cố định
TKVL không cùng lãi suất và không cố định.

38
TÍNH LÃI CHO
TÀI KHOẢN VÃNG LAI (tiếp)

l Phương pháp rút số dư là phương pháp


trong đó sau mỗi nghiệp vụ kinh tế phát
sinh sẽ rút số dư cho tài khoản và tính lãi
cho số dư đó trên cơ sở số dư và ngày có
giá trị tính lãi của số dư đó.

39
TÍNH LÃI CHO
TÀI KHOẢN VÃNG LAI (tiếp)

Các bước tính lãi theo phương pháp rút số dư:


1. Phản ánh các nội dung của nghiệp vụ vào tài khoản
2. Rút số dư cho tài khoản
3. Xác định số ngày hưởng lãi của các số dư
4. Tính tích số N = Cn
5. Cân đối tích số
6. Tính lãi và rút số dư cho tài khoản tại thời điểm
cuối kỳ.
40
Phần 2

CÁC NGHIỆP VỤ
TÀI CHÍNH DÀI HẠN

41
Chương 4

LÃI GỘP VÀ CHIẾT


KHẤU THƯƠNG PHIẾU
THEO LÃI GỘP

42
LÃI GỘP VÀ CHIẾT KHẤU
THƯƠNG PHIẾU THEO LÃI GỘP

1. Lãi gộp
2. Chiết khấu thương phiếu theo lãi gộp
3. Sự tương đương của thương phiếu
theo lãi gộp

43
LÃI GỘP (LÃI KÉP)

l Khái niệm lãi gộp


l Công thức tính lãi gộp
l Tính lãi khi thời kỳ đầu tư chưa đủ thời kỳ
tính lãi
l Lãi suất tương đương và lãi suất tỷ lệ

44
Ví dụ

Ngày 19/8/2012, KH gửi vào NH 50 trđ với lãi suất


8%/năm. Thời gian tiền để trong NH là 12 tháng.
Hãy xác định số tiền KH có được sau 12 tháng
biết rằng
l (i) Lãi nhập gốc mỗi năm 1 lần
l (ii) Lãi nhập gốc 6 tháng 1 lần
l (iii) Lãi nhập gốc 3 tháng 1 lần
l (iv) Lãi nhập gốc hàng tháng
45
Ví dụ (tiếp)

l Nếu lãi nhập gốc hàng năm thì sau 1 năm NH tính lãi, ls 1 năm là
i%/năm nên số tiền KH nhận được sau 1 năm = gốc + lãi =
50trđ*(1+i%/năm)
l Nếu lãi nhập gốc 6 tháng 1 lần thì sau 6 tháng NH tính lãi, ls 6 tháng là
j%/6 tháng nên số tiền KH nhận được sau 1 năm =
50trđ*(1+j%)*(1+j%)
l Nếu lãi nhập gốc 3 tháng 1 lần thì sau 3 tháng NH tính lãi, ls 3 tháng là
k%/3 tháng nên số tiền KH nhận được sau 1 năm =
50trđ*(1+k%)*(1+k%)*(1+k%)
l Nếu lãi nhập gốc hàng tháng thì sau 1 tháng NH tính lãi, ls 1 tháng là
h%/tháng nên số tiền KH nhận được sau 1 năm =
50trđ*(1+h%)*….*(1+h%)
46
LÃI GỘP (tiếp)

Lãi gộp (lãi kép) là phương pháp tính lãi


trong đó tiền lãi của thời kỳ tính lãi
này được gộp vào gốc để tính lãi cho
thời kỳ tiếp theo trong toàn bộ thời kỳ
đầu tư.

47
LÃI GỘP (tiếp)

Ký hiệu:
C0: Vốn đầu tư ban đầu (đvtt)
n: Số thời kỳ tính lãi (thời kỳ)
i: Lãi suất đầu tư (%/thời kỳ)
Cn: Số tiền thu được cuối cùng (đvtt)
Công thức:
Cn = C0(1+i)n Hay C0 = Cn(1+i)-n
48 I = Cn-Co
LÃI GỘP (tiếp)

Khi thời kỳ đầu tư chưa đủ thời kỳ tính lãi:

Thời kỳ đầu tư n = k + x (0<x<1)


* PP Thương mại:
Cnc = C0(1+i)n = C0(1+i)k(1+i)x
• PP hợp lý:
Cnr = Co(1+i)k(1+x.i)
49 -> Cnc < Cnr
LÃI GỘP (tiếp)

Lãi suất tỷ lệ là lãi suất chia đều theo độ dài


thời gian.
Gọi i là lãi suất của thời kỳ u
i là lãi suất của thời kỳ v
i và i tỷ lệ với nhau nếu:
i u
' =
i v
50
LÃI GỘP (tiếp)

Lãi suất tương đương:


Hai lãi suất gọi là tương đương với nhau
nếu với cùng số vốn đầu tư ban đầu, cùng
thời gian đầu tư, đầu tư theo 2 mức lãi suất
trên thì số tiền thu được cuối cùng bằng
nhau.

51
LÃI GỘP (tiếp)

Gọi i là lãi suất của 1 thời kỳ (1 năm)


ik là lãi suất của 1/k thời kỳ (1/k năm)
Co(1+i) = Co(1+ik)k
Nếu biết i thì ik tính bằng
ik = (1+i)1/k – 1
Nếu biết ik thì i tính bằng
i = (1+ik)k – 1
52
• Nếu 1 năm trả lãi 1 lần thì i = 10%/năm (tg đầu tư
là 1 năm)
-> (1) Vậy nếu 1 năm trả lãi làm 3 lần (tg đầu tư 1
năm) thì ls mỗi lần trả lãi là bn (i4th)?
-> (2) Vậy nếu thời gian đầu tư là 4 tháng thì ls
được hưởng là bn?

53
CHIẾT KHẤU THƯƠNG PHIẾU
THEO LÃI GỘP

Bài toán: Khách hàng đem thương phiếu mệnh giá C đến
ngân hàng xin chiết khấu, thời gian còn lại của thương
phiếu là n (thời kỳ), lãi suất chiết khấu là i (%/thời kỳ).
Tính giá trị hiện tại V và tiền chiết khấu E.
Phương pháp chiết khấu: hợp lý
Công thức
V = C(1+i)-n
E = C – V = C[1- (1+i)-n]

54
SỰ TƯƠNG ĐƯƠNG CỦA
THƯƠNG PHIẾU THEO LÃI GỘP

1. Sự tương đương của 2 thương phiếu


Có 2 thương phiếu lần lượt
C1 với thời gian còn lại là n1 (thời kỳ)
C2 với thời gian còn lại là n2 (thời kỳ)
Nếu C1 tương đương với C2 thì
V1 = V2 hay C1(1+i)-n1 = C2(1+i)-n2

55
SỰ TƯƠNG ĐƯƠNG CỦA THƯƠNG
PHIẾU THEO LÃI GỘP (tiếp)

2. Sự tương đương của 2 nhóm thương phiếu


Có 2 nhóm thương phiếu lần lượt:
Nhóm 1 gồm k thương phiếu nhóm 2 gồm h
thương phiếu. Nếu 2 nhóm tương đương với nhau
tại một thời điểm thì tại thời điểm tương đương:
V1+V2+…+Vk = V1+V2+…+Vh
Trong đó: V = C(1+i)-n

56
SỰ TƯƠNG ĐƯƠNG CỦA THƯƠNG
PHIẾU THEO LÃI GỘP (tiếp)

3. Định lý về sự tương đương của thương


phiếu theo lãi gộp
Theo lãi gộp (trong dài hạn), nếu 2 thương
phiếu đã tương đương với nhau tại một thời
điểm thì chúng sẽ tương đương với nhau tại
mọi thời điểm mà 2 thương phiếu còn tồn
tại.
57
Chương 5

CHUỖI NIÊN KIM

58
CHUỖI NIÊM KIM

1. Khái niệm niên kim và chuỗi niêm kim


2. Chuỗi niên kim cố định
3. Chuỗi niên kim không cố định

59
NIÊN KIM VÀ CHUỖI NIÊN KIM

l Niên kim là khoản tiền xuất hiện sau một khoảng thời
gian (tháng, quý, năm…)
l Chuỗi niên kim là tập hợp các niên kim xuất hiện
cách đều nhau.
Các yếu tố của một chuỗi niên kim:
1. Số lượng niên kim trong chuỗi
2. Khoảng cách giữa các niên kim
3. Giá trị của mỗi niên kim
4. Thời điểm xuất hiện niên kim đầu tiên
60 5. Thời điểm gốc (hiện tại) của chuỗi niên kim.
NIÊN KIM VÀ
CHUỖI NIÊN KIM (tiếp)

CNK cố định là CNK gồm các niên kim có giá trị bằng
nhau.
CNK không cố định là CNK gồm các niên kim có giá trị
khác nhau. Gồm:
CNK biến động theo cấp số cộng là CNK trong đó
giá trị của các niên kim thay đổi theo cấp số cộng.
CNK biến động theo cấp số nhân là CNK trong đó
giá trị của các niên kim thay đổi theo cấp số nhân.

61
CHUỖI NIÊN KIM CỐ ĐỊNH

1. Số tiền thu được cuối cùng của CNK cố định


(Vn)
Bài toán:
Một khách hàng đến ngân hàng gửi tiền hưởng lãi
gộp với số tiền gửi mỗi lần bằng nhau là a (đvtt),
gửi tất cả n (lần) và các lần gửi tiền cách đều nhau
một thời kỳ, lãi suất tiền gửi là i (%/thời kỳ). Hỏi
ngay sau lần gửi tiền cuối cùng thì khách hàng có
bao nhiêu tiền trong ngân hàng?
62
CHUỖI NIÊN KIM CỐ ĐỊNH (tiếp)

Công thức:
Vn = a(1+i)n-1+a(1+i)n-2+…+a(1+i)1+a(1+i)0
Hay
(1 + i ) - 1
n
Vn = a
i

63
CHUỖI NIÊN KIM CỐ ĐỊNH (tiếp)

2. Giá trị hiện tại của CNK cố định (V0)


Bài toán:
Một khách hàng đến ngân hàng vay tiền với cam kết
trả nợ như sau: trả làm n lần thì hết nợ, các lần trả
cách nhau một thời kỳ, số tiền trả nợ mỗi lần bằng
nhau bằng a (đvtt), lãi suất tiền vay là i (%/thời
kỳ). Hỏi số tiền ngân hàng cho khách hàng vay là
bao nhiêu biết rằng thời điểm trả khoản nợ đầu
tiên cách lúc vay đúng một thời kỳ?
64
CHUỖI NIÊN KIM CỐ ĐỊNH (tiếp)

Công thức:
V0 = a(1+i)-1+a(1+i)-2+…+a(1+i)-n
Hay
-n
1 - (1 + i )
V0 = a
i
65
CHUỖI NIÊN KIM BIẾN ĐỘNG
THEO CẤP SỐ CỘNG

1. Số tiền thu được cuối cùng của CNK biến động


theo cấp số cộng {(a)Vn}
Bài toán:
Một khách hàng đến ngân hàng gửi tiền hưởng lãi gộp
với số tiền gửi lần đầu tiên là a (đvtt), số tiền các lần
gửi sau bằng số tiền của lần gửi ngay trước đó cộng d
(đvtt và d không đổi), gửi tất cả n (lần) và các lần gửi
tiền cách đều nhau một thời kỳ, lãi suất tiền gửi là i
(%/thời kỳ). Hỏi ngay sau lần gửi tiền cuối cùng thì
khách hàng có bao nhiêu tiền trong ngân hàng?
66
CHUỖI NIÊN KIM BIẾN ĐỘNG
THEO CẤP SỐ CỘNG (tiếp)

Công thức:
(a)Vn = a(1+i)n-1+(a+d)(1+i)n-2+(a+2d)(1+i)n-3+ …
+{a+(n-2)d}(1+i)1+{a+(n-1)d}(1+i)0
Hay

(1 + i) - 1
n
d nd
(a)Vn = (a+ )-
i i i

67
CHUỖI NIÊN KIM BIẾN ĐỘNG
THEO CẤP SỐ CỘNG (tiếp)

2. Giá trị hiện tại của CNK biến động theo cấp số cộng
{(a)Vo}
Bài toán:
Một khách hàng đến ngân hàng vay tiền với cam kết trả nợ
như sau: trả làm n lần thì hết nợ, các lần trả cách nhau
một thời kỳ, số tiền trả nợ lần thứ nhất là a (đvtt), số tiền
các lần trả sau bằng số tiền của lần trả ngay trước đó
cộng d (đvtt, d không đổi), lãi suất tiền vay là i (%/thời
kỳ). Hỏi số tiền ngân hàng cho khách hàng vay là bao
nhiêu biết rằng thời điểm trả khoản nợ đầu tiên cách lúc
vay đúng một thời kỳ?
68
CHUỖI NIÊN KIM BIẾN ĐỘNG
THEO CẤP SỐ CỘNG (tiếp)

Công thức:
(a)V0 = a(1+i)-1+(a+d)(1+i)-2+(a+2d)(1+i)-3+ … +
{a+(n-2)d}(1+i)-(n-1)+{a+(n-1)d}(1+i)-n
Hay 1 - (1 + i ) - n d nd
(a)V0 = (a+ )- (1+i)-n

i i i
1 - (1 + i) - n d nd
(a)V0 = (a+ + nd) -
i i i
69
CHUỖI NIÊN KIM BIẾN ĐỘNG
THEO CẤP SỐ NHÂN

1. Số tiền thu được cuối cùng của CNK biến động


theo cấp số nhân {(g)Vn}
Bài toán:
Một khách hàng đến ngân hàng gửi tiền hưởng lãi gộp
với số tiền gửi lần đầu tiên là a (đvtt), số tiền các lần
gửi sau bằng số tiền của lần gửi ngay trước đó nhân
với q (đvtt và q không đổi), gửi tất cả n (lần) và các
lần gửi tiền cách đều nhau một thời kỳ, lãi suất tiền
gửi là i (%/thời kỳ). Hỏi ngay sau lần gửi tiền cuối
cùng thì khách hàng có bao nhiêu tiền trong ngân
hàng?
70
CHUỖI NIÊN KIM BIẾN ĐỘNG
THEO CẤP SỐ NHÂN (tiếp)

Công thức:
(g)Vn = a(1+i)n-1+aq(1+i)n-2+aq2(1+i)n-3+ … +
+ aqn-2(1+i)1+aqn-1(1+i)0
Hay
q - (1 + i )
n n
(g)Vn = a
q - (1 + i )
71
CHUỖI NIÊN KIM BIẾN ĐỘNG
THEO CẤP SỐ NHÂN (tiếp)

2. Giá trị hiện tại của CNK biến động theo cấp số
nhân {(g)Vo}
Bài toán:
Một khách hàng đến ngân hàng vay tiền với cam kết trả
nợ như sau: trả làm n lần thì hết nợ, các lần trả cách
nhau một thời kỳ, số tiền trả nợ lần thứ nhất là a
(đvtt), số tiền các lần trả sau bằng số tiền của lần trả
ngay trước đó nhân với q (đvtt, q không đổi), lãi suất
tiền vay là i (%/thời kỳ). Hỏi số tiền ngân hàng cho
khách hàng vay là bao nhiêu biết rằng thời điểm trả
khoản nợ đầu tiên cách lúc vay đúng một thời kỳ?
72
CHUỖI NIÊN KIM BIẾN ĐỘNG
THEO CẤP SỐ NHÂN (tiếp)

Công thức:
(g)Vo = a(1+i)-1+aq(1+i)-2+aq2(1+i)-3+ …
+aqn-2(1+i)-(n-1)+aqn-1(1+i)-n
Hay
q - (1 + i )
n n
(g)V0 = a (1+i)-n
q - (1 + i )

73
CHUỖI NIÊN KIM BIẾN ĐỘNG THEO
CẤP SỐ NHÂN (tiếp)

l Chú ý:

Nếu q = (1+i) thì thay vào biểu thức ban đầu


để tính lại (g)Vn và (g)V0

74
Chương 6

THANH TOÁN
NỢ THÔNG THƯỜNG

75
THANH TOÁN
NỢ THÔNG THƯỜNG

1. Nợ thông thường
2. Thanh toán nợ thông thường theo Chuỗi
niên kim cố định
3. Các phương thức thanh toán nợ thông
thường khác

76
NỢ THÔNG THƯỜNG

Nợ thông thường là khoản nợ có các đặc


điểm sau:
1. Có ít bên tham gia quan hệ vay nợ
2. Các bên hiểu rõ về nhau
3. Giá trị món vay từ nhỏ đến lớn
4. Phương thức thanh toán nợ đơn giản và
được ghi rõ trong Hợp đồng tín dụng.
77
THANH TOÁN NỢ THÔNG THƯỜNG
THEO CHUỖI NIÊN KIM CỐ ĐỊNH

Thanh toán nợ thông thường theo CNKCĐ là


phương thức trong đó số tiền trả nợ mỗi lần bằng
nhau.
Bài toán: Một khách hàng đến ngân hàng vay tiền với
số tiền vày là V0 và cam kết trả nợ như sau: trả làm
n lần vào cuối mỗi thời kỳ thì hết nợ, lãi suất tiền
vay là i (%/thời kỳ). Tính số tiền trả nợ mỗi lần biết
rằng mỗi lần trả một số tiền bằng nhau và lần trả nợ
đầu tiên cách lúc vay đúng một thời kỳ.
78
THANH TOÁN NỢ THÔNG THƯỜNG
THEO CHUỖI NIÊN KIM CỐ ĐỊNH (tiếp)

Gọi V0: số tiền vay (đvtt)


i: lãi suất tiền vay (%/thời kỳ)
n: số lần trả nợ
a: Số tiền trả nợ mỗi lần (đvtt)
It: Số tiền trả lãi lần t (đvtt)
mt: Số tiền trả gốc lần t (đvtt)
Rt: Tổng số nợ gốc đã trả sau lần t (đvtt)
79 Dt: Số dư gốc sau lần trả t (đvtt)
THANH TOÁN NỢ THÔNG THƯỜNG
THEO CHUỖI NIÊN KIM CỐ ĐỊNH (tiếp)

a = It + mt (1)
Xét 2 thời kỳ liên tiếp bất kỳ là k và (k+1)
Cuối thời kỳ k: ak = Dk-1i+mk
Cuối thời kỳ (k+1): ak+1 = (Dk-1-mk)i+mk+1
Vì ak = ak+1 nên Dk-1i+mk = (Dk-1-mk)i+mk+1
Hay mk+1= mk(1+i) (2)
Định luật thanh toán nợ gốc: Số tiền trả gốc thời kỳ
sau bằng số tièn trả gốc thời kỳ trước nhân (1+i).
80
THANH TOÁN NỢ THÔNG THƯỜNG
THEO CHUỖI NIÊN KIM CỐ ĐỊNH (tiếp)

Vì V0 = m1 + m2 + … + mn
= m1+m1(1+i)+m1(1+i)2+ … +m1(1+i)n-1
(1 + i ) n - 1
= m1
i
i
Hay m1 = V0 (3)
(1 + i ) n - 1

81
THANH TOÁN NỢ THÔNG THƯỜNG
THEO CHUỖI NIÊN KIM CỐ ĐỊNH (tiếp)

Số dư nợ gốc đến cuối thời kỳ k: Dk


Dk = V0 – (m1 + m2 + …+ mk)
= V0 - R k

(1 + i ) - 1
k
= V0 – m1 (4)
i

82
CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
NỢ THÔNG THƯỜNG KHÁC

1. Gốc trả đều hàng kỳ, (a) lãi trả theo số dư


gốc (b) lãi trả theo số vốn vay ban đầu
2. Gốc trả tăng dần theo cấp số cộng với
công sai là m1, lãi trả theo số dư gốc
3. Gốc và lãi trả khi hết hạn
4. Lãi trả hàng kỳ, gốc trả khi hết hạn

83

You might also like