You are on page 1of 16

CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC HỢP ĐỒNG GIAO DỊCH

BÀI TẬP TUẦN 1:


1. CC là việc CCV của một tổ chức hành nghề CC chứng nhận tính xác thực, hợp pháp
của hợp đồng, giao dịch, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản
dịch.

➨ Đúng. Theo quy định PL, CC là việc CCV của một tổ chức hành nghề CC chứng nhận
tinh xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo
đức xã hội của bản dịch.

➨ CSPL: K1 Đ2 Luật Công chứng


2. CCV là người được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề CC.

➨ Đúng. Theo quy định PL, CCV là người được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để
hành nghề CC.

➨ CSPL: K2 Đ2 Luật Công chứng


3. CCV cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn
pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

➨ Đúng. Theo quy định của pháp luật, CCV cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy
nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao
dịch.

➨ CSPL: Đ3 Luật Công chứng


4. Người yêu cầu CC là cá nhân, tổ chức có yêu cầu CC hợp đồng, giao dịch, bản dịch
theo quy định của pháp luật.

➨ Đúng. Người yêu cầu CC là cá nhân, tổ chức có yêu cầu CC hợp đồng, giao dịch, bản
dịch theo quy định của Luật CC, tức là theo quy định của pháp luật.

➨ CSPL: K3 Đ2 Luật Công chứng


5. Chỉ có CCV của một tổ chức hành nghề CC mới có quyền chứng nhận tính xác thực,
hợp pháp của hợp đồng, giao dịch, tinh chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội
của bản dịch.
➨ Sai. Người thực hiện CC của Cơ quan đại diện cũng có quyền chứng nhận tính xác
thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã
hội của bản dịch.

➨ CSPL: khoản 3 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, khoản 1 Điều 78 Luật Công chứng
2014.
6. Người yêu cầu CC phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

➨ Sai. Người yêu cầu CC phải có năng lực hành vi dân sự phù hợp (không nhất thiết
phải đầy đủ).
7. Người yêu cầu CC là tổ chức thì việc yêu cầu CC được thực hiện thông qua người đại
diện theo uỷ quyền của tổ chức đó.

➨ Sai. Người yêu cầu CC là tổ chức thì việc yêu cầu CC được thực hiện thông qua người
đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức đó.

➨ CSPL: K1 Đ47 Luật Cong chứng


8. Một số người thực hiện CC do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm.

➨ Đúng. Những người thực hiện CC ở trong nước do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm.

➨ CSPL: K2 Đ2 Luật Công chứng


9. Văn bản CC là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được CCV chứng nhận.

➨ Sai. Văn bản CC là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được CCV chứng nhận theo quy
định Luật CC.

➨ CSPL: K4 Đ2 Luật Công chứng

10. CCV chỉ chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản CC.

➨ Sai. Theo quy định của pháp luật, CCV chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu
cầu công chứng về văn bản công chứng.

➨ CSPL: điểm g K2 Đ17 Luật Công chứng

BÀI TẬP TUẦN 2:


1. CCV không được thực hiện CC trong trường hợp mục đích của hợp đồng, giao dịch vi
phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội.
➨ Đúng. Theo quy định pháp luật, CCV không được thực hiện CC trong trường hợp mục
đích của hợp đồng, giao dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội

➨ CSPL: điểm b K1 Đ7 Luật Công chứng


2. CCV không được thực hiện CC trong trường hợp mục đích hoặc nội dung bản dịch vi
phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng,
giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo.

➨ Sai. CCV không được thực hiện CC trong trường hợp nội dung (chứ không phải là
mục đích) bản dịch vì phạm pháp luật...

➨ CSPL: điểm b K1 Đ7 Luật Công chứng


3. CCV không được CC hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích
của bản thân mình hoặc của những người thân thích.

➨ Sai. CCV không được CC hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi
ích của bản thân mình hoặc của một số người thân thích (chứ không phải của những
người thân thích).

➨ CSPL: điểm c K1 Đ7 Luật Công chứng


4. CCV không được từ chối yêu cầu CC mà không có bất cứ lý do nào CC.

➨ Đúng. CCV không được từ chối yêu cầu CC mà không có bất cứ lý do nào cả (trong
đó có cả lý do chính đáng).

➨ CSPL: điểm d K1 Đ7 Luật Công chứng

5. CCV có quyền tiết lộ thông tin về nội dung CC trong trường hợp pháp luật có quy định
khác.

➨ Đúng. Theo quy định pháp luật, CCV có quyền tiết lộ thông tin về nội dung CC trong
trường hợp pháp luật có quy định khác.

➨ CSPL: điểm a K1 Đ7 Luật Công chứng


6. Văn bản CC có hiệu lực kể từ ngày được CCV ký và đóng dấu của Văn phòng CC
hoặc Phòng CC.

➨ Đúng. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng
dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

➨ CSPL: K1 Đ5 Luật Công chứng


7. Những hợp đồng, giao dịch được CC mới có giá trị chứng cứ.

➨ Sai. Có những hợp đồng, giao dịch không được CC vẫn có giá trị chứng cứ.

➨ CSPL: K3 Đ5 Luật Công chứng

8. Bản dịch được CC có giá trị như giấy tờ, văn bản được dịch.

➨ Sai. Bản dịch được CC có giá trị sử dụng (chứ không phải giá trị nói chung) như giấy
tờ, văn bản được dịch.

➨ CSPL: K4 Đ5 Luật Công chứng

9. CCV không được sử dụng thông tin về nội dung CC để xâm hại quyền, lợi ích của cá
nhân, tổ chức.

➨ Sai. CCV không được sử dụng thông tin về nội dung CC để xâm hại quyền, lợi ích
hợp pháp (cứ không phải quyền, lợi ích nói chung) của cá nhân, tổ chức.

➨ CSPL: điểm a K1 Đ7 Luật Công chứng

10. CCV không có quyền tiết lộ thông tin về nội dung CC trong trường hợp được người
yêu cầu CC đồng ý bằng văn bản.

➨ Sai. CCV vẫn có quyền tiết lộ thông tin về nội dung CC trong trường hợp được người
yêu cầu CC đồng ý bằng văn bản.

➨ CSPL: điểm a K1 Đ7 Luật Công chứng

BÀI TẬP TUẦN 3:


1. CCV không được nhận tiền từ người thứ ba để thực hiện việc CC gây thiệt hại cho
người yêu cầu CC.

➨ Đúng. Theo quy định pháp luật, CCV không được nhận tiền từ người thứ ba để thực
hiện việc CC gây thiệt hại cho người yêu cầu CC.

➨ CSPL: điểm d K1 Đ7 Luật Công chứng


2. CCV không có quyền tiết lộ thông tin về nội dung CC trừ trường hợp được người yêu
cầu CC đồng ý bằng văn bản.

➨ Sai. Theo quy định pháp luật, CCV không được tiết lộ thông tin về nội dung công
chúng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chúng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp
luật có quy định khác.

➨ CSPL: điểm a K1 Đ7 Luật Công chứng

3. CCV không được thực hiện hành vi trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc
cho tổ chức mình.

➨ Sai. Theo quy định pháp luật, CCV không được thực hiện hành vi trái đạo đức xã hội
để giành lợi thế cho mình hoặc cho tổ chức mình trong việc hành nghề CC.

➨ CSPL: điểm g K1 Đ7 Luật Công chứng

4. Nghiêm cấm CCV, tổ chức hành nghề CC nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người
yêu cầu CC.

➨ Sai. Khẳng định này không nêu rõ lợi ích khác là lợi ích gì.

➨ CSPL: điểm đ K1 Đ7 Luật Công chứng

5. Nghiêm cấm CCV, tổ chức hành nghề CC nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người
thứ ba.

➨ Sai. Khẳng định này không nêu rõ lợi ích khác là lợi ích gì.

➨ CSPL: điểm đ K1 Đ7 Luật Công chứng

6. Tổ chức hành nghề CC không được quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại
chúng về CCV.

➨ Đúng. Theo quy định pháp luật, tổ chức hành nghề CC không được quảng cáo trên các
phương tiện thông tin đại chúng về CCV.

➨ CSPL: điểm h K1 Đ7 Luật Công chứng


7. Tổ chức hành nghề CC không được mở văn phòng đại diện ngoài trụ sở của tổ chức
hành nghề CC.

➨ Đúng. Theo quy định pháp luật, tổ chức hành nghề CC không được mở văn phòng đại
diện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề CC.

➨ CSPL: điểm i K1 Đ7 Luật Công chứng

8. CCV chỉ được hành nghề tại một tổ chức hành nghề CC.

➨ Sai. Tại những thời điểm khác nhau, CCV vẫn được hành nghề tại các tổ chức hành
nghề CC.

➨ CSPL: điểm k K1 Đ7 Luật Công chứng

9. CCV không được nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu CC ngoài
những chi phí đã được xác định, thỏa thuận.

➨ Đúng. Theo quy định pháp luật, CCV không được nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác
từ người yêu cầu CC ngoài những chi phí đã được xác định, thỏa thuận.

➨ CSPL: điểm đ K1 Đ7 Luật Công chứng

10. CCV không được làm sai lệch nội dung của hồ sơ CC.

➨ Đúng. Theo quy định pháp luật, CCV, tổ chức hành nghề CC không được làm sai lệch
nội dung của văn bản CC, hồ sơ CC.

➨ CSPL: điểm e K1 Đ7 Luật Công chứng


BÀI TẬP TUẦN 4:
1. Trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm CCV phải có giấy tờ chứng minh về thời gian công tác
pháp luật.

➨ Đúng. Theo quy định pháp luật, trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm CCV phải có giấy tờ
chứng minh về thời gian công tác pháp luật.

➨ CSPL: điểm d K2 Đ12 Luật Công chứng


2. CCV không được nhận lợi ích từ lợi nhuận trong hợp đồng, giao dịch mà mình nhận
CC.

➨ Sai. Pháp luật chỉ cấm CCV tham gia chia lợi nhuận trong hợp đồng, giao dịch mà
mình nhận công chứng.

➨ CSPL: điểm l K1 Đ7 Luật Công chứng

3. CCV không được kiêm nhiệm công việc khác.

➨ Sai. Theo quy định pháp luật, CCV không được kiêm nhiệm công việc thường xuyên
khác.

➨ CSPL: điểm k K1 Đ7 Luật Công chứng

4. Người đã có thời gian làm điều tra viên từ 07 năm trở lên được miễn đào tạo nghề CC.

➨ Đúng. Theo quy định pháp luật, người đã có thời gian làm điều tra viên từ 05 năm trở
lên được miễn đào tạo nghề CC. Do đó, người đã có thời gian làm điều tra viên từ 07 năm
trở lên đương nhiên được miễn đào tạo nghề CC.

➨ CSPL: điểm a K1 Đ10 Luật Công chứng


5. Người yêu cầu CC không được sử dụng giấy tờ bị tẩy xóa, sửa chữa để yêu cầu CC.

➨ Sai. Người yêu cầu CC không được sử dụng giấy tờ bị tẩy xóa, sửa chữa trái pháp luật
để yêu cầu CC.

➨ CSPL: điểm b K2 Đ7 Luật Công chứng

6. Trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm CCV phải có Bản sao bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ,
tiến sĩ luật.

➨ Đúng. Theo quy định pháp luật, trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm CCV phải có Bản sao
bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ, tiến sĩ luật.

➨ CSPL: điểm c K2 Đ12 Luật Công chứng


7. CCV cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy quyền.

➨ Sai. Theo quy định pháp luật, CCV cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm.

➨ CSPL: Đ3 Luật Công chứng

8. Tổ chức hành nghề CC bao gồm Phòng CC và Văn phòng CC.

➨ Đúng. Theo quy định pháp luật, Tổ chức hành nghề CC bao gồm Phòng CC và Văn
phòng CC.

➨ CSPL: K5 Đ2 Luật Công chứng

9. Người có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau
khi đã có bằng cử nhân luật có thể được bổ nhiệm CCV.

➨ Đúng. Theo quy định pháp luật, người có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở
lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật có thể được bổ nhiệm CCV.

➨ CSPL: K2 Đ8 Luật Công chứng

10. Tổ chức hành nghề CC chỉ được thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ trong phạm vi hoạt động đã đăng ký.

➨ Đúng. Theo quy định pháp luật, tổ chức hành nghề CC chỉ được thực hiện các hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi hoạt động đã đăng ký.

➨ CSPL: điểm i K1 Đ7 Luật Công chứng

BÀI TẬP TUẦN 5:


An sinh ngày 8/3/2002 cư trú tại tỉnh Quảng Trị, Bên sinh năm 1995 cư trú tại thành phố
Đà Nẵng có một ngôi nhà tại Thành phố Huế. Cả 2 người đều có sức khỏe tốt. Ngày
25/2/2020 An và Bên đến Văn phòng công chứng Nam Thanh ở tỉnh Thừa Thiên Huế để
công chứng hợp đồng mua bán nhà của Bên. Công chứng viên của Văn phòng công
chứng Nam Thanh đã nhận, kiểm tra hồ sơ yêu cầu công chứng và hẹn An và Bên vào
ngày 8/3/2020. Ngày 8/3/2020 An và Bên đến Văn phòng công chứng và Công chứng
viên đã tiến hành công chứng hợp đồng mua bán nhà nói trên.
Dưới góc độ thẩm quyền, thủ tục, thời hạn và thời gian làm việc, việc công chứng hợp
đồng nói trên đúng hay sai? Tại sao?

➨1. Về thẩm quyền là đúng. Đ42 luật Công chứng


Vì nhà của Bên ở tỉnh Thừa Thiên Huế do đó Công chứng viên của Văn phòng công
chứng Nam Thanh tỉnh Thừa Thiên Huế công chứng là đúng thẩm quyền.

➨ 2. Về thủ tục công chứng: K1 Đ47 Luật Công chứng


Chia 2 trường hợp:
i) Nếu ký vào ngày 25/2/2020 là sai. Vì khi đó An chưa đủ năng lực hành vi dân sự.
ii) Nếu ký vào ngày 8/3/2020 là đúng. Vì khi đó An đã đủ năng lực hành vi dân sự.

➨ 3. Về thời hạn là đúng. K2 Đ43 Luật Công chứng


Theo quy định của pháp luật thời hạn công chứng không quá 10 ngày làm việc. Tính theo
ngày làm việc thì khoảng thời gian từ 25/2/2020 đến 8/3/2020 là chưa quá 10 ngày làm
việc.

➨ 4. Về thời gian làm việc: K3 Đ32, K3 Đ33 Luật Công chứng


Vì việc công chứng được tiến hành vào ngày 8/3/2020 là ngày chủ nhật do đó cần chia 2
trường hợp:
i) Đúng: Nếu Văn phòng công chứng Nam Thanh cho phép Công chứng viên làm việc
ngoài giờ hành chính;
ii) Sai, nếu Văn phòng công chứng Nam Thanh không cho phép Công chứng viên làm
việc ngoài giờ hành chính.

BÀI TẬP TUẦN 6:


Câu 1. Các ông A, B, C, D đều là các công chứng viên của các tổ chức hành nghề công
chứng có trụ sở tại tỉnh X. Năm 2020, Sở tư pháp tỉnh X đã thực hiện các hành vi sau
đây:
Các hành vi của Sở tư pháp tình X đúng hay sai? Tại sao?
1. Quyết định tạm đình chỉ hành nghề của công chứng viên A vì ông này đang bị áp dụng
biện pháp ngăn chặn.

➨ Chia 2 trường hợp: Căn cứ tại điểm a K1 Đ14 Luật Công chứng.
- Sai. Nếu các biện pháp đó áp dụng trước khi khởi tố.
- Đúng. Nếu các biện pháp đó áp dụng sau khi khởi tố.
2. Quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hành nghề công chứng trước thời hạn đối
với ông A vì ông này đã được trả tự do ngay tại phiên tòa.

➨ Chia 2 trường hợp: Căn cứ tại điểm a K3 Đ14 Luật Công chứng.
- Sai: Nếu Tòa án tuyên có tội.
- Đúng: Nếu Tòa án tuyên không có tội.
3. Quyết định tạm đình chỉ hành nghề của công chứng viên B vì ông này đang bị áp dụng
biện pháp xử lý hành chính.

➨ Đúng. Theo quy định của Luật công chúng, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý
hành chính sẽ bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng viên.
-> Căn cứ tại điểm b K1 Đ14 Luật Công chứng.
4. Đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp miễn nhiệm công chứng viên C vì ông này đã bị xử
phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng.

➨ Sai. Theo quy định của Luật công chứng, công chứng viên đã bị xử phạt vi phạm hành
chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chúng mà vẫn còn tiếp tục vi
phạm thì bị miễn nhiệm.
-> Căn cứ tại điểm e K2 Đ15 Luật Công chứng.
5. Đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp miễn nhiệm công chứng viên D vì ông này đang chấp
hành bản án của Tòa án.

➨ Chia 2 trường hợp: điểm g K2 Đ15 Luật Công chứng.


- Sai: Nếu đang chấp hành bản án dân sự, lao động ... (Không phải bản án hình sự).
- Đúng. Nếu đang chấp hành bản án hình sự.

Câu 2. Các khẳng định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
1. Chỉ những người hoàn thành khóa đào tạo nghề CC mới được cấp giấy chứng nhận tốt
nghiệp khóa đào tạo nghề CC.

➨ Đúng. Theo quy định pháp luật, chỉ những người hoàn thành khóa đào tạo nghề CC
mới được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề CC.

➨ CSPL: K2 Đ9 Luật Công chứng

2. Chỉ những người hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề CC mới được cấp giấy chứng nhận
hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề CC.

➨ Đúng. Theo quy định pháp luật, chỉ những người hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề CC
mới được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề CC.

➨ CSPL: K2 Đ10 Luật Công chứng


BÀI TẬP TUẦN 7:
Câu 1. Ông A cư trú ở thành phố Huế có sở hữu 01 nhà ở phường An Đông, thành phố
Huế và có quyền sử dụng 01 mảnh đất ở phường Phú Hội, thành phố Huế. Ông A đã nộp
hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà ở tại mảnh đất ở phường Phú Hội. Tuy nhiên do bị đau
ung thư, ông cần phải ra Hà Nội đế chữa bệnh trong một thời gian dài. Ông A muốn ủy
quyền cho ông B trông nom căn hộ chung cư, miếng đất và rút hồ sơ xin phép xây dựng
nhà ở. Hỏi:
1) Ông A có thể yêu cầu công chứng, chứng thực việc ủy quyền nêu trên ở đâu?

➨ Nơi công chứng, chứng thực


- Trông nom nhà: Ông A lập giấy ủy quyền cho ông trông nom nhà ở phường An Đông,
thành phố Huế và đến bất kỳ UBND cấp xã, cấp huyện hoặc tổ chức hành nghề công
chứng để chứng thực chữ ký trên giấy uỷ quyền hoặc công chứng văn bản ủy quyền.
- Trông nom đất: Ông A lập hợp đồng ủy quyền cho ông B trông nom đất và đến UBND
phường Phú Hội, thành phố Huế hoặc tại một tổ chức hành nghề công chứng để chứng
thực hoặc công chứng hợp đồng ủy quyền.
- Ủy quyền rút hồ sơ: Ông A lập hợp đồng ủy quyền cho B rút hồ sơ xin phép xây dựng
nhà ở và cùng ông B đến một tổ chức hành nghề công chứng ở tỉnh Thừa Thiên Huế để
công chứng hợp đồng ủy quyền.
2) Nêu rõ các căn cứ pháp lý liên quan đến công chứng, chứng thực việc ủy quyền nêu
trên?
➨ Điều 42 Luật Công chứng 2014, Điều 5 Nghị định 23/2015, Khoản 2 Điều 14 Nghị
định 01/2020.

Câu 2. Các khẳng định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
1. Người đã bị tước danh hiệu quân nhân không được bổ nhiệm CCV.

➨ Đúng. Theo quy định của pháp luật, quân nhân bị kỷ luật bằng hình thức tước danh
hiệu quân nhân là trường hợp không được bổ nhiệm CCV. (Điều 13 Khoản 4 Luật CC)
2. Tiếng nói và chữ viết dùng trong văn bản công chứng chỉ là tiếng Việt.

➨ Sai. Theo quy định của pháp luật, tiếng nói và chữ viết dùng trong văn bản CC là tiếng
Việt (chứ không phải chỉ là tiếng Việt). (Điều 6 Luật CC)
3. Công chứng viên bị đau thần kinh sẽ bị miễn nhiệm.

➨ Sai. Theo quy định của pháp luật, CCV bị miễn nhiệm khi bị mất hoặc hạn chế năng
lực hành vi dân sự mà việc bị thần kinh không được coi là hạn chế năng lực hành vi
dân sự nếu không ảnh hưởng đến năng lực hành vi dân sự. (Khoản 2 Điều 15 Luật
CC)

BÀI TẬP TUẦN 8:


1. Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng
để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch.

➨ Sai. Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã
dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác.

➨ CSPL: K2 Đ3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP

2. Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này là căn cứ để xác định trách
nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ văn bản.

➨ Sai. Trong khẳng định không thể xác định Nghị định này là Nghị định nào.
3. CCV của các tổ chức hành nghề công chứng ở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có
quyền công chứng các hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản ở trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế.

➨ Đúng. Theo quy định của pháp luật, CCV của các tổ chức hành nghề CC ở trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có quyền CC các hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động
sản ở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

➨ CSPL: Đ42 Luật Công chứng

4. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài không có quyền công chứng các hợp đồng,
giao dịch liên quan đến bất động sản tại Việt Nam.

➨ Sai. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài vẫn có quyền CC một số giao dịch liên
quan đến bất động sản tại Việt Nam.

➨ CSPL: K1 Đ78 Luật Công chứng

5. Người thực hiện chứng thực không được chứng thực một số hợp đồng có liên quan đến
tài sản của những người thân thích.

➨ Sai. Người thực hiện chứng thực không được chứng thực một số hợp đồng có liên
quan đến tài sản của một số (không phải những) người thân thích.

➨ CSPL: điểm c K1 Đ7 Luật Công chứng

6. Trưởng phòng, phó trưởng phòng Tư pháp cấp huyện là những người thực hiện chứng
thực.

➨ Đúng. Theo quy định của pháp luật, Trưởng phòng, Phó Trưởng Phòng Tư pháp cấp
huyện là những người thực hiện chứng thực.

➨ CSPL: K1 Đ5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP

7. Văn bản chứng thực là giấy tờ, văn bản, hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực theo
quy định của pháp luật.

➨ Đúng. Theo quy định của pháp luật, văn bản chứng thực là giấy tờ, văn bản, hợp đồng,
giao dịch đã được chứng thực theo quy định của pháp luật.
➨ CSPL: K8 Đ2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP

8. Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để
chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.

➨ Đúng. Theo quy định của pháp luật, người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản
chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.

➨ CSPL: K1 Đ20 Nghị định 23/2015/NĐ-CP

9. Trong trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được do khuyết tật thì việc
chứng thực chữ ký được thay thế bằng việc chứng thực điểm chỉ.

➨ Đúng. Theo quy định của pháp luật, trong trường hợp người yêu cầu chứng thực
không ký được do khuyết tật thì việc chứng thực chữ ký được thay thế bằng việc chứng
thực điểm chỉ.

➨ CSPL: K3 Đ36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP

BÀI TẬP TUẦN 9:


1. Người đang bị tạm giữ hình sự không được bổ nhiệm CCV.

➨ Sai. Pháp luật không quy định: Người đang bị tạm giữ hình sự không được bổ nhiệm
CCV.
➨ CSPL: K1 Đ13 Luật Công chứng
2. Người đang bị tạm giam không được bổ nhiệm CCV.

➨ Đúng, Người đang bị tạm giam là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự do đó
không được bổ nhiệm CCV.

➨ CSPL: K1 Đ13 Luật Công chứng


3. Người đang bị cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn không được bổ
nhiệm CCV.
➨ Sai. Pháp luật không quy định: Người đang bị cơ quan điều tra áp dụng biện pháp
ngăn chặn không được bổ nhiệm CCV vì người đang bị cơ quan điều tra áp dụng biện
pháp ngăn chặn chưa chắc là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

➨ CSPL: K1 Đ13 Luật Công chứng

4. Một số người đang bị Viện kiểm sát áp dụng biện pháp ngăn chặn không được bổ
nhiệm CCV.

➨ Sai. Người đang bị Viện kiểm sát áp dụng biện pháp ngăn chặn là người đang bị truy
cứu trách nhiệm hình sự do đó không được bổ nhiệm CCV.

➨ CSPL: K1 Đ13 Luật Công chứng

5. Người đã bị Tòa án áp dụng biện pháp ngăn chặn không được bổ nhiệm CCV.

➨ Sai. Người đang bị (chứ không phải đã bị) Tòa án áp dụng biện pháp ngăn chặn mới
không được bổ nhiệm CCV.

➨ CSPL: K1 Đ13 Luật Công chứng

6. Một số người đang chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án không được bổ
nhiệm CCV.

➨ Đúng. Những người đang chấp hành bản án hoặc quyết định hình sự của Tòa án không
được bổ nhiệm CCV.

➨ CSPL: K1 Đ13 Luật Công chứng

7. Một số người đã bị kết án không được bổ nhiệm CCV.

➨ Đúng. Theo quy định pháp luật, chỉ một số người đã bị kết án không được bổ nhiệm
CCV.

➨ CSPL: K1 Đ13 Luật Công chứng

8. CCV phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề CC.
➨ Sai. Đã là CCV rồi thì không phải tập sự hành nghề CC.
9. Phòng Tư pháp không được chứng thực các việc thuộc thẩm quyền chứng thực của Uỷ
ban nhân dân cấp xã.

➨ Sai. Ở những đơn vị hành chính không có cấp xã, Phòng Tư pháp vẫn được chứng
thực các việc thuộc thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã.

You might also like