You are on page 1of 16

BÀI TẬP

Tình huống vi phạm pháp luật


Yêu cầu:
1. Xác định vi phạm pháp luật, chứng minh vi phạm pháp
luật (4 điểm).
2. Xác định và chứng minh lỗi của người có hành vi vi phạm
pháp luật (2 điểm).
3. Xác định khả năng tuyên án ở mức tối thiểu, tối đa của
khung hình phạt (2 điểm).
4. Tư vấn, bào chữa cho bị cáo, bị hại (2 điểm).
CHO TÌNH HUỐNG SAU:
Ruộng nhà ông Phương có chuột tràn đồng. Xót đám ruộng
ông làm bẫy điện. Một số ruộng gần đường đi lại đặt thông báo
có bẫy điện. Nghĩ ruộng của mình nằm giữa các ruộng khác,
không ai đi vào, ông Phương không đặt biển báo, không mắc
đèn làm hiệu ban đêm. Lịch kéo điện của ông từ 19g đến 5g
sáng hôm sau, an toàn được một tuần. Đến ngày 11-6-2007, từ
ruộng lúa nhà ông Phương bốc mùi hôi nồng nặc. Dân trong ấp
túa ra. Giữa ruộng lúa xanh cao khoảng 40cm, xác một người
nằm sấp đã trương phình. Kết quả khám nghiệm: người đàn
ông bị điện giật bất tỉnh, rồi ngã xuống ruộng chết vì bị sặc
nước.
TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI SAU:
1. Ai là người có hành vi vi phạm pháp luật trong tình huống
trên, chứng minh.
2. Lỗi của người vi phạm pháp luật trong tình huống trên là gì,
chứng minh?
3.Khi nào người phạm tội bị tuyên án ở mức tối thiểu hoặc tối
đa theo khung hình phạt mà Viện Kiểm sát đề nghị.
4. Hãy đưa ra những lý lẽ để biện hộ bảo vệ quyền lợi cho nạn
nhân hoặc người vi phạm trong tình huống trên.
HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY
1. Xác định người có hành vi vi phạm pháp luật,
hành vi vi phạm pháp luật. ==>
Yêu cầu: xác định và chứng minh 4 dấu hiệu cơ bản
của vi phạm pháp luật trong tình huống đó.
HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY
1. Ai là người có hành vi vi phạm pháp luật trong tình
huống trên, chứng minh.
Ông phương có hành vi vi phạm pháp luật trong tình
huống trên vì:
DH1: Hành vi sử dụng điện để bẫy chuột gây hậu quả
chết người của ông Phương là nguy hiểm cho xã hội.
HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY
1. Ai là người có hành vi vi phạm pháp luật trong tình
huống trên, chứng minh.
DH2: ông Phương sử dụng điện để bẫy chuột là hành
vi trái pháp luật vì hành vi này đây là hành vi bị pháp luật
cấm theo Điều 7 – Luật Điện lực.
HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY
1. Ai là người có hành vi vi phạm pháp luật trong tình
huống trên, chứng minh.
DH3: ông Phương có lỗi khi sử dụng điện để bẫy chuột
vì hành vi trái pháp luật của ông phương được thực hiện
trong tình huống mà ông hoàn toàn có thể lựa chọn và
quyết định cách xử sự phù hợp hơn.
HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY
1. Ai là người có hành vi vi phạm pháp luật trong tình
huống trên, chứng minh.
DH4: ông Phương có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý
vì ông … tuổi, có khả năng nhận thức và điều khiển hành
vi bình thường, có điều kiện lựa chọn và quyết định
cách xử sự trong tình huống đó, tự chịu trách nhiệm về
hành vi của mình.
HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY
2. Xác định lỗi của người có hành vi vi phạm pháp luật
==> Xác định loại lỗi, chứng minh lỗi đã chọn trong tình huống
được cho.
- Lỗi cố ý trực tiếp
- Lỗi cố ý gián tiếp
- Lỗi vô ý vì quá tự tin
- Lỗi vô ý do cẩu thả
Chú ý: Nếu 1 hành vi – 1 hậu quả thì chỉ có 1 lỗi
HƯỚNG TRÌNH BÀY
2. Xác định lỗi của người có hành vi vi phạm pháp luật
(Cần chỉ ra loại lỗi cụ thể và chứng minh)
==> Lỗi của ông Phương trong tình huống trên là cố ý gián tiếp vì:
- Ông Phương biết hành vi sử dụng điện để bẫy chuột là nguy hiểm
- Ông Phương thấy trước hành vi đó có thể xảy ra hậu quả gì.
- Nhưng không làm gì để ngăn chặn, làm giảm bớt nguy hiểm (Không
đặt biển báo, không mắc đèn hiệu ban đêm) tức là để mặc cho hậu quả
xảy ra.
3.Khi nào người phạm tội bị tuyên án ở mức tối thiểu hoặc tối đa
theo khung hình phạt mà Viện kiểm sát đề nghị.

• Khi người phạm tội không có tình tiết tăng nặng mà có nhiều tình tiết giảm
nhẹ thì có thể bị tuyên án ở mức tối thiểu của khung hình phạt. (Điều 51 – BLHS
2015). Tùy tình huống có thể sử dụng các tình tiết sau:
- Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội
phạm;
- Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc
phục hậu quả;
- Người phạm tội tự thú/ đầu thú;
- Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;
- Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến
đấu, học tập hoặc công tác;
- ……
3.Khi nào người phạm tội bị tuyên án ở mức tối thiểu hoặc tối
đa theo khung hình phạt mà Viện kiểm sát đề nghị.

• Khi người phạm tội không có tình tiết giảm nhẹ mà có nhiều tình
tiết tăng nặng thì có thể bị tuyên án ở mức tối đa theo khung hình
phạt. (Điều 52 – BLHS 2015). Tùy tình huống có thể sử dụng các
tình tiết sau:
- Phạm tội có tổ chức;
- Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
- Phạm tội có tính chất côn đồ;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
- ….
4. Tư vấn, bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân hoặc người vi phạm

- Tư vấn các quyền và nghĩa vụ cơ bản cho đối tượng mình


chọn hoặc được chỉ định:
Bị cáo (Điều 61 - Bộ luật Tố tụng hình sự)
Bị hại (Điều 62 - Bộ luật Tố tụng hình sự)
- Tư vấn cho họ nên làm những việc gì.
Bồi thường, thành khẩn khai báo, thể hiện thái độ ăn năn hối
cải, phối hợp với cơ quan điều tra, thu thập và lưu trữ chứng cứ…
CHÚ Ý KHI THI CUỐI KỲ
1. Không được sử dụng tài liệu trong quá trình làm bài.
2. Đọc kỹ đề bài trước khi làm;
3. Trình bày rõ ràng, đủ ý.
THE END

You might also like