You are on page 1of 12

THAM LUẬN

“Giải pháp phát triển đô thị di sản Đà Lạt hướng tới phát triển bền vững”
“The development solution for Dalat heritage urban towards the sustainable
development”

(Tóm tắt) Đà Lạt là một địa danh nổi tiếng trong nước và quốc tế về du lịch,
nghỉ dưỡng bởi Đà Lạt được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, cảnh quan thiên nhiên khí
hậu ôn hòa mát mẻ, với nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc trưng; là nơi hội tụ những giá
trị văn hóa con người, với những nét tính cách hiền hòa, thanh lịch, mến khách; là nơi
hội tụ nhiều công trình kiến trúc đặc biệt. Đến nay, những điều này vẫn còn mang giá
trị và tạo cho Đà Lạt những khác biệt so với các thành phố khác. Những đặc điểm này,
tạo nên một “Đô thị di sản Đà Lạt”. Đồng thời, chính quyền Đà Lạt đã và đang thực
hiện chuyển đổi số về mọi mặt trong công tác quản lý của mình, xây dựng thành phố
thông minh; điều này chính là hướng tới phát triển thành phố bền vững.
(Summary) Dalat is a domestically and well-known toponym of tour, resort
which Dalat has the natural advantage in natural landsacape, temperate and cool
climate with a great deal of specific agricultural products; it is a kind of assembling
destination with a lot of exceptional architecture. Up to now, those still remain
valuable which has brought Dalat differences from other cities. These features make a
"Dalat Heritage Urban". At the same time, Dalat Government has been performing the
digital transformation in all aspects of its administration work, the construction of
smart city; this aims at the development of sustainable city.
2

Đà Lạt là một địa danh nổi tiếng trong nước và quốc tế về du lịch, nghỉ dưỡng
bởi Đà Lạt được thiên nhiên ưu đãi về nhiều mặt, cảnh quan thiên nhiên khí hậu ôn
hòa mát mẻ, với nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc trưng; là nơi hội tụ những giá trị văn
hóa con người, với những nét tính cách hiền hòa, thanh lịch, mến khách; là nơi hội tụ
nhiều công trình kiến trúc đặc biệt. Đến nay, các đặc điểm này vẫn còn mang giá trị và
tạo cho Đà Lạt những khác biệt so với các thành phố khác, tạo nên một “Đô thị di sản
Đà Lạt”.
Tuy nhiên, Đà Lạt cũng đang đứng trước nhiều thách thức đó là môi trường
thiên nhiên và cảnh quan đô thị đang bị nghèo đi và xuống cấp, tình trạng ô nhiễm môi
trường gia tăng; tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa, gia tăng dân số, mật độ
dân số và khách du lịch, nhưng cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu; vẫn còn những cơ
sở sản xuất, nhà lưới, nhà kính trong đô thị; các khu dân cư chưa được đầu tư đồng bộ,
đáp ứng các tiêu chuẩn về hạ tầng kỹ thuật, tình trạng ngập úng trong đô thị vẫn còn
diễn ra… có thể dẫn tới nguy cơ đánh mất những đặc thù riêng, di sản giá trị vốn có
của Đà Lạt.

‫؞‬
Thành phố Đà Lạt được ghi nhận hình thành từ năm 1893, khi bác sỹ Alexandre
Yersin đặt chân lên cao nguyên Lâm Viên và sau đó khi Paul Doumer - Toàn quyền
Đông Dương hỏi tìm một địa điểm vùng cao để xây dựng nơi nghỉ dưỡng, ông
Alexandre Yersin đã cho ý kiến về Đà Lạt. Từ đó, thành phố Đà Lạt dần dần hình
thành và đã trải qua bao mốc thay đổi của lịch sử; thời gian kiến tạo của Đà Lạt chưa
dài so với nhiều thành phố khác trong cả nước, song với chuỗi thời gian ấy cộng với sự
tích lũy đầy sáng tạo của con người qua các thời kỳ đã tạo nên một thành phố có tính
đặc thù; qua nhiều thời kỳ, Đà Lạt đã được xây dựng và phát triển với nhưng ưu thế
nhất định, đặc biệt là về điều kiện tự nhiên.
Được xác định là một trong 12 đô thị du lịch của cả nước; đặc biệt, xác định
một trong 3 đô thị di sản1. Đà Lạt được cho là đô thị duy nhất ở Việt Nam hội tụ đủ
các giá trị đặc biệt để xây dựng trở thành đô thị di sản - đô thị du lịch sinh thái đó là:
khí hậu ôn hòa, cảnh quan thiên nhiên đa dạng, quỹ di sản kiến trúc đô thị phong phú,
bản sắc văn hóa và lịch sử đặc trưng, mà không đô thị nào có được.
Về đặc điểm tự nhiên của Đà Lạt: Nằm ở độ cao 1,500 mét và được các dãy núi
cùng quần hệ thực vật rừng, đặc biệt là rừng thông bao quanh, nên thành phố Đà Lạt
có một khi hậu miền núi ôn hòa dịu mát quanh năm. Nhiệt độ trung bình tháng ở Đà
1
Theo Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
3

Lạt không quá 20°C. Trung bình, một năm Đà Lạt có trên 160 ngày mưa với lượng
mưa khoảng 1.700 mm, tập trung nhiều nhất vào các tháng 7, 9 và 10; ở Đà Lạt có số
ngày mưa trong năm nhiều, nhưng lượng mưa lại thấp hơn so với các khu vực đồng
bằng. Đặc biệt, ở Đà Lạt còn có hiện tượng đáng chú ý là sương mù, trung bình 80 đến
85 ngày trong một năm, nhưng xuất hiện nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 2
tới tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 10.

Ảnh: Sương mù được chụp tại Cầu Đất, thành phố Đà Lạt vào tháng 10/2022

Ngoài khí hậu, địa hình và phong cảnh tự nhiên của Đà Lạt rất đẹp. Với địa
hình gồm những chuỗi đồi thoải dạng cong tròn nhấp nhô, xen kẽ nối tiếp nhau trải dài
hàng chục km. Đặc trưng của địa hình Đà Lạt là những hình khối chủ yếu ổn định;
chúng chia cắt không gian một cách mạnh mẽ thành những khu vực riêng biệt, rõ nét
và tạo nên những chuỗi phong cảnh phong phú, đa dạng. Trong việc xây dụng thành
phố trước đây, người ta đã tôn trọng nguyên tắc bảo vệ địa hình tự nhiên; việc áp dụng
biện pháp san nền để biến đổi địa hình dốc thành bãi đất bằng đã không được áp dụng
trên quy mô lớn.
Nói đến Đà Lạt, người ta liên tưởng ngay đến rừng thông và thác nước, với
những rừng thông bạt ngàn bao quanh thành phố. Các danh thắng lừng danh của Đà
Lạt phải kể đến như cảnh quan Hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Chiến Thắng, hồ
Tuyền Lâm, hồ Đankia - Suối Vàng, hồ Đa Nhim, hồ Đa Thiện với thung lũng Tình
Yêu, thác Prenn, thác Đatania, thác Voi, Đồi Cù, núi Lang Biang.
Về văn hóa, lịch sử của Đà Lạt: Trước đây dân số chính của Đà Lạt là người
Lạch, người Chil và người Srê thuộc dân tộc Cơ Ho, vốn là cư dân của toàn bộ cao
nguyên Lang Biang. Nhà ở của người Cơ Ho cũng khá đặc biệt, họ ở nhà sàn dài bằng
gỗ, hai mái uốn cong, lợp bằng có tranh, có tiếp nghiêng ra phía ngoài và cũng lợp
tranh để chống lạnh.
4

Vốn văn học nghệ thuật dân gian Cơ Ho khá phong phú, thơ ca trữ tình và giàu
nhạc tính. Đặc biệt, họ có nhiều nhạc cụ truyền thống đặc biệt như bộ cồng chiêng
gồm 6 chiếc, kèn ống bẩu (Kombuat), đàn ống tre (Kørla), trống (Sơgor)...
Tuy nhiên qua thời gian, với những tác động của lịch sử, vùng đất Đà Lạt đã có
nhiều sự chuyển dịch về cơ cấu dân cư, cùng với thời gian đã tạo nên những nét văn
hóa riêng, rất phong phú, vừa mang tính truyền thống và hiện đại. Văn hoá của dân tộc
Cơ Ho bản địa, văn hoá của các cộng đồng dân cư ở châu thổ sông Hồng, vùng Thanh
- Nghệ - Tĩnh Thừa Thiên - Huế, Nam - Ngãi - Bình - Phủ, Nam Trung Bộ, Đông Nam
Bộ và sự giao lưu văn hóa thế giới đã tạo nên những nét đặc trưng trong phong cách
người Đà Lạt “hiền hòa , thanh lịch và mến khách”. Có thể nói, văn hóa Đà Lạt là sự
kết tinh giữa văn hóa dân tộc bản địa với văn hóa các vùng, miền tạo nên nét bản sắc
rất đặc trưng.
Về kiến trúc đô thị của Đà Lạt: Trong quá trình phát triển, lịch sử đã để lại cho
Đà Lạt những công trình kiến trúc giá trị, như những công sở, trường học, nhà thờ tu
viện, chùa chiền, công trình công cộng... cùng hàng ngàn biệt thự hiện diện khắp thành
phố. Nhiều công trình kiến trúc được thiết kế xây dựng đặc sắc theo lối kiến trúc gắn
với cảnh quan, phần nhiều mang đặc trưng của kiến trúc kiểu Pháp, như kiến trúc vùng
Normandie, vùng Bretagne, vùng Pays Basque, vùng Savoie… Lưu giữ quỹ di sản
kiến trúc đô thị đồ sộ, độc đáo có giá trị điển hình như Khu biệt thụ Lê Lai và Trần
Hưng Đạo, Dinh 1,2,3, trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, ga Đà Lạt, nhà thờ Chính
Tòa (nhà thờ Con gà), Viện Pasteur Đà Lạt, Khách sạn Dalat Palace, Khách sạn Dalat
Du Parc, Dinh Thống đốc Nam kỳ... Đồng thời, Đà Lạt còn là một trung tâm giáo dục
và nghiên cứu khoa học, một thành phố đa dạng về tôn giáo với sự hiện diện của hàng
trăm ngôi chùa, nhà thờ, tu viện. Với lịch sử phát triển hơn 100 năm, tuy không được
coi là đô thị cổ, nhưng Đà Lạt được xem là một “bảo tàng sống” về kiến trúc.

Ảnh: Trường Cao đẳng Sử phạm Đà Lạt Ảnh: Biệt thự cổ với rừng thông bao quanh
5

Với những đặc điểm hội tụ thành đô thị di sản - đô thị du lịch, việc quản lý,
phát triển đô thị Đà Lạt là hết sức quan trọng. Năm 2014, thành phố Đà Lạt được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng
phụ cận đến năm 20302. Với mục tiêu xây dựng phát triển thành phố Đà Lạt và vùng
phụ cận đến năm 2030 trở thành một vùng đô thị hiện đại, đẳng cấp quốc tế; có đặc thù
về khí hậu, cảnh quan tự nhiên, văn hóa lịch sử và di sản kiến trúc tầm quốc gia, khu
vực và có ý nghĩa quốc tế.

Ảnh: đồ án quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030

Tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 –
2025, đã xác định “Xây dựng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận là trung tâm hành
chính - chính trị, kinh tế - văn hóa, khoa học - kỹ thuật của tỉnh; trung tâm du lịch sinh
thái, nghỉ dưỡng cao cấp tầm quốc gia, khu vực và quốc tế; trung tâm nghiên cứu sản
xuất nông nghiệp công nghệ cao cấp quốc gia và quốc tế; trung tâm nghiên cứu khoa
học, giáo dục - đào tạo và chuyển giao công nghệ đa ngành cấp quốc gia; trung tâm
bảo tồn rừng cảnh quan và đa dạng sinh học cấp quốc gia; trung tâm thương mại - dịch
vụ, hội chợ triển lãm; trung tâm văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao và giải trí cấp
vùng”; “Phát triển thành phố Đà Lạt trở thành trung tâm phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao; trung tâm nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo và chuyển giao công nghệ
đa ngành, theo chuẩn quốc tế”.
Tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Đà Lạt lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 –
2025, cũng đã xác định mục tiêu tổng quát là “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng
và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; thực hiện nghiêm các nguyên tắc của
Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình. Mở rộng không
gian đô thị, xây dựng Đà Lạt trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp
2
Quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 12/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
6

và du lịch văn hóa di sản tầm quốc gia, khu vực và quốc tế. Đầu tư đồng bộ kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội; duy trì tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý.
Phát huy mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, đảm bảo quốc phòng -
an ninh. Phát huy dân chủ, sức sáng tạo, ý chí, khát vọng của toàn dân; giữ vững đoàn
kết thống nhất trong Đảng bộ và hệ thống chính trị; tăng cường sức mạnh khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận xã hội. Xây dựng Đà Lạt trở thành thành phố
thông minh, đô thị di sản, đô thị tăng trưởng xanh, phát triển toàn diện, bền vững, văn
minh, hiện đại”.

Ảnh: Quyển sách Đà Lạt Ba thiên đường, Hai hội tụ, Một tầm nhìn của Kỷ lục gia, TS Phạm S – Phó Chủ tịch
UBND tỉnh, đã đánh giá toàn diện tiềm năng, lợi thế và một số giải pháp trong phát triển đô thị Đà Lạt

Trong năm 2022, Tỉnh ủy đã Chương trình hành động số 29-CTr/TU ngày
15/6/2022 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của
Bộ Chính trị; UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 7175/KH-UBND ngày 26/9/2022
triển khai Chương trình hành động số 29-CTr/TU ngày 15/6/2022 của Tỉnh uỷ Lâm
Đồng thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng,
quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Đặc biệt, năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận 3. Có
thể thấy, trong thời gian qua các cấp, các ngành đã từng bước chuyển biến trong quản
lý phát triển thành phố Đà Lạt, tăng cường công tác quản lý quy hoạch kiến trúc, trật
tự xây dựng; đồng thời, tăng cường đầu tư, thu hút đầu tư các dự án phục vụ phát triển
du lịch của thành phố, cũng như các dự án bảo tồn các công trình kiến trúc có giá trị
lịch sử, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, mở rộng không gian đô thị… Đồng
thời, Đà Lạt cũng đã và đang tiếp tục phát triển theo hướng đô thị xanh, bền vững (với

3
Quyết định số 1528/QĐ-TTg ngày 03/9/2015.
7

01 đồ án quy hoạch phân khu Làng đô thị xanh, xã Xuân Thọ; thực hiện chuyển đổi số
nhiều lĩnh vực…).
Bên cạnh đó, việc bảo tồn, phát triển đô thị Đà Lạt trở thành “đô thị di sản”
hướng tới phát triển bền vững vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, như đã trình bày ở
trên: những tác động của quá trình đô thị hóa, gia tăng dân số, mật độ dân số và khách
du lịch, nhưng cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu; vẫn còn những cơ sở sản xuất, nhà
lưới, nhà kính trong đô thị, tình trạng phá rừng còn xảy ra; các khu dân cư chưa được
đầu tư đồng bộ, đáp ứng các tiêu chuẩn về hạ tầng kỹ thuật, tình trạng ngập úng trong
đô thị vẫn còn diễn ra… Cần phải có sự chung tay của các cấp, các ngành, người dân
và doanh nghiệp trong việc thực hiện những những giải pháp khắc phục các khó khăn,
thách thức này.

Ảnh: Mưa lớn kéo dài gây ngập dọc suối Cam Ly Ảnh: Tình trạng phá rừng tại Đà Lạt vẫn xảy ra
(ảnh Báo Thanh niên) (ảnh Báo Công an)

Ảnh: Nhà lồng trồng rau, hoa rải rác trong thành phố (ảnh Báo Tuổi trẻ)
Để phát huy những lợi thế, bảo tồn và phát triển thành phố Đà Lạt thành “đô thị
di sản” theo hướng bền vững; cũng như thực hiện hiệu quả các mục tiêu tổng quát của
tỉnh, thành phố Đà Lạt và các mục tiêu đối với lĩnh vực phát triển đô thị, thân thiện
môi trường, đô thị xanh, thì cần tập trung một số nhóm giải pháp trọng tâm sau:
Thứ nhất, nhóm giải pháp về bảo tồn và phát huy các giá trị cốt lõi:
- Tăng cường bảo tồn, phát huy các đặc thù về khí hậu, cảnh quan tự nhiên của
thành phố; đặc biệt, là duy trì diện tích các rừng theo quy hoạch, cảnh quan mặt nước,
thác nước; giảm khí thải nhà kính để gìn giữ khí hậu đặc biệt của Đà Lạt.
8

Được đánh giá là “thiên đường du lịch, thiên đường tình yêu, thiên đường nông
nghiệp”, Đà Lạt cần gìn giữ bảo tồn những điều kiện tự nhiên về khi hậu, cảnh quan,
phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phát huy tối đa những ưu thế này để phát triển
du lịch một cách tốt nhất.

Ảnh: Nông nghiệp nói không với nhà lồng, nhà lưới Ảnh: Kết hợp nông nghiệp với du dịch (ảnh
(ảnh internet) internet)
- Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử: Được đánh giá là “thiên
đường tình yêu” với những giá trị của người bản địa, những dấu ấn khi được khám phá
và những giá trị văn hóa được xây dựng, phát triển qua nhiều thời kỳ. Cần bảo tồn có
chọn lọc các giái trị kết tinh giữa văn hóa dân tộc bản địa (phong tục, tập quán, phong
cách, nếp sống, trang phục, nhạc cụ…) với các vùng, miền, phát huy, làm nổi bật
phong cách của người Đà Lạt “Hiền hòa – Thanh lịch – Mến khách”.
- Bảo tồn và phát huy những giá trị kiến trúc đặc trưng của Đà Lạt, chú trọng
bảo tồn, quản lý chặt chẽ quỹ biệt thự cổ, các công trình kiến trúc độc đáo; phát huy
những giá trị các di sản kiến trúc bằng hệ thống quản lý thông minh, hiện đại; chỉnh
trang đô thị theo kế hoạch và đồng bộ, giảm thiểu tối đa tác động đến các công trình
kiến trúc, biệt thự cổ: Bảo tồn các di sản kiến trúc tôn giáo, lịch sử và kiến trúc dân tộc
bản địa. Bảo tồn cảnh quan trọng đô thị các tuyến mặt nước, hình thành các tuyến công
viên cảnh quan cây xanh ven mặt nước; bảo tồn và phục hồi các không gian rừng tự
nhiên trong đô thị, bảo tồn các góc nhìn và điểm nhìn cảnh quan đô thị. Trục đi sản
được xác định một vùng bảo vệ trải dài liên kết trục đường chính từ Đông sang Tây
9

thành phố bao gồm các công trình di sản; cảnh quan di sản; các công trình có giá trị
cao về văn hóa, lịch sử, kiến trúc; không gian đường phố trên trục chính và các công
trình kiến trúc, cảnh quan có liên quan nhằm đảm bảo cho việc phát triển không gian
đô thị, tại vùng này phải có yêu cầu tôn trọng lịch sử và sự hài hòa trong quá trình phát
triển từ hiện tại đến tương lai. Bảo tồn hệ sinh thái rừng, mở rộng và phục hồi không
gian rừng và khống chế sự phát triển tràn lan của đô thị và nông nghiệp xâm hại vào
không gian rừng.
Thứ hai, nhóm giải pháp trong công tác quản lý:
- Thực hiện hiệu quả Chương trình hành động số 29-CTr/TU ngày 15/6/2022
của Tỉnh uỷ Lâm Đồng thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về quy
hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Kế hoạch số 7175/KH-UBND ngày
22/9/2022 của UBND tỉnh. Đối với Đà Lạt, cần tập trung phát triển đô thị theo hướng
hoàn thiện chức năng du lịch, nghỉ dưỡng.
- Việc quản lý đô thị theo quy hoạch hết sức quan trọng; các cấp, các ngành cần
phải quan tâm tập trung thực hiện. Hiện nay, quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và
vùng phụ cận đang được triển khai thực hiện điều chỉnh, do đó, cần tăng cường việc
phối hợp trong quá trình lập và triển khai đồ án quy hoạch. Bên cạnh đó, để nâng cao
hiệu quả và chủ động trong quản lý, Đà Lạt cần phủ kín quy hoạch phân khu, quy
hoạch chi tiết.
Trong quy hoạch đô thị phải ưu tiên những giá trị bảo tồn, quy hoạch xây dựng
hệ thống công trình công cộng dịch vụ đô thị, như: công trình giao thông, cấp, thoát
nước, xử lý nước thải, công viên cây xanh… theo các tiêu chí đô thị xanh, bền vững để
tạo cảnh quan đô thị, cũng như đảm bảo định hướng đô thị xanh, thân thiện môi
trường.
- Tiếp tục tăng cường chuyển đổi số trong công tác quản lý. Trong đó, Đà Lạt
đã triển khai hiệu quả ứng dụng “Thông tin quy hoạch”, trong thời gian tới Đà Lạt cần
tiếp tục số hóa đồ án quy hoạch theo tỷ lệ phủ kín và gắn kết với việc triển khai thực
hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật.
Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành
thành phố thông minh” giai đoạn 2018 – 2025.
- Cần xây dựng thêm các cơ chế thu hút đầu tư, đối với Đà Lạt cần ưu tiên thu
hút đầu tư các khu đô thị, khu dân cư sinh thái, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ,
hiện đại; các dự án về hạ tầng của đô thị, như: cấp thoát nước, xử lý nước thải, xử lý
chất thải rắn,…; công trình hạ tầng xã hội, công trình dịch vụ công cộng của đô thị
hiện đại, cao cấp, điểm nhấn.
10

- Không thu hút đầu tư các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; đối với
các cơ sở sản xuất, nhà kính, nhà lưới dần di dời ra khỏi đô thị; tăng cường công tác
quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn thành phố.
- Tiếp tục đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật phải đồng bộ và kết hợp với ngầm
hóa hạ tầng kỹ thuật đô thị theo lộ trình phù hợp.
- Cần có các giải pháp về vốn đầu tư cho quản lý, bảo tồn và phát triển đô thị;
có các chính sách về tài chính cho phát triển đô thị, trong đó, vốn ngân sách nhà nước
là cơ bản và vốn từ ngoài ngân sách là quyết định.
- Xây dựng chính quyền đô thị đáp ứng các yêu cầu quản lý đô thị: đáp ứng yêu
cầu về năng lực quản lý; ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ tin học trong quản lý
đô thị, hướng đến quản lý đô thị thông minh, chính quyền điện tử.
Thứ ba, nhóm giải pháp tuyên truyền:
- Tuyên truyền tăng cường ý thức bảo tồn các giá trị đặc biệt của thành phố: bảo
vệ môi trường, bảo vệ các công trình kiến trúc, bảo vệ cảnh quan, cũng như phát huy
phong cách của người Đà Lạt “Hiền hòa – Thanh lịch – Mến khách”.
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả các giải pháp tuyên truyền cho toàn dân trong việc
thực hiện nghiêm quy hoạch xây dựng đô thị, không sử dụng sai mục đích sử dụng đất,
xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp gây khó khăn trong quản lý quy hoạch, trật tự
xây dựng, gây thiếu đồng nhất về kiến trúc; khuyến khích xây nhà biệt lập ở các khu
đất mới.
- Để đảm bảo kiến trúc cảnh quan thành phố, các cấp chính quyền khuyến
khích, yêu cầu các đơn vị tư vấn, thiết kế và các chủ hộ thiết kế nhà theo kiểu mái chữ
A không làm mái bằng; trồng cây xanh quanh nhà để tạo mảng xanh.
- Xây dựng các mẫu mặt tiền nhà đối với khu vực nhà cũ hiện hữu ở trong các
khu trung tâm (Phường 1, 2) để thực hiện chỉnh trang đô thị đồng bộ mặt tiền nhà hoặc
khuyến khích người dân tự thực hiện để tạo những dãy phố với kiểu dáng cổ điển hoặc
tạo kiến trúc riêng của Đà Lạt.

‫؞‬
Đô thị Đà Lạt có nhiều công trình kiến trúc có giá trị do người Pháp để lại qua
các thời kỳ. Kiến trúc ở Đà Lạt là nghệ thuật “kiến trúc kết hợp với cảnh quan” đã
được thể hiện từ ý tưởng của đến quy hoạch ban đầu. Giá trị văn hóa nghệ thuật của
kiến trúc Đà Lạt, mang một dấu ấn riêng, có giá trị đặc biệt, rất độc đáo, gắn liền với
địa hình và cảnh quan thiên nhiên. Có thể nói Đà Lạt như một bảo tàng các biệt thự và
các công trình kiến trúc công cộng, tôn giáo tin ngưỡng với phong cách kiến trúc Âu -
11

Á kết hợp mà kiến trúc ở các đô thị khác trong cả nước không có. Hiện nay, việc đầu
tư phát triển đô thị bền vững, thân thiện môi trường là xu thế phát triển đô thị hiện nay
trong cả nước cũng như trên thế giới. Với những đặc trưng của mình, nhìn nhận công
tác quy hoạch và quản lý phát triển thành phố Đà Lạt qua các thời kỳ thì các giá trị về
khí hậu, cảnh quan thiên nhiên và giá trị di sản kiến trúc tạo thành hình ảnh của một đô
thị di sản; trong thời gian tới các cấp chính quyền, các ngành cần tăng cường công tác
quản lý trong đó, cần tập trung công tác quy hoạch, chuyển đổi số, xây dựng đô thị
thông minh và phát triển trên cơ sở bảo tồn kiến trúc và cảnh quan để Đà Lạt trở thành
“đô thị đi sản” và phát triển bền vững./.
12

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2023,tầm nhìn
đến năm 2050. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 704/QD-TTg ngày
12/5/2014.
2. Cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1528/QĐ-TTg ngày 03/9/2015.
3. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày
22/01/2013.
4. Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI, nhiệm kỳ
2020 – 2025.
5. Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Đà Lạt lần thứ XII, nhiệm
kỳ 2020 – 2025.
6. Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ Chính trị
về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Tỉnh ủy Lâm Đồng ban
hành tại Chương trình số số 29-CTr/TU ngày 15/6/2022.
7. Kế hoạch số 7175/KH-UBND ngày 26/9/2022 triển khai Chương trình hành
động số 29-CTr/TU ngày 15/6/2022 của Tỉnh uỷ Lâm Đồng thực hiện Nghị quyết 06-
NQ/TW của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô
thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
8. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Đà Lạt – Đô thị di sản với công tác quy hoạch và
quản lý phát triển”.
9. Phạm S, Đà Lạt Ba thiên đường, Hai hội tụ, Một tầm nhìn; Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật năm 2019.

You might also like