You are on page 1of 14

Dàn ý thuyết minh về chiêc nón lá mẫu 1

1. Mở bài:
- Giới thiệu về chiếc nón lá.
- Chiếc nón lá đã trở thành một biểu tượng cho văn hóa Việt Nam.
2. Thân bài:
- Nón lá có nguồn gốc từ đâu, khi nào?
+ Ước chừng thời gian xuất hiện khoảng 2500 - 3000 TCN.
+ Có rất nhiều làng nghề truyền thống khâu nón lá đã hình thành và phát triển lâu đời như làng
nghề Đồng Vy, Dạ Lê,...
- Nguyên liệu để tạo nên nón lá: Tre, lá cọ hoặc lá dừa
- Cách tạo nên chiếc nón lá
+ Chiếc nón lá được tạo nên từ hai phần bao gồm khung tre và lá nón. Khung tre được tạo thành
từ những chiếc nan tre vót tròn đều, nhẵn mịn. Sau đó được uốn thành vòng tròn nhỏ dần để tạo nên
khung nón.
+ Sau đó, bộ khung này được xếp lên từng lớp lá nón. Những chiếc lá này đều phải trải qua
những giai đoạn chọn lọc khắt khe để lựa ra những chiếc lá tốt nhất. Sau đó, lá nón được đem đi phơi
khô, sấy và ủi kĩ.
+ Bước tiếp theo, ghép lá nón lên khung tre đã đ2ợc đan sẵn thành hình chóp nhọn và tiến hành
khâu nón. Sợi chỉ khâu nón phải là loại dây trong suốt nhưng cực kì chắc chắn để tạo được nét thẩm
mỹ duyên dáng cũng như sự bền đẹp cho chiếc nón lá.
- Có mấy loại nón lá?
+ Có thể chia nón thành hai loại khác nhau bao gồm nón lá hình chóp và nón quai thao.
+ Ngoài ra người ta cũng chia ra làm nón lá Huế và nón lá truyền thống.
- Công dụng và cách bảo quản nón
+ Che nắng mưa cho con người khi đi làm đồng trong những ngày hè oi ả hay trong những ngày
mưa dầm.
+ Làm duyên hơn cho những cô gái bên cạnh tà áo dài thướt tha, duyên dáng Việt Nam.
+ Sử dụng trong những dịp lễ hát đối đáp giao duyên của miền quan họ Bắc Ninh.
+ Cách bảo quản nón: Phết lên trên lớp lá nón ngoài cùng một lớp dầu bóng, vừa làm tăng độ
bóng đẹp cho chiếc nón vừa giữ cho chiếc nón không bị mối mọt bởi côn trùng.
3. Kết bài:
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa của chiếc nón trong văn hóa của người Việt Nam.
- Hình ảnh chiếc nón lá là hình ảnh ghi lại dấu ấn đẹp đẽ không chỉ của người dân Việt Nam mà
còn trong mắt du khách và bạn bè quốc tế.

Dàn ý thuyết minh về chiêc nón lá mẫu 2


I. Mở bài: Khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.
Khi nhắc đến người phụ nữ Việt Nam thường xuất hiện những chiếc nón lá, hình ảnh những chiếc
nón lá và tà áo dài duyên dáng gần gũi quen thuộc để lại những ấn tượng sâu đậm cho bất kì ai ngắm
nhìn. Chiếc nón lá cũng là một trong những biểu tượng cho con người Việt Nam.
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc
- Nón lá ra đời từ rất lâu, hình ảnh nón lá đã từng xuất hiện trên trống đồng Ngọc Lũ từ hàng ngàn
năm trước khi người xưa biết dùng lá từ thiên nhiên làm vật che nắng che mưa.
- Theo thời gian chiếc nón là duy trì đến ngày nay với nhiều làng nghề trên cả nước.
2. Cấu tạo nón lá
- Hình dạng nón lá hình chóp hay tù, khung nón lá cấu tạo từ nhiều nan tre nhỏ được uốn hình vòng
cung được ghim lại bằng sợi chỉ, sợi cước,... giúp nón lá có khung bền chắc chắn.
- Nón lá được đan bằng các loại lá chuyên dùng như lá cọ, lá nón, lá buông, lá dừa...
- Trên nón lá còn có dây đeo thường làm bằng vải mềm hoặc nhung, lụa.
3. Hướng dẫn cách làm nón lá
- Chọn lá, ủi lá: chủ yếu sử dụng lá dừa và lá cọ làm nguyên liệu để làm nón lá.
- Chuốc vành, lên khung lá, xếp nón:công đoạn này do những người thợ làm nón chuyên nghiệp
thực hiện.
- Chằm nón: sau khi xếp lá lên bắt đầu chằm nón. Nón được chằm bằng sợi nilông chắc chắn,
không màu vừa bền vừa tạo tính thẩm mỹ.
4. Công dụng nón lá
- Chiếc nón lá giúp che nắng che mưa, hoặc dùng để người nông dân quạt mát khi làm đồng.
- Sử dụng trong nhiều tiết mục nghệ thuật, trình diễn.
5. Các làng nghề làm nón có tiếng
- Chủ yếu các làng nghề có thương hiệu tập trung tại Huế.
- Làng nón Đồng Di (Phú Vang, Huế).
- Làng nón Dạ Lê (Hương Thủy, Huế ).
- Làng Chuông (Hà Nội).
6. Cách bảo quản
- Sau khi sử dụng treo chỗ khô thoáng để tránh bị ẩm mốc.
- Tránh va đập mạnh có thể gây hỏng nón lá.
- Không phơi ngoài nắng, mưa thời gian dài gây hỏng nón lá.
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về hình ảnh chiếc nón lá.
- Chiếc nón lá là vật dụng quen thuộc gắn bó với nhiều người dân Việt Nam.
- Nón lá còn là biểu tượng không thể thay thế trong văn hóa người Việt.

Bài làm
Nón lá là hình ảnh quen thuộc, gần gũi đối với người phụ nữ Việt Nam từ xưa tới nay. Chiếc nón
lá gắn với tà áo dài truyền thống, với lời ăn tiếng nói, phong tục tập quán của Việt Nam. Và nón là
chính là biểu tượng của Việt Nam đối với bạn bè các nước năm châu, là linh hồn, là tinh hoa của nét
đẹp nghìn năm văn hiến.
Thật vậy, đi đâu trên đất nước Việt Nam, chúng ta đều bắt gặp hình ảnh chiếc nón là mộc mạc,
chân chất nhưng lại ẩn chứa nhiều tầng ý nghĩa. Nón lá không chỉ là vật dụng của người phụ nữ chân
quê, mà nó còn là món quà tinh thần mà Việt Nam dành tặng các nước trên thế giới. Không phải đi
đâu, người ta cũng biết đến nón lá Việt Nam có tầng sâu ý nghĩa. Tất cả đều có nguyên do của nó.
Nón lá xuất hiện từ rất lâu, khoảng 2500-3000 TCN và được lưu truyền cho đến ngày nay. Đối
với người phụ nữ Việt thì nón là lá biểu tượng quan trọng trong cuộc sống của họ. Từ trong những làn
điệu dân ca, đến những lời thơ, câu văn đều thấp thoáng hình ảnh chiếc nón lá Việt Nam đi liền với tà
áo dài truyền thống.
Để tạo ra chiếc nón lá như hiện nay, cần sự tỉ mỉ và kì công của người làm nón. Phải có cái tâm,
cái tình thì mới tạo nên được những chiếc nón có thiết kế tài tình và họa tiết tỉ mỉ như vậy. Ngay từ
khâu lựa chọn nguyên liệu đã thấy được sự kì công của người đan nón. Làm nón cần cả tấm lòng chứ
không phải chỉ cần có đôi tay. Những người thổi hồn vào những chiếc nón là những người thực sự có
tâm.
Nón lá có thể được làm từ lá cọ hoặc lá dứa tùy mỗi vùng miền. Sự khác nhau của nón lá ở mỗi
loài được thể hiện rõ nét trên từng sản phẩm. Rất dễ dàng để người dùng có thể nhận ra sự khác biệt
này.
Ở khu vực Nam Bộ với đặc trưng trồng nhiều dừa nên nghề làm nón phát triển mạnh mẽ và được
lưu truyền từ đời này sang đời khác.Khi lựa chọn lá cọ hoặc lá dừa cũng cần phải cẩn thận chọn lá dày,
màu xanh đậm, không bị rách, có nổi gân để làm nón đẹp và chắc chắn nhất. Khi chọn lá xong cần phải
phơi lá cho thật mềm tùy thời gian để tạo độ đàn hồi cho chiếc lá trong quá trình làm ra sản phẩm.
Một khâu quan trọng không kém chính là làm vành nón, nó sẽ tạo nên chiếc khung chắc chắn có
thể giữ được lớp lá ở bên ngoài. Tre cần được gọt giũa thật mềm và dẻo dai, trau chuốt tỉ mỉ. Khi uốn
cong cần cẩn thận để không bị gãy hoặc bị bẻ cong. Bởi vậy khâu chọn tre làm vành nón cũng cần cẩn
thận và thật tỉ mỉ.
Sau khi đã làm được khung nón thì người làm nón bắt đầu chằm nón, tức là gắn kết vành nón với
lá nón làm sao cho hai cái này kết dính, không tách rời khỏi nhau. Làm giai đoạn này càng tỉ mỉ thì
chiếc nón sẽ được hoàn thành một cách chắc chắn và đẹp mắt nhất.
Công đoạn cuối cùng chính là phơi nón và bôi lên nón lớp dầu thông bóng loáng. Việc làm này để
tạo độ bền, tránh hư hỏng khi có mưa hoặc nắng.
Chiếc nón lá là biểu tượng của người phụ nữ Việt, gắn với đời sống tinh thần của họ. Đi đâu trên
đất nước này, chúng ta cũng sẽ bắt gặp được hình ảnh chiếc nón lá. Đó là nét đẹp, nét duyên của người
phụ nữ Việt nam mà không phải đất nước nào cũng có được. Nó là biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị, mộc
mạc, duyên dáng của người phụ nữ. Nón lá đi liền với tà áo dài, tạo nên một vẻ đẹp rất Việt Nam.
Nón lá là sản phẩm của Việt Nam, biểu tượng cho phụ nữ Việt và cho truyền thống Việt.

Dàn ý thuyết minh về cây tre Việt Nam


I. Mở bài: Giới thiệu khái quát về cây tre Việt Nam
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, đất nước ta đã đi qua bao nhiêu khó khăn và gian khổ. Có
những điều đã đi cùng năm tháng và lãng quên vào quá khứ. Nhưng có những giá trị luôn theo chúng
ta trải qua bao năm tháng và ghi dấu trong tâm trí mỗi con người, mỗi người dân Việt Nam. Cây tre là
một biểu tượng, một giá trị thể hiện sự trường tồn, bất khuất của dân tộc trải qua bao năm tháng chiến
tranh gian khổ, cây tre vẫn tồn tại uy nghiêm và thiêng liêng. Chúng ta cùng đi tìm hiểu về cây tre Việt
Nam, sự trường tồn của dân tộc.
II. Thân bài
1. Nguồn gốc
- Cây tre đã có từ lâu đời, xuất hiện trong các câu chuyện lịch sử của dân tộc ta từ xưa (chuyện
Thánh Giong, cây tre tram đốt,….)
- Tre có mặt khắp đất nước Việt Nam, từ đồng bằng đến miền núi, từ đầu làng, cuối xóm
2. Phân loại tre
Tre có rất nhiều loại, tùy vào vùng miền hay đặc điểm thiên nhiên mà có các loại tre: Tre Đồng
Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc
đầu làng.…
3. Đặc điểm của tre
- Dễ thích nghi, cây tre có thể mọc khắp mọi nơi
- Tre thường mọc thành từng bụi, từng khóm
- Thân tre gầy, được nối lại bởi nhiều mắt
- Bên trong thân rỗng, mọc ra những cành cây nhỏ
- Tre có lá mỏng và gai nhọn
- Rễ tre thuộc loại rễ chùm, nhìn bề ngoài khá cằn cội nhưng rễ tre bám rất chắc.
- Hoa tre thường rất hiếm, vòng đời của tre sẽ khép lại khi tre “ra hoa”.
4. Công dụng của cây tre
- Tre được sử dụng làm các đồ vật như: Gia dụng, nhà, (cột, kèo), làm đũa, làm máng nước, làm
rổ rá,
- Vật dụng nông nghiệp (gầu, cán cuốc, cán xẻng)
- Thức ăn: Tre non làm thức ăn (măng). Tre khô kể cả rễ làm củi đun.
- Trong chiến tranh, tre được sử dụng làm vũ khí rất lợi hại (chông tre, gậy, cung tên).
5. Ý nghĩa của cây tre
- Trong văn hóa dân gian: Tre đã đi vào truyện một cách thân thuộc và ý nghĩa:
+ Truyện cổ tích Cây tre trăm đốt
+ Tre già măng mọc
- Trong chiến tranh
+ Từ thời xa xưa thì thánh Gióng đã dùng tre đánh giặc
+ Ngô Quyền đã dùng tre làm chống đánh giặc
+ Thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ tre không thể thiếu trong các cuộc đấu tranh của nhân
dân ta
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cây tre
Dù đất nước đang trong thời kì phát triển, máy móc hiện đại, thời đại của công nghệ, nhưng cây
tre vẫn luôn vươn xa như lớn mạnh cùng đất nước, dù cho thế nào thì cây tre vẫn luôn mãi trong long
mỗi người dân Việt Nam.
Dàn ý thuyết minh về cây tre Việt Nam
1. Mở bài
Giới thiệu về cây tre Việt Nam.
2. Thân bài
a. Các loại tre
 Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn
rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng…
 Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi…
b. Thuyết minh chi tiết
 Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre
cứng cáp, dẻo dai.
 Thân tre, hình ống, rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn
có nhiều gai nhọn. Lá tre mỏng, màu xanh với những gân lá song song hình lưỡi mác.
 Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất → giúp tre không bị đổ
trước những cơn gió dữ.
c. Vai trò và ý nghĩa của cây tre đối với con người Việt Nam
 Trong lao động: Tre là cánh tay của người nông dân, làm cán cuốc, đòn gánh, cối xay,…
 Trong sinh hoạt: tre tỏa bóng mát cho bản làng, xóm thôn; khi chưa có gạch ngói, bê
tông, tre được dùng để làm những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa cho con người; tre làm
ra những đồ dùng thân thuộc: từ đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ…
 Trong chiến đấu: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù.
3. Kết bài
Khẳng định lại vai trò, giá trị của của cây tre.

Bài làm
Cây tre không ai biết nó có từ bao giờ, chỉ biết nó đã gắn bó và trở nên thân thuộc với người dân
Việt Nam từ hàng nghìn đời nay. Tre không chỉ là biểu tượng của Việt Nam mà còn là một người bạn
tri kỉ, gần gũi và đáng yêu, giúp đỡ con người rất nhiều.
Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt được bao bọc trong những lớp áo giáp có những chiếc
gai nhỏ; rồi măng lớn dần theo thời gian trở thành một cây tre xanh tốt, cứng cáp, dẻo dai. Tre vươn
thẳng, hiên ngang giữa trời đất. Trung bình một cây tre trưởng thành cao cao trên 10m, thân tre thuôn
dài, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc được chia thành nhiều khúc nhỏ, mỗi
khúc được ngăn cách bởi một mắt tre màu nâu nhạt. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn. Lá tre mỏng
manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác mọc thành chùm. Rễ tre
thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ.
Một vòng đời của tre có thể lên đến gần trăm năm và khi tre nở hoa cũng là lúc vòng đời của nó khép
lại. Hoa tre có màu vàng, nhỏ li ti, mọc thành chùm.
Với những đặc điểm trên, tre giúp ích cho con người rất nhiều trong cuộc sống. Khi nước nhà còn
nghèo, người nông dân làm công cụ lao động (cán cuốc, cối xay tre,…) và vũ khí chiến đấu (gậy,
chông, giáo mác) từ tre. Tre tỏa bóng mát cho bản làng xóm thôn, la nơi người dân nghỉ ngơi, trò
chuyện những trưa hè nóng bức để gắn kết tinh cảm; những chú trâu lười biếng nằm dưới bóng râm để
nhởn nhơ gặm cỏ, trong khi người nông dân say nồng. Không những thế, từ tre, con người còn làm ra
những đồ dùng thân thuộc: đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ… Đối với lũ trẻ con ở
miền thôn quê, tre làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích: đánh chuyền với những que chắt bằng tre,
chạy nhảy reo hò theo tiếng sao vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre…
Từ tất cả các yếu tố trên, tre xứng đáng là người bạn thân thuộc và là biểu tượng cho đất nước
Việt Nam. Trước đây, bây giờ và mai sau, tre mãi mãi giữ một vị trí quan trọng trong lòng người dân
của đất nước này không gì có thể thay thế được.

Dàn ý thuyết minh về cây chuối


1. Mở bài:
Chuối là loài cây dễ trồng và rất phổ biến ở Việt Nam…
2. Thân bài
a) Miêu tả
- Mọc thành bụi, thành rừng, mọc chen chúc
- Thân chuối hình cột được cấu tạo bởi vô số những bẹ hình vòng cung màu trắng xanh.
- Nếu cắt mặt ngang, sẽ thấy vô số ô nhỏ hình mắt cáo như tổ ong -> rỗng -> xốp -> nổi
- Lớp bẹ ngoài cùng do tác động của nắng gió -> ngả màu nâu > mềm dai như chiếc áo tơi bảo vệ
áo thân.
- Lá chuối tập trung hết trên ngọn, tàu lá chuối dài từ 1,5 -> 2m
Mặt lá trên xanh lục đậm, mặt dưới xanh nhạt, chi chít những đường gân song song đều tăm tắp.
- Những tàu lá vươn ra tứ phía như những cánh tay .
- Lá chuối non mới nhú, màu cốm, nõn nà, vươn thẳng như cánh buồm.
- 2-3 tháng, cây chuối trưởng thành sẽ trổ hoa. Bắp chuối hình thoi với nhiều lớp áo màu đỏ tía, mỗi lớp
ôm ấp những đài hoa bé như ngón tay mà sau này trở thành những nải chuối.
- 1 buồng chuối có hơn 10 nải nặng trĩu nên cây oằn mình đỡ lấy
- Khi những nải chuối lớn dần, người ta chặt bỏ bớt bắp chuối.
b) Đặc điểm
- Thích nghi với khí hậu nhiệt đới
- Ưa nước, thường trồng cạnh ao hồ
- Sinh trưởng nhanh -> 1 cây thành 1 bụi
- Rễ chuối ko bám chặt vào đất -> dễ ngã
- Phân loại chuối: Nhiều ko kể xiết
- Chuối già to lớn, nải màu xanh nhạt, trái dài khoảng 20 cm, với người phương Tây là 1 thực
phẩm cao cấp.
- Chuối sứ dài khoảng 10cm, to tròn, khi chín màu vàng tươi
- Chuối ngự: Quả to, thịt chắc, dẻo và thơm
- Chuối cau: Quả nhỏ cỡ ngón tay, khi chín vỏ mỏng, vàng tươi
- Chuối hột: Trái to, có 3 cạnh nổi rõ, ruột chi chít hột đen như hạt tiêu
* Chuối kiểng: Không trái, trồng làm cảnh, chuối rẻ quạt, lá mọc thành 2 cái, xòe như nan quạt
trông rất đẹp.
c/ Công dụng
- Cống hiến tất cả cho con người
- Các bún bò Huế, bún riêu .. sẽ kém ngon, nếu không có rau ăn kèm và lõi non của thân, bắp
chuối.
- Các bà nội trợ thường băm nhỏ thân chuối làm cám cho heo ăn
- Lá chuối gói thực phẩm
- Quả chuối là nguồn bổ sung năng lượng hoàn hảo, có thể dùng tươi hay đem chiên, ăn chè, bánh
, kẹo
- Quả xanh (chuối chát) xắt lát ăn với món cuốn
- Chuối hột: Chữa bệnh sạn thận, tiểu đường
- Làm mặt nạ, dưỡng da
d/ Đời sống
- Đi vào thi ca, nhạc họa, đời sống văn hóa
- Nhân dân liên tưởng hình ảnh chuối chín cây như người mẹ:
“Mẹ già như chuối chín cây“………….
- Đi vào tranh của các danh họa -> vẽ đẹp dân dã, giản dị của làng của làng quê
- Để trồng, hữu dụng
3. Kết bài: Nêu vị trí của cây chuối hiện nay

Dàn ý thuyết minh về cây phượng


. MỞ BÀI
Giới thiệu cây phượng: một loài cây rất thân thuộc và gần gũi với chúng ta
2. THÂN BÀI
Nguồn gốc: Phượng có nguồn gốc ở Madagascar. Tại Việt Nam, phượng vĩ được người Pháp du
nhập vào trồng khoảng những năm cuối thế kỷ 19 tại các thành phố lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài
Gòn.
Đặc điểm
 Thân cây: thân gỗ, cao từ 6-12m, lớp vỏ cây xù xì, có màu nâu
 Lá cây: nhỏ như lá me, màu xanh cốm, mọc đối xứng
 Tán cây: rộng, có nhiều cành nhỏ
 Rễ cây: rễ cọc, ăn sâu xuống mặt đất
 Hoa phượng: có 5 cánh, màu đỏ lốm đốm trắng, gồm nhiều bông, nhiều chùm
 Quả: dài và cong như lưỡi liềm, có nhiều hạt
Công dụng, ý nghĩa
 Phượng trồng để lấy bóng mát
 Làm đẹp cho phố phường, trường học
 Rễ cây dùng làm thuốc, thân để lấy gỗ
 Gắn liền với người học sinh, tuổi học trò
 Đi vào thơ ca, nhạc họa
Sinh trưởng
 Cây tái sinh hạt và chồi đều mạnh
 Có thể phát triển trên mọi địa hình: ven biển, đồi núi, trung du
 Dễ trồng, mọc khỏe, phát triển nhanh, không kén đất
 Tuổi thọ không cao: khoảng 30 tuổi
3. KẾT BÀI
Khẳng định vai trò của cây phượng trong cuộc sống hàng ngày

Bài làm
Ở Việt Nam cây phượng vĩ được trồng ở rất nhiều nơi nhưng được trồng nhiều nhất có lẽ là ở
trong sân trường. Hầu như trường học nao cũng trồng cây phượng bởi vì phượng tỏa bóng mát giúp
cho học sinh có thể vui chơi bên dưới thoải mái.
Những cây phượng vĩ có tên gọi khoa học là Delonix regia, thuộc gia đình Caesalpiniaceae họ
poincianas có cùng một họ với đậu, giống Delonix. Nếu để ý quả cây phượng bạn sẽ thấy nó như một
quả đậu khổng lồ. Cây phượng vĩ được trồng rất nhiều ở vùng nhiệt đới. Hoa phượng có màu đỏ thắm,
cũng có loại có màu vàng và được xếp vào hạng hoàng tộc của thảo mộc đối với người dân ở vùng
Madagasca.
Phượng vĩ là loại cây thuộc giống thân gỗ. Mỗi cây cao khoảng 6-12 mét với tán lá xòe rộng như
chiếc dù lớn. Cành cây dài khoảng 20-40cm và có những cái lá kép nhỏ li ti. Những bông hoa khi nở
có màu đỏ thắm với đường kính khoảng 6-10c. Hoa phượng có hương thơm dịu nhẹ nhưng đủ sức để
thu hút lũ ong bướm đến hút phấn hoa.
Suốt 3 tháng hè hoa phượng nở đỏ rực. Đến khi hoa phượng tàn, từ đài hoa mọc ra trái phượng,
đẹp và dài khoảng 60cm. Ban đầu quả phượng có màu xanh nhưng khi chúng chín già chúng có màu
đen thẫm và vỏ cứng. Ở bên trong quả phượng có những hạt phượng màu nâu thẫm. Nếu như rang lên,
hạt phượng có thể ăn được hoặc nếu không có thể sử dụng để làm củi đốt.
Từ phượng vĩ, người ta có thể tinh chế hương và dầu thơm để dùng làm chất xoa bóp giúp làm
giảm căng thẳng cơ bắp. Xoa bóp với tinh dầu phượng vĩ có thể giúp con người có được một cảm giác
thoải mái. Nhờ có sắc đỏ đặc trưng cùng với tán cây rực rỡ, hào nhoáng nên mỗi khi hoa phượng nở rộ
chúng lại khiến lòng người xao xuyến.
Loài hoa này vì vậy xứng đáng được liệt kê vào hạng hoàng tộc trong tất cả các loại cây cảnh.
Phượng vĩ một năm chỉ nở duy nhất 1 lần nhưng có lẽ cũng chính vì vậy mà chúng rất lâu tàn. Từ khi bắt
đầu nở cho đến khi tàn, phượng vĩ vẫn giữ nguyên sắc đỏ của mình. Chúng có khả năng chịu bão rất tốt.
Sau những cơn mưa lớn, những trận bão to, chúng ta vẫn thấy những bông hoa rực rỡ khoe sắc và dường
như chúng còn đẹp hơn cả lúc trước.
Cây hoa phượng vĩ có một sức sống rất dẻo dai và bền bỉ. Ngay cả khi bị trụi cành vào giữa mùa
đông nhưng sang đến mùa xuân và những mùa sau đó chúng vẫn xanh tươi. Tán lá của chúng thì mỗi
ngày lại càng vươn ra xanh um. Chúng xòe rộng như những chiếc ô che mưa, che nắng. Cũng chính
nhờ công dụng cho bóng râm mà cây phượng vĩ được trồng nhiều trong trường học.
Trên thế giới, có biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơ đã sáng tác nên những câu chuyện ngay, những
bài thơ đặc sắc về cây phượng vĩ. Hay những bức họa, những bản nhạc,… Tất cả đã đọng lại trong lòng
người hình ảnh về những cây hoa phượng lung linh. Cũng nhờ vậy mà cây phượng vĩ trở nên quen
thuộc, gần gũi và thân thiết hơn với con người, đặc biệt là với học sinh. Cây hoa phượng vĩ cũng vì vậy
mà được gọi là cây hoa học trò.
Con người lớn lên và trưởng thành từng ngày nhưng cây phượng vĩ thì vẫn ở đó, che mưa che
nắng cho biết bao nhiêu thế hệ học trò. Bông hoa học trò đã mang đến cho đời những hương sắc tươi
đẹp và là nơi lưu giữ kỉ niệm vui buồn của những cô cậu học sinh.

Dàn ý thuyết minh về con trâu


I – Mở bài:
– Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.
II – Thân bài:
1. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu:
– Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
– Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to;
mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…
– Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…
2. Lợi ích của con trâu:
a. Trong đời sống vật chất:
– Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo.
– Là tài sản quý giá của nhà nông.
– Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ…
b. Trong đời sống tinh thần:
– Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đi học, một buổi đi
chăn trâu: Thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăn trâu…
*Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về tuổi thơ chăn trâu:
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
– Con trâu với lễ hội ở Việt Nam:
+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
+ Là biểu tượng của SeaGames 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
+…
III – Kết bài:
– Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam.
– Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
Dàn ý thuyết minh về cái phích nước
1. Mở bài
Giới thiệu cái phích nước: một trong những đồ dùng quen thuộc với nhiều thế hệ con người chính
là cái phích nước.
2. Thân bài
a. Khái quát chung
Lịch sử Phích nước được phát minh bởi nhà vật lí học kiêm hóa học người Scotland quý ngài
James Dewar (1842-1923) vào năm 1892 tức thế kỉ 19 nhờ cải tiến từ thùng nhiệt lượng kế của
Newton.
Hiện nay, ở Việt Nam, phích nước được sử dụng rộng rãi và phổ biến với con người.
b. Thuyết minh chi tiết
Cấu tạo: gồm vỏ phích và ruột phích.
- Vỏ phích: hình trụ, thon dài, được làm bằng nhựa, bên ngoài in hình họa tiết bắt mắt để tăng tính
thẩm mĩ. Vỏ phích còn bao gồm quai cầm hoặc nắp phích được làm bằng nhựa.
- Ruột phích: gồm hai lớp thủy tinh rất mỏng, ở giữa là lớp chân không, trong lòng phích được
tráng một lớp bạc rất mỏng có tác dụng ngăn sự tỏa nhiệt ra bên ngoài. Dưới đáy phích còn có một cái
núm cũng có tác dụng giữ nhiệt. Nếu để vỡ cái núm ấy thì chiếc phích cũng sẽ không còn tác dụng giữ
nhiệt.
c. Công dụng của phích nước
Được dùng phổ biến nhất để đựng nước nóng vì phích có khả năng giữ nhiệt cao.
Dùng để ủ ấm và giữ cho trà được ấm lâu hơn.
d. Bảo quản
Đậy kín nắp phích khi có nước nóng ở trong đó để giữ nhiệt được lâu.
Thường xuyên vệ sinh trong và ngoài phích để phích luôn sạch sẽ.
Tránh để phích nước va đập mạnh vì lớp thủy tinh bên trong rất dễ vỡ.
3. Kết bài
Khái quát lại vai trò của phích nước trong đời sống.
Phích nước là một đồ dùng rất gần gũi và được sử dụng phổ biến trong các gia đình. Nhờ có cái
phích nước mà con người không phải lo lắng khi cần sử dụng nước nóng mọi lúc mọi nơi.

Bài làm
Phích nước (bình thủy) do Sir James Dewar (1842 – 1923), một nhà hóa học và nhà vật lý học
phát minh ra. Sir James Dewar nổi tiếng với các nghiên cứu về các hiện tượng nhiệt độ thấp, sinh tại
Kincardine, Scotland và theo học tại trường Đại học Edinburgh. Năm 1892, dựa trên nguyên lí giữ
nhiệt của thùng nhiệt kế của Newton, ông thành công với phát minh ra “Bình Dewar” hay còn gọi là
bình nhiệt. Đến năm 1904, hai thợ thổi thủy tinh người Đức thành lập công ty Thermos GmbH thì bình
nhiệt mới được đưa vào sản xuất đại trà làm vật dụng trong gia đình. Năm 1907, Thermos GmbH
chuyển quyền sở hữu thương hiệu Thermos cho 3 công ty độc lập là: The American Thermos Bottle
Company ở Brooklyn, New York Thermos Limited Ở Tottenham, Anh và Canadian Thermos Bottle
Co. Ltd Ở Montreal, Canada.
Phích nước gồm có 4 bộ phận cơ bản gồm: vỏ ngoài, ruột trong, lớp đệm và bộ phận tay cầm,
quai xách. Vỏ phích hình trụ đứng, rộng ở chân đế và thường nhỏ dần ở đâu phích. Vỏ thường làm từ
nhựa cứng hoặc kim loại nhẹ như nhôm, niken,… Trên thân vỏ thường ghi tên thương hiệu, số liệu của
sản phẩm và nhà sản xuất. Ngoài ra, vỏ còn được trang trí với những màu sắc và hình ảnh bắt mắt.
Lớp vỏ còn tiện ích như đáy bằng giúp đặt vững vàng, có quai bằng nhôm hay nhựa giúp cầm và
xách khi di chuyển. Phần đáy có thể gỡ ra lắp vào, bên trong có một lớp đệm nhỏ bằng cao su dùng để
cố định ruột phích phích bằng nhôm, nhựa. Nút nút đậy ruột phích bằng gỗ xốp để chống mất nhiệt do
hiện tượng đối lưu của dòng nhiệt.
Bên trong vỏ phích là ruột phích. Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là khoảng
chân không. Bề mặt bên thành trong của hai lớp này được tráng bạc để phản chiếu bức xạ nhiệt, giúp
ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài. Giữ vỏ ngoài và ruột trong có một lớp đệm làm bằng xốp mềm hoặc
chất liệu mềm khác. Lớp đệm có vai trò giữ cố định ruột phích đồng thời ngăn không cho nhiệt lượng
lan tỏa ra ngoài. Bởi thế, dù nhiệt độ nước là 100 độ C nhưng vỏ ngoài chỉ thấp ấm.
Phích nước nóng giữ được nhiệt là do đặc trưng cấu tạo của ruột phích quyết định. Nhờ cấu tạo
của ruột phích làm cho nhiệt lượng của nước không thể truyền đi bằng phương thức thông thường.
Ruột phích có hai lớp vỏ thuỷ tinh mỏng tạo thành, lại thêm có lớp chân không ở giữa, bề mặt tráng
bạc giúp nguồn nhiệt được bảo toàn ở bên trong. Miệng phích nhỏ hơn nhiều so với thân phích, lại
được đậy kín giúp cắt đứt hiện tượng đối lưu nhiệt, Hiện tượng dẫn nhiệt bị cản trở bởi lớp chân không
và lớp đệm.
Tuy đã ngăn chặn được hiện tượng dẫn nhiệt nhưng một phần nhiệt lượng vẫn lan truyền ra bên
ngoài. Bởi thế, phích nước không thể giữ nóng nước mãi mãi. Trong vòng 24 giờ, nhiệt độ nước sôi sẽ
dần hạ xuống còn từ 65 độ C đến 75 độ C.
Phích nước có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau. Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít, loại lớn
chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Ngày nay còn có loại phích nước đun bằng điện, ở nước ta, xí
nghiệp Rạng Đông là cơ sở sản xuất phích nước nối tiếng.
Phích nước mới mua về không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột,
phích nước dễ bị nứt bể. Ta nên rót nước ấm khoảng 50 – 60 độ vào phích trong 30 phút, rồi sau đó
mới rót nước nóng vào. Không nên rót đầy nước và nút quá chặt, cần chừa một khoảng trống nhỏ để
phích giãn nở và ngăn truyền nhiệt qua phần tiếp nối ở miệng phích.
Khi sử dụng phích nước thì mở nắp rót nước vào và khi dùng xong, đậy nắp lại để giữ được nước
nóng lâu hơn. Hạn chế di chuyển phích và mở nắp phích ra nhiều lần. Giữ phích cố định ở nơi ăn toàn,
tránh xa tầm tay trẻ em.
Cần vệ sinh ruột phích thường xuyên vì cáu bẩn rất dễ đọng lại ở đáy. Sau thời gian sử dụng, vỏ
kim loại bị mục, khả năng bảo vệ bình bị giảm thì cần thay vỏ mới để đảm bảo an toàn cho người sử
dụng.
Phích nước là vật dụng quen thuộc, có ích và rất cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày của mọi nhà.
Ngày nay, khi phích nước điện ra đời một phần nào thay thế cái phích nước truyền thống giúp cho việc
giữ nước nóng tiện lợi và an toàn hơn. Điều đó cho thấy, dù có thay đổi hình thức và phương thức giữ
nhiệt, phích nước vẫn là đồ vật gắn bó mật thiết với đời sống con người.
Dù giàu hay nghèo thì mỗi gia đình cũng có một cái phích để đựng nước nóng. Phích nước là một
đồ vật quen thuộc, rất tiện dụng cho cuộc sống hàng ngày.
Phích có nhiều loại và có nhiều kích cỡ khác nhau. Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít, loại lớn chứa
được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Các thương hiệu được nhiều người ưa dùng là phích Rạng Đông của Việt
Nam hay phích Trung Quốc, vừa tốt vừa bền, giá cả lại hợp lí.
Vỏ phích gồm quai xách, nắp, thân và đáy thường được làm bằng sắt, nhôm, trang trí đẹp mắt, có
tác dụng bảo quản ruột phích. Nút nhựa hoặc sắt, hoặc tráng men, in hoa hay bình chim, hình thú rất
đẹp. Nút phích bằng gỗ xốp nhẹ, bọc vải thun màu trắng được làm bằng chất dẻo, quai xách bằng nhôm
hoặc bằng nhựa. Tuy nhiên bộ phận quan trọng nhất là ruột phích. Ruột phích được cấu tạo bằng hai
lớp thủy tinh mỏng cách nhau khoảng chân không. Lòng phích tráng bạc. Đáy phích có van hút khí và
núm thủy ngân. Phích tốt có thể giữ được nước nóng trong một ngày.
Quan trọng, là bạn phải biết cách chọn phích. Đầu tiên, mở nắp phích ra , nhìn từ miệng phích
xuống dưới đáy, lớp bạc tráng phải đều. Điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí càng nhỏ càng tốt thì sẽ giữ
nhiệt được lâu. Áp miệng phích vào tai, nghe có tiếng o o đều đều là tốt. Bạn nên cẩn thận khi tháo đáy
phích để xem núm thủy ngân có còn nguyên vẹn hay không. khi phích mới mua về, không được rót
nước sôi ngay mà chỉ rót nước nóng khoảng 50 đến 60 độ, để khoảng nửa tiếng rồi đổ nước đó đi, rót
nước sôi vào. Làm như vậy phích sẽ không bị vỡ.
Đổ nước cũ ra, tráng qua một lượt cho sạch cặn đọng trong lòng phích, rồi mới rót nước sôi vào
và vặn nắp thật chặt. Và quan trọng là phải để tránh tầm tay của trẻ em.
Phích là vật dụng quen thuộc trong đời sống. Nó có thể giữ được nước sôi ở khoảng 80 đến 90
độ. Và nó trở thành một vật dụng không thể thiếu của mỗi gia đình.

Dàn ý thuyết minh về tà áo dài Việt Nam


1. Mở bài
Giới thiệu về tà áo dài Việt Nam: một trong những hình ảnh đại diện cho truyền thống, hình ảnh
người phụ nữ Việt Nam chính là tà áo dài.
2. Thân bài
a. Khái quát chung
Lịch sử ra đời: Chiếc áo dài ra đời lần đầu vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 - 1765).
Chiếc áo dài thay đổi theo từng giai đoạn và lí do khác nhau. Năm 1934, họa sĩ Lê Phổ đã bỏ bớt
những nét cứng cỏi của áo Lemur, đồng thời đưa các yếu tố dân tộc làm họa tiết trên áo. Chiếc áo dài
này hài hòa giữa cũ và mới lại phù hợp với văn hóa Á đông nên rất được ưa chuộng và tồn tại đến bây
giờ.
Áo dài được thiết kế với nhiều màu sắc khác nhau phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng và
được mọi người dân biết đến, tôn vinh.
b. Thuyết minh chi tiết
Áo dài có hai tà: Tà trước và tà sau; bắt buộc dài qua gối.
Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ.
Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chiết lại làm nổi bật
chiếc eo thon của người phụ nữ.
Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.
Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay.
Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng, thường được may với vải mềm, rũ với hai
màu sắc thông dụng là đen hoặc trắng.
c. Ý nghĩa, vai trò của áo dài
Vai trò: tô điểm cho người phụ nữ thêm xinh đẹp, duyên dáng, tôn lên vẻ đoan trang, dịu dàng
của họ.
Ý nghĩa: Áo dài là quốc phục của người phụ nữ Việt Nam, là biểu tượng cho người phụ nữ, được
mặc ở trong những dịp đặc biệt (cưới hỏi, cỗ bàn, những hội nghị thượng đỉnh,…) thậm chí nhiều đơn
vị đã lấy áo dài làm trang phục bắt buộc (các hãng hàng không, nhân viên ngân hàng, giáo viên,…).
3. Kết bài
Khẳng định những giá trị của áo dài.

Bài làm
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang
phục truyền thống riêng. Phụ nữ Nhật tự hào với Kimono, phụ nữ Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok, phụ
nữ Ấn Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari. Còn phụ nữ Việt Nam, từ xưa đến nay vẫn
mãi song hành với chiếc áo dài duyên dáng và thướt tha.
Cho đến nay, vẫn chưa biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhưng nối ngược dòng
thời gian, tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài với hai tà áo thướt tha đã được tìm thấy ở các hình
khắc mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm.
Áo dài có rất nhiều loại. Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giai lãnh: Cũng giống như
áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì sau này, phụ nữ phải
làm việc đồng áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân: Gồm bốn vạt nửa
trước phải, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ, muốn
có một kiểu áo dài được cách tân thế nào đó để giảm chế nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang
trọng, khuê các. Thế là áo tứ thân được biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lại
thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân.
Ngoài ra còn áo dài Le Mor của một họa sĩ vào đầu thập niên 1930, áo dài Lê Phổ của họa sĩ Lê
Phổ được thiết kế vào năm 1934, áo dài với tay giác lăng vào thập niên 1960, áo dài miniraglan danh
cho các nữ sinh…
Khác với Kimono của Nhật Bản hay Hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền
thống lại vừa hiện đại, có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: Dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học,
mặc để tiếp khách trang trọng trong nhà… Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì,
những thứ mặc kèm đơn giản: Mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc, hay giày đều
được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm áo dài và chiếc khăn đóng truyền thống đội
đầu, hay một chiếc miền Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống
này.
Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết
của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng,
từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những
cô giáo, những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước
giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ
Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa va cảnh sắc của
trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giữa phố đông chật chội người và xe, ồn ào náo động, làm
dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần,
dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bận rộn.
Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn lên nét đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân
nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc
có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc
bằng vài lụa mềm lại cũng vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, chiếc áo dài mang tính
cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho người ấy, không thể là
một công nghệ “sản xuất đại trà” cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong
phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.
Thực vậy, trong các hội nghị quốc tế, ở hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ
tịch Hồ Chí Minh, một nữ học giả Mỹ đã vận một chiếc áo dài, và mở đầu bài phát biểu của mình bằng
một câu tiếng Việt: “Xin chào các bạn”, cả hội trường Ba Đình trang trọng khi đó bỗng tràn ngập một
không khí thân thương trìu mến. Trong hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 ở Việt Nam, áo dài đã được
vinh dự là trang phục chính cho các vị lãnh đạo nguyên thủ quốc gia của các nước mặc trong buổi lễ bế
mạc kết thúc hội nghị. Áo dài, như vậy có thể là đại sứ tinh thần của văn hóa Việt, mang nước Việt
Nam cùng hòa chung vào dòng kinh tế năng động và nhiệt huyết trên thương trường thế giới, là một
nét riêng của người phụ nữ Việt nói riêng và cả dân tộc Việt nói chung.
Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu
trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy
sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng
thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam
luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang
phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.
Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh
của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa – chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ
Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người
phụ nữ.

Bài văn thuyết minh về truyện ngắn


Truyện ngắn là thể loại gần gũi với đời sống hằng ngày, súc tích, dễ đọc, lại thường gắn liền với
hoạt động báo chí, do đó có tác dụng, ảnh hưởng kịp thời trong đời sống. Nhiều nhà văn lớn trên thế
giới và nước ta đã đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật chủ yếu bằng những truyện ngắn
xuất sắc của mình.
 Thể loại văn học – truyện ngắn xuất hiện trên một tạp chí xuất bản đầu thế kỉ XIX, phát triển lên
đến đỉnh cao nhờ những sáng tác xuất sắc của văn hào Nga Chekhov và trở thành một hình thức nghệ
thuật lớn của văn học thế kỉ XX. Mặc dù thuật ngữ truyện ngắn ra đời muộn (khoảng cuối thế kỉ XIX)
nhưng bản thân truyện ngắn đã xuất hiện và tồn tại ngay từ buổi bình minh của nhân loại, khi con
người biết sáng tác văn chương. Trải qua hàng ngàn năm, với bao biến cố thăng trầm của thể loại, ngày
nay truyện ngắn đã chiếm lĩnh được vị trí quan trọng trên văn đàn trong kỷ nguyên hiện đại, hậu hiện
đại. Khi con người bị dồn ép về mặt thời gian hơn bao giờ hết, chúng ta không có đủ thời gian cho
những bộ tiểu thuyết đồ sộ như: Tây du ký, Tam quốc diễn nghĩa, Thuỷ hử, Hồng Lâu mộng, Những
người khốn khổ, Chiến tranh và hòa bình, Sông Đông êm đềm… Thì điều đó khiến thể loại truyện
ngắn ngày càng thu hút độc giả.
 Truyện ngắn là tác phẩm tự sự loại nhỏ, đơn giản là lối trần thuật khiến “độc giả có thể đọc liền
một mạch”. Truyện ngắn tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống, một biến cố, một hành động, một
trạng thái nào đó trong cuộc đời nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của
cuộc sống xã hội. Truyện ít nhân vật và sự kiện, cốt truyện diễn ra trong một không gian, thời gian hạn
chế. Không kể trọn vẹn một quá trình diễn biến đời người mà chọn lấy những khoảnh khắc, những “lát
cắt” của cuộc sống để thể hiện. Kết cấu sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm bật chủ đề. Tuy
ngắn nhưng truyện ngắn có thể đề cập tới những vấn đề lớn của cuộc đời. Poe từng viết: “Trong cấu
trúc tổng thể của nó, không có một từ nào mà sự thể hiện khuynh hướng trực tiếp hoặc gián tiếp của nó
không được nhà văn sắp đặt trước. Với ý nghĩa đó, bằng tài năng và sự chăm sóc kỹ lưỡng của nhà
văn, tác phẩm như một bức tranh hiện lên với trọn vẹn màu sắc, đưa lại cho người đọc sự thỏa mãn đầy
đủ nhất”. Truyện ngắn đã hàm chứa cái thú vị của những điều sâu sắc trong một hình thức nhỏ, gọn,
xinh xinh và đầy truyền cảm, truyền dẫn cực nhanh những thông tin, nhanh cũng là một thế mạnh để
truyện ngắn chinh phục độc giả đương đại.
 Raymond Carver – một trong những bậc thầy truyện ngắn thế giới ghi nhận: ngày nay “tác phẩm
hay nhất, tác phẩm hấp dẫn và thỏa mãn nhất về nhiều mặt, thậm chí có lẽ tác phẩm có cơ hội lớn nhất
để trường tồn, chính là tác phẩm được viết dưới dạng truyện ngắn”. Truyện ngắn gắn chặt với báo chí.
Đây là một lợi thế lớn, bởi hiện tại báo chí kể cả báo điện tử đang bùng nổ với tốc độ chóng mặt.
Người đọc quen và thích đọc truyện ngắn trong vài chục phút hoặc trong một vài giờ. Hơn nữa, sau
nhiều năm chiếm lĩnh văn đàn, thơ, kịch, tiểu thuyết dường như vắt kiệt về khả năng hồi sinh và đổi
mới thể loại. Trong khi đó truyện ngắn còn là mảnh đất tương đối trống, điều này tạo điều kiện hết sức
thuận lợi để các cây bút trẻ khẳng định tài năng.
 Lịch sử phát triển của nền văn học hiện đại và đương đại Việt Nam gắn liền với truyện ngắn. Thế
kỉ XX, truyện ngắn Việt Nam phát triển liên tục và vượt trội lên trên tất cả các thể loại, bắt đầu từ
những năm hai mươi với sự đóng góp của Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn
Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Kim Lân, Tô Hoài, Bùi Hiển, Vũ Bằng… Từ sau Cách mạng tháng
Tám truyện ngắn có chững lại nhưng vẫn chảy liên tục với tên tuổi: Trần Đăng, Vũ Tú Nam, Nguyên
Ngọc, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, Vũ Thị Thường, Lê Minh, Nguyễn Minh Châu… Chiến
tranh kết thúc, truyện ngắn vượt lên tỏ rõ sự ưu việt của mình trong sự khám phá nghệ thuật đời sống.
Nhất là 1986 trở đi, truyện ngắn gần như đã độc chiếm toàn bộ văn đàn, hằng ngày trên các báo và các
tạp chí có trên dưới hai mươi truyện ngắn được in.
 Thực tế ấy đã kích thích mạnh đến việc sáng tác, phê bình – lý luận về truyện ngắn những năm
gần đây. Nhiều cuộc thi sáng tác truyện ngắn được khởi xướng. Nhiều cuộc hội thảo đã được mở ra và
nhiều ý kiến có khi trái ngược nhau cũng đã được trình bày. Điều này chứng tỏ, truyện ngắn đang là
thể loại được các nhà văn quan tâm, nỗ lực cách tân bậc nhất. Nguyễn Huy Thiệp đã từng tạo nên một
cơn lốc xoáy văn học. Gần đây không khí văn chương được nóng lên bởi tên tuổi Đỗ Hoàng Diệu với
“Bóng đè”, Nguyễn Ngọc Tư với “Cánh đồng bất tận”. Mỗi nhà văn một bút pháp riêng tạo nên “hiệu
ứng” truyện ngắn hay và được gắn với các tên gọi “bội thu”, “thăng hoa”, “được mùa”, “lên ngôi”,
điều đó chứng tỏ truyện ngắn đã được đổi mới.
 Như vậy truyện ngắn là một thể loại văn học hiện đại. Ngày nay nó đã và đang phát huy được ưu
thế và đóng góp không nhỏ vào thành tựu của văn học Việt Nam thế kỉ XX, XXI và mãi về sau.

Thuyết minh về bánh chưng


Ngày xửa ngày xưa vua Hùng muốn nhường lại ngôi vua của mình cho các con nên đã truyền cho
hoàng tử nào dâng lên vua những vật có ý nghĩa và lạ nhất thì có thể thay vua trị vì đất nước. Khi ấy
Lang Liêu đã làm ra hai loại bánh trong đó có bánh chưng tượng trưng cho trái đất. Và khi bánh chưng
có từ ngày đó, loại bánh này có ý nghĩa gì mà con người Việt Nam chúng ta lại coi nó là một trong ba
đồ sử dụng trong ngày tết?
Về truyền thuyết của bánh chưng thì chúng ta biết nó ra đời trong sự kiện vua Hùng Vương
nhường ngôi cho các con trai của mình. Ông vua ấy đã truyền lệnh cho tất cả những người con mang
đến những lễ vật. Không giống như những anh trai mang vàng bạc châu báu mà người con út của Vua
Hùng lại dâng lên vua cha hai loại bánh là bánh chưng và bánh dày. Bánh chưng có từ đó để tượng
trưng cho trái đất hình vuông.
Đến ngày nay thì nhân dân ta đã sử dụng bánh chưng vào ngày tết giống như một truyền thống
đặc trưng. Vật liệu để làm bánh chưng bao gồm lá dong, gạo nếp đã ngâm nở ra, đỗ ngâm bỏ vỏ, thịt
lợn, lạt. tất cả những vật liệu ấy đều không thể thiếu được.
Về cách gói bánh thì nhân dân ta thường gói bánh theo hai hình là hình vuông truyền thống và
hình tròn dài. Theo cách gói bánh vuông truyền thống nếu muốn cho bánh đẹp vuông vắn thì lá dong
phải to và dài, xếp hai lá lên nhau đổ một lớp gạo xuống sau đó là một ít đỗ bên trên tiếp đến là miếng
thịt đã ướp gia vị và cuối cùng là một lớp đỗ và gạo đỗ lên trên cùng. 
Công đoạn nguyên liệu bên trong đã đủ thì chúng ta gấp các lá bánh lên sao cho vuông vắn và ôm sát
vào những nguyên liệu bên trong. Khi này chúng ta phải lấy tay ấn thật chặt cho gạo đỗ đỗ đầy vào những
chỗ hở để tạo thành một hình vuông vắn. khi đã có một khối vuông vắn thì chúng ta phải lấy những chiếc
lạt buộc cố định lại để đem đi luộc. 

Còn đối với bánh tròn dài thì cũng tương tự nhưng cần đến lá dài hơn buộc bánh theo hình dài chứ
không nén chặt theo hình vuông. Thường nhân dân ta hay gói bánh chưng vào những ngày cuối năm như
29 hoặc 30 để đón năm mới hay cùng nhau trông bánh chưng chờ giao thừa qua. Những nồi bánh ấm nồng
cùng với sự sum họp quây quần của anh chị em bên nhau như xua tan đi mọi cái giá lạnh đầu mùa xuân.
Mọi người không còn những ưu tư phiền muộn mà chỉ còn khoảnh khắc hạnh phúc bên nhau mà thôi.
Bánh chưng trong ngày tết có những ý nghĩa rất lớn. Tuy khoa học đã chứng minh rằng trái đất
không phải là hình vuông như người xưa trong truyền thuyết nói nhưng qua bánh chưng ấy người Việt
ta bày tỏ những tấm lòng nhớ về người xưa tổ tiên ông bà đã sáng tạo và để lại loại bánh có ý nghĩa ấy.
Không những thế nó được sử dụng trong ngày tết vì nó có sự đầy đủ của nhiều thứ nguyên liệu và có vị
ngon hấp dẫn. Chính vì thế mà nó không thể nào vắng mặt trong ngày tết truyền thống của nhân dân ta.
Không những thế mà bánh chưng còn để thắp hương thờ cúng ông bà tổ tiên trong những ngày
tết. Nhân dân ta sẽ chọn những chiếc bánh đẹp nhất để có thể đem lên bày trên bàn thờ ông bà với
những món hoa quả bánh kẹo trên đó.
Bánh chưng còn làm cho mọi người sum họp gần gũi nhau hơn và có một cái tết ấm lòng không.
Anh chị em quây quần bên nhau cùng gói bánh cùng nói chuyện cười vui tươi chào mừng năm mới
đến. Không kể lúc luộc bánh tất cả cùng ngồi trông bánh bên ngọn lửa hồng.
Đặc biệt bánh ăn nóng rất ngon tuy nhiên khi nó nguội rồi nhân dân ta còn có thể cắt chúng ra
từng miếng nhỏ đem rán lên ăn rất là ngon và thơm. Những người không ăn được mở thì cũng có thể
ăn được bởi vì khi ninh nhừ như thế rồi thì thịt mỡ không còn ngán như khi luộc bình thường nữa mà
nó rất dễ ăn.
Tóm lại bánh chưng có ý nghĩa rất lớn trong đời sống cũng như tình cảm của nhân dân ta trong
ngày tết truyền thống. Và từ khi xuất hiện cho đến ngày nay bánh chưng như khẳng định sự thơm ngon
hấp dẫn cùng với những ý nghĩa của mình. Vì vậy bánh chưng không thể vắng mặt trong gia đình Việt
nam ngày Tết.

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh


Là người Việt Nam chắc hẳn ai ai cũng tự hào vì nước ta có rất nhiều danh lam thắng cảnh. Có
những danh lam thắng cảnh còn được công nhận là di sản văn hóa thế giới, chẳng hạn như vịnh Hạ
Long.
Nằm ở bờ Tây của vịnh Bắc Bộ, vịnh Hạ Long chỉ là một vịnh nhỏ bé của khu vực Đông Bắc
Việt Nam. Thế nhưng, vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh vẫn là danh lam thắng cảnh được yêu
thích và biết đến nhiều nhất. Điều đáng nói là vịnh Hạ Long được tạo nên hoàn toàn bởi thiên nhiên.
Đó là kết quả của sự vận động của đá và nước sau hàng triệu năm biến đội. Từng góc nhỏ trên vịnh Hạ
Long đều khiến người ta phải trầm trồ và thán phục. Diện tích của vịnh Hạ Long khoảng 1553km2 với
1960 hòn đảo lớn nhỏ. Phần lớn các hòn đảo này đều là đảo đá vôi.
Nếu ai đã từng đến với vịnh Hạ Long chắc hẳn không sao quên được vẻ đẹp của non nước mây
trời nơi đây. Khi nhìn xuống vịnh từ trên cao, ta ngỡ như đang được ngắm nhìn một bức tranh thủy
mặc khổng lồ. Bức tranh ấy được tạo nên bởi mẹ thiên nhiên. Những đảo đá tưởng như vô tri, vô giác
nay trở thành những tác phẩm điêu khắc vô cùng diệu kì. Mỗi đảo đá là một hình dáng khác nhau,
chúng nhấp nhô trên sóng nước lung linh. Nước biển thì mềm mại, đảo đá thì khỏe khoắn, tất cả đã tạo
nên một bức tranh sống động đến ngỡ ngàng. Đến đây, du khách sẽ có cảm giác như mình được lạc vào
chốn bồng lai tiên cảnh. Tên của mỗi đảo đá được đặt theo hình dáng của chúng. Chẳng hạn hòn đảo
giống hình con rồng đang bay lượn được gọi là Hòn Rồng, đảo có hình như hai con gà đang âu yếm
nhau gọi là hòn Trống Mái,… Chính hình dáng của những hòn đảo đã làm cho chúng trở nên có hồn
hơn.
Trong lòng nhiều đảo đá còn có những hang động vô cùng tuyệt đẹp như động Tam Cung, hang
Trinh Nữ, động Sửng Sốt, hang Đầu Gỗ, động Thiên Cung,… Bước vào trong mới thấy chúng như
những lâu đài rực rỡ của thiên nhiên. Chính vì vậy mà Nguyễn Trãi đã mệnh danh vịnh Hạ Long là kì
quan đất dựng giữa trời cao. Không chỉ đảo đá, biển cũng mang một vẻ đẹp rất riêng. Khi hoàng hôn
buông xuống mặt nước nhuộm một màu đỏ rực. Màu nước, màu nắng hòa quyện lại với nhau tạo nên
những gam màu vô cùng tuyệt diệu. Đêm xuống, mặt nước lại như được dát bạc cùng với bóng của
những đảo đá khiến cho không gian thêm huyền ảo.
Đi thuyền trên vịnh Hạ Long có đôi khi sương mù sẽ làm che mờ khung cảnh trước mắt. Nó
khiến cho du khách cảm giác như lạc vào chốn thần tiên, không biết điều gì sẽ chờ đợi mình ở phía
trước. Đường đi của thuyền lúc thì lung linh thẳng tắp, lúc lại uốn lượn men theo chân những quả núi
cao vút. Nhiều lúc thuyền đang đi thì có một dãy đảo sừng sững xuất hiện trước mắt, tưởng như đã đi
đến đường cùng nhưng thuyền càng tiến về phía trước thì cảm giác như dãy dảo rẽ sóng nhường
đường. Chính sự biến đổi không ngừng của cảnh vật đã khiến cho vịnh Hạ Long trở nên hấp dẫn du
khách hơn.
Du lịch vịnh Hạ Long càng trở nên hấp dẫn hơn khi đến đây du khách được tham gia vào nhiều
hoạt động như câu cá giải trí, lặn khám phá rặng san hô, thả dù, bơi thuyền, tắm biển, tham quan ngắm
cảnh và thậm chí là cả nghiên cứu khoa học. Tại đây điều kiện khí hậu, diện tích cũng khá thuận lợi
cho việc nuôi trồng và đánh bắt hải sản. Trữ lượng hải sản ở đây khá cao và đa dạng với trai ngọc, bào
ngư, tôm, sò, cá giò, cá song,…
Từ sau khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, vịnh Hạ Long càng hút khách du
lịch nhiều hơn. Dù bạn đi vào mùa nào trong năm vịnh Hạ Long cũng mang đến một vẻ đẹp riêng đầy
ấn tượng. Trước một vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ như vậy chúng ta nên gìn giữ để vịnh Hạ Long mãi
đẹp ngàn năm.

You might also like