You are on page 1of 16

USER GENERATED CONTENT

GIỚI THIỆU
Truyền thông chính trị ở Nigeria đang được lợi từ cuộc cách mạng truyền thông kỹ
thuật số. Các nền tảng của mạng xã hội và các nội dung do người dùng tạo ra (UGC) trên
các trang web của nhiều phương tiện truyền tin tức trên mạng được sử dụng bởi các chính
trị gia, người ủng hộ và các thành viên của các đảng chính trị khác nhau và các công dân để
trao đổi ý kiến, thẩm vấn đối thủ, có được sự ủng hộ chính trị trong việc quảng bá các bản
tuyên ngôn và chiến dịch bỏ phiếu bầu.
Khoảng 64,417,110 công dân là những người dùng internet chủ động;
64,64,229,097 đang hoạt động trên các nền tảng mạng GSM di động; 6,630,000 là người
dùng Facebook (Nhà cung cấp , 2014). Theo thống kê, từ năm 2009, có một sự tăng
trưởng lạ thường trong việc sử dụng mạng xã hội của người Nigeria. Tăng từ 70% năm
2009 lên 72% năm 2013, và các nền tảng mạng xã hội Facebook và Twitter đã được sử
dụng vào các cuộc phản đối #OccupyNigeria năm 2012 và các chiến dịch
#BringBackOurGirls năm 2014, với những trường hợp kèm theo của trật tự và mất trật tự
(BBC trending, 2014).
Ngày nay, các chính trị gia mở và quản lý các tài khoản mạng xã hội và tuyển dụng
những chuyên gia internet để giám sát UGC trên các trang web để theo kịp với các sự kiện
chính trị và bảo vệ hình ảnh của họ giữa toàn bộ cử tri và nhiều thứ khác. Nghiên cứu
được thực hiện bởi Jang và Sampson (2012), được trích dẫn bởi Oyebode (2014), chỉ ra
rằng những người dùng internet (những người đăng UGC) đã ảnh hưởng tới tin tức nghị
sự của các phương tiện truyền thông truyền thống. Hơn nữa, những bài đăng và bình luận
của họ vẫn thể hiện truyền thông truyền thống bởi vì họ tự do bình luận về các vấn đề
chính trị và các chính trị gia trong suốt thời gian bầu cử.
Kết quả là họ (internet user) đảm bảo rằng thông tin chính trị sẽ được lan truyền
qua các bình luận và bài đăng thông qua cách lách luật kiểm duyệt. Tuy nhiên, với sự góp
phần của mình vào khủng hoảng mạng xã hội ở Nigeria, Famutimi (2013) nhận xét rằng
các nền tảng mạng xã hội được sử dụng để lan truyền thông tin sai lệch, sự thật không
đúng, những tin đồn, những bình luận và suy đoán tiêu cực. Cụ thể ở những nội dung
người dùng tạo ra và ở những trang truyền thông tin tức trên mạng, các nghiên cứu
(Hermida và Therman,2008; Nagar,2010; Santana,2010, và Wardle cùng những người
khác,2009) chỉ ra rằng nghiên cứu sẽ chú ý tới UGC được gắn mác như là lời nói mang
tính thù hằn, cái mà vẫn luôn kéo dài với những định kiến về đạo đức và những định kiến
khác được phân loại như phân biệt giới tính hoặc phân biệt chủng tộc.
Bên cạnh đó, trong khi một số nghiên cứu đã nhận ra được những khao khát và
động lực kinh tế để tạo ra lượng truy cập và xây dựng sự uy tín cho trang web truyền thông
tin tức như là những lí do cho sự tăng trưởng của các nội dung do người dùng tạo ra,
những bài thuyết trình theo hướng học thuật về hiện tượng này đã xoay quanh cách làm
thế nào để quy định quyền tự do để tham gia và chỉ trích những nội dung tin tức trên
mạng bởi vì những tác động tiêu cực về đạo đức, pháp lý và nghề nghiệp (Masip, Guallar,
Suau, Ruiz-Caballero và Peralta, 2015). Nghiên cứu điều tra các chủ đề đó là những bình
luận của những độc giả tiêu biểu dành cho một vài tin tức trên mạng trước cuộc bầu cử
tổng thống năm 2015 về Cựu Tổng thống Goodluck Jonathan, tổng thống đương nhiệm,
Tổng thống Muhammadu Buhari, và một số cá nhân cũng liên quan đến tin tức này. Mục
đích là để quyết định liệu là những bình luận của người đọc có hoàn thành được cam kết
công dân, có chỉ ra được những khía cạnh khác nhau của các vấn đề quốc gia gần đây và có
nâng cao được các ý nghĩa đạo đức, luật pháp, xã hội, tôn giáo, đạo đức và nghề nghiệp.

TRANG WEB THẾ HỆ 2.0, PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN


THÔNG XÃ HỘI VÀ NỘI DUNG NGƯỜI DÙNG TẠO
RA

Đã có nhiều sự thay đổi trong việc mọi người thực hiện các quyền tự do ngôn luận,
lập nhóm và hội họp hòa bình với những tiến bộ trong Công nghệ Thông tin và Truyền
thông (ICT). Đặc biệt, với quyền truy cập toàn cầu vào điện thoại di động, mạng xã hội
như Twitter, Facebook, 2go; quyền truy cập vào các dạng nội dung do người dùng tạo
(UGC) như blog, trang web, video YouTube và sự biến đổi mang khuynh hướng dân chủ,
sự trao đổi quốc tế của thông tin, hành động hỗ trợ bảo vệ nhân quyền ở các quốc gia độc
tài trước đó đã đạt được động lực trong thế kỷ này (Masip, Guallar, Suau, Ruiz-Caballero
và Peralta, 2015).

Trong bản thống kê của Sofi (2014), trang web thế hệ 2.0 đã trở thành một thuật
ngữ phổ biến vào năm 2004 khi Dale Dougherty, Phó chủ tịch của công ty truyền thông
O’Reilly đặt ra thuật ngữ này trong một cuộc thảo luận về tiềm năng của các trang web.
Trang web thế hệ 2.0 được định nghĩa là "một tập hợp các xu hướng kinh tế, xã hội và công
nghệ chung tạo thành nền tảng cho thế hệ tiếp theo của hệ thống mạng toàn cầu - một
phương tiện tối ưu, đặc biệt hơn được biểu thị bởi sự tham gia của người dùng, tính mở và
các hiệu ứng mạng". Theo hiểu biết của O’Reilly, blog, podcast, wiki, chia sẻ hình ảnh,
đánh dấu trang mạng xã hội, các công cụ tài liệu cộng tác, nhắn tin nhanh và sự kết hợp là
các thành phần của thế hệ web này (Sofi, 2014). Trên thực tế, các học giả đã nhận thấy
rằng sự xuất hiện của web 2.0 đã mang lại một sức mạnh mang tính biểu tượng cho khán
giả trên các phương tiện truyền thông hiện hành để thay đổi từ việc chỉ là người tiêu dùng
thụ động hoặc độc giả của thông tin trực tuyến trở thành người tiêu dùng chủ động, người
sáng tạo và người phổ biến nội dung (Yang, 2013).
Phương tiện truyền thông và UGC là một phần của Web 2.0 hoặc cái được gọi là
“trang web cùng tham gia” cho phép người dùng trở thành người tạo ra nội dung trực
tuyến. Rất khó để phân biệt rõ ràng giữa mạng xã hội và UGC vì hầu hết mọi thứ liên quan
đến phạm vi của UGC đều có thể được tìm thấy trong phạm vi của phương tiện truyền
thông xã hội.
Phương tiện truyền thông xã hội bao gồm sáng tạo và chia sẻ văn bản, âm thanh,
video, hình ảnh, các thông điệp và ý tưởng khác trên các nền tảng như facebook, 2go, wiki,
blog, trang web, hangouts và twitter giữa hai hoặc nhiều người dùng được kết nối với
nhau, đồng thời các hoạt động và nền tảng này cũng áp dụng hình thức UGC. Một yếu tố
được sử dụng để phân biệt truyền thông xã hội với UGC trong một số trường hợp là
quyền sở hữu toàn bộ nền tảng. Ví dụ: người đọc những thông tin được xuất bản trên
trang web của các tổ chức truyền thông chính thống có thể đọc, bình luận (tạo) và lan
truyền thông tin trên trang web của các tổ chức truyền thông như UGC, nhưng họ không
phải là chủ sở hữu của các trang web đó. Do đó có một số hạn chế trong việc sử dụng vào
các mục đích cá nhân và cộng đồng trên các trang vốn được biết đến là phương tiện truyền
thông này. (Turner, Hopkins., 2013; Masip, Guallar, Suau, Ruiz-Caballero và Peralta,
2015).

Hơn nữa, thực tế rằng UGC chia sẻ một số thuộc tính trùng hợp với các phương
tiện truyền thống khiến khái niệm này khó đúc kết thành một định nghĩa phổ quát. Trên
cơ sở đó, Turner, Hopkins (2013: 4) đã đưa ra các định nghĩa sau đây về khái niệm này:
● Đó là nỗ lực trong việc tạo ra một số dạng nội dung đa phương tiện: văn bản,
hình ảnh, video, âm thanh, trò chơi, dữ liệu/ siêu dữ liệu, hoặc mã máy tính-
hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của các yếu tố đó.
● Đó là nội dung được chuẩn bị sẵn cho công chúng nhưng thông qua các nền
tảng trực tuyến hoặc các nền tảng được kết nối với nhau.
● Việc sáng tạo nội dung được nhắc tới không phải là nguồn thu nhập chính hoặc
trực tiếp của người tạo ra chúng.

Đây là một nền tảng chính thống khuyến khích sự tham gia của đông đảo quần
chúng vào việc sáng tạo và chia sẻ nội dung giữa những người bình thường- những người
có thể không nhất thiết phải là các nhà báo chuyên nghiệp được đào tạo ứng dụng truyền
thông trong thực tiễn. Thông qua nền tảng này, người dùng tự thể hiện ý kiến, cảm xúc và
ý tưởng của mình và tất cả đều tham gia vào một cuộc hội thoại công khai về các vấn đề
khác nhau được quan tâm.
Điều quan trọng cần lưu ý là Báo chí thế hệ 2.0 là một thuật ngữ điển hình xuất
hiện dựa trên khái niệm web 2.0. Theo Abdul-Mageed (2008: 59), điều này “đề cập đến
việc sử dụng các công nghệ mới trong hợp tác tạo và phân tích tin tức bởi những người
(tối thiểu) không có chuyên môn xuất bản điện tử, giống như Web 2.0 đề cập đến việc sử
dụng các công nghệ tương tự để thúc đẩy nội dung do người dùng tạo và tương tác giữa
người dùng.” Đây là một cơ hội khả thi mà thông qua đó các trang web tin tức trực tuyến
khuyến khích một vài mức độ tương tác giữa khán giả thông qua việc cung cấp các cuộc
thăm dò và diễn đàn thảo luận, đồng thời “cho phép độc giả bình luận về các bản tin đã
xuất bản”, nhờ đó đưa các phương tiện truyền thống và phương tiện mới cùng hoạt động
trên một nền tảng duy nhất- truyền thông đa phương tiện hội tụ (Abdul-Mageed, 2008:
59).

Do đó, rõ ràng sự bùng nổ về số lượng người dùng điện thoại thông minh và máy
tính bảng đã ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển và phổ biến của web 2.0, mạng xã hội và
nội dung do người dùng tạo ra, góp phần không nhỏ vào khái niệm “giám sát” (Turner và
Hopkins , 2013). Nghiên cứu này xác định rõ định nghĩa của UGC chỉ bằng cách xem xét
các bình luận của độc giả về các câu chuyện tin tức mà một số tổ chức báo chí đăng trên
trang web của họ.

LÝ THUYẾT NỀN TẢNG- LÝ THUYẾT QUÁ TRÌNH


KÉP
Lý thuyết quá trình kép được phát triển từ các nghiên cứu thực nghiệm do
Morton Deutsch và Harold Gerrard thực hiện về tác động của các ảnh hưởng xã hội
đối với các quá trình tâm lý của con người.
Tiền đề chính của lý thuyết quá trình kép là cơ chế kết nối giữa nhận thức của
người khác và việc ra quyết định, đánh giá của một cá nhân. Khi con người có liên
hệ với nhau trong mạng lưới, một số hình thức tin tưởng được xây dựng dựa trên
nhận thức của những người cùng mạng lưới ấy, dẫn đến một vài ảnh hưởng trong
phán đoán hoặc quyết định của các cá nhân trong hệ thống đó. Rất dễ dàng để nói
rằng mạng xã hội ảnh hưởng đến định hướng và quá trình suy nghĩ của những
người tham gia, cuối cùng có thể xác định họ nói, viết, chia sẻ, làm và tin tưởng điều
gì.

Lý thuyết này được sử dụng để khám phá sự lan truyền tin đồn trong thời
gian bầu cử để xem liệu mọi người có tin và hành động dựa trên tin đồn không hay
dựa trên tính thuyết phục của thông tin. Hành động theo tin đồn sẽ đi ngược lại với
suy nghĩ hợp lý rằng mọi người sẽ bác bỏ thông tin mà họ thấy dễ bị đánh giá là sai
sự thật. Trọng tâm của lý thuyết là trả lời các câu hỏi về cách mọi người đánh giá độ
tin cậy của thông tin họ nhận được, các hành động cần thực hiện để xác minh khi có
thông tin vô căn cứ, các yếu tố thúc đẩy mọi người bình luận, chuyển tiếp và lan
truyền các thông tin vô căn cứ ấy cho người khác (Giá , Nir và Capella, 2006; Siah,
Bansal và Pang, 2010).

Lý thuyết có liên quan đến nghiên cứu này vì một vài nguyên do. Nó rất hữu
ích trong việc nghiên cứu các bình luận và tương tác của độc giả đối với các thông
tin liên quan đến lời chỉ trích cá nhân đối với cựu Tổng thống Goodluck Jonathan,
Tổng thống Muhammadu Buhari và tin tức liên quan đến các cá nhân. Nó cung cấp
một số giải thích về các vấn đề sự thật và khách quan từ nhận xét của độc giả và liệu
độc giả có chỉ lan truyền thông tin không có căn cứ về tin tức liên quan tới hai cá
nhân hay không. Lý thuyết cũng có khả năng tiết lộ liệu các nhận xét chủ quan do
một độc giả đích danh đăng tải có được chấp nhận và khái quát như những đại diện
thực sự của các thành phần tôn giáo, chính trị và dân tộc của những tin tức liên
quan tới các cá nhân hay không.

GÁC CỔNG VÀ NGƯỜI GÁC CỔNG


Cái mà bây giờ được gọi là lý thuyết ‘gác cổng’ được bắt nguồn từ những nỗ lực
nghiên cứu của nhà tiên phong vĩ đại người Đức trong lĩnh vực Tâm lý học xã hội, Kurt
Zadek Lewin. Nghiên cứu của ông xoay quanh các bà nội trợ ở Trung Tây về cách họ đưa
ra quyết định lượng tiêu thụ thực phẩm của gia đình họ trong suốt Thế chiến II đã dẫn đến
quá trình ‘gác cổng’. Lewin quan sát thấy rằng trước khi thức ăn được đưa đến bàn ăn,
một loạt những quá trình quyết định thực hiện đã được tham gia. Chúng bao gồm việc
đưa những sản phẩm nông nghiệp thô từ các trang trại khác nhau đến các xí nghiệp để xử
lý; đến các nhà kho và cửa hàng bán lẻ hoặc các chợ và một vài kênh phân phối khác trước
khi một bà nội trợ hay người giúp việc mua chúng cho gia đình. Có thể hiểu rằng, người
gác cổng là những người có quyền đưa ra quyết định trước khi đồ ăn đến bàn (Sabir,
Safdar, Imram, Mumtaz và Anjum, 2015).
Trong các nghiên cứu về truyền thông, ‘gác cổng’ là một lý thuyết đáng chú ý vì nó
giải thích quá trình chọn lọc chỉ một vài tin tức và những câu chuyện đặc sắc được trích ra
từ nhiều câu chuyện khác nhau mà các phóng viên tin tức thu thập hàng ngày. Người gác
cổng chính là những người làm truyền thông chuyên nghiệp tham gia vào việc thu thập tin
tức hàng ngày, sản xuất và lan truyền. Các nhà báo tại các nơi làm truyền thông khác nhau
dự kiến sẽ là những người định hướng dư luận chủ động quyết định số lượng và chất
lượng của thông tin để đưa đến công chúng. Trong quá trình thu thập và đưa tin, có thể
hiểu rằng các phóng viên, nhà văn, đạo diễn, biên tập viên đường dây và biên tập viên
chính ‘giữ cổng’ về những cái đã được thu thập và báo cáo, và cuối cùng là những gì công
chúng có thể nghe, đọc và xem. Do đó trước khi một câu chuyện được xuất bản, các tiêu
chí nội bộ, văn hóa, xã hội, đạo đức, pháp luật, chính trị và một vài tiêu chí tin tức khác
hay tiêu chí tin tức đáng tin cậy đều được áp dụng bởi những người gác cổng này trong
việc quyết định những gì được xuất bản. Điều này đã được chứng minh rằng gác cổng một
cách nghiêm túc trong các phương tiện truyền thông đại chúng hỗ trợ việc đảm bảo trật tự,
duy trì các chuẩn mực và giá trị, bảo vệ các tín ngưỡng văn hóa và tư tưởng chính trị, và
duy trì hòa bình trong xã hội (Stacks và Salwen, 2009).

TỪ GÁC CỔNG ĐẾN GIÁM SÁT


Có người đã chứng minh rằng trước sự ra đời của phương tiện truyền thông xã hội
mới, dễ dàng hơn cho các phóng viên, nhà quảng cáo, biên tập đường dây và tổng biên tập
của các phương tiện truyền thông in ấn và phát thanh trong việc chủ động ‘giám sát ’ trên
các nội dung sẽ được phát hành đến với công chúng, và phản ứng của người đọc và người
nghe về những nội dung này.
Các nhà truyền thông độc quyền trong việc quyết định, định rõ về những tin tức
được đưa ra đối với lượng tiêu dùng của công chúng. Tuy nhiên, khi ngày càng có nhiều
phương tiện truyền thông truyền thống tận dụng các cơ hội được cung cấp bởi các
phương tiện truyền thông mới để tiếp cận khán giả trực tuyến, “chế độ độc tài” lại giảm
dần mỗi ngày (Singer, 2014, trích dẫn từ Burns, 2005 and Zelizer, 1993). Singer thừa nhận
rằng (2014:57, trích dẫn từ Burns, 2005; Williams và Delli Carpini, 2000), “ Có thể nói,
nếu không có cổng thông tin, không cần bất kỳ ai giữ gìn chúng. Những người gác cổng
trước đó trở thành ‘những người giám sát ’, đã chủ yếu tham gia vào việc công khai những
thông tin có vẻ thú vị, vai trò này đã được cải tiến đáng kinh ngạc bởi sự ra đời của các
phương tiện truyền thông xã hội.”
Sức mạnh của các nhà truyền thông để duy trì “chế độ độc tài“đã bị ‘thổi bay’ bởi
các phương tiện truyền thông xã hội mới không giới hạn. Các nhà báo đã dự tính mở rộng
cổng thông tin vào những năm 1990 bằng cách cho phép người làm nội dung tại trang web
của họ đăng bình luận (Boczkowski, 2004, trích bởi Singer, 2014). Có hàng tỷ người trực
tuyến đang sáng tạo, tái tạo và chia sẻ thông tin trực tuyến mỗi ngày, đó là cái mà các nhà
làm truyền thông không thể kiểm soát được. Những người dùng phương tiện truyền
thông xã hội và mới trực tuyến, chưa được đào tạo và kiểm soát đã trở thành những người
gác cổng thứ cấp. Tuy nhiên, các nghiên cứu đang chỉ ra rằng ‘sự mở cổng’ đã tạo ra một
vài thách thức vì ‘những người gác cổng’ cho phép bất cứ điều gì cũng được xuất bản trực
tuyến.
Cuộc cách mạng truyền thông kỹ thuật số đã làm cho người giám sát (một phần
biến đổi từ hệ thống gác cổng thông tin) trở nên dần phổ biến. Vậy nó đã xảy ra như thế
nào? Càng nhiều khán giả tự do tiêu thụ và đóng góp cho các mục tin tức trên các phương
tiện truyền thông trực tuyến, những người gác cổng truyền thống càng khó kiểm soát
những gì đi vào và ra khỏi cổng truyền thông. Trong ngôn ngữ của báo chí, truy cập và cơ
hội để xây dựng lại, lan truyền lại và tương tác với những khán giả khác nhau trên nền tảng
được cung cấp bởi một tổ chức truyền thông trực tuyến trao quyền cho khán giả để cũng
có thể trở thành những người gác cổng, và trong trường hợp này là những người gác cổng
thứ cấp. Tình huống giả định này đã biến những người gác cổng truyền thông quyền lực
(các nhà báo và một vài nhà truyền thông) trở thành những người giám sát, các chuyên gia
có quyền kiểm soát mạnh mẽ đối với các cổng truyền thông (công nghệ xuất bản) đã bị hao
mòn.

Do sự thay đổi của công nghệ gây ra, những người giám sát cổng hiện đang ‘liên tục
theo dõi trên cổng’, ‘chỉ ra các cổng cho độc giả của họ’ và đảm bảo nhiều nhất có thể, ý
kiến và bài viết của độc giả phải không vi phạm các quyền về con người, nghề nghiệp, pháp
lý và đạo đức của tất cả các bên liên quan (Bruns, 2007; Canter, 2014). Theo hiểu biết của
Singer, Domingo, Heinonen, Hermida, Paulussen, Quandi, Quandt, Reich và Vujnovic
(2011), trong khi một số nhà báo hài lòng về web tham gia dân chủ đã tạo ra sự tham gia
của người đọc và nội dung do người dùng tạo ra, thì một số khác lại e ngại quá trình đó sẽ
tác động một cách tiêu cực đến nghề báo.
SỬ DỤNG VÀ LẠM DỤNG BÌNH LUẬN TRỰC
TUYẾN TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN
THÔNG TRỰC TUYẾN MỚI
Có rất nhiều nghiên cứu về trật tự do các phương tiện truyền thông xã hội mới đưa
ra cho sự tham gia của công dân và dân chủ thảo luận, diễn ngôn kháng chiến, tự do ngôn
luận và thách thức hiện trạng chính trị hiện có và huy động thay đổi ở châu Phi (Eltantawy
và Wiest, 2011; Mejias và Ulises, 2011; Breuer, Anita, Landman, Todd, Farquhar và
Dorothea, 2012; Chiluwa, 2012; Kalyango và Adu-Kami, 2013). Torres da Silva (2015),
trích dẫn Webber (2014) và Henrich và Holmes (2013), cho rằng bình luận của độc giả về
những câu chuyện tin tức lớn được xuất bản trên những trang web của các phương tiện
truyền thông tin tức tạo nên những cơ hội lớn nhất cho sự tham gia của công dân trực
tuyến và thể hiện các quan điểm đa dạng về những vấn đề quốc gia ở thời điểm hiện tại.
Phần đó của trang web truyền thông tin tức thích hợp để thu thập và chia sẻ nhiều quan
điểm khác nhau và sẽ rất hữu ích nếu cần một cuộc thảo luận mở rộng hơn về các tin tức
hàng ngày.
Tuy nhiên, đi kèm với những thành tựu này là sự gia tăng ngôn từ kích động thù
địch, phân biệt chủng tộc, phỉ báng, bình luận lăng mạ, bất lịch sự và lỗi ngôn ngữ trong
bình luận của độc giả về tin tức trực tuyến. Nó đang dần chuyển sang một nền tảng cho sự
bóp méo, tấn công và thô tục (Viện Annette Strauss về Đời sống Công dân, 2015) . Bởi vì
tiềm năng to lớn với sự tham gia của khán giả đã và đang xác định lại báo chí chính thống,
đây là cơ hội gia tăng cho khán giả của phương tiện truyền thông đăng những bình luận
của họ và gửi nội dung đến các tổ chức truyền thông để xuất bản, mặc dù có một vài mối lo
ngại nghiêm trọng về giọng điệu được sử dụng, những giá trị tồn tại từ trước về báo chí,
đạo đức, tôn trọng nhân quyền và gác cổng truyền thông (Masip, Guallar, Suau, Ruiz-
Caballero và Peralta, 2015).
Trong nghiên cứu của Oyebode (2014) về việc sử dụng và lạm dụng phương tiện
truyền thông mới để truyền thông chính trị ở Nigeria, nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù nhận
thức và tương tác chính trị tăng lên khi sử dụng phương tiện truyền thông mới, người
dùng sử dụng phương tiện truyền thông mới để phỉ báng, lén lút rồi hạ bệ đối thủ chính
trị, chúng đều là những diễn biến gây ra sự xung đột chính trị trong quốc gia. Ngày càng
trở nên khó khăn để đạt được sự cân bằng giữa việc thúc đẩy sự tham gia của công dân trực
tuyến với việc thiết lập một số cơ chế kiểm soát để đảm bảo rằng các bình luận trực tuyến
tuân theo những hướng dẫn luật pháp, đạo đức và nội bộ đã được thiết lập, cái mà điều
chỉnh nghề báo (Reich, 2011; Olsson và Viscovi, 2013; và Singer, 2014, trích dẫn bởi
Torres da Silva, 2015). Để giải quyết sự mất cân bằng này, Torres da Silva (2015), trích dẫn
các học giả khác, thừa nhận rằng nhiều tổ chức truyền thông chuyển từ bình luận trực
tuyến từ trang web sang tài khoản facebook của họ, vài bình luận thuê ở bên ngoài, và
nhiều người từ bỏ hoàn toàn các bình luận.
Một lần nữa, cần có những tổ chức truyền thông đánh giá bình luận của độc giả trước khi
đăng tải lên trang web của họ, và còn nhiều nhà truyền thông khác cho phép độc giả đăng
tải bình luận nhưng có thể xóa chúng khi có vấn đề lạm dụng hoặc vi phạm quyền tham gia
được báo cáo bởi người dùng khác.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Nghiên cứu thông qua việc phân tích nội dung định tính để phân tích và thu thập dữ liệu.
Đây là một phương pháp được cho là linh hoạt để phân tích dữ liệu, bởi nó có nhiều
những phương pháp phân tích như: Trực quan, diễn giải, các phương pháp tiếp cận văn
bản và ấn tượng chặt chẽ để phân tích dữ liệu (theo Hsieh and Shannon, 2005, Mayring,
2014).
Ngoài tính linh hoạt, Hsieh and Shannon (2005), citing Webber (1990) cũng cung cấp
rằng phương pháp này dựa vào các lợi ích lý thuyết và thực chất của chính những người
dùng cùng vấn đề đang được nghiên cứu. Trong việc phân tích nội dung định tính, dữ liệu
văn bản có thể ở dạng in ấn, âm thanh hoặc dạng một đoạn ghi hình, cái mà có thể trở
thành sản phẩm của những phản hồi mở cho các mục trong bảng câu hỏi, câu trả lời tường
thuật, phỏng vấn, khảo sát, thảo luận nhóm, bài báo, sách và các tài liệu khác. Phương
pháp này là một bước tiến trong việc đếm từ vì ngôn từ được nghiên cứu cẩn thận để
nhóm các khối lượng lớn dữ liệu văn bản thành các danh mục, cho dù là rõ ràng hay được
suy luận ra. Điều này được thực hiện thông qua việc tạo ra các nghiên cứu, phân loại dữ
liệu theo nghiên cứu và mã hóa, và xác định các chủ đề (Kondracki và Wellman, 2002, trích
dẫn bởi Hsieh và Shannon, 2005; Mayring, 2014).
Trong một cuộc bầu chọn của tờ báo quốc gia hàng đầu xuất bản hàng ngày ở Nigeria,
một kĩ thuật cơ bản ngẫu nhiên đã được sử dụng để chọn năm tờ báo. Các nội dung trang
web của Vanguard, The Punch, The Nigeria và các tờ báo Tribune, The Nation và Sahara
Reporters đã tham gia nghiên cứu này; phản ứng hoặc nhận xét của độc giả về các ấn bản
của các nền tảng trực tuyến này trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 3, 2015
(trước cuộc bầu cử) và về sự phát triển chính trị ở Nigeria, đã hình thành cỡ mẫu. Nhà
nghiên cứu đã tải xuống các tin tức và các tính năng khác nhau từ các trang web của báo
chí và đã sử dụng công cụ cắt để cắt nhận xét hoặc phản ứng của độc giả đối với tin tức và
tính năng các bài báo để phân tích. Nhà nghiên cứu đã làm theo các bước được các học giả
này nhấn mạnh bằng cách đọc tin bài, đọc đi đọc lại bình luận của độc giả về tin bài để tạo
các nghiên cứu từ chúng, phân loại dữ liệu theo các kiểu chữ thích hợp mà chúng đã trang
bị, và mã hóa và xác định các chủ đề nổi lên để thảo luận.
THẢO LUẬN VỀ CÁC KẾT QUẢ THU ĐƯỢC
Sau khi đọc đi đọc lại cẩn thận các bình luận, những chủ đề sau đã được vạch ra để dễ dàng
phân tính nhận xét của độc giả về các bài liên quan đến tham vọng tổng thống của
Goodluck Jonathan và Muhammadu Buhari:
● Lăng mạ
● Mê tín dị đoan
● Đối đầu giữa các bộ lạc
● Bôi nhọ danh tiếng của người khác
● Kêu gọi bạo lực và giết người
Tất cả những phần trên được cung cấp và giải thích ở dưới:

NHỮNG LỜI LĂNG MẠ


Dưới phần này, các bình luận lên án, phỉ báng và miệt thị nhân cách người khác được cung
cấp. Hầu hết các cuộc tấn công bằng lời nói lăng mạ đều nhắm vào các nhân vật nổi tiếng,
các đối thủ chính trị và những độc giả khác. Ngoài việc độc giả trực tiếp chửi bới lẫn nhau,
trong đoạn trích dưới đây, Điều phối viên Quốc gia của Đại hội Nhân dân Oodua, Tiến sĩ
Frederick Fasehun, Tổng thống Goodluck Jonathan, Bà Patience Jonathan, Thượng nghị sĩ
Bola Tinubu và Cảnh sát trưởng Edwin Clark đã trực tiếp bị lăng mạ:

Những chú thích tiêu cực được độc giả sử dụng là:
+ Kẻ khốn khiếp
+ He-goat
+ Tên ngốc
+ Tên trộm
+ Thứ chuột mất dạy
+ Thằng chủ tịch khốn khiếp đó
+ Cuộc sống khốn khổ
+ Shepopotamus
+ Gái mại dâm
+ Tên nhiễm HIV
+ Ác độc và ngu ngốc
+ Bạn suy luận bằng hậu môn của mình
+ Con thú
+ Ác quỷ
+ Con trai của gái điếm
+ Nhục nhã gia tộc
+ Âm thanh tràn ngập não nề.
Điều này đúng với phát hiện của Oyebode (2014) rằng người dùng phương tiện kỹ thuật
số sử dụng sai quyền hạn của họ để bình luận, tạo và phổ biến thông tin và ý tưởng trực
tuyến một cách tự do theo cách ác ý, đe dọa, bôi nhọ, lạm dụng và làm mất uy tín của các
đối thủ chính trị của họ và những người khác.
Thay vì sử dụng quyền tự do trực tuyến một cách tích cực như Holmes (2013) đã ghi
nhận, độc giả đã đi chệch từ chủ đề chính của câu chuyện mà họ đọc thành những lời chỉ
trích cá nhân bằng lời nói. Các từ khóa hoặc thẻ được sử dụng hoàn toàn mang tính phỉ
báng và phi đạo đức. Điều này ủng hộ lời kêu gọi về pháp lý nghiêm minh và đạo đức và
nghề nghiệp kiểm soát như trong cuốn “canvassed” bởi Masip và cộng sự (2015)

MÊ TÍN DỊ ĐOAN

Vấn đề của Boko Haram bắt nguồn từ một thảm họa mang tính dân tộc và một
hiện tượng nhạy cảm về tôn giáo ở Nigeria. Trong khi một vài người coi Boko Haram như
là một giáo phái hồi giáo và tới phía Bắc để chiêu mộ những phần tử Hồi giáo tại Nigeria,
thì hàng triệu các tín đồ Hồi giáo đang luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng để tách ra khỏi nhóm
phiến quân, nơi có hàng ngàn vụ thảm sát các cư dân phía Bắc. Ở phần trích dẫn dưới đây,
một vài người đọc đã cố gắng đánh đồng ứng viên tranh cử cho chức tổng thống của Đảng
Tiến bộ (APC) General Muhammadu Buhari với nhóm phiến quân. Điều này có thể tạo
nên sự căng thẳng về cả chính trị lẫn tôn giáo giữa những tín đồ Hồi giáo sùng đạo với
những người ủng hộ ứng viên (một tín đồ đạo Hồi từ phía Bắc) người đã đang tranh đoạt
chống lại người đương nhiệm từ phía Nam - Christian. (Ảnh dưới: sự tranh cãi giữa phe
ủng hộ Buhari và những người đánh đồng ông với Boko Haram.

Những bình luận ở trên có thể dẫn đến sự đưa ra thông tin sai lệch, một nửa của sự
thật và cả những suy đoán tiêu cực khiến cho Famutimi (2013) đã được coi như là mặt tiêu
cực của mạng xã hội. Việc gán cho Muhammadu Buhari như một nhà tư bản tài chính của
tổ chức khủng bố quốc tế có thể khiến cho những thành viên trung thành thuộc những
tôn giáo khác trong quốc gia chống lại Buhari, hủy hoại hình ảnh của ông trên toàn cầu và
làm tăng những cáo buộc chống lại ông. Khám phá đoạn văn phía dưới đã tương đồng với
những khám phá của Hermida và Therman (2008), Nielsen (2010), và Sanata (2010) rằng
những nội dung do chính người dùng tạo ra đang chất đầy với những phát biểu đầy định
kiến và mang tính thù ghét.
Nhiều người đọc dựa vào những thông tin vô căn cứ rằng Buhari là một người ủng hộ
Boko Haram để miệt thị Buhari cùng với tôn giáo của ông mà không dành thời gian để
kiểm chứng những gì họ nói. Điều này khớp với lời tuyên bố của thuyết quá trình kép rằng
các thành viên của một mạng lưới có thể dựa vào những nhận thức của số ít người trong
mạng lưới đó để đưa ra những quyết định hoặc lời phán phán xét về những người khác
trong cộng đồng (Price, Nir và Capella, 2006) . Những bình luận mang tính chủ quan của
người đọc trong vấn đề này đã được chấp thuận và phổ biến như những đại diện chính
thức của hình ảnh tôn giáo và cá nhân của Buhari mà không có bất cứ sự xác minh nào.

SỰ GANH ĐUA GIỮA BỘ LẠC


Nếu tôn giáo là một vấn đề nhạy cảm ở Nigeria thì sự ganh đua giữa các bộ lạc gần
như là vấn đề nhạy cảm nhất. Quốc gia là một cộng đồng đa sắc tộc: mọi người khác nhau
về giống nòi, ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục, truyền thống, nền lịch sử và ở những giai
đoạn khác nhau của sự phát triển.
Thay vì bổn phận và lòng trung thành với quốc gia, mọi người lập lời thề với giống nòi và
phong tục của họ. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự thống nhất của quốc gia kể từ sự
hợp nhất của các nước thuộc địa phía Bắc và Nam vào năm 1914, quốc gia thống nhất chỉ
tồn tại trên giấy (Akaruese, 2003). Ranh giới sự chia rẽ sắc tộc xuyên suốt cũng có thể thấy
được ngay ở những bài đăng (hoặc bình luận) của mọi người. Nó có thể thấy được qua tên
gọi, chủ nghĩa vị chủng, những tấn công bằng lời vào những con người thuộc 1 dân tộc
nào đó (trong khi công kích cá nhân) và lăng mạ phong tục và tín ngưỡng chủng tộc.
Những cụm từ và câu dưới đây đã chỉ ra rằng những bình luận của người đọc với các câu
chuyện về tin tức đã ngập tràn sự miệt thị chủng tộc:
● Yoruba của mày chính là bộ tộc ngu dốt nhất ở Nigeria
● Igbo là một lũ đui mù
● Yoruba là một lũ người hoang
● Dân của bộ tộc chúng mày giống như lũ xác sống vậy
● Người Igbo và Yoruba đã và đang giết chết Nigeria… lũ ăn trộm
● Cái gọi là những người Ohaneze đều đang mưu toan để tô vẽ thêm cho sự
ích kỷ của họ
Độc giả đã không bình luận vào những câu chuyện tin tức trọng đại họ đọc được, nhưng
họ lại sử dụng sự tự do để đăng những bình luận, tương tác và góp phần vào những phát
triển về chính trị được nhận từ những người gác cổng đầu tiên để mà phạm vào tội miệt thị
chủng tộc, sự phát triển ấy có thể đưa một bộ tộc này đến đấu tranh với bộ tộc khác và dẫn
đến bạo lực . Dấu hiệu của miệt thị sắc tộc trong các bình luận của độc giả đã khẳng định
những nghiên cứu của Nagar (2009), Wardle và những người khác (2009), và Nielsen
(2010) dán nhãn UGC có các phát ngôn thù ghét, mang định kiến về chủng tộc và chủ
nghĩa phân biệt chủng tộc.
LĂNG MẠ CÁ NHÂN
Luật phỉ báng và vu khống là hai nguyên tắc tối kỵ nghiệp vụ báo chí trên toàn thế giới.
Những nhà báo luôn được khuyên là cần phải cẩn thận khi xử lý những cái tên, những vấn
đề và thực tế về những người nổi tiếng. Tuy nhiên, “những người gác cổng phụ" bình luận
về vấn đề liên quan đến Tổng thống Goodluck Jonathan, nhà quân sự Muhammadu
Buhari, tiến sĩ Frederick Fasheun và thượng nghị sĩ Bola Tinubu, họ đã có những ý kiến
trái chiều về tính cách của những nhân vật nổi tiếng này mà không suy nghĩ về việc phỉ
báng và vu khống.
Trong những cụm từ và câu chứa những dấu vết liên quan đến lăng mạ cá nhân dễ thấy
như:
+ Thằng đểu, đồ ẻo lả và đồ con giòi bất lương
+ Thằng già ngu vô dụng
+ Một lũ ngốc
+ Ăn trộm
+ Thằng cha đó bị phá sản
+ Các xu hướng không phù hợp của jonadaft
+ D là bậc thầy của việc cướp bút
+ D là tổng thống bị lừa
+ Ông ấy nói trước khi nghĩ
+ Yorubas sống ở phía Bắc nơi đặc biệt bị nhắm đến và giết trong quá trình bạo lực
hậu bầu cử khi Buhari được đồn hướng dẫn đám du côn trung thành Almajeri để
“bảo vệ” phiếu bầu của họ.
+ Buhari đã triển khai việc hồi phục những sắc lệnh hà khắc để hành hình ba người
đàn ông Yoruba
+ Người đàn ông đã làm đổ máu Yoruba thường kỳ trong nhiệm vụ thống trị chính
trị như một người lính và người dân thường.

KÊU GỌI BẠO LỰC VÀ GIẾT NGƯỜI

Những chiến dịch mang tính thù ghét, bạo lực và giết người đã hình thành những bình
luận về cuộc bầu cử của một số nhà chính trị gia trước cuộc tổng tuyển cử năm 2015. Lời
kêu gọi tương tự tới bạo lực và mối đe dọa của giết người cũng chống lại sự thối rữa của
những nhân cách và dân tộc trên mạng.
Trong những đoạn trích này, độc giả đe dọa giết người và kích động nhiều người khác
đánh nhau, giết người. Thực tế, những bình luận này đều là những cuộc kêu gọi trực tiếp
đến những người Nigeria để huy động và tấn công những nhà chính trị gia nổi tiếng và
những quan chức khác ở đất nước đó. Hiến pháp của Cộng hoà Liên bang Nigeria và các
luật có nội dung khác đã chống lại những tuyên bố tham vọng để có thể dẫn đến sự chia rẽ,
vận động một nhóm hoặc bộ lạc chống lại những người khác, và xúi giục thù địch trong
nước.
Trang web tham gia và những nền tảng xã hội khác đều được dùng để huy động những
người ở Ai Cập, một số những nước Ả Rập và một số quốc gia khác, những người mà đã
chứng kiến cuộc cách mạng bạo lực trước đây. Kể cả ở Nigeria, một số sự huy động trực
tuyến trước đây dẫn đến cuộc biểu tình lớn và căng thẳng trong nước.
Khoảng 64,417,110 người dân đều là người dùng internet, 64,229,097 người hoạt động
trên điện thoại với nền tảng GSM; 6,630,000 người dùng Facebook (NCC,2015). Theo
như số liệu cung cấp bởi BBC Trending, từ 2009, đã có sự phát triển mạnh trong việc sử
dụng mạng xã hội bởi người Nigeria. Từ 70% vào năm 2009 đến 72% vào năm 2013, và
nền tảng mạng xã hội như Facebook và Twitter đã được dùng cho cuộc biểu tình
#OccupyNigeria vào 2012 và chiến dịch #BringBackOurGirls vào 2014, với các trường hợp
gây mất trật tự và trật tự (BBC Trending, 2014).
Vì vậy, việc kêu gọi trực tuyến dẫn đến bạo lực và giết người có thể hiểu trong thực tế như
hàng triệu người được tiếp động lực ở một vài nước gây bạo lực. Điều này cùng với nhiều
lý do tiêu cực đã được nêu lên bởi một vài học giả (Masip và những người khác, 2015;
Oyebode, 2014; and Famutimi, 2013) như làm cơ sở cho lập luận của họ chống lại quyền tự
do không bị hạn chế cho những người tham gia trực tuyến trong việc tạo và chia sẻ nội
dung.

NHỮNG PHÊ BÌNH PHỔ BIẾN DÀNH CHO CÁC


BÌNH LUẬN
Đáng ngạc nhiên rằng đa số những bình luận ở những trang được lựa chọn là những lời
nói xấu; các tuyên bố đều là phỉ báng hoặc bôi nhọ. Những đợt tấn công trực tiếp vào
những người có tiếng có thể hạ thấp họ trong việc đánh giá những người có lối suy nghĩ
đúng trong xã hội; dẫn đến việc họ xa lánh hoặc tránh xa và mang họ ra để chế giễu, gây thù
hận hoặc khinh thường.
Điều này đặc biệt quan trọng bởi thực tế là những nạn nhân của đợt tấn công này hầu hết
là những nhà chính trị gia, người sẽ luôn cần sự giúp đỡ từ công chúng để đạt đến tham
vọng chính trị (Ewelukwa, 2004). Đồng thời, những lỗi ngữ pháp cũng xuất hiện nhiều
trong những bình luận. Tốc ký, sự bóp méo và những cấu trúc sai ngữ pháp của những lời
bình luận nó liên quan trực tiếp đến sự kém cỏi về ngôn ngữ của người đọc hoặc sự ảnh
hưởng của việc sử dụng mạng xã hội đối với Tiếng Anh viết của họ.
Hơn nữa, đa số các bình luận đều không tập trung vào chủ đề của bài báo. Có thể là những
người đọc đã cảm thấy hứng thú trong việc lạm dụng hoặc trút giận vào những nạn nhân.
Điều này cũng có thể giải thích cho sự liên kết giữa lĩnh vực về chính trị, đạo đức và tôn
giáo, có thể thấy rõ trong những phần bình luận của độc giả.
Những bình luận đó đã cho thấy thành kiến của tôn giáo và bộ lạc, và họ ẩn mình sau
những tên giả để tấn công nạn nhân bằng lời nói. Những người gác cổng của những
phương tiện truyền thông tin tức trực tiếp có liên quan đã không đặt ra những nguyên tắc
chỉ dẫn phù hợp và rõ ràng cái mà tất cả những bình luận hoặc bài đăng phải đáp ứng được
trước khi chúng được đăng tải, họ cũng không chỉnh sửa bài đăng mang tính pháp lý, đạo
đức, xã hội và chuyên môn trước hoặc sau khi chúng (những bài đăng) được đăng. Người
đọc cũng không quan tâm tới hàm ý của những bài đăng đó đối với sự phát triển quốc gia.
Mục tiêu của họ để tham gia trực tuyến đã che đi sự hiểu biết về hành vi đúng đắn và định
nghĩa của một công dân.

KẾT LUẬN
Sự thật rằng ảnh hưởng của những gác cổng phụ trong công việc truyền thông đang xác
định lại quyền kiểm soát mà những gác cổng chính sở hữu với những gì được đưa ra cho
trước công chúng.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng những gác cổng phụ được trang bị với những thiết bị để
truyền tin tức lên mạng xã hội, bắt đầu mạo hiểm và quên đi quyền tự kiểm duyệt khi bình
luận trên mạng. Tuy nhiên, “những người giám sát” (phóng viên và biên tập viên) vẫn có
quyền mà họ nắm giữ để đảm bảo trật tự cho nghề viết báo mạng. Họ tạo ra các quy tắc để
cho tất cả mọi người tham gia bình luận tuân theo và những bình luận phạm phải các quy
tắc này sẽ không được đăng lên mạng.
“Những người giám sát” của 3 tờ báo trong nghiên cứu này đã không thiết lập ra các quy
tắc hoặc là họ đã thất bại trong việc duyệt các bình luận của độc giả trước khi cho phép họ
vào không gian chung. Những bình luận này đều chứa đầy sự trừng phạt, bạo lực, sỉ nhục
người khác, còn lạm dụng những lời chỉ trích cá nhân và tập thể, và thậm chí còn kêu gọi
giết người, bạo lực và sự tin tưởng mù quáng vào tôn giáo.
Đây là những yếu tố tiêu cực có thể thổi phồng chính thể từ đó gây ra các xung đột và
thậm chí là bạo lực. Khi mà những từ ngữ mang tính chia rẽ, thiếu tôn trọng đối với
những khác nhau về chính trị, tôn giáo và dân tộc rò rỉ trên mạng thì có khả năng những
bình luận bị lộ có thể là điểm khác biệt của những mối quan hệ giữa các tôn giáo, giữa các
dân tộc và giữa mọi người, và từ đó dẫn đến sự chia rẽ lớn hơn và sự bất ổn của đất nước.
Vì vậy, nghiên cứu này đề xuất rằng những người gác cổng và những giám sát viên nên
đánh giá lại các chính sách nội bộ của họ và củng cố những cái cổng của họ một cách hợp
lý để kiểm soát sự tăng trưởng này. Sẽ rất quan trọng để những người làm truyền thông
được đào tạo và đào tạo 1 lần nữa dưới sự quản lý của những nền tảng trên mạng của các
tổ chức.
Các cơ quan điều chỉnh thích hợp cũng nên tăng cường những nỗ lực để đảm bảo rằng
những tiêu chuẩn đạo đức phù hợp phải được các tổ chức truyền thông duy trì, đặc biệt
khi liên quan đến nghề viết báo mạng.
Đối với những gác cổng phụ, nghiên cứu cũng đề xuất giáo dục và khai sáng công chúng
bằng việc sử dụng hợp lý truyền thông kỹ thuật số cho sự phát triển của đất nước.
Nói tóm lại, tất cả người Nigeria nên tôn trọng những điểm khác nhau của chúng ta và
thúc đẩy sự chung sống trong hòa bình cả khi tương tác trực tiếp và khi thảo luận trên
mạng.

You might also like