You are on page 1of 2

BÀI TẬP CẤU HÌNH ELECTRON

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai?


A. Các electron trong cùng một lớp có năng lượng bằng nhau.
B. Mỗi obitan nguyên tử chứa tối đa 2 electron với chiều tự quay khác nhau.
C. Số khối của hạt nhân nguyên tử bằng tổng số hạt proton và số hạt nơtron.
D. Số obitan nguyên tử tối đa trong lớp L là 4.
Câu 2: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử một nguyên tố là 3s23p5. Số hiệu nguyên tử của
nguyên tố đó là
A. 17. B. 16. C. 15. D. 18.
Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố O (Z = 8) có số electron độc thân của X bằng
A. 3. B. 2. C. 1. D. 0.
Câu 4: Cho số hiệu nguyên tử của các nguyên tố như sau: X (Z = 26); Y (Z = 6); M (Z = 10); T (Z = 13). Số
nguyên tố có tính kim loại là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 5. Một nguyên tố X thuộc chu kì 3 có số electron phân lớp s bằng số electron phân lớp p. Nguyên tố X
ở cùng nhóm với nguyên tố
A. Canxi (Z = 20) B. Kali (Z = 19) C. Nhôm (Z = 13) D. Đồng (Z = 29)
Câu 6: Nguyên tử nguyên tố M có phân bố electron ở phân lớp có năng lượng cao nhất là 3d6. Tổng số
electron của nguyên tử M là
A. 24. B. 25. C. 26. D. 27.
Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố Y
có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của X là 8. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của
Y là
A. 3s23p4. B. 3s23p5. C. 3s23p3. D. 2s22p4.
Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố A có electron cuối cùng ở phân lớp 3px và nguyên tử của nguyên tố B có
electron cuối cùng ở phân lớp 4sy. Biết x + y = 7 và nguyên tố A không phải khí hiếm. Tổng số hạt mang
điện của nguyên tử B là
A. 40. B. 34. C. 18. D. 20.
Câu 9: Một nguyên tử A có tổng số electron ở các phân lớp s là 4 và tổng số electron ở phân lớp ngoài cùng
là 3. Nguyên tố A là
A. Nitơ (Z = 7). B. Nhôm (Z = 13). C. Be (Z = 4). D. Bo (Z = 5).
Câu 10: Cation Y và anion X có cấu hình electron giống nhau. Kết luận đúng là:
+ 2-

A. nguyên tử Y kém nguyên tử X 2 electron. B. nguyên tử X kém nguyên tử Y 3 electron.


C. nguyên tử Y kém nguyên tử X 3 electron. D. nguyên tử X kém nguyên tử Y 2 electron.
Câu 11: Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố
Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số
electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là :
A. Khí hiếm và kim loại. B. Kim loại và khí hiếm.
C. Kim loại và kim loại. D. Phi kim và kim loại.
Câu 12: Cho các phát biểu sau:
(1). Các electron ở lớp L có mức năng lượng gần bằng nhau
(2). Các electron ở lớp M (n=3) liên kết chặt chẽ với hạt nhân hơn các electron ở lớp K (n=1)
(3) Các electron ở lớp L có mức năng lượng cao hơn các electron ở lớp K
(4). Các electron ở lớp K có mức năng lượng bằng nhau
(5). Các electron ở phân lớp 3s có mức năng lượng thấp hơn các electron ở phân lớp 2p
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5 .
Câu 13: Cho các phát biểu sau
(a) Nguyên tử sắt (Z = 26) có số eletron hóa trị là 8.
(b) Cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1 là của nguyên tử nguyên tố Natri
(c) Cấu hình electron của nguyên tử 24Cr là 1s22s22p63s23p63d54s1.
(d) Nguyên tử lưu huỳnh (Z=16) có 5 lớp e, phân lớp ngoài cùng có 6e
(e) Trong nguyên tử clo (Z=17) số electron ở phân mức năng lượng cao nhất là 7
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 14: Nguyên tử X có tổng số các hạt cơ bản là 10 hạt, nguyên tử Y có tổng số hạt cơ bản là 115 hạt.
Biết: - Trong X, số hạt mang điện dương ít hơn số hạt không mang điện là 1 hạt.
- Trong Y, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt.
Phát biểu không đúng về X, Y là:
A. X có 2 lớp electron, Y có 4 lớp electron.
B. X là kim loại, Y là phi kim.
C. Số khối của X là 8, số khối của Y là 80.
D. X có 1 electron lớp ngoài cùng, Y có 7 electron lớp ngoài cùng.
Câu 15: Oxit A có công thức X2O. Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) trong A là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều
16
hơn số hạt không mang điện là 28. Biết oxi có kí hiệu nguyên tử 8 O . Cấu hình electron của ion X+ là
A. 1s2. B.1s22s22p63s23p6. C. 1s22s22p6. D. 1s22s22p63s23p5.
Câu 16: Cho hợp chất X có công thức phân tử là MxRy, trong đó M chiếm 52,94% về khối lượng. Biết x + y
= 5. Trong nguyên tử M số nơtron nhiều hơn số proton là 1. Trong nguyên tử R có số nơtron bằng số proton.
Tổng số hạt proton, electron, nơtron trong X là 152. Tổng số hạt proton có trong X là
A. 46. B. 50. C. 52. D. 60.

You might also like