You are on page 1of 11

ÔN TẬP KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Chương 2.
1. Sản xuất hàng hóa
- Sản xuất tự cấp tự túc: tồn tại chủ yếu thời kì nguyên thủy, sản phẩm lao động tạo ra để thỏa mãn nhu
cầu của chính người sản xuất
=> Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế tự nhiên
- Sản phẩm lao động dư thừa hơn => xuất hiện hoạt động trao đổi => Sản phẩm lao động trở thành hàng
hóa => Sản xuất hàng hóa ra đời
* Điều kiện ra đời: khi đủ 2 điều kiện:
1) Phân công lao động xã hội: là sự phân chia lao động vào các ngành nghề cụ thể, mỗi người đảm
nhiệm một công việc khác nhau => chuyên môn hóa (cải tiến công cụ lao động) => năng suất tăng =>
tạo sản phẩm dư thừa (Điều kiện cần)
Ví dụ: Thợ dệt vải sẽ có nhiều vải hơn so với nhu cầu, nhưng họ cần lương thực => Thợ vải đem vài đổi
lấy gạo. Ngược lại người nông dân cũng cần quần áo mặc nên dùng gạo đổi lấy vải
2) Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất (Điều kiện đủ)
Trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ, chủ nô chiếm nhiều nô lệ, mỗi nô lệ tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau
nhưng lại thuộc sở hữu của chủ nô, không thể tự do đem sản phẩm đi trao đổi => đây không phải hàng
hóa.
=> Sự tách biệt về mặt kinh tế làm cho những người sản xuất trở thành chủ thể sản xuất độc lập =>
Người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người kia thì phải qua trao đổi.
Nguồn gốc: Chế độ tư hữu về TLSX: TLSX thuộc sở hữu của mỗi cá nhân => sản phẩm làm ra thuộc sở
hữu của họ
2. Hàng hóa
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi,
mua bán.
Hàng hóa có thể đáp ứng nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu sản xuất, có thể là dạng vật thể hoặc phi vật thể
(phần mềm, website, phát minh,…)
Tại sao hàng hóa có giá trị trao đổi?
* 2 thuộc tính của hàng hóa: giá trị sử dụng và giá trị
- Giá trị sử dụng là công dụng của hàng hóa thỏa mãn nhu cầu con người
Ví dụ: Gạo có giá trị sử dụng là để ăn
Đặc điểm:
+ Do thuộc tính tự nhiên, về lý học, hóa học, của các yếu tố tham gia cấu thành nên hàng hóa
+ Không chỉ có một giá trị sử dụng duy nhất
Ví dụ: Than đá: chất đốt, đun, nấu. KH-KT phát triển, người ta phát hiện than đá làm nhiên liệu cho
một số ngành công nghiệp hóa chất khác..
+ Giá trị sử dụng tồn tại vĩnh viễn
+ Giá trị sử dụng cho xã hội
- Giá trị: là lao động xã hội kết tinh bên trong hàng hóa
Các loại hàng hóa có cơ sở chung là sản phẩm của lao động, tức là đều do hao phí lao động xã hội của
người sản xuất tạo thành => Người sản xuất trao đổi với nhau = trao đổi hao phí lao động chứa đựng bên
trong hàng hóa
Giá trị trao đổi là hình thức thể hiện bên ngoài của giá trị
* Đặc điểm của giá trị hàng hóa:
- Giá trị biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa với nhau (hợp tác, thỏa thuận)
- Là phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong kinh tế hàng hóa (trong giai đoạn nhất định) => Trong nền kinh tế
tự nhiên không có giá trị hàng hóa
* Mối quan hệ giữa giá trị và giá trị hàng hóa
- Thống nhất: Hai thuộc tính này tồn tại đồng thời trong một hàng hóa
- Mâu thuẫn: Người sản xuất làm ra hàng hóa để bán (mục đích của họ là giá trị hàng hóa hay lợi nhuận,
không phải giá trị sử dụng). Ngược lại, với người mua thì rất cần giá trị sử dụng. Muốn có được giá trị
sử dụng thì phải thực hiện giá trị hàng hóa trước (trong lưu thông) sau đó mới chi phối được giá trị sử
dụng (trong tiêu dùng)
=> Quá trình thực hiện giá trị sử dụng và giá trị được thực hiện khác nhau về thời gian và không gian
3) Nguồn gốc của giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa? – Tính chất hai mặt của lao động sản xuất
hàng hóa: lao động cụ thể và lao động trừu tượng
a) Lao động cụ thể
Nhiều loại hình lao động tồn tại song song => Tạo ra 1 loại sản phẩm cụ thể
Đặc trưng:
- Mỗi lao động cụ thể tạo ra 1 giá trị sử dụng nhất định?
Mỗi lao động cụ thể có mục đích, công cụ lao động, đối tượng riêng, để phân biệt với các lao động cụ
thể khác
Ví dụ: Thợ may cần vật liệu như vải, kim, chỉ, máy may => Tạo ra quần áo.
Thợ xây cần gạch, xi măng,…=> Tạo ra nhà, công trình,…
- Phản ánh trình độ phân công lao động xã hội.
Càng xuất hiện nhiều lao động xã hội thì phân công lao động xã hội càng chi tiết, sản xuất hàng hóa
càng phát triển, xã hội càng tiến bộ
- Lao động cụ thể là phạm trù vĩnh viễn, không phụ thuộc vào hình thái kinh tế xã hội nào
- Lao động cụ thể ngày càng phong phú, đa dạng
Khi XH phát triển => Nhu cầu con người càng cao => Những nhu cầu đó được đáp ứng nhờ sự phát
triển của KH-CN
b) Lao động trừu tượng
Trừu tượng: không nhìn thấy được hình dáng, cấu trúc của mặt lao động này
=> Chỉ xét về mặt hao phí lao động: cơ bắp, thần kinh, sức lực,…
Đặc trưng:
- Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa
Khi xét lao động trừu tượng, người ta có thể so sánh giá trị hàng hóa này với hàng hóa khác
Vd: Lao động trừu tượng của người sx xe máy > lao động trừu tượng của người nuôi gà => Khi bán ra
thị trường, giá cả xe máy > giá trị con gà
- Lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa
Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa, nên khi trao đổi hàng hóa cần căn cứ theo nguyên tắc trao
đổi ngang giá. Vd 1 con gà được đổi 5 kg gạo => Cùng hao phí lao động như nhau
LĐTT tạo ra giá trị. Nếu ko có sx hàng hóa, ko có trao đổi thì ko cần quy các lao động cụ thể ra lao động
trừu tượng. Do vậy, LĐTT là phạm trù lịch sử riêng của sx hàng hóa
c) Mối liên hệ
- LĐCT: Mỗi người sx hàng hóa cái gì, cho ai, như thế nào là việc riêng của họ => Mang tính tư nhân
- LĐTT: Khi gạt bỏ các hình thức cụ thể, LĐ của người sx hàng hóa chỉ là một bộ phận của toàn bộ
LĐXH => Mang tính XH. Phân công LĐXH tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những ng sx hàng hóa.
Họ làm việc cho nhau thông qua trao đổi hàng hóa => Tính chất 2 mặt của sx hàng hóa phản ánh tính
chất tư nhân và tính chất xã hội của người sản xuất hàng hóa
=> Mâu thuẫn vì:
1. Sản phẩm của người sx tư nhân tạo ra chưa chắc ăn khớp với nhu cầu xh
Vd: Ng sx tư nhân sx ra 5 triệu đôi dép => Chua chắc phù hợp nhu cầu xh (có thể vượt quá nhu cầu xh)
=> Không thực hiện được giá trị
2.Mức hao phí LĐ cá biệt của người sx hàng hóa có thể cao hơn so với mức tiêu hao mà xh có thể chấp
nhận được
Vd: Theo tính toán chi phí sx, 1 đôi dép phải bán ra thị trường với giá 1 triệu thì mới có lãi. Nhưng mức
giá đó xh không chấp nhận được. Người tiêu dùng có thể mua đôi dép rẻ hơn mà vẫn đáp ứng nhu cầu
của họ => Hàng hóa có thể ko bán được hoặc bán được nhưng ko thu hồi đc chi phí lao động bỏ ra
=> Hậu quả: cuộc khủng hoảng sản xuất thừa => mầm móng cho mọi mâu thuẫn trong sx hàng hóa
4) Lượng giá trị của hàng hóa
Bản chất: Do lượng lao động hao phí để sx hàng hóa đó tạo ra, được đo bằng thời gian lao động. Tuy
nhiên, có nhiều ng cùng sx 1 loại hàng hóa nhưng do khác biệt về điều kiện, trình độ, năng suất => Thời
gian hao phí để sx ra hàng hóa đó cũng khác nhau
Thời gian lao động xã hội cần thiết: đơn vị đo lường giá trị hàng hóa
* Phân biệt với thời gian lao động cá biệt
Thời gian lao động xã hội cần thiết: Thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa trong điều kiện
trung bình của xã hội

=> Ng sx phải tích cực đổi mới sáng tạo nhằm giảm thgian lao động cá biệt < mức hao phí trung bình
cần thiết => tạo ưu thế trong cạnh tranh
Cấu thành lượng giá trị hàng hóa = Nguyên liệu + máy móc, thiết bị, nhà xường + hao phí sức lao
động
=> 2 phần: giá trị cũ (nguyên liệu, máy móc, nhà xưởng – đã có hao phí lao động trước đó và trong quá
trình sx sẽ chuyển thành sản phẩm) => C
giá trị mới: hao phí sức lao động => V + M
=> Cơ sở nghiên cứu nguồn gốc giá trị thặng dư
* Nhân tố ảnh hưởng lượng giá trị hàng hóa
1. Năng suất lao động: là năng lực sx của người LĐ được tính bằng số lượng sản phẩm sx trong 1 đơn vị
thời gian hoặc thời gian hao phí để sx ra 1 đơn vị sản phẩm. Phụ thuộc: trình độ công nhân, trình độ
quản lý, sự phát triển của khoa học,…
Khi tăng NSLĐ, tức là trong khoảng thgian ko đổi sẽ sx được nhiều sản phẩm hơn. Nói cách khác,
thgian hao phí LĐ cho 1 đơn vị sản phẩm ít đi => Giá trị 1 đơn vị sản phẩm giảm => Giá cả giảm
=> Giá trị hàng hóa tỉ lệ nghịch với năng suất lao động
2. Cường độ lao động: là mức khẩn trương, nặng nhọc, căng thẳng của LĐ trong sx hàng hóa
CĐLĐ tăng => mức hao phí cơ bắp, thần kinh tăng => Số lượng hàng hóa tăng => Sức hao phí lao động
tăng => Lượng giá trị của 1 đơn vị hàng hóa không thay đổi
3. Tính chất phức tạp hay giản đơn
a) Lao động giản đơn: là lao động không qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ
Vd: tạp vụ, bán hàng nhỏ, phát tờ rơi
b) Lao động phức tạp:
Vd: luật sư, bác sĩ, kĩ sư
Trong cùng 1 thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn.
Trong quá trình trao đổi hàng hóa, mọi lao động phức tạp đều được quy về lao động giản đơn

TIỀN TỆ
1. Lịch sử ra đời
Mỗi sản phẩm LĐ được đem ra trao đổi, nghĩa là có giá trị trao đổi (giá trị biểu hiện bên ngoài của giá
trị hàng hóa) => Tiền ra đời là kết quả tất yếu của quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa, khi các hình
thái biểu hiện giá trị phát triển từ thấp tới cao
1) Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị: vật đổi vật
2) Hình thái mở rộng của giá trị: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện ở nhiều hàng hóa khác đóng vai trò
là vật ngang giá, tỷ lệ trao đổi do lao động quy định chứ không còn ngẫu nhiên như trước.
* Hạn chế: nhu cầu trao đổi giữa những người trao đổi không còn phù hợp => không trao đổi được
3) Hình thái chung của giá trị: Các hàng hóa được đổi bằng một vật ngang giá chung, trung gian trước,
thường là những vật phổ biến, được nhiều người biết đến nhưng không cố định ở nhiều địa phương
=> Hình thái tiền tệ ra đời: giá trị tất cả hàng hóa đều được thể hiện bởi 1 hàng hóa thống nhất bởi nhiều
địa phương => tỷ lệ trao đổi được cố định: tiền, bạc, bản vàng đại diện cho tiền tệ. Vàng là phương tiện
trung gian vì bản thân vàng cũng là hàng hóa và có giá trị sử dụng, có thuộc tính lý, hóa học như dễ dát
mỏng, ít hao mòn, vận chuyển
Theo thời gian, vàng cũng có sự hao mòn nhất định => người ta tạo ra tiền đồng, tiền giấy…Tiền giấy
thực chất là kí hiệu của giá trị, của một lượng tiền vàng. Các nước in ra tiền giấy đại diện cho lưu thông
cho nước mình. Số lượng tiền giấy tương ứng một lượng tiền vàng trong đất nước. Chỉ chính phủ được
in, đảm bảo về giá trị và cho phép lưu thông.
In nhiều => lạm phát, mất giá => giá cả tăng
Sản xuất, trao đổi phát triển => tiền điện tử, thẻ tín dụng ra đời => tiết kiệm thời gian, vẫn đảm bảo giá
trị => Biểu hiện của xã hội văn minh, tiến bộ
Bản chất: tiền tệ là loại hàng hóa đặc biệt, là kết quả của quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa, là vật
ngang giá chung, biểu hiện LĐXH và là biểu hiện của quan hệ giữa những người sx hàng hóa
2. Chức năng tiền tệ (tiền tệ có thể thực hiện nhiều chức năng cùng 1 lúc)
Thứ nhất: thước đo giá trị => Chức năng cơ bản của tiền tệ
Giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định gọi là giá cả hàng hóa. Giá cả hàng hóa là
hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Giá trị là nội dung, cơ sở của giá cả. Trong điều kiện
không đổi, giá trị hàng hóa càng cao thì giả cả càng cao và ngược lại
Thứ hai: phương tiện lưu thông
H-T-H: Hàng chuyển từ tay ng bán sang ng mua => Tiền chuyển từ ng mua sang ng bán
Thứ ba: phương tiện cất trữ. Tiền được rút ra khỏi lưu thông
Thứ tư: phương tiện thanh toán: trả nợ, nộp thuế, trả lãi,…
Thứ năm: tiền tệ thế giới
DỊCH VỤ
1) Dịch vụ có phải hàng hóa?
Dịch vụ cũng là hàng hóa nhưng là hàng hóa vô hình vì nó cũng là sản phẩm lao động, được đem ra trao
đổi, mua bán và đáp ứng nhu cầu của người mua, cũng có giá trị và giá trị sử dụng
Dịch vụ khác với hàng hóa thông thường?
- Là hàng hóa vô hình
- (Phần lớn) Không thể cất trữ
2) Hàng hóa đặc biệt
1. Quyền sử dụng đất
Cũng là hàng hóa trong thị trường bất động sản, có 2 thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng
Giá cả của quyền sử dụng đất không bị quyết định trực tiếp bởi hao phí lao động mà còn bởi nhiều yếu
tố khác như giá trị của tiền, cung cầu, sự khan hiếm, đô thị hóa, tăng dân số…
Quyền sử dụng đất có sinh lợi nhuận?
Về bản chất, khi mua quyền sử dụng đất chính là chuyển hình thái giá trị tiền tệ sang hình thái giá trị của
cải. Nếu thị trường luôn cân bằng và không có thay đổi nhu cầu xh về đất đai => việc này không sinh
lời.
Tuy nhiên quỹ đất có giới hạn, dân số tăng,…nhu cầu về quyền sử dụng đất làm cho cầu tăng. Người sở
hữu quyền sử dụng đất sẽ kiếm lời sau 1 thgian tích lũy quyền sử dụng đất.
Tiền ban đầu là phương tiện thanh toán. Tiền mua đất bán sinh lời không làm tăng giá trị mà chỉ làm
dịch chuyển, phân phối lại giá trị. Nếu chỉ mua bán quyền sử dụng đất thì xã hội không giàu có lên =>
Chính sách điều hòa, kiểm soát giá đất, giá cả quyền sử dụng đất.
2. Thương hiệu
- Là hàng hóa vô hình
- Khó xác định giá trị
- Giá cả được quyết định bởi sự kỳ vọng và quan hệ cung cầu (sự khan hiếm) chứ không hẳn do hao phí
lao động
3. Giấy tờ có giá, chứng khoán
Bản chất: cũng là hàng hóa được mua bán trên thị trường chứng khoán, cũng có 2 thuộc tính
- Là yếu tố phái sinh, được phát hành bởi 1 lượng nhất định, giao dịch trên thị trường thứ cấp (thị trường
chứng khoán)
- Giá cả lên xuống theo quan hệ cung cầu, sự kỳ vọng của nhà đầu tư chứ không hoàn toàn bởi giá trị
gốc của chứng khoán
- Việc mua bán chứng khoán không làm ra giá trị mới. Bản chất là sự dịch chuyển giá trị từ người này
sang người khác

TÓM LẠI: Sự khác nhau giữa hàng hóa thông thường và hàng hóa đặc biệt?
- Là hàng hóa vô hình, không cân đo đong đếm được
- Giá cả của hàng hóa được quyết định bởi quan hệ cung cầu và sự kỳ vọng
- Được giao dịch ở thị trường thứ cấp. Đây là thị trường quyết định giá cả của các hàng hóa đặc biệt

THỊ TRƯỜNG VÀ CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG


1) Thị trường là gì?
Nghĩa hẹp: Là nơi diễn ra hành vi trao đổi, mua bán giữa các chủ thể kinh tế. Vd: chợ, siêu thị, cửa
hàng,… => Theo nghĩa này, thị trường tồn tại 2 thực thể là người mua và người bán, và thị trường là
một địa điểm cụ thể
Nghĩa rộng: Là tổng hòa các mối quan hệ liên quan trao đổi, mua bán hàng hóa trong xã hội, được hình
thành trong những điều kiện lịch sử, kinh tế xã hội nhất định => Phức tạp hơn
=> Mối quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng thông qua trung gian (Vd đại lý), qua sự quản
lý, giám sát của nhà nước
Thị trường được hình thành ở khác điều kiện lịch sử, kinh tế xã hội khác nhau thì khác nhau.
2) Phân loại thị trường
Căn cứ vào mục đích sử dụng hàng hóa: thị trường tư liệu sản xuất (nguyên liệu, máy móc) và thị trường
tư liệu tiêu dùng (nhu yếu phẩm)
=> Có sự giao thoa: hàng hóa vừa là tư liệu sản xuất vừa là tư liệu tiêu dùng
Căn cứ vào đầu vào và đầu ra của sản xuất: thị trường yếu tố đầu vào và thị trường yếu tố đầu ra =>
Cũng có sự giao thoa
Căn cứ vào phạm vi hoạt động: thị trường trong nước và thị trường thế giới
Căn cứ vào tính chuyên biệt (theo từng lĩnh vực)
Căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành: thị trường tự do/có điều tiết/độc quyền/…
3) Vai trò
- Là điều kiện, môi trường cho sản xuất phát triển
Hàng hóa sản xuất nhằm mục đích trao đổi mua bán. Nếu 1 hàng hóa ko đc thị trường chấp nhận => ko
bán được => Quá trình sản xuất bị thu hẹp, đổ gãy. Ngược lại, nếu quá trình sản xuất và hàng hóa được
thị trường chấp nhận rộng rãi => Là động lực thúc đẩy sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Thị
trường là cầu nối sản xuất – tiêu dùng, đặt ra các yêu cầu về sản xuất, nhu cầu tiêu dùng => Thị trường
có vai trò thông tin, định hướng cho mọi nhu cầu sx và kinh doanh.
- Kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xh, tạo ra cách thức phân bổ nguồn lực hiệu quả trong
nền kinh tế (cải tiến mẫu mã để cạnh tranh, sàng lọc tự nhiên dưới sức ép các quy luật cạnh tranh, đối
mặt với nguy cơ bị đào thải => đáp ứng nhu cầu xã hội,..).
- Gắn kết nền kinh tế thành 1 chỉnh thể, gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới, tạo sự phụ
thuộc lẫn nhau, quy định lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế, các địa phương, ngành nghề, lĩnh vực trong
quá trình sản xuất, tạo nên sự phát triển chung.
4) Cơ chế thị trường:
Cơ chế: cách thức vận hành trong tổ chức theo quy tắc nhất định
Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang đặc tính tự điều chỉnh các cân đối của nền kinh
tế theo yêu cầu của các quy luật kinh tế. Nói cách khác, quy luật thị trường (quy luật cung cầu, quy luật
cạnh tranh, quy luật giá trị) => Hình thành mức giá và sản lượng thị trường. Người bán, người mua
thông qua thị trường sẽ xác định được giá cả

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG


1) Kinh tế thị trường là gì?
Nền kinh tế thị trường được vận hành theo cơ chế thị trường. Đó là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở
trình độ cao, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và các quan hệ kinh tế đều được thực hiện thông qua
thị trường, chịu sự điều tiết, tác động của các quy luật kinh tế hoạt động trên thị trường.
2) Đặc trưng
- Đòi hỏi sự đa dạng của các chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở hữu, các chủ thể kinh tế bình đẳng trước
pháp luật và chịu sự tác động khách quan của các quy luật thị trường. Sự đa dạng này là tất yếu trong
KTTT, xây dựng môi trường cạnh tranh, thúc đẩy KT phát triển, là biểu hiện của nhiều hình thức sở
hữu.
- Thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội thông qua hoạt động của
các thị trường bộ phận (thị trường hàng hóa, thị trường dịch vụ, thị trường bất động sản,…). Các loại thị
trường này không tồn tại độc lập mà có tác động lẫn nhau.
Vd: Nguồn lực vốn, khi xảy ra covid, thị trường lao động khủng hoảng, thị trường hàng hóa và dịch vụ
đình trệ => Dưới tác động của suy thoái thị trường => dịch chuyển nguồn lực vốn sang các khu vực an
toàn hơn
- Giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường, cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực thúc
đẩy kinh tế thị trường phát triển
Trong KTTT, các quy luật thị trường chi phối các hoạt động sản xuất, phân phối, tiêu dùng. Các quy luật
này giúp hình thành các mức giá cả, là động lực thúc đẩy thị trường pt
- Động lực trực tiếp của các chủ thể sx kinh doanh là lợi ích kinh tế xã hội
Các chủ thể KT thgia hđ sx, kd, động lực chính là lợi ích ktxh.
Doanh nghiệp tư nhân: Đặt Mục tiêu lợi nhuận, kinh tế => Duy trì, phát triển
Nhà nước: Vì lợi ích kinh tế, và phải đảm bảo lợi ích xã hội
Vd: Dự án công: Mục tiêu kinh tế + cân đối phù hợp với thu nhập mọi thành phần nhân dân
- NN là chủ thể thực hiện chức năng quản lý NN đối với các quan hệ kinh tế, thực hiện khắc phục những
khuyết tật thị trường, thúc đẩy các yếu tố tích cực, đảm bảo sự bình đẳng xã hội và sự ổn địnhcủa toàn
bộ nền kinh tế
- KTTT là nền kinh tế mở, thị trường trong nước gắn liền với thị trường quốc tế.
Mở cửa kinh tế => Tạo cơ hội về nguồn lực kinh tế…

QUY LUẬT GIÁ TRỊ


QLGT yêu cầu việc sx và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.
- Trong phạm vi sản xuất hàng hóa: Mỗi ng sản xuất tự quyết định hao phí lao động cá biệt. Nhưng
muốn bán được hàng hóa, có lãi => Căn cứ và hao phí lao động xã hội. Ng sx phải điều chỉnh cho hao
phí LĐ cá biệt phù hợp với hao phí LĐXH => Hạ giá trị cá biệt ngang bằng hoặc nhỏ hơn giá trị XH
- Trong trao đổi hàng hóa: Nguyên tắc ngang giá (cùng kết tinh 1 lượng giá trị xã hội như nhau). Tuy
nhiên trong quá trình mua bán, cái ngta quan tâm cuối cùng là giá cả hàng hóa chứ ko phải giá trị.
Vai trò:
- Điều tiết sx và lưu thông hàng hóa
+ Điều tiết sản xuất: giá cả thị trường biến động, ng sx biết tình hình cung cầu của từng loại hàng hóa.
Cung = cầu, thì giá cả = giá trị, => Sx của họ tiếp tục. Cung < cầu thì giá cả > giá trị => Mở rộng sản
xuấn. Cung > cầu thì giá cả < giá trị (bị tồn) => Thu hẹp sx hoặc chuyển đổi mô hình sx
+ Điều tiết lưu thông: giá cả thị trường biến động, hàng hóa từ nơi giá thấp -> giá cao, cung > cầu ->
cung < cầu. QLGT giúp phân phối nguồn hàng 1 cách hợp lý => QLGT làm cung cầu hàng hóa giữa các
vùng cân bằng, phân phối hàng hóa và thu nhập các vùng miền, điều chỉnh sức mua của thị trường
- QLGT kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao năng suất lao động
Trong đksx khác nhau => hao phí lđ cá biệt khác nhau, căn cứ vào LĐXH => …
- Phân hóa giàu nghèo

QUY LUẬT CẠNH TRANH


QLCT là quy luật kinh tế điều tiết khách quan mqh ganh đua kinh tế giữa các chủ thể trong sx và trao
đổi hàng hóa. QLCT yêu cầu khi đã thgia thị trường, các chủ thể sx kinh doanh, bên cạnh sự hợp tác
luôn phải chấp nhận sự cạnh tranh

You might also like