You are on page 1of 3

Tập đoàn pepsi

Câu chuyện về thương hiệu pepsi-cola bắt đầu từ năm 1898 tại phía Đông Nam New
Bern, Bắc California. Tất cả đều bắt nguồn từ một công thức sáng chế của một dược sĩ tại
một nhà thuốc ở địa phương. Tên của ông là Caleb Bradham. Từ đây loại thuốc này được
bào chế và dựa trên nền tảng y dược học cổ truyền thế kỉ 19. Một thời gian không lâu sau,
loại thức uống sủi bọt này nhanh chóng được mọi người yêu thích và đặt tên là Brad’s
drink. Vào mùa hè năm 1898, doanh nhân trẻ tuổi và năng động này bắt đầu bán thức
uống với nhãn hiệu Pepsi-Cola. Việc kinh doanh của ông tăng trưởng nhanh chóng. Đầu
tiên sản phẩm được bán theo từng ly hoặc từng gallon và chẳng bao lâu sau, Bradham
phân phối pepsi-cola bằng các thùng 5 gallon đến từng nhà. Năm 1908 là một năm đánh
dấu bước ngoặt của Pepsi, Bradham mở văn phòng chính thức đầu tiên của Pepsi-Cola tại
New Bern. Bradham đã thúc đẩy doanh thu của Pepsi-Cola tăng nhanh chóng so với thé
giới. Ông đã đăng ký nhãn hiệu tại Canada và Mexico. Tuy nhiên, không lâu sau, câu
chuyện thành công của chàng trai người Mỹ này đã gặp phải trở ngại. Chiến tranh thế
giới thứ nhất đã ảnh hưởng đến sự phân phối đường kéo theo tốc độ tăng trưởng trì trệ
của Pepsi-Cola. Khi giá cả tăng mạnh, Bradham đã mua một lượng đường lớn để dự trữ,
6 tháng sau giá đường giảm đột ngột đánh dấu sự thất bại của Caleb Bradham. Công ty
Pepsi-Cola tuyên bố phá sản. Sau đó nhà tài phiệt Roy. C Megargel đã mua lại công ty.
Ông ta hy vọng có thể phục hồi công ty đang trong tình trạng suy thoái tại Wall Street. 8
năm sau đó, dù Megargel đã cố gắng hết sức chống đỡ nhằm duy trì giá trị của Pepsi-
Cola đối mặt với thời kì khủng hoảng của thị trường chứng khoán năm 1929. Cuối cùng,
Megargel cũng phải bán công ty vì không muốn nhìn thấy nó chết dần chết mòn...
https://www.youtube.com/watch?v=wv1d7SU--U0&t=126s
(cái phần trên là t đánh máy lại từ video này)
Mùa hè oi bức năm 1898 tại Bắc Carolina, một dược sĩ trẻ tên Caleb Braham đã thử
nghiệm để tạo ra một loại nước uống nhằm phục vụ cho những khách hàng của mình.
Loại thức uống này là sự kết hợp của đường, vani, nước carbonat, pepsin và hạt cola.
Loại thức uống này nhanh chóng được mọi người yêu thích và đặt tên là Brad’s drink,
sau này được gọi là Pepsi Cola. Caleb Braham đã mua quyền sáng chế cho thương hiệu
Pepsi-Cola, và đăng ký thương hiệu Pepsi Cola vào năm 1902.
CTTG I bùng nổ đã ảnh hưởng đến cục diện kinh tế của nước Mỹ, làm cho chi phí sản
xuất tăng mạnh, trong đó có giá đường. Khi giá đường tăng cao, Braham dự đoán giá sẽ
còn tăng nữa nên đã mua 1 lượng đường lớn dự trữ. Không may cho ông, giá đường đột
ngột giảm đã ảnh hưởng đến chi phí sản xuất. 1923, công ty tuyên bố phá sản và được
mua lại với giá $35,000.
Những người chủ mới đã phục hồi lại công ty. Nhưng tới năm 1931, tình hình kinh tế suy
thoái một cách trầm trọng lại một lần nữa khiến công ty phá sản. Ngay lúc đó, Charles
Guth – chủ tịch của Loft Industries – hệ thống các cửa hàng bánh kẹo và nước soda đã
mua lại Pepsi Cola với giá $10,500 và đưa vào bán trong các cửa hàng của ông ta. Điều
đặc biệt là khi đó Charles Guth đang là đối tác kinh doanh của Coke. Tuy nhiên, vì không
đạt được thỏa thuận trong một hợp đồng mua bán nên Guth đã quyết định mua lại
PepsiCola.
1934, dưới sự lãnh đạo của Guth, Pepsi Cola đã đạt được sự thịnh vượng trước đây,
doanh số tăng vọt tại Mỹ ($1 million).
1941, thâm nhập qua Châu Âu.
1947, mở rộng sang Philippin và Trung Đông.
1964, ra đời sản phẩm Diet Pepsi – nước ngọt dành cho người ăn kiêng đầu tiên trên thị
trường.
(còn phần này là bản tóm tắt hơn)
Nguồn: https://www.laysvietnam.com/ve-chung-toi/tap-doan-pepsico-toan-cau/#pepsi-
cola

Ý nghĩa thương hiệu Pepsi: Phát minh ban đầu của ông được gọi là "Brad's Drink" (Đồ
uống của Brad), là hỗn hợp gồm đường, nước, caramel, dầu chanh và hạt đậu khấu. 3
năm sau đó, Bradham đổi tên "Brad's Drink" - đồ uống mà ông tin rằng hỗ trợ tiêu hóa -
thành "Pepsi-Cola" theo thuật ngữ "dyspepsia" có nghĩa là chứng khó tiêu trong y học. 
(còn phần độ phủ sóng thương hiệu tui 0 hỉu lắm với tìm cũng 0 ra, ý là thị phần hay là
độ nổi tiếng)

You might also like