You are on page 1of 17

MỤC LỤC

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY


THIẾT KẾ HÀNG HÓA/DỊCH VỤ/GÓI LỢI ÍCH KHÁCH HÀNG
MÀ DOANH NGHIỆP CUNG CẤP
Gói lợi ích công ty cung cấp

THIẾT KẾ QUY TRÌNH PHÙ HỢP VỚI SẢN PHẨM


Quy trình mua hàng trực tiếp
Quy trình mua hàng trực tuyến
MÔ HÌNH TỒN KHO FPS
LÝ DO CHỌN MÔ HÌNH FPS
MÔ HÌNH TỒN KHO
TRÌNH BÀY MÔ HÌNH TỒN KHO
KẾT LUẬN

1
MỤC A

THIẾT KẾ HÀNG HÓA/DỊCH VỤ/GÓI LỢI ÍCH


KHÁCH HÀNG MÀ DOANH NGHIỆP CUNG CẤP VÀ
THIẾT KẾ QUY TRÌNH PHÙ HỢP VỚI SẢN PHẨM

I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY


Công ty Cổ phần Thời trang Merlin ( Ready to Wear with Merlin). Là 1 công ty
kinh doanh về thời trang may sẵn cho nữ giới và nam giới. Công ty có cửa hàng tại
Thành phố Hồ Chí Minh, gọi tắt là cửa hàng thời trang Merlin - hoặc Merlin.
Merlin với vai trò là nhập hàng và cho ra mắt thị trường những sản phẩm thời
trang may sẵn do công ty Hachi - chuyên về sản xuất các mặt hàng thời trang may
sẵn.
Merlin hiện kinh doanh về các mặt hàng sau:
- Quần
- Áo
- Váy
- Đầm
- Áo khoác/Áo gió
- Giày và Dép
- Phụ kiện thời trang đi kèm: kính mát, dây nịt, túi xách, mũ, trang sức - bông
tai, dây chuyền.
Đối tượng khách hàng mục tiêu Merlin đang nhắm tới là những khách hàng trong
độ tuổi 15 - 40 tuổi và giá thành sản phẩm nằm trong mức tầm trung, đáp ứng được
nhu cầu mua đồ và mức giá phù hợp với người tiêu dùng.

II. THIẾT KẾ HÀNG HÓA/DỊCH VỤ/GÓI LỢI ÍCH KHÁCH


HÀNG MÀ DOANH NGHIỆP CUNG CẤP
Gói lợi ích công ty cung cấp
Sản phẩm chính mà Merlin đang kinh doanh là các mặt hàng may sẵn. Bên cạnh
đó Merlin còn bán các sản phẩm thứ yếu đi kèm là các phụ kiện thời trang. Để nâng
cao chất lượng khi cạnh tranh với các công ty kinh doanh về thời trang khác, về các

2
mặt hàng sản phẩm Merlin luôn nhập các mẫu sản phẩm mới và thiết kế phù hợp
với từng lứa tuổi và tính cách của khách hàng; bên cạnh đó Merlin đã đưa ra các
điều khoản dịch vụ như trên hình 2a để làm hài lòng và khách hàng qua các ưu đãi,
khuyến mãi và tiện lợi khi mua sắm tại cửa hàng; đi kèm thêm chính là 1 biến thể -
quán Cafe nằm ngay bên trong cửa hàng.

Hình 2a. Gói lợi ích mà công ty Merlin cung cấp

3
Chú thích:

Hình 2b. Chú thích cho các hình minh họa

Sản phẩm chính


Thời trang may sẵn cho các giới tính
- Quần
- Áo
- Váy
- Đầm
- Áo khoác/Áo gió
- Giày và Dép
Sản phẩm thứ yếu
- Phụ kiện thời trang đi kèm: kính mát, dây nịt, túi xách, mũ, trang sức - bông
tai, dây chuyền.
Dịch vụ thứ yếu
Khi mua sắm tại cửa hàng ( kể cả trực tiếp lẫn trực tuyến) sẽ có những dịch vụ,
lợi ích sau:
Chính sách đổi trả miễn phí sau khi mua hàng

4
Khách hàng được đổi hoặc trả miễn phí các sản phẩm (trừ dây nịt, giày) khi mua
sắm tại cửa hàng trực tiếp và trực tuyến trong vòng 30 ngày kể từ ngày xuất hóa
đơn.
Khuyến mãi hoàn tiền khi mua trực tuyến trên web chính hãng
Đối với các khách hàng mua sắm trực tuyến, nếu mua tại trang web chính hãng
của cửa hàng sẽ được khuyến mãi hoàn tiền 1% so với giá tiền của hóa đơn mua
hàng (Không áp dụng cho các ngày lễ trong năm).
Khuyến mãi ưu đãi qua các ngày lễ trong năm
Dịp đặc biệt (các ngày lễ, tết,...) hóa đơn mua hàng từ 3 triệu đồng trở lên sẽ
được mua các sản phẩm tiếp theo với mức giá 50% so với giá ban đầu - áp dụng
trong thời gian diễn ra lễ.
Đa dạng phương thức thanh toán: Có 3 cách để khách hàng lựa chọn để thanh toán
1. Khách hàng có thể lựa chọn cách thanh toán bằng tiền mặt
2. Thanh toán qua các ứng dụng thanh toán trực tiếp trên điện thoại thông
minh,
3. Thanh toán bằng 1 trong các loại thẻ ngân hàng
Biến thể
Cafe
Khu vực phục vụ thức ăn nhẹ và nước uống, có chỗ ngồi tại 1 khu vực trong cửa
hàng mua sắm.Chủ yếu phục vụ cho các đối tượng khách hàng đi kèm để có thể thư
giãn, giải trí trong lúc chờ khách hàng chính mua hàng tại cửa hàng. Quán cafe có
sách, báo, truyện tranh, wifi. Giúp nâng cao trải nghiệm thoải mái khi mua sắm của
khách hàng chính và khách hàng đi kèm.

III. THIẾT KẾ QUY TRÌNH PHÙ HỢP VỚI SẢN PHẨM


Công ty có 2 phương thức để mua sắm
+ Phương thức mua hàng trực tiếp tại cửa hàng
+ Phương thức mua hàng trực tuyến tại trang web chính hãng

5
1. Quy trình mua hàng trực tiếp

Hình 3.1a Quy trình mua hàng trực tiếp (mua hàng offline)

Theo như hình 3.1, khách hàng có nhu cầu mua hàng thì họ sẽ đi vào cửa hàng
để xem và lựa chọn sản phẩm mà họ vừa ý. Tiếp đó thì khách hàng sẽ đi thử sản
phẩm mà mình đã chọn tại “Phòng thử đồ - Fitting room”, ở đây sẽ có 2 phương án
xảy ra:

+ Phương án 1: Khách hàng không vừa ý khi thử đồ


Nếu khách hàng không vừa ý với sản phẩm mình vừa thử, họ sẽ trả lại cho nhân
viên tại khu vực sắp xếp đồ. Sau đó khách hàng sẽ quyết định là có tiếp tục xem sản

6
phẩm nữa không, ở đây có tiếp 2 phương án để lựa chọn, phương án 1a nếu khách
hàng lựa chọn tiếp tục xem thêm sản phẩm thì sẽ quay lại quyết định “Xem và chọn
sản phẩm vừa ý” như trên hình 3.1a và tiếp tục quy trình; phương án 1b là khách
hàng chọn không tiếp tục xem sản phẩm và sẽ kết thúc.

+ Phương án 2: Khách hàng vừa ý khi thử đồ


Khách hàng sẽ cho sản phẩm vào giỏ hàng của mình. Sau đó khách hàng sẽ
quyết định là có tiếp tục xem sản phẩm nữa không, ở đây có tiếp 2 phương án để
lựa chọn, phương án 2a nếu khách hàng lựa chọn tiếp tục xem thêm sản phẩm thì sẽ
quay lại quyết định “Xem và chọn sản phẩm vừa ý” như trên hình 3.1 và tiếp tục
quy trình; phương án 2b là khách hàng chọn không tiếp tục xem sản phẩm nữa.
Khách hàng sẽ tiến hành thanh toán hóa đơn tại quầy thanh toán, nhân viên tại quầy
thanh toán sẽ giải thích cho khách hàng về các dịch vụ và lợi ích đi kèm khi mua
hàng. Bộ phận góp ý khách hàng sẽ theo dõi và gửi thư góp ý cho khách hàng về
thái độ phục vụ của nhân viên và chất lượng của sản phẩm cũng như chất lượng
cửa hàng.

7
2. Quy trình mua hàng trực tuyến

8
Hình 3.2a Quy trình mua hàng trực tuyến (mua hàng online)
Theo như hình 3.2a, khách hàng sẽ truy cập vào trang web của cửa hàng khi có
nhu cầu mua hàng để xem và chọn sản phẩm mà mình vừa ý, muốn mua. Sau khi
chuyển sản phẩm vào giỏ hàng trực tuyến, khách hàng sẽ lựa chọn có tiếp tục xem
sản phẩm không, ở đây sẽ có 2 phương án xảy ra:

+ Phương án 1: Khách hàng tiếp tục xem thêm sản phẩm


Khách hàng sẽ bấm vào biểu tượng “Tiếp tục xem hàng” và theo như hình 3.2a
thì sẽ quay lại quyết định “Xem và chọn sản phẩm vừa ý” và tiếp tục quy trình.

+ Phương án 2: Khách hàng không xem thêm sản phẩm


Khách hàng sẽ tiến hành thanh toán cho đơn hàng của mình. Để đơn hàng được
xác nhận, các thông tin cá nhân như Họ Tên, Số điện thoại, Địa chỉ nhận hàng; và
thông tin để thanh toán gồm có Địa chỉ thanh toán hàng. Sau khi công việc này
hoàn thành, hệ thống cửa hàng sẽ chuyển sang 1 trang bao gồm các thông tin về
đơn hàng như các mặt hàng đã cho vào giỏ hàng, số lượng hàng đã chọn, Họ Tên
người nhận hàng, Số điện thoại, Địa chỉ nhận hàng; các thông tin thanh toán gồm có
Tổng số tiền cần thanh toán, Địa chỉ thanh toán đơn hàng; để cho khách hàng kiểm
tra lại toàn bộ các thông tin. Ở đây sẽ có 2 phương án lựa chọn xảy ra:

Phương án 2a: Thông tin sai


Khi phát hiện thông tin bị sai, khách hàng bấm vào biểu tượng “Chỉnh sửa thông
tin” trên màn hình để điền lại các thông tin bị sai theo như trên hình 3.2a, và sau đó
tiếp tục quy trình.

Phương án 2b: Thông tin đúng


Khách hàng sẽ chọn biểu tượng “Hoàn tất đơn hàng”. Sau đó hệ thống sẽ báo cho
khách hàng biết là đã đặt hàng thành công. Sau khi khách hàng đặt hàng thành
công, chậm nhất là sau 1 ngày, nhân viên của cửa hàng sẽ gọi lại cho khách hàng
thông qua số điện thoại đã điền trên thông tin của đơn hàng, để xác nhận đơn hàng
lần cuối. Nếu khách hàng quyết định hủy đơn thì nhân viên sẽ hỏi lý do khách hủy
để ghi nhận lại thông tin; Nếu khách hàng đồng ý với đơn hàng, nhân viên sẽ thông
báo thời gian nhận hàng cho khách hàng và thông báo lại tổng số tiền khách hàng sẽ

9
thanh toán, và khách hàng sẽ thanh toán bằng phương thức tiền mặt cho nhân viên
giao hàng khi nhận hàng. Bộ phận góp ý khách hàng sẽ theo dõi và gửi thư góp ý
cho khách hàng về trang web mua hàng trực tuyến và sự hỗ trợ của nhân viên trong
thời gian kể từ lúc hàng được đặt cho đến lúc hàng được giao đến tận tay khách
hàng.

Hình 3.2c. Chú thích cho các ký hiệu

MỤC B

LỰA CHỌN VÀ TRÌNH BÀY CHIẾN LƯỢC TỒN KHO


PHÙ HỢP VỚI SẢN PHẨM Ở CÂU 1
10
I. MÔ HÌNH TỒN KHO FPS
Quản trị tồn kho đóng vai trò cực kỳ quan trọng với các doanh nghiệp. Giá trị
của hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Công
tác quản lý hàng tồn kho chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và để làm tốt công tác
này, trước hết cần phải giải quyết được 2 vấn đề cơ bản:
+ Khi nào thì cần đặt hàng ở nhà cung cấp
+ Làm thế nào xác định được sản lượng cần phải đặt hàng
Mô hình FPS là mô hình về Quản lý hệ thống tồn kho có số lượng đặt hàng thay
đổi theo nhu cầu trong thời gian cố định - Fixed period system. Mô hình này tồn
kho theo phương pháp định lượng, số lượng hàng đặt mỗi lần không cố định, số
lượng hàng đặt thay đổi theo nhu cầu.
Hai quyết định chính trong FPS gồm:
- Đại lượng được dùng để thể hiện thời gian giữa các lần đánh giá là T - the time
interval between review. Tình trạng tồn kho chỉ được phép kiểm tra tại các khoảng
thời gian cố định là T, thay vì trên cơ sở liên tục.
- Trong mô hình có mức bổ sung tối ưu mà không có tồn trữ an toàn - Optimal
replenishment level without safety - được gọi là đại lượng M. Mức bổ sung này có
số lượng cố định không thay đổi.

II. LÝ DO CHỌN MÔ HÌNH FPS


Vì là công ty về buôn bán mặt hàng thời trang,nhằm 1 phần để đáp ứng được nhu
cầu mua sắm hàng hóa, thu hút 1 số lượng khách hàng cao hơn so với tháng cũ, 1
phần những mẫu sản phẩm mới, nhiều mẫu thiết kế mới giúp cho khách hàng có
nhiều sự lựa chọn hơn, Công ty quyết định thời gian cố định để nhập hàng mới là 1
tháng 1 lần với số lượng hàng đặt không cố định.
Lý do Merlin chọn mô hình này để thiết lập hàng tồn kho vì là 1 công ty chuyên
bán về thời trang may sẵn, cường độ mua hàng của khách hàng trong vài tháng sẽ
có sự tương đồng, không chênh lệch quá nhiều nhưng sẽ có vài tháng trong năm lại
là thời gian cao điểm của mua sắm, số lượng hàng tồn lại trong kho sẽ có sự khác
biệt rõ rệt so với các tháng trước đó. Nên nếu sử dụng mô hình tồn kho cố định số

11
lượng hàng đặt mỗi tháng sẽ có khả năng xảy ra cao các trường hợp như trong kho
quá nhiều hàng tồn đọng lại do đặt dư số lượng, hay trường hợp thiếu hàng tồn kho
trong các tháng cao điểm, thiếu thực tế, khó đạt được hiệu quả mong muốn. Nên đối
với Công ty Merlin, mô hình tồn kho này sẽ đem lại hiệu quả tối ưu nhất trong các
loại mô hình tồn kho.

III. MÔ HÌNH TỒN KHO


Mô hình tồn kho này thể hiện mức độ tồn kho qua từng thời gian. Trên mô hình
là mức độ tồn kho trong quý 4 (3 tháng cuối năm) là tháng 10 - 11 - 12. Đây được
coi là 1 trong những thời gian cao điểm mua sắm trong năm mà ở mục 2 đã đề cập
trước đó, nên có thể thấy được mức độ nhập hàng tồn kho qua từng tháng cũng có
sự chênh lệch, khác biệt rõ rệt.

Hình 3a. Mô hình tồn kho của Merlin

Mô hình này gồm các đại lượng sau:


+ M
+ L
+ T
+ IPn
+ Qn

12
3.1 Đại lượng M
M là mức bổ sung tối ưu không có tồn trữ an toàn, mức bổ sung này tại công ty
được cố định trong vòng 1 quý (3 tháng). Sau 1 quý mức bổ sung này sẽ được đổi
mới bằng cách tính toán cùng với việc dự đoán và được điều chỉnh lại dựa trên việc
tham chiếu số lượng hàng đã bán ra và số lượng hàng tồn sau mỗi tháng trong quý
của năm cũ để công ty đưa ra mức bổ sung phù hợp cho năm nay. (1) Việc điều
chỉnh này chỉ cần nội bộ công ty biết, không nhất thiết phải báo cho công ty sản
xuất.

3.2 Đại lượng L


Theo như mô hình thì thời gian đặt hàng là cố định, không đổi. Lead time là khoản
thời gian chờ kể từ lúc đặt hàng bên công ty sản xuất cho đến lúc nhận hàng. Đại
lượng L của công ty được xác định là 10 ngày kể từ ngày thông báo số lượng sản
phẩm cho bên công ty sản xuất là ngày 9 hàng tháng; cho đến ngày nhận thành
phẩm được giao từ bên công ty sản xuất là ngày 21 hàng tháng.

3.3 Đại lượng T


Việc kiểm tra tình trạng tồn kho này sẽ được thực hiện trước khi thông báo số
liệu cho công ty sản xuất. Thời gian giữa các lần đánh giá sẽ là 1 tháng, và công
việc đánh giá này được thực hiện cố định vào ngày 8 hàng tháng, thay vì kiểm tra
tình trạng tồn kho liên tục

3.4 Đại lượng IPn


Là tình trạng số lượng hàng còn lại trong kho. Số liệu này thu được thông qua
việc kiểm tra tình tồn kho tại thời điểm T. Số liệu này thường được ghi lại vào ngày
kiểm tra số lượng hàng tồn kho để đặt thêm hàng mới từ công ty sản xuất để nhập
vào kho. Số liệu này thường không cố định, sẽ có tháng thấp vì cửa hàng bán nhiều
sản phẩm, cũng sẽ có tháng khách hàng ít mua đồ nên số liệu sẽ cao.

3.5 Đại lượng Qn


Trước khi thông báo số lượng hàng đặt cho bên sản xuất, cần phải làm công tác
xác định số lượng hàng sẽ phải đặt là bao nhiêu. Số lượng hàng đã đặt sẽ được dùng
trong khoảng thời gian là 20 ngày kể từ ngày nhận thành phẩm cho đến ngày bắt

13
đầu đặt số lượng hàng mới. Số lượng hàng cần phải đặt là đại lượng Q. Để tính
được Q ta lấy mức bổ sung tối ưu không có tồn trữ an toàn - đại lượng M trừ đi số
lượng hàng còn lại trong kho - IP ngay lúc tính số liệu.
Các đại lượng Q, IP sẽ được tính ngay vào ngày thông báo số liệu hàng cần đặt
cho bên công ty sản xuất (ngày 9 hàng tháng).
Lý do Merlin đặt Lead time vào giữa tháng vì theo như công ty khảo sát, số
lượng khách hàng bỏ phiếu cho việc đi mua sắm vào giữa tháng là khá thấp, vì đa
phần không có nhu cầu mua hàng tại thời điểm này nên đường biểu diễn trên hình
sẽ di chuyển đều đặn; số lượng khách hàng bỏ phiếu cho việc mua sắm những ngày
cuối tháng và đầu tháng đông hơn vì họ cho rằng thời gian này có nhiều thời gian
và nhu cầu mua sắm cao hơn nên đường biểu diễn di chuyển khác hẳn so với thời
gian giữa tháng.

IV. TRÌNH BÀY MÔ HÌNH TỒN KHO


Quan sát hình 3a, ở đoạn T đầu tiên. 3 đoạn này thể hiện tương ứng cho mức độ
tiêu thụ hàng tồn kho trong 3 tháng cuối năm gồm tháng 10 - 11 - 12. Để hiểu rõ mô
hình hơn, em xin giải thích quy trình vận hành trong tháng 11, là đoạn nằm ở giữa
mô hình.
Bắt đầu tháng mới từ ngày 1/11, ta vẫn theo dõi đường biểu diễn mức độ hàng
tồn kho (đường biểu diễn màu đỏ). Đến ngày 8/11 sẽ kiểm tra tình trạng tồn kho của
công ty và được ghi lại bằng số liệu cụ thể, số liệu này chính là đại lượng IP2, công
đoạn kiểm tra tình trạng tồn kho này thường sẽ cần 1 ngày để đưa ra được số liệu
chính xác. Đến ngày 9/11 là ngày thông báo số lượng hàng cần đặt cho bên công ty
sản xuất, ta dùng mức bổ sung tối ưu mà không có tồn trữ an toàn là M trừ đi số liệu
IP2 đã được tính ra vào ngày 8/11, sẽ ra được số lượng hàng cần phải đặt là Q2 . Sau
khi kiểm tra lại số liệu chính xác thì sẽ thông báo cho bên công ty sản xuất ngay
trong này 9/11 để bên kia chuẩn bị thực hiện đơn hàng. Và bắt đầu từ ngày 9/11 này
cho đến ngày 21/11 là lead time, đây là khoản thời gian chờ kể từ lúc thông báo đặt
hàng cho đến lúc nhận hàng là 10 ngày. Và hàng sẽ được giao cho công ty Merlin
ngay trong ngày 21 và toàn bộ hàng sẽ được chuyển thẳng vào kho sau khi làm
công tác kiểm tra đơn hàng lúc nhận. Theo như trên hình 3a đường biểu diễn của

14
tháng 11 thể hiện được mức độ tiêu thụ hàng khá nhiều, vì lý do là trong cuối tháng
11 có diễn ra ngày hội mua sắm lớn nhất trong năm, đó là Black Friday. Đây là
ngày công ty có nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá ưu đãi cho các mặt hàng
sản phẩm đang được bày bán, ngày hội mua sắm tại Merlin được diễn ra vào ngày
thứ sáu cuối cùng trong tháng 11 và kéo dài cho đến hết tháng 11.

MỤC C

KẾT LUẬN

Khi nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, mức độ cạnh tranh của thị trường ngày càng
diễn ra gay gắt và khốc liệt hơn đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm tốt tất cả các
công tác quản trị để có thể tồn tại và phát triển bền vững trên thương trường trong
đó có công tác quản trị hàng tồn kho. Hàng tồn kho cũng như công tác quản trị hàng
tồn kho có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp, nó giúp điều tiết sản xuất,
tránh xảy ra tình trạng gián đoạn sản xuất đồng thời giúp tối thiểu hóa chi phí của
doanh nghiệp nếu như hiểu biết, vận dụng tốt và triệt để các mô hình đặt hàng và
xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến tồn kho để có hướng khắc phục và điều
chỉnh thích hợp để có được hướng đi đúng đắn cho tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Giáo trình Quản trị điều hành Chương 6. Thiết kế hàng hóa và dịch vụ
Giáo trình Quản trị điều hành Chương 7. Lựa chọn và thiết kế và phân tích quy
trình
Giáo trình Quản trị điều hành Chương 7. Quản trị tồn kho

---------------------- HẾT ----------------------

CÔNG TY MERLIN VÀ CÔNG TY HACHI TRÊN LÀ KHÔNG CÓ THẬT, TẤT


CẢ ĐỀU LÀ GIẢ ĐỊNH VỚI MỤC ĐÍCH PHỤC VỤ CHO BÀI LUẬN CUỐI
KỲ.

15
(1) DỰA VÀO MẪU KHẢO SÁT ĐỐI VỚI 2 NHÂN VIÊN LÀM VIỆC TRỰC
TIẾP TẠI KHU VỰC KHO HÀNG CỦA ADIDAS, SHOPEE.

16

You might also like