You are on page 1of 2

NG CHÍNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2015

TA

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ÁP DỤNG VẠT DA NHÁNH XUYÊN ĐỘNG MẠCH MÔNG TRÊN ĐIỀU TRỊ LOÉT TỲ ĐÈ
VÙNG CÙNG CỤT, Ụ NGỒI

Phạm Trần Xuân Anh, Đỗ Văn Hùng, Nguyễn Hữu Hưng, Đỗ Tuấn Ngọc

TÓM TẮT

Khoa Ngoại Bỏng - Tạo hình, Bệnh viện Đà Nẵng

Email: anh71hddn @yahoo.com Ngày nhận: 21 - 8 - 2015 Ngày phản biện: 20 – 9 - 2015
Ngày in: 10 – 10 – 2015

Đặt vấn đề: Che phủ loét tỳ đè vùng cùng cụt, ụ ngồi bằng vạt da cân cơ là phương
pháp điều trị đạt hiệu quả cao nhất, hạn chế thấp nhất tỷ lệ loét tái phát. Sự phát
triển của vạt da nhánh xuyên động mạch mông trên giúp phẫu thuật viện có được những
vật da cân với diện tích lớn hơn, độ xoay vạt rộng hơn. Hơn nữa, vạt được phẫu tích
mà không ảnh hưởng đến động mạch chính và hạn chế biến dạng vùng cho vạt cho thấy
vạt da này là chất liệu tốt nhất thường được các phẫu thuật viên dùng để che phủ
loét tỳ đè vùng cùng cụt, ụ ngồi

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 11 bệnh nhân bị loét vùng cùng cụt, ụ ngồi
được che phủ bằng 12 vạt nhánh xuyên động mạch mông trên tại khoa ngoại BỏngTạo
hình, bệnh viện Đà Nẵng, Thời gian từ 11/2011 đến 6/2014, trong lứa tuổi từ 22 tuổi
đến 72 tuổi.

Kết quả: Tất cả các vật đều sống tốt và theo dõi sau 1 năm loét tái phát chỉ 2
trường hợp.

Kết luận: Vạt nhánh xuyên động mạch mông trên là sự lựa chọn tốt nhất cho phẫu
thuật viên tạo hình vì cho thấy tính ưu việt trong che phủ loét cùng cụ, ụ ngồi vì:
cuống vạt dài và phạm vi tưới máu rộng nên vạt da nhánh xuyên đã chứng tỏ được sự
linh động trong thiết kế vạt, hạn chế tối thiểu tổn thương vùng bóc vạt. Từ khóa:
Vạt nhánh xuyên động mạch mông trên. Loét tỳ đề.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Loét tỷ đè là tình trạng bệnh lý xảy ra ở những bệnh nhân nằm bất động lâu ngày,
vấn đề điều trị rất khó khăn và chi phí điều trị khá cao. Loét chiếm tỷ lệ khoảng
60% ở các bệnh nhân bị tổn thương tủy sống có liệt trong suốt thời gian sống của
họ, 65% ở các bệnh nhân già bị gãy xương đùi mà cố định xương không vững, 20-30% ở
bệnh nhân bỏng nặng, bệnh nhân nằm tại SICU dài ngày. Loét có thể xảy ra ở bất cứ
nơi tỳ đè của cơ thể nhưng thường xảy ra ở vùng cùng cụt và ụ ngồi [7].

Để đạt kết quả điều trị tốt cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau, trong đó việc
phẫu thuật che phủ ổ loét bằng chất liệu mô mềm tự thân có vai trò quan trọng trong
lành vết thương và ngăn ngừa loét tái phát. Vạt cơ, vạt da cân cơ hoặc vạt da cân
thường là sự lựa chọn tốt nhất để che phủ ổ loét do độ dày và nguồn máu nuôi của
vật dồi dào [6]. Vạt da nhánh xuyên được Kroll và Rosenfield giới thiệu

vào năm 1988 [1] và sau hơn một thập niên nó đã được áp dụng phổ biến trong phẫu
thuật tạo hình do những tính ưu việt của mình. Do cuống vạt dài và phạm vi tưới máu
rộng [8] nên vạt da nhánh xuyên đã chứng tỏ được sự linh động trong thiết kế vạt,
hạn chế tối thiểu tổn thương vùng bóc vạt nên được sử dụng ngày càng nhiều trong
che phủ các khuyết hồng phức tạp.
Vạt da nhánh xuyên động mạch mông trên được sử dụng dưới dạng vạt có cuống mạch
hoặc vật tự do trong tạo hình vú và che phủ ổ loét vùng cùng cụt, ngồi. Với cuống
mạch dài, diện tích vạt lớn và độ xoay rộng, thêm vào dó với ưu điểm vùng bóc vạt
được đóng kín trực tiếp nên vạt đã được áp dụng phổ biến để che phủ loét cùng cụt,
ụ ngồi đạt kết quả khá tốt so với vạt da cân cơ mông lớn hoặc vạt da cân cơ nhị đầu
thường được áp dụng trước đây. Năm 1993, Koshima lần đầu tiên áp dụng vạt da nhánh
xuyên động mạch mông trên che phủ cho 8 bệnh nhân loét

Phản biện khoa học: GS. TS. Nguyễn Việt Tiến

404

You might also like