You are on page 1of 5

Cuộc chia li màu đỏ

Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ


Tươi như cánh nhạn lai hồng
Trưa một ngày sắp ngả sang đông
Thu, bỗng nắng vàng lên rực rỡ
Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ
Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa
Chồng của cô sắp sửa đi xa
Cùng đi với nhiều đồng chí nữa
Chiếc áo đỏ rực như than lửa
Cháy không nguôi trước cảnh chia ly
Vườn cây xanh và chiếc nón trắng kia
Không giấu nổi tình yêu cô rực cháy
Không che được nước mắt cô đã chảy
Những giọt long lanh, nóng bỏng, sáng ngời
Chảy trên bình minh đang hé giữa làn môi
Và rạng đông đã bừng trên nét mặt
- Một rạng đông với màu hồng ngọc -
Cây si xanh gọi họ đến ngồi
Trong bóng rợp của mình, nói tới ngày mai.
Ngày mai sẽ là ngày sum họp
Đã tỏa sáng những tâm hồn cao đẹp!
Nắng vẫn còn ngời trên những mắt lá si
Và người chồng ấy đã ra đi . . .
Cả vườn hoa đã ngập tròn nắng xế
Những cánh hoa đỏ vẫn còn rung nhè nhẹ
Gió nói tôi nghe những tiếng thì thào
"Khi Tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau..."
Nhưng tôi biết cái màu đỏ ấy
Cái màu đỏ như cái màu đỏ ấy
Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi
Trên đỉnh dốc cao vẫy gọi đoàn người
Sẽ là ánh lửa hồng trên bếp
Một làng xa giữa đêm gió rét . . .
Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi
Như không hề có cuộc chia ly. . .
"Cuộc chia ly màu đỏ" gần như là một bản tuyên ngôn của tình yêu thời cách
mạng, một bài tùy bút bằng hình ảnh và nhạc điệu, khẳng định và cổ xúy cho một
quan niệm mới về tình yêu với ba nội hàm của một trật tự luận lý nhất quán:
 Yêu nhau thắm thiết.
 Nhưng vì lý tưởng, sẵn sàng hy sinh hạnh phúc.
 Hy sinh hạnh phúc nhưng trong lòng vẫn thuỷ chung, tình yêu vẫn nguyên
vẹn.
Có thể nói, đó là cách xử lý mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng vốn đã thành
một định đề trong văn học cách mạng. Điều đáng nói ở đây là dấu ấn sử thi được
tác giả diễn tả nó một cách đây sức sống qua từng chi tiết trong tác phẩm. Dưới
ngòi bút của tác giả, những chi tiết đó đã được khác họa làm nổi bật dấu ấn sử thi
của “Cuộc chia li màu đỏ”

I. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT


Cuộc chia ly ấy được diễn ra vào một ngày thu, thời điểm mà xuất hiện hầu hết
trong tất cả các tác phẩm của Nguyễn Mĩ. Và đó là một ngày nắng rực rỡ, vô cùng
lãng mạn, chẳng hề có chút bi thương đau đớn nào cả. Vô cùng chói mắt! Tuy vậy,
“một ngày sắp ngả sang đông” đã nói tiếp lên tâm trạng của hai người họ. Mùa
đông tới, gió lạnh ập đến, cũng giống như cảm xúc sắp đông đá của họ.
Giữa khung cảnh lạnh giá của thiên nhiên chúng ta thấy được cô gái với chiếc
áo đỏ. Cô ấy đang tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa, rõ ràng là cảnh chia ly
nhưng lại thật ấm áp, thật mơ mộng. Áo đỏ của cô, sắc vàng của nắng, có lẽ đã át
đi nỗi buồn chia xa giữa hai người.
Khu vườn ấy ngoại trừ sắc vàng thì còn có “Vườn cây xanh và chiếc nón
trắng”, thật sặc sỡ, ấy vậy nhưng vẫn phải lu mờ trước màu đỏ tình yêu “rực
cháy” của cô vợ trẻ. Không gian cũng nhuốm màu cảm xúc của nhân vật, “những
giọt long lanh, nóng bỏng, sáng ngời” vừa là buồn, vừa là lưu luyến, lại vừa chan
chứa hy vọng và niềm tin của cô với người chồng đi xa.
Nguyễn Mĩ đã miêu tả khuôn mặt người vợ bằng những từ vô cùng xa lạ: “bình
minh”, “rạng đông”. “Bình minh” và “rạng đông” đều là khoảng thời gian sớm
nhất trong ngày, và cũng là khoảng thời gian rực rỡ và sáng chói nhất. Tác giả đã
dùng biện pháp ẩn dụ để ngầm so sánh nụ cười và sự ngượng ngùng lưu luyến của
cô. “Chảy trên bình minh đang hé giữa làn môi” – nụ cười chói mắt rạng rỡ như
bình minh ban sáng, nhưng nước mắt vẫn đang rơi. Ta có thể hình dung ra hình
ảnh cô gái trẻ dù đau lòng vẫn cố gắng cười tươi trấn an chồng, và bản thân cô
cũng đang tự cho mình một hy vọng, hy vọng rằng chồng cô sẽ chiến thắng và bình
an trở về. Chính khi cô vui vẻ, có thể thấy rõ nét “rạng đông màu hồng ngọc” trên
khuôn mặt còn vương nước mắt, như một sự kiên cường kì dị, và dâng trào niềm
tin và hy vọng bên trong ấy.

II. NGÔN NGỮ


Bước vào bài thơ, chúng ta dễ dàng thấy cách sử dụng đại từ nhân xưng ngôi
thứ nhất mang dụng ý của tác giả. Với cách sử dụng ngôi thứ nhất, tác giả thoải
mái tường thuật lại những gì mình nhìn thấy, nghe thấy và cảm thấy. Từ những tiếp
nhận trực giác ấy, Nguyễn Mĩ toàn quyền suy luận mà không sợ bị lạc lõng. Bài
thơ là sự nối tiếp, đan cài giữa ba hình thức diễn đạt: Kể, tả và suy tưởng.
Ta bắt gặp ở đây một ngôn ngữ kể ngắn gọn, chỉ nhấn mạnh vào những chi tiết
cần thiết: Một cô gái mặc áo đỏ, tiễn chồng đi làm nhiệm vụ ở xa, giữa một buổi
trưa cuối thu, trong một vườn hoa, cô cầm trong tay một chiếc nón, họ tới ngồi
dưới một gốc si xanh, cô gái rơi những giọt nước mắt, nhưng gương mặt thì sáng
bừng,...
Dẫu sao, đó vẫn là những chi tiết thực và cụ thể, không thể tùy tiện phóng túng,
nhưng khi chuyển sang ngôn ngữ tả, và nhất là ngôn ngữ bình dị, có thể nói nhà
thơ tín đồ của trường phái lãng mạn cách mạng này đã không ngần ngại tung ra
những từ ngữ đẹp đẽ, sáng láng nhất, những hình ảnh rực rỡ, những lý lẽ hùng hồn
nhất. Những từ ngữ ấy dường như độc chiếm cả bài thơ, đến nỗi chỉ với một lần
đọc chúng ta có thể nhớ rõ.
Với khả năng ngôn từ của mình Nguyễn Mĩ đã tình cảm hóa những gì khô cứng
và thậm chí vô hồn - từ ánh nắng chan hòa cả vườn hoa, những cánh hoa nhỏ rung
nhè nhẹ, còn gió thì cất tiếng thì thào như tiếng thủ thỉ tình tự bên tai người, hay là
để nói một điều to tát như một câu khẩu hiệu: "Khi Tổ quốc cần, họ biết sống xa
nhau...".

III. KHÔNG GIAN


Cuộc chia ly ấy được diễn ra vào một ngày thu, thời điểm mà xuất hiện hầu hết
trong tất cả các tác phẩm của Nguyễn Mĩ. Và đó là một ngày nắng rực rỡ, vô cùng
lãng mạn, chẳng hề có chút bi thương đau đớn nào cả. Vô cùng chói mắt! Tuy vậy,
“một ngày sắp ngả sang đông” đã nói tiếp lên tâm trạng của hai người họ. Mùa
đông tới, gió lạnh ập đến, cũng giống như cảm xúc sắp đông đá của họ.
Trong khung cảnh lạnh giá của thiên nhiên chúng ta thấy được cô gái với chiếc
áo đỏ. Cô ấy đang tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa, rõ ràng là cảnh chia ly
nhưng lại thật ấm áp, thật mơ mộng. Áo đỏ của cô, sắc vàng của nắng, có lẽ đã át
đi nỗi buồn chia xa giữa hai người rồi.
Khu vườn ấy ngoại trừ sắc vàng thì còn có “Vườn cây xanh và chiếc nón
trắng”, thật sặc sỡ, ấy vậy nhưng vẫn phải lu mờ trước màu đỏ tình yêu “rực cháy”
của cô vợ trẻ. Tác gia Nguyễn Mỹ đã cho chúng ta thấy một khung cảnh chan chứa
màu sắc. Mà màu nào cũng lên hết tông, cũng tột cùng, cũng bừng sáng, không
kìm giữ. Như thể một bức họa lớn của một hoạ sĩ dùng cây cọ ngôn từ với những
nhát cọ táo bạo, dứt khoát, khoẻ khoắn. Đây là một khu vườn của một ngày thu
muộn. Và màu chủ đạo của bức tranh này chính là màu đỏ, một màu đỏ tươi tắn,
pha ánh lấp lánh, gợi lên những nét ấm, sáng.
Về sau, vào cái lúc xế chiều, đôi vợ chồng trẻ chia tay. Và tựa như hông gian
cũng nhuốm màu cảm xúc của nhân vật trữ tình , “những giọt long lanh, nóng
bỏng, sáng ngời” vừa là buồn, vừa là lưu luyến, lại vừa chan chứa hy vọng và niềm
tin của cô với người chồng đi xa.

IV. KẾT LUẬN


"Cuộc chia ly màu đỏ" gần như là một bản tuyên ngôn của tình yêu thời cách
mạng, một bài tùy bút bằng hình ảnh và nhạc điệu.
Giữa một khung cảnh lạnh lẽo, đơn độc của mùa đông là một cuộc chia ly
thấm đẫm tình cảm của đôi trai tài gái sắc, vừa là nỗi buồn, vừa là sự lưu luyến,
tiếc nuối, lại vừa chan chứa hy vọng. Qua việc sử dụng những từ ngữ miêu tả thiên
nhiên để diễn tả nhân vật đã để một ấn tượng rất đặc biệt về nhân vật và đồng thời
thể hiện người con gái đang trong độ thanh xuân, khoảng thời gian chói sáng rực rỡ
và hoài bão nhất của một đời người.
 Hình tượng nhân vật người con gái kiên cường, cô gái trẻ dù đau lòng
vẫn cố gắng cười tươi trấn an chồng, và bản thân cô cũng đang tự cho
mình một hy vọng, hy vọng rằng chồng cô sẽ chiến thắng và bình an trở
về. (Dấu ấn sử thi)
Bài thơ là sự nối tiếp, đan cài giữa ba hình thức diễn đạt: Kể, tả và suy
tưởng. Ta bắt gặp ở đây một ngôn ngữ kể ngắn gọn, chỉ nhấn mạnh vào những chi
tiết cần thiết. Là một tín đồ của trường phái lãng mạn cách mạng, tác giả đã sử
dụng những từ ngữ đẹp đẽ, sáng láng nhất, những hình ảnh rực rỡ, những lý lẽ
hùng hồn nhất.
 Lời kể nhịp nhàng, tỉ mỉ, lặp đi lặp lại để nhấn mạnh đặc điểm cố định
của nhân vật, thường xuyên sử dụng.

You might also like