You are on page 1of 29

THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA

BÀI THI LÝ THUYẾT

THỬ THÁCH IBO II


OLYMPIC SINH HỌC QUỐC TẾ LẦN THỨ 32 Lisbon,
BỒ ĐÀO NHA - 21/7/2021

BÀI THI LÝ THUYẾT


(Thời gian làm bài: 180 phút)

 Phần thi này bao gồm 54 câu (từ Q1 đến Q54).


 Mỗi ý trả lời đúng được 1 điểm.
 Số điểm tối đa: 253 điểm.
 Ghi trả lời vào PHIẾU TRẢ LỜI mới được tính điểm.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

HƯỚNG DẪN CHUNG

1. Bài thi gồm bảy chủ đề.

2. Bài thi bao gồm ba loại câu hỏi:


 Câu hỏi nhiều lựa chọn
 Câu hỏi đúng/ sai
 Câu hỏi ghép nối

3. Thí sinh không viết các từ (word) để trả lời các câu hỏi, chỉ điền kí hiệu các chữ cái
vào các vị trí thích hợp trong phiếu trả lời.
 Trả lời các câu hỏi nhiều lựa chọn bằng cách dùng ký tự “X”
 Trả lời các câu hỏi đúng / sai bằng các ký tự “T” cho câu đúng, hoặc “F” cho câu sai.
 Trả lời các câu hỏi ghép nối bằng các chữ cái thích hợp được cung cấp trong mỗi
trường hợp.

CHÚC CÁC EM LÀM BÀI THẬT TỐT!!!


THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

BÀI THI LÝ THUYẾT

Các chủ đề:

I. Q1 - Q12 – Sinh học tế bào


II. Q13 - Q21 – Sinh lý học và giải phẫu thực vật
III. Q22 - Q33 – Sinh lý học và giải phẫu động vật
IV. Q34 - Q35 – Tập tính học
V. Q36 - Q45 – Di truyền học và Tiến hoá
VI. Q46 - Q51 – Sinh thái học
VII. Q52 - Q54 – Hệ thống học sinh học
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

I. Sinh học tế bào

Q1
Để theo dõi con đường tiết của một protein tiết từ khi được tổng hợp đến khi tiết ra ngoài tế bào, người ta đã bổ
sung các amino acid đánh dấu phóng xạ vào môi trường nuôi cấy tế bào, và sau đó đo lượng phóng xạ trong
các protein ở các phân đoạn tế bào dưới đây tại các thời điểm khác nhau.
I – túi tiết
II – phức hệ Golgi
III – lưới nội chất hạt IV
IV – nhân
Cho biết mỗi nhận định dưới đây về thứ tự xuất hiện các protein có đánh dấu phóng xạ ở các phân đoạn tế
bào là đúng (T) hay sai (F) (4 điểm, mỗi ý 1 điểm)

A. III II IV I ra ngoài tế bào


B. III II I ra ngoài tế bào
C. IV III II I ra ngoài tế bào
D. IV II III I ra ngoài tế bào

Q2
Đối với mỗi pha của chu kì tế bào ở các sinh vật, hãy chọn chữ cái tương ứng thể hiện số lượng nhiễm sắc thể là
đơn bội (H), lưỡng bội (D) hay có thể là một trong hai loại (E) và trạng thái nhiễm sắc thể đã nhân đôi (R) hay
chưa nhân đôi (N/R). (10 điểm, mỗi ý 1 điểm)

Số lượng nhiễm sắc Trạng thái nhiễm sắc thể Pha của chu kỳ tế bào
thể

G2

Kỳ giữa giảm phân I


(Meiotic metaphase I)

Tiền kỳ giữa nguyên phân


(Mitotic prometaphase)

Giữa hai lần giảm phân

G1
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Q3
Cho biết mỗi phát biểu dưới đây là đúng (T) hay sai (F). (4 điểm, mỗi ý 1 điểm)

A. Các trung thể sao chép độc lập với các nhiễm sắc thể.
B. Màng nhân phân mảnh trong quá trình nguyên phân và được chia về các tế bào con giống như
các bào quan có màng khác như lưới nội chất ER và Golgi.
C. Tổng hàm lượng DNA của tế bào sau giảm phân bằng một nửa của tế bào sau nguyên phân.
D. Sự trùng hợp vi ống, phân giải vi ống và protein vận động trên vi ống là cần thiết cho quá trình
sao chép DNA.
Q4
Cho biết mỗi phát biểu dưới đây là đúng (T) hay sai (F). (4 điểm, mỗi ý 1 điểm)

A. Sự co nguyên sinh xảy ra khi mô thực vật được đặt trong môi trường nhược trương.
B. Các tế bào động vật sẽ bị vỡ khi chúng được đặt vào trong nước cất.
C. Khi các tế bào thực vật được đặt vào trong môi trường ưu trương có sucrose, các phân tử đường khuếch
tán qua thành tế bào mà không khuếch tán qua màng tế bào, giữ cho các tế bào có cùng kích
thước.
D. Ở tế bào thực vật sự mất nước thường là một hiện tượng đảo ngược được nhưng ở tế bào động vật thì
không.
Q5
Quan sát bằng kính hiển vi quang học thường đi kèm với việc đo kích thước mẫu vật nghiên cứu. Trong số
các phương pháp khác nhau, việc đo kích thước được thực hiện sau khi hiệu chuẩn (calibration) từng vật
kính với sự hỗ trợ của các thước đo trắc vi thị kính (eyepiece micrometer) và trắc vi vật kính (stage
micrometer).
I. Để hiệu chuẩn vật kính, cần bắt đầu từ việc đặt trắc vi thị kính (EM) vào vị trí ống thị kính và đặt
trắc vi vật kính (SM) vào bàn kính, nơi đặt tiêu bản (microscope

stage).
II. Sau đó, điều chỉnh sao cho thang chia của trắc vi vật kính và trắc vi thị kính nằm song song,
chồng lên nhau một phần và vạch bắt đầu của 2 thang trùng khớp nhau.
Khi các số 0 của hai thang đo chồng lên nhau, tìm vạch chia mà tại đó hai thang đo trùng khớp
III. nhau.
Trong ví dụ ở hình C, 70 vạch của trắc vi thị kính tương ứng chính xác với 0.4 mm (= 400
IV. µm) của trắc vi vật kính. Giá trị này chỉ đúng với loại vật kính đang
được hiệu chuẩn.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

A B

1 mm

C
0

0
SM (mm)

EM
0

6
1

7
Dựa vào các mô tả và hình trên, cho biết mỗi nhận định dưới đây là đúng (T) hay sai
(F). (4 điểm, mỗi ý 1 điểm)

A. 1 đơn vị trắc vi thị kính khoảng = 5,7 µm.


B. Thao tác được mô tả trong bước II được thể hiện ở hình B.
C. Hình B thể hiện trắc vi vật kính.
D. Khí khổng trong hình A có chiều dài khoảng 80 µm.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Q6
Sự sống của tế bào phụ thuộc vào việc duy trì sự cân bằng giữa môi trường bên trong và bên ngoài. Bất kỳ
sự thay đổi nào cũng có thể gây ra những hậu quả lớn. Do đó, sự trao đổi giữa hai bên màng có tính linh
động và xảy ra theo cả hai hướng qua màng tế bào.

Cho biết mỗi đặc điểm dưới đây về sự vận chuyển qua màng là đúng (T) hay sai (F). (8 điểm, mỗi ý
1 điểm)

Vận chuyển thụ động


Vận chuyển chủ
Đặc điểm Khuếch tán đơn Khuếch tán
động
giản tăng cường
Các thành phần của
A màng chịu trách nhiệm Protein Protein Lipid
vận chuyển
Liên kết của chất được
B Có Có Không
vận chuyển
Gradient nồng
C Nguồn năng lượng Gradient nồng độ Thuỷ phân ATP
độ
Tính nhạy cảm với các
D chất ức chế quá trình oxy Có Không Không
hoá
Tính nhạy cảm với sự
E biến tính hoặc loại bỏ các Không Có Có
protein màng

Xuôi gradient Ngược gradient của


Xuôi gradient của
của chất được vận chất được vận
F Hướng vận chuyển chất được vận chuyển
chuyển chuyển

G Mức độ đặc hiệu Không đặc hiệu Đặc hiệu Đặc hiệu
Bão hoà khi các chất
H được vận chuyển ở nồng độ cao Không Có Có
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Q7
Hầu hết thực vật là các loài lưỡng tính, có hoa lưỡng tính cho phép thực hiện tự thụ phấn. Tuy nhiên, có một
số cơ chế không tương hợp (Incompatibility) ở một số thực vật ngăn cản sự tự thụ phấn.
Một trong các cơ chế được mô tả nhiều nhất là sự tự không tương hợp về thể giao tử (Gametophytic Self-
incompatibility, GSI), dựa trên thành phần allele của cây mẹ (đường truyền trong nhuỵ, transmitting
tract) và ống phấn; nếu có sự tự nhận biết (self- regconition) xảy ra, ống phấn ngừng sinh trưởng
và chết.
Cơ chế tự không tương hợp được hoạt hoá khi ống phấn sinh trưởng đến 1/3 - 2/3 chiều dài của vòi nhuỵ, trùng
khớp với lối vào của các chất dinh dưỡng từ đường truyền (transmitting tract) đến ống phấn.
Cơ chế này dựa trên sự hấp thụ S-RNase bởi ống phấn.
Q7.1
Từ thông tin đã cho ở trên, cho biết mỗi nhận định dưới đây là đúng (T) hay sai (F).
(4 điểm, mỗi ý 1 điểm)
A. Các RNase có nguồn gốc từ mẹ.
B. Khi sự tự nhận biết (self-regconition) xảy ra, các RNase phân giải RNA của ống phấn dẫn đến
sự ngừng sinh trưởng của ống phấn.
C. RNA đi vào tế bào qua con đường nhập bào.
D. S-RNase bị phân giải trong trường hợp các allele giống hệt nhau.

Q7.2
Đối với cơ chế tự không tương hợp này, cho biết mỗi nhận định dưới đây là đúng (T) hay sai
(F). (4 điểm, mỗi ý 1 điểm)

A. Hạt phấn có kiểu đơn bội (haplotype) S3 sẽ bị loại trong nhuỵ có kiểu gen S2S2.
B. Hạt phấn có kiểu đơn bội S3 sẽ bị loại trong nhuỵ có kiểu gen S2S3.
C. Trong đường truyền của nhuỵ, sự trao đổi chất của ống phấn thay đổi từ tự dưỡng sang dị dưỡng.
D. Các cơ chế tự không tương hợp rất quan trọng trong việc duy trì biến dị di truyền.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Q8
Nấm sinh trưởng ở khắp nơi kể cả môi trường biển (bãi cát, vùng ngập do triều cường, rừng ngập mặn). Nhiều
nhà khoa học đã cố gắng xây dựng tư liệu khoa học về sự đa dạng, sinh thái học, phát sinh chủng loại và ứng
dụng của nấm. Nấm biển bao gồm các loài ôn đới, nhiệt đới, vùng cực và những loài phân bố rộng. Phổ
biến nhất là nấm túi (Ascomycota) có thể quả với kích thước hiển vi và bào tử có phần phụ hay vỏ nhầy
(Hình 1).
Nấm biển đóng vai trò then chốt trong cân bằng và động thái của hệ sinh thái biển. Một loạt giá thể vô cơ,
hữu cơ là nơi sinh sống của nấm biển: gỗ, cây chịu mặn, tảo biển, động vật biển, cát, bọt biển và
trầm tích.

1 2 3 4

Hình 1 – Ảnh hiển vi của nấm biển: bào tử túi với phần phụ (1-2) và bào tử túi với vỏ nhầy (3-4).

Cho biết mỗi nhận định dưới đây là đúng (T) hay sai (F). (4 điểm, mỗi ý 1 điểm)

A. Vai trò sinh thái chủ yếu của nấm là phân huỷ chất hữu cơ.
B. Vỏ nhầy và phần phụ của bào tử là đặc điểm thích nghi về hình thái với môi trường sống ở biển.
C. Nhiệt độ và độ mặn không phải là các nhân tố quan trọng trong sự phân bố của nấm biển.
D. Một số nấm biển sản xuất các enzyme phân giải các nguyên liệu gỗ.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Q9
Trong những năm 1850 và 1860, nhà hoá học và vi sinh học Louis Pasteur, người đầu tiên nghiên cứu
về sự lên men, đã chứng tỏ rằng quá trình này được thực hiện bởi các tế bào sống.
Quá trình lên men với loài nấm men phổ biến nhất Saccharomyces cerevisiae được ứng dụng từ lâu đời
để sản xuất bánh mì, rượu vang, bia và rượu táo.
Trong tự nhiên, nấm men này được tìm thấy ở bề mặt quả và lá cây. S. cerevisiae là một loài nấm túi
(Ascomycota) sinh sản vô tính bằng nảy chồi và sinh sản hữu tính bằng bào tử túi.
Quá trình lên men được biểu diễn ở Hình 2.

Hình 2 – Quá trình lên men ở nấm men. 1. Glucose. 2. Pyruvic acid. 3. Acetaldehyde.
4. Ethanol. A. Glucose; B. Protein vận chuyển hexose
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Cho biết mỗi nhận định dưới đây là đúng (T) hay sai (F). (4 điểm, mỗi ý 1 điểm)
A. Sự có mặt của oxy quyết định sự oxi hoá pyruvate theo chu trình tricarboxylic acid thành CO2
và nước.
B. Thành phần chủ yếu của thành tế bào nấm men S. cerevisiae là cellulose và hemicellulose.
C. Các tế bào sinh dưỡng (vegetative cells) sinh sản bằng nảy chồi nhưng trong môi trường thiếu nitơ,
chúng có thể hình thành túi bào tử, thực hiện giảm phân tạo ra bốn bào tử túi đơn bội.
D. Trong quá trình lên men, CO2 bị loại khỏi pyruvate và 38 ATP được tạo ra từ mỗi phân tử
glucose.

Q10

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Harvard chỉ ra rằng nồng độ chất dinh dưỡng trong môi trường có thể
quyết định sức mạnh của tương tác giữa các loài trong một quần xã vi sinh vật. Một thông số môi
trường quan trọng ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng bởi tất cả các vi sinh vật là pH. Trong một nghiên cứu,
sự thay đổi pH môi trường bởi các loài vi khuẩn được xác định trong các môi trường giàu và nghèo
dinh dưỡng (Hình I). Các loài vi khuẩn đất khác nhau được nuôi cấy trong các môi trường giàu và nghèo
dinh dưỡng khác nhau, sau đó các môi trường được thu lại để nuôi cấy loài vi khuẩn khác (Hình II). Để
đánh giá ảnh hưởng của sự thay đổi môi trường đến sự cùng tồn tại của các cặp loài vi khuẩn, các nhà khoa học
đã nuôi cấy các cặp loài vi khuẩn từ 8 loài bằng phương pháp nuôi cấy mẻ có pha loãng hàng ngày
trong môi trường giàu và nghèo dinh dưỡng. Kết quả nuôi cấy được đánh giá bằng cách đếm khuẩn lạc
(Hình. III).

Hình I. pH – độ pH cuối cùng. 1. Số lượng khuẩn lạc; 2. Độ pH ban đầu, pH 7; 3. Nuôi cấy; 4. Đo độ pH
cuối cùng; 5. Nghèo dinh dưỡng; 6. Giàu dinh dưỡng.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Hình II. 1. Sinh trưởng; 2. Loại vi khuẩn khỏi môi trường; 3. Môi trường đã qua sử dụng;
4. Bổ sung chất dinh dưỡng mới; 5. Bổ sung loài vi khuẩn khác; 6. Nuôi cấy; 7. Giá trị OD cuối
cùng của dịch nuôi cấy với môi trường đã qua sử dụng/môi trường mới; 8. Nghèo dinh dưỡng; 9.
Thay mới môi trường nghèo dinh dưỡng; 10. Giàu dinh dưỡng;
11. Thay mới môi trường giàu dinh dưỡng.
*OD = mật độ quang học.

Hình III.1. Trộn hai loài vi khuẩn; 2. Nuôi cấy; 3. Pha loãng hàng ngày; 4. Cấy chuyển sang đĩa
thạch; 5. Đếm khuẩn lạc; 6. Mức độ đa dạng; 7. Nghèo dinh dưỡng, 10 mM PO4; 8. Giàu dinh
dưỡng, 100 mM PO4; 9. Giàu dinh dưỡng, 10 mM PO4; 10. Tồn tại cùng nhau; 11. Một loài
chiến thắng; 12. Không sống sót.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Từ các kết quả thu được, cho biết mỗi nhận định dưới đây là đúng (T) hay sai (F).
(4 điểm, mỗi ý 1 điểm)

A. Ở môi trường giàu dinh dưỡng, vi khuẩn làm tăng hoặc giảm pH.
B. Môi trường giàu dinh dưỡng đã qua sử dụng ức chế hoàn toàn sự sinh trưởng của vi khuẩn trong nhiều
trường hợp và điều này là do sự cạnh tranh về nguồn dinh dưỡng.
C. Sự tăng nồng độ chất dinh dưỡng dẫn đến sự tương tác tiêu cực mạnh hơn, kết quả là các loài không
thể tồn tại cùng nhau nữa.
D. Nồng độ dung dịch đệm cao hơn ngăn cản việc mất đi sự tồn tại cùng nhau ở môi trường giàu dinh
dưỡng, cho thấy pH đóng vai trò điều khiển sự tương tác giữa các loài trong nghiên cứu này.

Q11
Vi khuẩn có ở khắp nơi và nếu điều kiện sống thuận lợi chúng sẽ sinh sôi. Nếu điều kiện không thuận lợi,
chúng sẽ chuyển sang các dạng ngủ (không sinh trưởng, nongrowing state). Hai trong số các dạng này
là bào tử và tế bào sống nhưng không nuôi cấy được (VBNC).
Cho biết mỗi phát biểu dưới đây là đúng (T) hay sai (F). (4 điểm, mỗi ý 1 điểm)

A. Bào tử và tế bào VBNC cho phép vi khuẩn chịu được điều kiện sống không thuận lợi và có thể
sinh trưởng tiếp tục sau này.
B. Tế bào vi khuẩn sống luôn luôn nuôi cấy được.
C. Bào tử và tế bào VBNC đại diện cho các tế bào sống và chúng có thể sinh trưởng trong hầu hết các
môi trường được sử dụng trong các phòng thí nghiệm vi sinh.
D. Việc phát hiện ra tế bào ngủ dẫn đến giả thuyết trong một số trường hợp các tế bào này gây tái mắc
bệnh sau khi người bệnh đã được chữa lành.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Q12
Prebiotic là các chất xơ không được tiêu hoá ở đường tiêu hoá trên và có vai trò kích thích sự sinh
trưởng của lợi khuẩn ở ruột. Inulin là một loại prebiotic có nguồn gốc từ thực vật. Giống như tinh bột,
inulin là chất dự trữ nhưng khác tinh bột nó không bắt màu với dung dịch Lugol. Trong công nghiệp
dược phẩm, inulin được tách từ rễ cây diếp xoăn (Cichorium intybus). Do có lượng calo thấp, inulin có
thể được sử dụng thay thế đường sucrose.
Lựa chọn số tương ứng với từ thích hợp trong Bảng 1 để điền vào mỗi chỗ trống từ A đến J trong đoạn phía
dưới. (Có thể có hơn một lựa chọn đúng) (10 điểm, mỗi ý 1 điểm)

Bảng 1
1. Inulin 6. Không bào 11. Lưới nội chất 16. Độ acid và thuỷ phân
2. Lipid 7. Cichorium intybus 12. Tinh bột 17. Polysaccharide
3. Thành tế bào 8. Chất tạo ngọt 13. Chất xơ 18. Tiêu hoá được
(Sweetener)
4. Bột lạp 9. Lạp thể (Plastid) 14. Dược phẩm 19. Mỹ phẩm
(Amyloplast)
5. Carbohydrate 10. Protein 15. Liệu pháp sử dụng 20. Daucus carota
hương thơm
(Aromatherapy)

Một số ví dụ về thực vật giàu inulin là cây atisô Jerusalem (Helianthus tuberosus), rễ cây diếp xoăn
[A…], tỏi (Allium sativum), rễ măng tây (Asparagus officinalis). Inulin được sử dụng làm [B…] ít
calo, tạo nên các gel, làm tăng độ nhớt, tăng hương vị và đóng vai trò là một [D…] không [C…]. Như
một [E…] inulin được sử dụng để đánh giá chức năng thận. Cellulose và tinh bột là các [F…] phổ biến
nhất ở thực vật, nhưng [G…], xylan, và hemicellulose cũng là các ví dụ của nhóm phân tử này. Tuy
nhiên, inulin không có trong [H…] như cellulose, hay trong lạp thể như [I…]. Trong điều kiện sinh
lý, inulin ở dạng dung dịch. Khi bị loại nước, nhiều tinh thể được hình thành, tích tụ lại và tạo hình
khối như cánh quạt xoè ra, tích trữ bên trong [J…], được bao bọc bởi màng không bào (tonoplast).
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

II. Giải phẫu và sinh lý thực vật

Q13
Mô tả về 3 loài địa y được cung cấp ở phía dưới. Hãy chọn chữ cái tương ứng với loài được mô tả (A,
B hay C) phù hợp với mỗi hình (từ A đến H) dựa vào các đặc điểm giải phẫu và hình thái. (8 điểm,
mỗi ý 1 điểm)
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

MÔ TẢ:
Loài A - Tản có vỏ cứng mỏng, trơn nhẵn đến sần sùi nhẹ, màu trắng đến xám nhạt. Các thể quả mở dạng
đĩa với các đĩa nhỏ màu nâu nhạt và dày, trơn nhẵn đến có viền gợn sóng. Viền của thể quả (lát cắt ngang)
có nhiều tinh thể rất lớn. Các túi bào tử có 8 bào tử. Bào tử túi: đơn bào, trong suốt, dạng elip.

Loài B - Tản dạng nhiều lá cho đến dạng hình cây, thẳng đứng và thành chùm dài tới 10 cm (thường ngắn
hơn), không cứng, các nhánh dẹt, hình mảnh dài cho đến gần như hình đường thẳng, màu xanh lá cây đến
xanh lá cây nhạt. Các thể quả mở. Dạng quang hợp là các tảo lục đơn bào hình cầu (tảo lục).

Loài C – Tản dạng nhiều lá, thùy hẹp, xếp sát nhau, hình thành các cánh tròn với đường kính 5 cm. Các
thùy rộng đến 2 mm, dẹt cho đến lồi nhẹ, màu xám trắng, có các đốm trắng rõ rệt. Các thể quả mở, bề
ngang đến 3 mm, với đĩa phủ phấn trắng và viền trơn. Các túi bào tử có 8 bào tử. Bào tử túi có 1 vách
ngăn, màu nâu, dạng elíp.

Q14
Hình vẽ dưới đây mô tả mô mạch của các rễ và thân non (ký hiệu bằng chữ cái viết hoa) của hai nhóm thực vật,
một lá mầm và hai lá mầm (ký hiệu bằng chữ viết thường).

1. Biểu bì, 2. Hạ bì (nằm phí trong biểu bì), 3. Nhu mô cơ bản, 4. Bó mạch
5. Mô cứng, 6. Protophloem, 7. Metaphloem, 8. Yếu tố mạch
9. Quản bào, 10. Nhu mô xylem, 11. Các vòng protoxylem, 12. Khoang rỗng nứt
rời.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

A
2

1
B
2
2
1

a b

Cho biết mỗi nhận định dưới đây là đúng (T) hay sai (F) (4 điểm, mỗi ý 1 điểm)
A. Hệ thống mạch dẫn của thân khác với hệ thống mạch dẫn của rễ. Ở rễ, mô mạch nằm sâu vào bên
trong, với xylem ở gần hoặc ở chính trung tâm.
B. Ở thực vật một lá mầm, các bó mạch trong thân được sắp xếp thành các vòng tròn đồng tâm trong
khi ở thực vật hai lá mầm, chúng sắp xếp phân tán.
C. Mỗi bó mạch có chứa cả xylem và phloem. Xylem trong các bó mạch của thân và rễ được biểu thị
là số (1) và phloem được biểu thị là số (2).
D. Bên cạnh các bó mạch, thân có chứa các mô nâng đỡ và mô dự trữ quan trọng. Ở thực vật hai lá
mầm, tủy (ruột) nằm bên trong các vòng bó mạch và kéo dài giữa chúng, ra phía ngoài đến
phần vỏ, có thể chứa mô dày.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Q15
Ammophila arenaria là cỏ marram hoặc cỏ ven biển Châu Âu là loài cây sinh trưởng ở các đụn cát
ven biển. Khảo sát có tên “Khả năng thích nghi của Ammophila arenaria: nghiên cứu phỏng sinh học,
quan sát hệ thống, mô hình tham số và kiểm tra thực nghiệm” xuất bản gần đây trên tạp chí Polymers
(Andrade và cộng sự, 2021) đã khám phá khả năng của A. arenaria với cơ chế đóng mở lá thuận nghịch
đáp ứng với bất lợi để hình thành các giải pháp xây dựng mặt tiền tòa nhà thích ứng với thay đổi môi
trường (mô phỏng sinh học).

Các mô hình kỹ thuật/ cơ học có thể được xây dựng dựa trên bắt chước tập tính của lá cây A. arenaria.

Hình 1.a) cho thấy các đặc điểm của lá cây chịu trách nhiệm về sự vận động của lá trong đáp ứng với bất
lợi. Hình vẽ thể hiện lát cắt ngang lá cây với mặt dưới (ab) và mặt trên (ad) ở các điều kiện đủ nước (W) và thiếu
nước (WS) và các tế bào vận động ở mặt trên (TBC - các tế bào bulliform trương lên và FBC – các tế bào
bulliform xẹp lại).

Hình 1.b) cho thấy đáp ứng của lưỡng kim (phức hợp hai kim loại) truyền nhiệt đối với thay đổi về nhiệt độ.
A- lớp nở nhiều (Active layer), B- Lớp nở ít (Passive layer)

Hình 1.c) cho thấy nguyên mẫu (prototype) được tạo ra trên cơ sở ứng dụng A. arenaria
và các vật liệu kim loại truyền nhiệt mô phỏng sinh học ở hai nhiệt độ khác nhau.

1.a)

1.b
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

1.c

Hình 1 - Các đặc điểm lá cây Ammophila arenaria, đáp ứng của vật liệu lưỡng kim truyền nhiệt và vật liệu kim loại
truyền nhiệt. 1.b Active layer = (Lớp nở nhiều), Passive layer = (Lớp nở ít)

Cho biết mỗi nhận định dưới đây là đúng (T) hay sai (F)
(4 điểm, mỗi ý 1 điểm)
A. Các tế bào bulliform ở lá trương lên có vai trò quan trọng để mở và đóng lá trong đáp ứng bất lợi
về nước.
B. So sánh bề mặt hoạt động của lá và các vật liệu lưỡng kim truyền nhiệt cho thấy rằng mặt trên của lá
tương ứng với lớp nở nhiều của vật liệu lưỡng kim truyền nhiệt.
C. Mô hình / nguyên mẫu được xây dựng từ 2 loại vật liệu cho thấy diện tích bề mặt tăng lên khi nhiệt độ
tăng và do đó có tiềm năng được sử dụng để che cho mặt tiền các tòa nhà.
D. Các kết quả cho thấy việc sử dụng các vật liệu lưỡng kim truyền nhiệt để che mặt tiền các tòa nhà làm
tăng nhiệt độ mặt tiền từ 17 lên 48oC.

Q16

Serendipita indica là một loài nấm nội cộng sinh không bắt buộc với tiềm năng ứng dụng cao trong nông
nghiệp bởi khả năng kích thích sinh trưởng và chống chịu của thực vật. Nghiên cứu của Dias và cộng sự
(2020) công bố trên tạp chí Frontiers in Microbiology cho thấy nguồn carbon trong môi trường nuôi cấy
ở giai đoạn sống tự do của S. indica có thể ảnh hưởng đến kiểu hình của loài nấm này. Bên cạnh đó,
nghiên cứu này chỉ ra rằng các điều kiện sinh trưởng tạo cơ sở cho giai đoạn cộng sinh và điều hoà khả năng
kích thích sinh trưởng thực vật của S. indica.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Hình 2 – Nguồn carbon (C) có sẵn trong môi trường nuôi cấy kích thích sự mất cân bằng dinh dưỡng dẫn đến
sự điều hoà kiểu hình của Serendipita indica trong giai đoạn sống tự do và giai đoạn cộng sinh (gia đoạn về sau sống
trong cây chủ). FLS: Giai đoạn sống tự do. SS: Giai đoạn cộng sinh. L: Thấp. H: Cao, A: Glucose/sucrose là nguồn
carbon chính; casein và cao nấm men là nguồn nitơ, B: Thiếu N và P, C: Peptone là nguồn C và N, D:
Thiếu C.
C to N ratio: Tỉ lệ C/N; Critical [C]: nồng độ carbon tới hạn.

Hãy cho biết mỗi nhận định dưới đây là đúng (T) hay sai (F). (4 điểm, mỗi ý 1 điểm)

A. Kiểu hình đóng (compact) của S. indica biểu hiện khi nấm này được nuôi cấy trong môi trường
thiếu carbon.
B. Kiểu hình mở (explorer) của S. indica biểu hiện khả năng phân giải các hợp chất carbon cao hơn.
C. Trong môi trường nuôi cấy có tỉ lệ C/N cao, S. indica thu nhận các chất dinh dưỡng khác nhau
từ các nguồn khác nhau.
D. Nguồn N có sẵn trong giai đoạn sống tự do có thể tạo cơ sở cho giai đoạn cộng sinh, điều hoà tiềm
năng kích thích sinh trưởng thực vật của nấm S. indica.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Q17
Nghiên cứu của Ramos và cộng sự (2020) công bố ở tạp chí in Planta cho thấy gây nhiễm vi khuẩn
nội cộng sinh kích thích sinh trưởng thực vật (endophytic plant-growth promoting bacterium, PGPB)
Herbaspirillum seropedicae có thể là phương thức để tăng cường sinh trưởng, hấp thụ chất dinh dưỡng
(Bảng 1) và hiệu suất quang hợp (Hình 3) ở lúa (Oryza sativa).

Bảng 1 – Ảnh hưởng của việc gây nhiễm H. seropedicae đến hàm lượng khoáng trong chồi lúa. Dấu *
biểu thị tác động có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức p ≤ 0.05. Các số liệu là trung bình ± sai số chuẩn (n
= 5). NI – Không gây nhiễm, I – gây nhiễm, IE – Ảnh hưởng của việc gây nhiễm, Ma – Nguyên tố
đại lượng, Mi – Nguyên tố vi lượng

NI I IE

Ma (mg / chồi)
N* 15 ± 1 33 ± 1 +120%

P* 1±0 6±1 +350%

K* 14 ± 1 77 ± 1 +430%

Ca * 4±1 11 ± 1 +1□0%

Mg * 3±0 6±1 +110%

S* 2±0 6±1 +300%

Mi (µg / chồi)

Fe * 323 ± 12 576 ± 19 +80%

B* 15 ± 1 50 ± 2 +230%

Cu * 10 ± 1 39 ± 0 +280%

Mn * 682 ± 28 465 ± 17 -30%

Mo * 0±0 2±0 +1020%

Ni * 11 ± 0 50 ± 1 +340%

Zn * 95 ± 13 3385 ± 193 + 3460%


THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

a) 7
p < 0.0012; t = 8.292; df = 4
6
A 390 (mol CO2 m-2 s-1)
5 +80%
4
3
2
1
0
b) 0.3 Non inoculated
p < 0.0065; t = 5.204; df = 4
gs (mol CO2 m-2 s-1)

0.2
-40%

0.1

0.0
25
c) Non inoculated
p < 0.0021; t = 7.081; df = 4

20

15
+80%
A390 / Ci

10

Non- A B
Inoculate

Hình 3 – Ảnh hưởng của việc gây nhiễm H. seropedicae đến khả năng quang hợp của lúa. Khả năng quang hợp
của lúa được xác định thông qua (a) đồng hoá carbon thuần (net carbon assimilation) ở nồng độ CO2 khí
quyển (A390), (b) độ dẫn khí khổng (gs), và (c) hiệu suất cố định CO2 (A390/Ci x 103). Chiều cao các cột biểu thị
giá trị trung bình ± sai số chuẩn (n = 5). A- không gây nhiễm; B- gây nhiễm.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Hãy cho biết mỗi nhận định dưới đây là đúng (T) hay sai (F). (4 điểm, 1 mỗi ý 1 điểm)

A. Ảnh hưởng của việc gây nhiễm H. seropedicae đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng của lúa là giống
nhau đối với tất cả nguyên tố.
B. Sự gây nhiễm H. seropedicae dẫn đến sự ngăn cản mạnh hơn của khí khổng đối với sự khuếch tán
CO2.
C. Khi nồng độ CO2 bên trong như nhau, các cây lúa được gây nhiễm với H. seropedicae
đồng hoá ít carbon hơn.
D. Các cây lúa được gây nhiễm với H. seropedicae có giá trị dinh dưỡng cao hơn đối với con
người.

Q18
Sản lượng lúa mỳ toàn cầu bị ảnh hưởng bởi các điều kiện khí hậu khác nhau, bao gồm thiếu nước và nắng
nóng. Một nghiên cứu “Quang bảo vệ và tối ưu hóa sử dụng đường sucrose đến sự phục hồi quang hợp nhanh
hơn sau khi bị thiếu nước bởi nhiệt độ cao ở lúa mỳ” (Correira và cộng sự, 2020), cho thấy các kết quả đạt
được với 2 kiểu gen lúa mỳ (Paragon và Sokoll) ở từng điều kiện thiếu nước, nhiệt độ tăng, hoặc tổ hợp cả 2 điều
kiện. Một phần kết quả này được sử dụng ở đây. Bảng 1 cho thấy trạng thái nước của cây được tính bằng lượng nước
tương đối trong lá (LRWC) và thế nước ở lá (LWP), Hình 4 thể hiện tốc độ đồng hóa CO2 quang hợp thuần, độ
dẫn khí khổng và truyền điện tử trong các phản ứng quang hóa của quang hợp.

Bảng 1 Trạng thái nước ở lá cây, nhiệt độ trong tán lá của các cây lúa mỳ Paragon và Sokoll khi thiếu
nước kèm theo stress nhiệt và phục hồi (recovery) từ điều kiện stress nhiệt.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Lưu ý: Các cây được trồng trong 3 tuần, sau đó trồng trong các điều kiện stress nhiệt (ở 38oC so với đối
chứng ở 25oC), thiếu nước (WD so với tưới đủ nước WW) rồi tưới nước lại và trồng ở nhiệt độ đối chứng
(25oC) sau khi chịu stress nhiệt và các điều kiện nước (RWW38oC và RWD38oC). Số liệu là các giá
trị trung bình ± độ lệch chuẩn (lặp lại với n =5). Các chữ cái khác nhau thể hiện sự khác nhau có ý nghĩa
thống kê (tiêu chuẩn Duncan, p < 0.05). Viết tắt: LRWC - thành phần nước tương đối ở lá; LWP - thế nước ở
lá; Tcanopy - nhiệt độ trong tán lá.

Hình 4 - Trạng thái quang hợp ổn định của các cây lúa mỳ Paragon (PAR) và Sokoll (SOK) khi
thiếu nước kèm theo stress nhiệt. (A) đồng hóa CO2 thuần (Net CO2 assimilation), (B) độ dẫn khí
khổng (gs) và (C) tốc độ truyền điện tử (ETR) được đo ở điều kiện ánh sáng phù hợp với sinh trưởng và CO2
khí quyển ở các lá đã mở hoàn toàn của các cây lúa mỳ 3 tuần tuổi trong điều kiện đủ nước (WW) và thiếu
nước (WD) ở nhiệt độ đối chứng (25oC) và stress nhiệt (38oC). Số liệu là các giá trị trung bình ± độ
lệch chuẩn (lặp lại với n =5). Các chữ cái khác nhau thể hiện sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (tiêu
chuẩn Duncan, p < 0.05).
Dựa vào thông đã cho, Bảng 1 và Hình 4, Hãy cho biết mỗi nhận định dưới đây là đúng
(T) hay sai (F). (4 điểm, mỗi ý 1 điểm)
A. Tình trạng thiếu nước (WD) của cây đã làm gia tăng lực đẩy cho sự di chuyển nước trong cây ở lúa mỳ
Paragon so với lúa mỳ Sokoll.
B. Trong điều kiện tưới đủ nước (WW), lúa mỳ Paragon sẽ tránh được stress nhiệt tế bào tốt hơn lúa mỳ
Sokoll.
C. Trong điều kiện thiếu nước (WD) và không có stress nhiệt, tốc độ quang hợp thuần của lúa mỳ Paragon
vẫn được duy trì, khác với lúa mỳ Sokoll, khả năng giữ nước của tế bào cao ở lúa mỳ Paragon có thể
đóng góp cho sự duy trì quang hợp này.
D. Với sự xuất hiện ngày càng nhiều đợt nắng nóng và khô hạn ở vùng Địa Trung Hải, có thể suy
đoán có một sự suy giảm sinh trưởng sinh dưỡng của lúa mỳ Paragon và Sokoll, do sự hạn chế tốc
độ quang hợp thuần tính theo mức độ quang hóa và đồng hóa CO2.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Q19
Quần xã cây bụi ở vùng Địa Trung Hải chủ yếu gồm hai nhóm: loài cây lá cứng thường xanh và loài
cây bán rụng lá chịu hạn, chúng khác nhau về khả năng thích nghi sinh lý và cấu trúc đối với các yếu tố
stress môi trường. Hình 5 cho thấy sự thay đổi theo mùa của thế nước trong lá cây (WP) vào thời điểm lúc
trước bình minh và buổi trưa (a), Chỉ số diện tích lá (LAI) (b) và các góc của lá so với trục hoành (MLA)
(c) trong các mùa khác nhau đối với loài cây lá cứng thường xanh và loài cây bán rụng lá chịu hạn.

Hình 5. A, B - Hai loài A và B khác nhau; a) WP - Thế nước ở lá, M (1996-1998) - tháng; PD -Thế nước lúc trước
bình minh, MD- thế nước buổi trưa, D- Thời gian khô hạn ở mùa hè b) LAI - chỉ số diện tích lá (m2/m2), c) MLA -
góc lá trung bình (o từ trục hoành), Sp- Mùa xuân, S- mùa hè, A- mùa thu.

Hãy cho biết mỗi phát biểu sau đây là đúng (T) hay sai (F) (4 điểm, mỗi ý 1 điểm)
A. Loài A được coi là loài bán rụng lá chịu hạn vì nó tránh được một phần stress nhờ thế năng nước
cao hơn.
B. Ở loài B, sự rụng lá rõ rệt trong mùa hè có thể đạt 50%, liên quan đến các ưu điểm tiết kiệm nước, qua
việc giảm bề mặt thoát hơi nước trong thời gian bị stress nước cực đại.
C. Thế nước lúc trước bình minh giảm xuống dưới -6MPa ở loài B do hệ thống rễ phát triển tốt và đâm sâu
giúp chúng có thể tiếp cận nước ở độ sâu.
D. Loài B thể hiện những thay đổi rõ rệt trong cấu trúc lá, để giảm sự ngăn chặn bức xạ quá mức trong thời
kì khô hạn của mùa hè, tránh ức chế quang hợp.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Q20
Các loài địa y khác nhau về khả năng chịu được hàm lượng nitơ sẵn có trong môi trường, với những loài
chịu được nồng độ ammonia (NH3) cao trong khí quyển và những loài khác không thể tồn tại ở
nồng độ ammonia thấp.
Huỳnh quang diệp lục a là một thông số thường được sử dụng làm chỉ số sống sót của các sinh vật quang
hợp, cung cấp thông tin về hoạt động sinh lý của sinh vật. Chỉ số này là gần đúng, biến thiên trong
khoảng giữa 0,8 (giá trị tối ưu = tình trạng khỏe mạnh) và 0 (tình trạng stress = ức chế hoàn toàn hệ
thống). Chỉ số này thường được sử dụng để nghiên cứu đáp ứng của địa y đối với sự dư thừa nitơ.
Xét Loài 1 là loài địa y chịu nitơ, và Loài 2 là loài nhạy cảm nitơ.

Hình 6 cho biết tần số của hai loài theo gradient hàm lượng ammonia; Hình 7 cho biết hoạt động
sinh lý của hai loài được thể hiện ở chỉ số sống sót.

Hình 6. F = Tần số; aa = ammonia khí quyển; M = trung bình; N = Số liệu không nhiễu (Non- Outlier
Range); O = Số liệu nhiễu (Outliers)
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Hình 7. VI = Chỉ số sống sót


Địa y có nhiều cơ chế sinh lý chống chịu với nitơ. Một trong các cơ chế là dự trữ nitơ dư thừa ở dạng
không độc, như chitin, bên trong mô của chúng. Chitin có thể kết hợp nitơ dư thừa vì nitơ chiếm
khoảng 6,3% khối lượng của chitin.
Bảng 1 cho biết hai giá trị về nồng độ chitin và nitơ trong mô của hai loài.

Chitin (mg/ g) N tổng số (mg/ g)

Giá trị 1 3.40 ± 1.42 12.34

Giá trị 2 20.74 ± 3 23.37

Q20.1
Chọn phương án trả lời đúng phù hợp với tham số của Loài 1 hoặc Loài 2. (5 điểm, mỗi
ý 1 điểm)
Loài 1 Loài 2

Đồ thị A, hình 6

Đồ thị B, hình 6

Vòng tròn, hình 7

Giá trị 1, bảng 1

Giá trị 2, bảng 1


THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Q20.2
Hãy cho biết mỗi phát biểu sau đây là đúng (T) hay sai (F)
(4 điểm, mỗi ý 1 điểm)

A.
NH3 tăng lên sẽ kích thích hoạt động sinh lý tăng cường ở một trong các loài
B.
Các giá trị trung bình về nồng độ ammonia làm tăng tần số xuất hiện địa y.
C.
Ô nhiễm nitơ ảnh hưởng đến động học cạnh tranh trong các loài địa y.
D.
Sự khác biệt về hàm lượng nitơ trong hai loài hoàn toàn do sự khác biệt về hàm lượng chitin.
THỬ THÁCH IBO II - IBO 2021 – BỒ ĐÀO NHA
BÀI THI LÝ THUYẾT

Q21
Hình 8 cho thấy một số thực vật cần một giai đoạn lạnh kéo dài (vernalization) như đã trải qua trong mùa
đông (W), trước khi chúng ra hoa (Hình A). Thời gian ra hoa được kiểm soát bởi một cơ chế ngoại di
truyền (epigenetics) “đã được mô tả rõ” mà đích tác động là LOCUS RA HOA C (FLC). Gen FLC mã
hóa một yếu tố phiên mã hộp MADS liên kết và ức chế gen FT. Do đó, thể đột biến flc đặc trưng bởi sự ra
hoa sớm vào mùa thu (A) (Hình B). Các cơ chế phân tử trong đó FLC kiểm soát sự ra hoa được minh họa
trong Hình C.

Hình 8. A – Mùa thu, W – Mùa đông, S – Mùa xuân, VD – phát triển sinh dưỡng, RD – Phát
triển sinh sản, PC – Lạnh kéo dài.
Hãy cho biết mỗi phát biểu sau đây là đúng (T) hay sai (F) (5 điểm, mỗi ý 1 điểm)
A. FLC là yếu tố ức chế sự ra hoa
B. Sự phiên mã gen FT được hoạt hóa bằng việc liên kết với FLC.
C. FT chủ yếu được biểu hiện ở các mô sinh dưỡng của cây vào mùa thu.
D. Sự hoạt hóa phiên mã FLC bị ảnh hưởng bởi quá trình ngoại di truyền (epigenetic) nhạy cảm
với nhiệt độ lạnh
E. Điều kiện lạnh cảm ứng sự bất hoạt gen FLC, cho phép FT được biểu hiện và cảm ứng ra hoa.

You might also like