You are on page 1of 8

Đời thừa: Khi tình thương là khởi

nguồn của bi kịch 


Đời thừa đượ c xem như mộ t đườ ng may tinh tế trên dả i lụ a củ a nền văn họ c
nướ c nhà trong nhữ ng năm trướ c Cách mạ ng Tháng Tám, tác phẩ m là mộ t
khúc bi ca đẫ m lệ về số phậ n bấ t hạ nh củ a ngườ i tri thứ c trong xã hộ i cũ.

Bằ ng giọ ng văn sắ c sả o mà chua chát, Nam Cao đã khắ c họ a thành công hình
ả nh nhân vậ t Hộ dù bị nghèo đói dồ n ép đến cùng đườ ng nhưng không bao
giờ đánh mấ t đi lương tri và lý tưở ng củ a mình.

Đời thừa và những trang văn đi từ tấm lòng nhân ái của người nghệ sĩ

Nam Cao là mộ t trong nhữ ng cây bút chủ lự c củ a văn đàn Việt Nam lúc
đương thờ i, giọ ng văn củ a ông vừ a chua chát, vừ a tàn nhẫ n nhưng ẩ n sâu bên
trong là sự ấ m nóng củ a tình thương, đó là điểm nhấ n đặ c biệt làm nên đờ i
văn vĩ đạ i củ a Nam Cao.

Các tác phẩ m củ a ông luôn đánh thẳ ng vào điểm mềm yếu nhấ t củ a ngườ i
đọ c, Nam Cao không né tránh như Thạ ch Lam, ông phả n ánh cuộ c số ng
nhưng không bê nguyên hiện thự c vào văn chương mà dùng sự tài hoa củ a
mình để đưa các tác phẩ m lên mộ t tầ m cao mớ i.

Trong suố t khoả ng thờ i gian cầ m bút, Nam Cao cho ra đờ i không ít tác phẩ m,
từ  Chí Phèo, Lão Hạc  đến Sống mòn, trong đó không thể không nhắ c đến Đời
thừa, mộ t thiên truyện ngắ n có sứ c lay độ ng lòng ngườ i mạ nh mẽ.

Tác phẩ m là máu chả y từ tấ m lòng ngườ i nghệ sĩ thấ m lên từ ng trang văn,
phác họ a nên mộ t cuộ c đờ i vừ a chua xót vừ a cay nghiệt nhưng vẫ n luôn giữ
đượ c ánh sáng lương tri ấ m áp củ a nhân vậ t.

Nếu như Chí Phèo đem đến cho ngườ i đọ c cả m giác uấ t nghẹn củ a mộ t con
ngườ i bị đẩ y vào bướ c đườ ng bầ n cùng hóa thì ở  Đời thừa, Nam Cao lạ i từ
nhữ ng đau đớ n củ a cuộ c đờ i mà xây dự ng mộ t nhân vậ t vớ i tình thương hoàn
mỹ.

 III.TÌM HIỂU CHI TIẾT TÁC PHẨM.


1.PHÂN TÍCH:

Nhân vật Hộ là một nhà văn tài năng và có đầy tâm huyết. Nhưng cuộc sống tàn
nhẫn với những lo toan vặt vãnh hằng ngày đã phá vỡ giấc mộng đẹp của Hộ. ở
đây, chúng ta Có thể chia làm 2 tấn bi kịch tinh thần như sau:

a.Bi kịch thứ nhất: Sự khốn khổ của một nhà văn có hoài bão cao đẹp trở thành
một kẻ đê tiện trong văn chương.

 Trước kia:
- Hộ có một khao khát, hoài bão cao đẹp: viết một tác phẩm đoạt giải Nobel và
được dịch ra đủ mọi thứ tiếng, đam mê mãnh liệt với văn chương. Thể hiện ở việc
Hộ rất Chăm chú đọc sách, Coi ''Nghệ thuật là tất cả, ngoài nghệ thuật không có gì
đáng quan tâm nữa'

 Hộ Coi văn chương là lẽ sống, hoài bão cao đẹp, lý tưởng sống của cuộc đời.
Hộ không phải là một kẻ háo danh tầm thường mà ngược lại là biểu hiện
mạnh mẽ của một con người có ý thức cá nhân sâu sắc, không chấp nhận
cuộc sống vô danh, vô nghĩa, muốn nâng cao giá trị đời sống bằng một sự
nghiệp văn chương có giá trị, được mọi người thừa nhận.

 Bên cạnh đó, Hộ đồng thời là một nhà văn có lương tri:
 Anh Cho rằng sự cẩu thả trong văn chương thì thật đê tiện, có thái độ
nghiêm túc và cao quý về nghề văn, vì lương tri mà anh viết thận trọng dù
cuộc sống eo hẹp, khổ sở.
 Anh cũng Xác định rõ ràng và có ý thức thường trực về tư cách nghệ sĩ của
mình. Hộ đề cao sáng tạo, khát khao cống hiến"Văn chương không cần những
người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp
những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo
những cái gì chưa có.

> Từ đây, Hộ hiện lên là một nghệ sĩ thực sự vừa quyết liệt vừa cực đoan, ở
anh hội tụ đầy đủ những phẩm chất, phẩm cách để có thể theo đuổi giấc
mộng văn chương, tạo dựng sự nghiệp có giá trị

Nhưng , Tất cả những phẩm chất đẹp đẽ của một nhà văn chân chính, tất cả những
lý tưởng, khát vọng cao cả của Hộ bỗng chốc bị đổ vỡ tan tành, bị hủy hoại đau
đớn, bị nghiền nát phũ phàng trước thực tế cuộc sống này:
Bây giờ Khi có gia đình, Hộ hiểu giá trị của đồng tiền, hiểu những đau khổ của
một gã đàn ông khi nhìn vợ con mình đói rách. Hộ phải ra sức kiếm tiền nuôi vợ
con và cách duy nhất là phải lấy văn chương làm phương tiện, đồng nghĩa với việc
Hộ đã đi ngược với lý tưởng của mình. Hộ đã viết văn để kiếm tiền, để sống chứ
không phải vì sáng tạo nghệ thuật nữa.  Nghệ thuật của Hộ bây giờ không nhằm
tạo ra những tác phẩm thật giá trị, thoả mãn những khoái cảm tinh thần đẹp đẽ mà
chỉ nhằm đổi lấy tiền nhuận bút để trang trải cuộc sống. Khi ấy đam mê, khát vọng
không còn nơi chốn để thăng hoa và Hộ bị tha hoá dần trong văn chương.

Vốn là người thận trọng mà nay Hộ phải in ra  những cuốn viết vội vàng mà với
Hộ nó cho thấy sự cẩu thả, bất lương, đê tiện. Hộ muốn ''đào sâu, tìm tòi, sáng tạo''
thì bây giờ anh phải viết ''những cái vô vị, nhạt nhẽo,... quá ư dễ dãi''. Anh''đỏ
mặt'', ''cau mày, nghiến răng vò nát sách và mắng mình như một thằng khốn nạn.

=> Kết luận: Bằng nửa ngôn ngữ nửa trực tiếp, Nam Cao đã giúp người đọc hiểu
sâu hơn những đau đớn giằng xé của Hộ trong bi kịch văn chương: đó là bi kịch
của một trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị cuộc sống, khao khát sống có ý nghĩa,
luôn ấp ủ hoài bão nâng cao giá trị đời sống bằng một sự nghiệp lớn lao, hữu ích
nhưng cuối cùng lại phải chấp nhận cuộc sống vô ích trong kiếp đời thừa. Cũng
qua những day dứt đau khổ của Hộ, Nam Cao khẳng định niềm tin yêu sâu sắc vào
bản chất đẹp đẽ của người tri thức trung thực với những nỗi buồn vui, yêu ghét bởi
chính những quằn quại đau đớn của Hộ cho thấy trước sau Hộ vẫn là người có
lương tri và không nguôi trăn trở.
 

Thảo
 IV.TỔNG KẾT:

Và sau khi đã tìm hiểu chi tiết về các khía cạnh của tác phẩm, chúng ta sẽ cùng đến với phần tổng kết.
Trước hết là về phần

Nội dung:

TP Đời thừa đã phản ánh một giá trị hiện thực rất sâu sắc: đó là cuộc sống quẩn
quanh bế tắc của tầng lớp trí thức tiểu tư sản trong xã hội cũ. Họ có nhân cách, có
trí tuệ nhưng bị gánh nặng áo cơm biến thành những con người phải sống một cuộc
đời thừa, những con người sống mòn, chết mòn. Điều đó cũng là tiền đề giải thích
cho giá trị nhân đạo vô cùng độc đáo, mới mẻ cúa tác phẩm khi tác giả dám đứng
lên
+ Tố cáo xã hội cũ đã bóp chết mọi ước mơ, tước đi ý nghĩa cuộc sống chân chính
của con người, đã đầu độc tâm hồn con người và mối quan hệ đẹp đẽ giữa người
với người.
Bên cạnh đó, ông còn ghi lại cuộc đấu tranh tư tưởng của người trí thức: Trong
hoàn cảnh bế tắc vẫn cố gắng vươn lên để giữ lẽ sống nhân  đạo, giữ lý tưởng của
mình -> họ cũng ý thức về tình trạng sống mòn chết mòn đầy bất lực nhưng không
ngừng khát khao sống một cuộc đời ý nghĩa.

Để viết nên những trang văn đầy chân thực và có sức lay động rung chuyển lòng
người như thế hẳn Nam cao phải có sự
Thấu hiểu, đồng cảm, xót thương đến nhường nào, là cái tình người dạt dào, nồng
đượm đằng sau lối viết văn tưởng chừng như là lãnh đạm, dửng dưng.

Tiếp theo là về phần Nghệ thuật:


Tác phẩm đã gây ấn tượng sâu đậm với người đọc ở
-Cách dựng truyện tự nhiên, dung dị kết hợp với
-Cách dẫn truyện linh hoạt theo dòng tâm tư của nhân vật, mở ra 1 hình tượng
nhân vật tư tưởng rất thành công hòa trong Lời văn tỉnh táo, sắc lạnh nhưng trĩu
nặng cảm xúc.

Đặ biệt, Nghệ thuật Miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật đạt đến trình độ bậc thầy. Có
thể thấy,
Nam Cao đã phân tích rất sâu sắc, tinh tế những giằng xé trong tâm sự nhân vật.
Trước hết là những day dứt của Hộ về nghề nghiệp. Sau nữa là những dằn vặt của
Hộ về nhân cách. Hộ vốn là người nhân hậu, vị tha, trong bất cứ hoàn cảnh nào
cũng không vứt bỏ tình thương làm một kẻ tàn nhẫn. Nhưng khi rơi vào khủng
hoảng quẫn bách, anh đã trút hết nỗi uất ức, buồn bực lên đầu vợ con, gây đau khổ
cho người mà mình hết lòng yêu thương rồi sau đó tự dày vò, ân hận vì chính điều
đó
Ngoài ra, chúng ta không thể không kể đến sự linh hoạt của Nam Cao trong việc sử
dụng ngôn ngữ để miêu tả nội tâm nhân vật. Có đoạn, nhà văn dùng lời kể chuyện
để miêu tả nội tâm, có đoạn nhà văn dùng lời kể để miêu tả tâm lý nhân vật “hắn
băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng thời”; có
khi là lời nhân vật tự biểu hiện nội tâm mình “Ta đành bỏ phí một vài năm để kiếm
tiền”; có khi vừa là lời người kể, vừa là lời từ nội tâm nhân vật “Khốn nạn thay cho
hắn. Chao ôi!”. Tất cả đã góp phần diễn tả sinh động tâm lý nhân vật.

V. SƠ ĐỒ TƯ DUY CẢM NHẬN NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM


Và tiếp theo xin mời cô cùng các bạn tham khảo sơ đồ tư duy cảm nhận nd
của tác phẩm mà tổ 4 đã chuẩn bị để có một cái nhìn bao quát và khách quan
nhất.

Tóm lại, Đời thừa đc xem như một bức tranh được vẽ nên bằng máu và nước mắt
từ tận sâu trong tâm người nghệ sĩ, vừa để tô điểm cho văn chương chân chính, vừa
để làm nổi bật sức mạnh của tình yêu thương, là áng văn chương đau đớn về cuộc
đời cùng khổ của người tri thức và cũng là khúc ru bất hủ của lương tri. Có lẽ dù
cho có bao nhiêu năm trôi qua đi chăng nữa, người ta vẫn sẽ nhắc về tác phẩm với
lòng tôn trọng và trân quý không nguôi.

Phần trình bày của tổ 4 về tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao đến đây là kết
thúc. Xin cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.

1.PHÂN TÍCH:
Trước khi tìm hiểu chi tiết về tác phẩm này, chúng ta cần hiểu thế nào là  bi kịch
trong văn chương. Thông thường, bi kịch là 1 nỗi đau khổ triền miên về tinh thần,
không có gì giải thoát được. Nhưng ở trong văn chương, bi kịch chỉ xảy ra khi có
sự xung đột giữa khát vọng, lí tưởng với thực tại. Chính vì thực tại chưa đủ điều
kiện cho phép cá nhân thực hiện hoài bão của mình, mà họ đã rơi vào thất bại, sống
dằn vặt trong đau đớn. Bi kịch của Hộ biểu hiện ở những chi tiết sau

a.Bi kịch thứ nhất: bi kịch của 1 nhà văn chân chính

Hộ từng là một người say mê văn chương, anh có một khao khát, một hoài bão cao
đẹp, đó là viết một tác phẩm đoạt giải Nobel và được dịch ra đủ mọi thứ tiếng. Anh
coi “Nghệ thuật là tất cả, ngoài nghệ thuật không có gì đáng quan tâm nữa”

 Hộ Coi văn chương là lẽ sống, hoài bão cao đẹp, lý tưởng sống của cuộc đời
mình. Anh nào phải là một kẻ háo danh tầm thường, mà ngược lại là biểu
hiện mạnh mẽ của một con người có ý thức cá nhân sâu sắc, không chấp
nhận cuộc sống vô danh, vô nghĩa, muốn nâng cao giá trị đời sống bằng một
sự nghiệp văn chương có giá trị, được mọi người thừa nhận.
 Bên cạnh đó, Hộ đồng thời là một nhà văn có lương tri:
 Anh Cho rằng sự cẩu thả trong văn chương thì thật đê tiện,anh có thái độ
nghiêm túc và cao quý về nghề văn, vì lương tri mà anh viết thận trọng dù
cuộc sống eo hẹp, khổ sở.Anh quan niệm rõ ràng và có ý thức thường trực
về tư cách nghệ sĩ của mình: đề cao sáng tạo, khát khao cống hiến, “văn
chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu
mẫu đưa cho” hay “Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết
tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”
Đây cũng là bức thông điệp đầy tâm huyết của Nam Cao về nghề văn, bày tỏ
những quan điểm hiện đại và tiến bộ của nhà văn.
->Qua đó, Hộ hiện lên là một nghệ sĩ chân chính, ở anh hội tụ đầy đủ những phẩm
chất, phẩm cách để có thể theo đuổi giấc mộng văn chương, tạo dựng sự nghiệp có
giá trị

Nhưng, Tất cả những phẩm chất đẹp đẽ của một nhà văn chân chính, tất cả những
lý tưởng, khát vọng cao cả của Hộ bỗng chốc bị đổ vỡ tan tành, bị hủy hoại đau
đớn, bị nghiền nát phũ phàng trước thực tế cuộc sống:

Với riêng mình, Hộ từng khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất. Hộ không bận
tâm đến đói rét hay cực khổ của cuộc sống đời thường. Lúc ấy với Hộ, nghệ thuật
là tất cả.  Khi có gia đình, Hộ hiểu giá trị của đồng tiền, hiểu những đau khổ của
một gã đàn ông khi nhìn vợ con mình đói rách. Hộ phải ra sức kiếm tiền nuôi vợ
con và cách duy nhất là phải lấy văn chương làm phương tiện, đồng nghĩa với việc
Hộ đã đi ngược với lý tưởng của mình. Cái giá phải trả cho tình thương của Hộ
chính là sự huỷ hoại hoàn toàn lý tưởng, hoài bão, là sự từ bỏ lương tri nghề
nghiệp, là phải chấp nhận cách viết cẩu thả, nhạt nhẽo, hời hợt. Hộ đã viết văn để
kiếm tiền, để sống chứ không phải vì sáng tạo nghệ thuật. Nghệ thuật của Hộ bây
giờ không nhằm tạo ra những tác phẩm thật giá trị, thoả mãn những khoái cảm tinh
thần đẹp đẽ mà chỉ nhằm đổi lấy tiền nhuận bút để trang trải cuộc sống. Những
sáng tác của Hộ rất phi nghệ. Chính Hộ đã đi ngược lại với chân lí, quan niệm
nghề nghiệp mà anh từng tôn thờ của mình.  Khi ấy, đam mê, khát vọng không
còn nơi chốn để thăng hoa và Hộ bị tha hoá dần trong văn chương.

Vốn là người thận trọng mà nay Hộ phải in ra  những cuốn viết vội vàng mà với
Hộ nó cho thấy sự cẩu thả, bất lương, đê tiện. Hộ muốn ''đào sâu, tìm tòi, sáng tạo''
thì bây giờ anh phải viết ''những cái vô vị, nhạt nhẽo,... quá ư dễ dãi''. Anh''đỏ
mặt'', ''cau mày, nghiến răng vò nát sách và mắng mình như một thằng khốn:
“Khốn nạn! Khốn nạn! Khốn nạn thay cho hắn! Bởi vì chính hắn trở thành thằng
khốn nạn!”, “Còn gì đau đớn hơn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì nâng
cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm
áo mà đủ mệt?”Anh chán bản thân mình, đau đớn dai dẳng. Nhưng, qua những day
dứt của Hộ, nhà văn Nam Cao càng khẳng định niềm tin yêu sâu sắc vào bản chất
đẹp đẽ của người trí thức trung thực với những buồn vui, yêu ghét, bởi chính
những quằn quại đau đớn của Hộ cho thấy trước sau Hộ vẫn là nv có lương tri, vẫn
không nguôi trăn trở sống và viết, vẫn không chấp nhận sự tha hóa trong văn
chương và vẫn đau khổ trong bi kịch đời thừa.

=> Kết luận lại: bằng nửa ngôn ngữ nửa trực tiếp, Nam Cao đã giúp người đọc hiểu
sâu hơn những đau đớn giằng xé của Hộ trong bi kịch văn chương: là bi kịch của
một trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị cuộc sống, khao khát sống có ý nghĩa, luôn
ấp ủ hoài bão nâng cao giá trị đời sống bằng một sự nghiệp lớn lao, hữu ích nhưng
cuối cùng lại phải chấp nhận cuộc sống vô ích trong kiếp đời thừa. 

Vậy, tại sao Hộ không quay lại viết chậm, viết cẩn thận, không tiếp tục theo đuổi
hoài bão và lí tưởng mà anh coi là quan trọng nhất của cuộc đời mình? Bởi vì, Hộ
là con người của tình thương, trên lưng anh còn gánh nặng gia đình.

Thảo
 IV.TỔNG KẾT:

Và sau khi đã tìm hiểu chi tiết về các khía cạnh của tác phẩm, chúng ta sẽ cùng đến với phần tổng kết.
Trước hết là về phần

Nội dung:

TP Đời thừa đã phản ánh một giá trị hiện thực rất sâu sắc: đó là cuộc sống quẩn
quanh bế tắc của tầng lớp trí thức tiểu tư sản trong xã hội cũ trước CMT8. Họ có
nhân cách, có trí tuệ nhưng bị gánh nặng áo cơm biến thành những con người phải
sống một cuộc đời thừa, những con người sống mòn, chết mòn.

Từ đây, những giá trị nhân đạo hiện lên lại càng thấm thía xiết bao khi Nam Cao
dùng ngòi bút của mình để
+ Tố cáo xã hội cũ đã bóp chết mọi ước mơ, tước đi ý nghĩa cuộc sống chân chính
của con người, đã đầu độc tâm hồn con người và mối quan hệ đẹp đẽ giữa người
với người.
+Ngoài ra ông còn Khẳng định và đề cao giá trị con người : Dù Trong hoàn cảnh
bế tắc, nghèo khổ họ  vẫn cố gắng vươn lên để giữ lẽ sống nhân đạo, để giữ vững
lý tưởng của mình. Họ cũng ý thức tình trạng chết mòn của mình nhưng luôn khát
khao sống một cuộc đời ý nghĩa.
Thông qua đó, thể hiện quan niệm nghệ thuật tiến bộ của Nam Cao: yêu cầu người
nghệ sỹ không được cẩu thả, đề cao sự sáng tạo, và quan trọng hơn cả là một tác
phẩm nghệ thuật chân chính phải chứa đựng trong đó sự nhân đạo.

Tiếp theo là về phần Nghệ thuật:


Tác phẩm đã gây ấn tượng sâu đậm với người đọc ở
-Cách dựng truyện tự nhiên, dung dị kết hợp với Cách dẫn truyện linh hoạt theo
dòng tâm tư của nhân vật, mở ra 1 hình tượng nhân vật tư tưởng rất thành công,
hòa trong Lời văn tỉnh táo, sắc lạnh nhưng trĩu nặng cảm xúc.

Đặ biệt, Nghệ thuật Miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật đạt đến trình độ bậc thầy. Có
thể thấy, Nam Cao đã phân tích rất sâu sắc, tinh tế những giằng xé trong tâm sự
nhân vật. Trước hết là những day dứt của Hộ về nghề nghiệp. Sau nữa là những
dằn vặt của Hộ về nhân cách. Hộ vốn là người nhân hậu, vị tha, trong bất cứ hoàn
cảnh nào cũng không vứt bỏ tình thương làm một kẻ tàn nhẫn. Nhưng khi rơi vào
khủng hoảng quẫn bách, anh đã trút hết nỗi uất ức, buồn bực lên đầu vợ con, gây
đau khổ cho người mà mình hết lòng yêu thương rồi sau đó tự dày vò, ân hận vì
chính điều đó.

Ngoài ra, chúng ta không thể không kể đến sự linh hoạt của Nam Cao trong việc sử
dụng ngôn ngữ để miêu tả nội tâm nhân vật. Có đoạn, nhà văn dùng lời kể chuyện
để miêu tả nội tâm, có đoạn nhà văn dùng lời kể để miêu tả tâm lý nhân vật “hắn
băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng thời”; có
khi là lời nhân vật tự biểu hiện nội tâm mình “Ta đành bỏ phí một vài năm để kiếm
tiền”; có khi vừa là lời người kể, vừa là lời từ nội tâm nhân vật “Khốn nạn thay cho
hắn. Chao ôi!”. Tất cả đã góp phần diễn tả sinh động tâm lý nhân vật.

Tóm lại, Đời thừa đc xem như một bức tranh được vẽ nên bằng máu và nước mắt
từ tận sâu trong tâm người nghệ sĩ, vừa để tô điểm cho văn chương chân chính, vừa
để làm nổi bật sức mạnh của tình yêu thương, là áng văn chương đau đớn về cuộc
đời cùng khổ của người tri thức và cũng là khúc ru bất hủ của lương tri. Có lẽ dù
cho có bao nhiêu năm trôi qua đi chăng nữa, người ta vẫn sẽ nhắc về tác phẩm với
lòng tôn trọng và trân quý không nguôi.
Phần trình bày của tổ 4 về tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao đến đây là kết
thúc. Xin cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.

You might also like