You are on page 1of 5

Phân tích truyện ngắn “ Tướng về hưu” của Nguyễn Huy Thiệp để làm rõ

những đổi mới của truyện ngắn Việt Nam sau 1975

 Từ sau 1975, đất nước bước sang gđ mới, gđ đánh dấu bước ngoặt mới, cùng với
đó văn học cũng có sự chuyển mình nhằm kịp thời phản ánh hiện thực xã hội đa
dạng trước sự biến đổi của thời đại. Tiêu biểu cho sự thay đổi đó phải kể đến
Nguyễn Huy Thiệp, đặc biệt là tác phẩm “Tướng về hưu”, qua đó thấy rõ đặc trưng
thi pháp truyện ngắn Việt Nam sau 1975.
1. Phân tích
 Tình hình chung: So với thời kì giai đoạn này, văn xuôi chiếm vị trí ưu trội, chịu sự
tác động của quy luật thời bình, nhất là thời kinh tế thị trường, văn học nói chung
giàu cá tính và càng thêm năng động cũng như những tư tưởng và biện pháp mới
mẻ, độc đáo, đầy sức kịch tính đối thoại của nhiều cây bút trẻ trong đó có Nguyễn
Huy Thiệp. Nó đã có sự đổi mới về tư tưởng và NT: đổi mới về quan niệm hiện
thực, đổi mới về con người và đổi mới về quan niệm trần thuật.
 Nội dung:
- Đề tài: “ VH vốn là tấm gương phản ánh đời sống vì thế mà thời nào văn ấy. Sau
đại thắng mùa xuân năm 1975, hòa bình lập lại, con người trở về với cuộc sống đời
thường, cái đời thường phồn tạp, muôn vẻ lẫn lộn tốt xấu, trắng đen, bi hài,…, ý
thức cá nhân với nhu cầu của con người đã thức tỉnh trở lại. Các giá trị tinh thần
tinh thần trước đây bền vững là thế thì lúc này đã không còn thích hợp và vì thế đã
lung lay rạn nứt.
+ Truyện TVH viết về đề tài: cảm hứng thế sự- chủ đề về gia đình và xã hội, qua
những mối quan hệ của gia đình ông Thuấn. Các sự kiện diễn ra xung quanh việc
ông Thuấn- tướng về hưu, một sự tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất quan trọng
cho 1 sự thức tỉnh quý báu. Qua bức tranh gia đình ông Thuấn, ta thấy sự đói khổ,
thiếu thốn về vật chất như nhiều gia đình khác mà ở đó là sự dằn vặt trong nội tâm
của từng thành viên trong gia đình.
+ Câu chuyện được kể lại qua lời của người con trai: ông như 1 cái bóng nhạt nhòa
trong gia đình, lúc nào cũng “ vợ tôi nói”, nhu nhược trong vai trò làm chồng, làm
cha.=> hình mẫu gia đình truyền thống với người đàn ông làm chủ gia đình đã bị
đảo lộn.
Nhân vật Thủy là 1 nhân vật tháo vát, năng động, cô cũng biết quan tâm đến gia
đình nhưng chủ yếu là về vật chất. Công việc ở bệnh viện hay ở gia y cô đều là
những việc mà xã hội không dễ dàng chấp nhận=> cách sống lí trí và rất thực dụng
của Thủy.
+ Gia đình của Thuần có lẽ là 1 định nghĩa của NHT về hình mẫu gia đình hiện
đại, “ sống theo lối mới, suy nghĩ độc lập; nhìn nhận vấn đề xã hội tương đối giản
dị và đó cũng là nguyên nhân dấn đến những mâu thuẫn ngầm trong gia đình. Gia
đình ấy như một xã hội thu nhỏ, có cả người làm kinh doanh, người trí thức, tướng
quân đội, người làm thuê và những thành phần bất hảo của xã hội, xung đột của họ
cũng chính là xung đột của giai cấp trong xã hội thời đổi mới.
 Nhân vật:
Đổi mới quan niệm NT về con người trong văn xuôi 1975, bắt đầu với việc lấy
con người làm tâm điểm soi chiếu lịch sử. Con người từ điểm nhìn lí tưởng hóa
được đặt vào điểm nhìn thế sự.
NHT làm chấn động dư luận khi ông nhìn con người như 1 bản thể tự nhiên.
Nhân cách con người không chỉ là kết quả của lí trí, mà còn có sự tham gia của vô
thức, tiềm thức, tâm linh. NHT có thể cực đoan khi quá nhấn mạnh vào phần bản
năng tăm tối của con người nhưng ít nhất ông đã đề xuất được 1 tư tưởng độc đáo
về con người chống lại cái nhìn duy ý chí hoặc ảo tưởng “ phong thánh” cho con
người.
- Nhìn chân dung người lính ở 1 hoàn cảnh, góc độ khác:
+ Không phải ngẫu nhiên ông đặt tên cho tác phẩm của mình là “TVH” : “tướng”
là niềm tin, là sự cai trị, là 1 trật tự nào đó được sắp đặt dưới 1 quyền lực thực sự.
Và bây giờ cái điều đó không tồn tại thì đồng nghĩa với việc niềm tin con người đã
bị mất đi, mà khi chỗ dựa đó mất đi thì trong thế giới đó con người trở nên đê tiện
đi, sống đến tận cùng cái ích kỉ của mình. Và thế giới đó đã thể hiện 1 phần những
gì mà cuộc sống hiện đại đang diễn ra.
+ Nhân vật trong hàng loạt truyện ngắn của ông đều được ông phơi bày bộ mặt đê
tiện, thực dụng và tàn nhẫn:
Trong “TVH”: đồng tiền trong xã hội hiện đại đã rửa trôi những nét nhân cách
con người, làm con người tha hóa, bất chấp tất cả để sống: Tướng Thuấn đau khổ
khi nhận thấy sự băng hoại nhân cách của con dâu, sự nhu nhược không chấp nhận
được của con trai mình.
Thủy là bác sĩ ở bệnh viện sản=> lấy nhau thai, bào thai non để nẫu cháo
cho chó becgie ăn. “ Vợ tôi là bác sĩ ở bệnh viện sản, công việc là nạo phá thai.
Hằng ngày các rau thai bỏ đi, Thủy cho vào phích đá đem về…. Cha tôi dắt tôi
xuống bếp, chỉ vào nồi cám, trong đó có các mẩu thai nhi bé xíu”. Đáp lại điều đó,
Thủy lại tỉnh táo 1 cách hãi hùng: “"Sao không cho vào máy xát? Sao để ông biết?!
Khi mẹ chồng sắp chết, chồng cô định đổ sâm cho bà nhưng cô lại tiếc
rẻ“Đừng đổ sâm, khổ cho mẹ"=> khiến chồng cô òa khóc.
Trong đám tang mẹ lại chỉ lo làm bao nhiêm mâm cho “ sát”.
 Đồng tiền làm con người đê tiện và mất hết tính người

Ông Bổng: cũng là nhân vật khá đặc biệt khiến người đọc liên tưởng đến Chí Phèo
“ghê gớm, to như hộ pháp, ăn nói văng mạng”. Ông mang tư tưởng của người
bình dân, xem thường quân trí thức"Quân trí thức khốn nạn! Rẻ dân lao động!
nhưng vẫn không ngại ngùng đi vay tiền hay lợi dụng khi tang ma làm lợi riêng
cho mình.

Cũng có những nỗi đau riêng: "Thế là chị thương em nhất. Cả làng cả
họ gọi em là đồ chó. Vợ em gọi em là đồ đểu. Thằng Tuân gọi em là đồ khốn nạn.
Chỉ có chị gọi em là người". Lần đầu tiên, cái ông chú đánh xe bò, lỗ mãng, táo
tợn, làm đủ mọi điều phi nhân bất nghĩa hóa thành đứa trẻ ngay trước mắt tôi.”

 Giot nước mắt của ông cũng như của Chí Phèo, giọt nước mắt khao khát làm người
lương thiện nhưng trong xã hội khó khăn này, không có cái danh phận của con nhà
tướng, không có tiền bạc của người làm kinh doanh hay ít nhất là học thức của
người trí thức thì những người bình dân không đủ sống bằng sự lương thiện của
mình.
Trong đám tang bà cụ, ngoài ông Thuấn và đứa con trai chỉ có cô Lài dở người và
ông Bổng “ lỗ mãng, táo tợn” là khóc thật tình, còn con dâu và đứa cháu chẳng rơi
1 giọt nước mắt mà chỉ lo những tính toán cỗ bàn. Đúng như NMC nói: “ Con
người đang chung sống cả rồng phượng lẫn rắn rết.”

Nhân vật “ tôi”: đê hèn, nhu nhược. Mọi chuyện kinh tế trong nhà đều
giao cho vợ. Khi biết mình bị cắm sừng nhưng vẫn chấp nhận mà không 1 chút
phản ứng lại.: “ Cha đi ngủ đi, để ý làm gì.”

 Nghệ thuật trần thuật:


- Sự trần thuật từ nhiều điểm nhìn là bằng chứng quan trọng về đổi mới quan niệm
văn xuôi. Điểm nhìn trần thuật do người phán truyền chân lí đảm nhận. Tinh thần
dân chủ hóa văn học bắt đầu từ chỗ thay quan hệ độc thoại, 1 chiều thành quan hệ
đối thoại 2 chiều. Độc giả không bị áp đặt chân lí mà được quyền bình đẳng với
nhà văn trong hành trình tìm kiếm chân lí.
- Tướng Thuấn và các con ông có quan điểm về cuộc sống rất khác nhau:
+ Tướng Thuấn thấm nhuần nếp sống lính 1 cách logic, vị tướng được chiến tranh
lí tưởng hóa mình, tự cảm như tượng đài chiến thắng, trở nên máy móc, cứng nhắc.
Khi chia quà cho mọi người, mặc dù chỉ mang về có 4m vải lính ông cũng muốn
chia đều cho mọi người.
Khi gặp lại cô Lài, cô gái giúp việc cũ của gia đình, vào lúc này cô lại bị công
an bắt về tội ăn cắp, ông Thuấn quay cuồng đau xót như có người thân gặp nạn.
Khi cô con dâu gợi ý ông “ nuôi vẹt” thì ông lại quá nhạy cảm với tư tưởng của
1 người lính : "Kiếm tiền à?"
 Ông Thuấn vẫn còn bỡ ngỡ, loạng choạng, chưa kịp thích ứng với thời buổi kinh tế
thị trường.

+ Đối với ông Thuấn: “ Cả tin là sức mạnh để sống” thì cô con dâu lại nhìn
mọi người bằng con mắt “nhờ vả”. Với ông Thuấn tình cảm là trên hết thì cô con
dâu lại coi tiền bạc là tất cả, vì tiền mà bất chấp hết ( nhau thai, tính toán trong đám
tang mẹ,..)

 Như vậy, cuộc đối thoại về tư tưởng giữa các nhân vật trở thành cuộc đối thoại bạn
đọc.
- Ngôn ngữ: Nhân quan ngôn ngữ của văn xuôi 1975 là 1 nhân quan dân chủ, cởi
mở. Nhiều rào cản ngôn ngữ được gỡ bỏ. Trong truyện sử dụng ngôn ngữ cộc, sắc
lạnh=> miêu tả sự thực, nhiều khi là cực thực tràn vào văn chương: lời hát của mấy
anh chàng phù rể:
Ừ... ê... cái con gà quay
Ta đi lang thang khắp miền giang hồ
Tìm nơi nào có tiền
Tiền ơi, mau vào túi ta
Ừ... ê... cái con gà rù...
- Lời kể trong truyện ngắn gọn và được gọt tỉa tới mức tối đa, hạn chế sử dụng các
trạng từ, tính từ,…Trong lời kể có sự tăng cường các động từ chỉ hoạt động nói
năng theo kiểu: “Cha tôi về nhà, đồ đạc đơn sơ. Cha tôi khỏe. Ông bảo: "Việc lớn
trong đời cha làm xong rồi!” Tôi bảo: "Vâng". Cha tôi cười. Tâm trạng xúc động
lây sang cả nhà, mọi người chuếnh choáng đến nửa tháng trời, sinh hoạt tùy tiện,
có hôm mười hai giờ đêm mới ăn cơm chiều. Khách khứa đến chơi nườm nượp. Vợ
tôi bảo: "Không để thế được".
- Người kể chuyện xưng “ tôi”: chủ thể kể là Thuấn, là người giàu tình cảm với cha
song có phần cả nể, bạc nhược với vợ => cách kể của con người hơi thiếu tự tin,
thiếu quyết đoán. Cảm giác bất lực dâng trào, người kể như đang bên ngoài song
gió mà kể lại, chỉ kín đáo suy tư. Đây là thi pháp giả định đưa cái tôi thẩm mỹ,
thành cái tôi chính kiến trong giọng điệu tân văn, song đưa người đọc tham gia
thành 1 yếu tố cấu thành của nghệ thuật, khi sự thật khách quan được bộc lộ: “khi
viết những dòng này, tôi đã thức tỉnh trong vài người quen những cảm xúc mà thời
gian đã xóa nhòa, và tôi đã xâm phạm đến cõi yên tĩnh nấm mồ của chính cha tôi.
Tôi buộc lòng làm vậy, và xin người đọc nể nang những tình cảm đã thúc đẩy tôi
viết mà lượng thứ cho ngòi bút kém cỏi của tôi. Tình cảm này, tôi xin nói trước, là
sự bênh vực của tôi đối với cha mình.”
- Giọng đa thanh, đầy tính đối thoại: NHT bị trách là “ tàn nhẫn”, “lạnh lùng” với
con người nhưng trong tác phẩm của ông đâu chỉ có 1 sắc giọng dửng dưng, vô
cảm. Trái lại là giọng khinh bạc, gai góc lẫn đan xen với giọng trữ tình khi xót xa
thương cảm, lắm khi tê tái buồn.
“khi viết những dòng này, tôi đã thức tỉnh trong vài người quen những cảm xúc
mà thời gian đã xóa nhòa, và tôi đã xâm phạm đến cõi yên tĩnh nấm mồ của chính
cha tôi.”
 Những dòng mở đầu của TVH không ồn ào nhưng gợi 1 nỗi xót xa tận tâm cam.

NHT thành công khi ông đã gây cho người đọc cảm giác ớn lạnh mà hình
như là 1 cảm giác cô độc, sợ hãi trước những con người lạnh lùng, tàn nhẫn: thủy “
Sao không cho vào máy xát.”

You might also like