You are on page 1of 24

CON ĐƯỜNG DIGITAL MARKETING MANAGER ( 5-7 năm )

Marketing Intern, Junior Executive, Senior Executive, Team Leader và cuối cùng
là Marketing Manager.

 DIGITAL MARKETING INTERN ( thực tập sinh ) Khác


với Fresher, Internship là vị trí thực tập sinh, những
sinh viên năm cuối đang có nhu cầu thực tập.
Internship cũng cần trải qua một buổi phỏng vấn đơn
giản để phía doanh nghiệp quyết định phân công bạn
vào vị trí phù hợp.
+ thời gian : 3- 6 tháng
+ công việc :

 JUNIOR EXECUTIVE Junior là thuật ngữ chỉ những nhân viên


nhỏ tuổi, ít thâm niên, thường là cấp dưới. Junior có thể là sinh viên
vừa ra trường, đa phần có ít hoặc chưa có kinh nghiệm chuyên môn.
Junior sẽ giải quyết những vấn đề không quá khó khăn và phức tạp,
đối với công việc đòi hỏi chuyên môn cao thì Junior rất cần sự hỗ trợ
của các Senior.
SENIOR EXECUTIVE Những nhân sự có đủ hiểu biết, dày dặn kinh nghiệm
và nắm chắc chuyên môn trong lĩnh vực làm việc được gọi là Senior. Thông thường,
những người đi làm từ 4 – 5 năm thì tạm gọi là Senior, họ có khả năng làm việc độc lập
và sẵn sàng tìm cách khắc phục khó khăn công việc. Ngoài thâm niên làm việc, Senior
cũng được phân cấp bậc tùy vào năng lực, trình độ của từng người. Để trở thành Senior,
bạn cần vững chắc một số kỹ năng:

 Kỹ năng lãnh đạo: Một Senior cần có kế hoạch phân công công việc cho các
Junior, quản lý tốt những nhân viên cấp dưới. Ngoài chuyên môn, Senior rất cần
có kỹ năng lãnh đạo để thăng tiến trong sự nghiệp.
 Kỹ năng làm việc nhóm: Teamwork là kỹ năng quan trọng của bất kỳ nhân sự
nào, kể cả Senior. Nhờ vậy, bạn dễ dàng phối hợp hoạt động với đồng nghiệp,
các phòng ban khác.
 Kỹ năng giao tiếp: Một số Senior được giao làm mentor cần giao tiếp tốt với
những nhân sự mới, giúp đỡ họ hòa nhập môi trường làm việc. Ngoài ra, kỹ năng
giao tiếp sẽ giúp Senior trình bày quan điểm, truyền tải ý tưởng

 TEAM LEADER ( trưởng nhóm )


 DIGITAL MARKETING MANAGER
7. Những vị trí công việc trong nghành Digital
Marketing
Vậy với tất cả khối kiến thức khổng lồ bên trên, bạn có thể làm gì trong ngành Digital
Marketing? Dưới đây là một vài lộ trình nghề nghiệp bạn có thể lựa chọn:
7.1. SEO Manager
Với vị trí này, bạn sẽ phát huy kỹ năng của một chuyên gia SEO để điều hướng nội
dung và cải thiện content của công ty trên các nền tảng digital. Đầu vào của bạn sẽ
định hướng những người sáng tạo nội dung nhắm đúng mục tiêu và insight khách
hàng. Từ đó performance của công ty trên Google và social media sẽ được cải thiện và
nâng cao.
7.2. Content Marketing Specialist
Bạn sẽ là nhà sáng tạo nôi dung cùng với lên kế hoạch và có thể là chiến lược để đảm
bảo lượng traffic và thứ hạng Google của công ty tăng lên. Bạn sẽ lên kế hoạch cho
những nội dung cần có là dạng video, blog hay social media. Bạn có thể kết hợp với
SEO Manager để đưa ra bộ từ khóa hiệu quả nhất cho content.
7.3. Social Media Manager
Một người quản lý social media sẽ tập trung vào lên lịch đăng, tạo các bài post và giám
sát các bài đăng trên social media. Nếu bạn để ý, sẽ luôn có sự giao nhau giữa các vị
trí để tạo nên một chiến lược digital marketing tổng thể.
7.4. Marketing Automation Coordinator
Vị trí này sẽ làm việc với hiệu quả và kết quả của chiến dịch marketing. Đây là một
công việc thiên về công nghệ nhiều hơn. Bạn sẽ được tiếp xúc với những phần mềm tốt
nhất để nghiên cứu và tìm ra hành vi quan trọng của khách hàng. Bạn cũng sẽ tham gia
vào việc đo lường và thống kê khi theo dõi hiệu suất chiến dịch.
7.5. Digital Marketing Manager
Bạn sẽ giám sát việc phát triển chiến lược nội dung và toàn bộ chiến dịch marketing.
Công việc của bạn sẽ liên quan đến việc tăng độ nhận diện thương hiệu, điều hướng
traffic để có được những khách hàng mới. Bạn cũng phải liên tục cập nhật các yếu tố
công nghệ để tối ưu hóa chiến dịch digital marketing. Bạn cần phân tích các công việc
marketing đã được thực hiện để theo dõi và đánh giá kết quả chiến dịch.

Mức lương vị trí Content Marketing ở Việt Nam hiện là bao nhiêu?
1. Content Marketing Intern
Vị trí đầu tiên mà một người mới vào ngành Content Marketing trải qua, đó là
Intern. Ở vị trí này, không yêu cầu nhiều về kiến thức và kỹ năng, kinh nghiệm,
điều quan trọng đó là tinh thần cầu tiến và ham học hỏi. Tựa như cốc nước còn
chưa có hoặc chỉ mới có chút ít, sẽ có người phụ trách đổ đầy nước (kiến thức, kỹ
năng) vào trong chiếc cốc mang tên nghề “Content Marketing” của bạn.
Mức lương ở vị trí này sẽ dao động từ: 1-5 triệu đồng/tháng.
2. Junior Content Marketing
Yêu cầu ở vị trí này sẽ khác so với Intern, không đòi hỏi quá cao nhưng nước trong
chiếc cốc mang tên “nghề Content Marketing” của bạn cũng không thể không có
gì. Nhiệm vụ ở giai đoạn này chủ yếu của bạn sẽ là chuẩn hóa và “thanh lọc” nước
trong chiếc cốc và không ngừng nâng cao tỷ lệ nước, để không những tích lũy đủ
về “lượng” mà còn đảm bảo cả về “chất” trong chiếc cốc để chuẩn bị cho những lộ
trình tiếp theo.
Mức lương ở vị trí này sẽ dao động từ: 5-8 triệu đồng/tháng.
Số năm kinh nghiệm cần có: 1-3 năm trong nghề.
3. Senior Content Marketing
Số năm kinh nghiệm cần có ở vị trí này là từ 4-8 năm. Do yêu cầu mức độ của một
Senior Content Marketing sẽ cao hơn cả về kiến thức, kinh nghiệm cũng như kỹ
năng với Junior nên phần “thù lao” cũng phải xứng đáng với công sức bỏ ra.
Một Senior Content Marketing không những phải giỏi về chuyên môn để có thể tự
giải quyết những vấn đề khó khăn trong công việc mà phải có khả năng quản lý,
lên kế hoạch và đào tạo, dẫn dắt đội nhóm.
Mức lương hàng tháng ở vị trí này là: 10 – 25 triệu
Một số Job công việc có mức lương cao hơn từ 15-30 triệu/tháng thường tập trung
ở những tập đoàn và công ty lớn, thường đòi hỏi Content Marketer phải có kỹ năng
tiếng anh, đạt ở một trình độ nhất định.
4. Creative Director
Đây là vị trí mơ ước của rất nhiều người trong nghề làm Content Marketing muốn
hướng tới. Ở vị trí này, đúng như tên gọi, sự sáng tạo được đặt lên phía trước.
Không chỉ dừng lại ở việc làm đúng, đủ và chuẩn chỉnh mà cần phải phá cách và
không ngừng sáng tạo, đổi mới để có thể đạt hiệu quả cao nhất.
Vị trí Creative Director thường được đề bạt và cân nhắc từ nhân sự trong công ty.
Tuy nhiên, không chỉ khối content mà cả Art Director cũng được đề cử để đảm
nhận vị trí này.
Tương xứng với độ khó và yêu cầu cao là mức lương “xứng tầm” với một Creative
Director chất lượng.
Số năm kinh nghiệm cần có ở vị trí này là từ 9-10 năm.
Lương hàng tháng: 30 – 50 triệu
KẾT LUẬN
Người đạt được đỉnh cao nghề viết content Marketing chính là những người không
ngừng tìm hiểu khách hàng mục tiêu tập trung viết và thử nghiệm nội dung mỗi
ngày. Vạn dặm hành trình bắt đầu từ một bước chân, mọi bí quyết chỉ thực sự có
giá trị khi bạn bắt tay vào hành động. Hãy lựa chọn một môi trường để bạn có thể
cống hiến hết mình cho công việc.
Quản trị Marketing cần hướng tới phát triển digital
Vào năm 2019, digital marketing không còn là một hoạt động phổ biến giữa các
thương hiệu, nó là một nhiệm vụ mà các thương hiệu phải triển khai nếu họ muốn
cạnh tranh trên thị trường, có được khách hàng tiềm năng và chuyển đổi những
khách hàng đó thành khách hàng trung thành.
Tuy nhiên, thật may mắn rằng, bạn sẽ không đơn độc mà có vô số các công cụ,
công nghệ và xu hướng hỗ trợ để quản lý digital marketing. Với những thiết bị
digital, kết nối Internet và các kỹ năng phù hợp, bạn sẽ có thể đạt được nhiều thành
công trong lĩnh vực quản lý digital marketing và đạt được nhiều lợi nhuận không
thể tưởng tượng đến.
Thế nhưng trên thực tế bạn cần quan tâm đến đó là yêu cầu về năng lực của một
digital marketing manager.

Thách thức về năng lực của các chuyên viên Digital Marketing
Mặc dù nhu cầu về quản trị digital marketing ngày càng tăng cao đối với tất cả các
loại nhãn hiệu, ngân sách dành cho social media dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong
vòng 5 năm tới. 33% lưu lượng truy cập từ các kết quả tìm kiếm organic của
Google lọt vào top SERP và chi tiêu cho digital ad trên toàn cầu dự kiến sẽ vượt
con số khổng lồ 375 tỷ đô la vào năm 2021. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia digital
marketing vẫn chưa đạt được năng lực đầu vào và năng lực quản trị loại hình này.
Điều trên kết hợp với thực trạng lực lượng lao động hiện nay dần chuyển sang làm
việc dưới dạng freelancer (làm việc tự do), điều này cũng làm cho khoảng cách kỹ
năng ngày càng cách xa, bắt đầu ảnh hưởng đến việc các thương hiệu khai thác sức
mạnh của digital cho mục đích quản lý marketing.
Khi nói đến việc quản trị digital marketing, 90% digital marketing managers báo
cáo rằng họ thiếu các kỹ năng cần thiết để thành công và chỉ 8% thương hiệu cảm
thấy rằng các nhân viên digital marketing của họ có năng lực tốt, và có thể hoàn
thành các KPI đề ra.
Quản trị marketing là gì?
Quản trị marketing là tập trung vào các vấn đề của thực tế để đưa ra các định
hướng, kỹ thuật và phương pháp marketing bên trong doanh nghiệp, tổ chức cũng
như quản lý các nguồn lực và hoạt động marketing của một công ty.
Nói cách khác, quản trị marketing chính là việc lập kế hoạch, tổ chức, kiểm soát và
thực hiện các chương trình, chính sách, chiến lược và chiến marketing để tạo ra và
thoả mãn nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, giúp tạo ra lợi
nhuận cho doanh nghiệp.

Vậy Marketing Manager sẽ làm những gì?


Công việc của một marketing manager sẽ là thiết lập và chỉ đạo tất cả các chính
sách marketing cho thương hiệu. Chúng bao gồm marketing mục tiêu, tạo nhu cầu,
phát triển chiến lược giá và thực hiện các kênh marketing và theo dõi những xu
hướng mới nhất.
Những kỹ năng cần có cho mọi digital marketing manager
Digital marketing manager ở thời điểm hiện tại thực sự cần những kỹ năng nào để
bám sát nhóm, công cụ và kết quả của họ? Theo một cách nào đó, các Digital
marketing manager ngày này giống như những người chỉ huy dàn nhạc. Họ cần
biết tất cả về các “nhạc cụ” khác nhau trong vở kịch, cũng như cách quản lý chúng
để tạo nên một bản giao hưởng sống động thú vị và hấp dẫn.
Điều này chắc chắn sẽ thu hút và giữ chân khán giả. Những công cụ hay kỹ năng
này có thể được chia thành hai loại chính: kỹ năng chuyên môn, kỹ năng chung về
ngành và kỹ năng mềm về quản lý.
1. Kỹ năng thiết kế UX
Ở kỷ nguyên số 4.0, trải nghiệm người dùng khi truy cập trang web của thương
hiệu hoặc tương tác với content marketing là cực kỳ quan trọng. Trải nghiệm tích
cực có thể kéo dài thời gian họ dành cho trang web, cách họ điều hướng các trang
khác nhau tốt như thế nào và họ có động lực chuyển đổi như thế nào. Ngược lại với
những trải nghiệm tiêu cực có thể khiến họ thoát trang nhanh chóng hoặc thậm chí
đánh giá tiêu cực.
Do đó, nền tảng của digital marketing manager là đảm bảo được rằng các sản
phẩm, trang web và nội dung digital marketing khác dễ dàng điều hướng và sử
dụng. Là một digital marketing manager, bạn cần có khả năng xác định và hướng
dẫn thiết kế UX tuyệt vời, hiệu quả và hấp dẫn, uy tín của thương hiệu mà bạn
đang marketing phụ thuộc rất nhiều vào nó.
2.  Kỹ năng SEO & SEM
Khi nói đến quản trị digital marketing, không chỉ đơn thuần là sở hữu các kỹ năng
tối ưu hoá các công cụ tìm kiếm (SEO) và tiếp thị công cụ tìm kiếm (SEM) tuyệt
vời là đủ, bạn cần phải có khả năng truyền đạt những kỹ năng và hoạt động này
cho các thành viên trong team của bạn.
Đồng thời, bạn cũng cần có khả năng bắt kịp với thế giới SEO và SEM đang thay
đổi nhanh chóng. Cho đến nay chúng đã mở rộng để bao gồm các dạng “Marketing
mũ trắng” (hợp lệ) như: viết blog, viết nội dung. Việc không biết xu hướng nào sẽ
giúp nội dung thương hiệu của bạn được nhìn thấy ở đầu SERP chính là sai lầm
lớn nhất trong việc quản trị digital marketing.
3. Kỹ năng quản lý content
“Content is King” và việc giám sát các hoạt động sáng tạo, xuất bản nội dung cho
thương hiệu là kỹ năng cần có ở digital marketing manager. Nó sẽ mang lại giá trị
cao và đảm bảo chuyển đổi từ việc là khách hàng đơn thuần sang khách hàng tiềm
năng và cuối cùng là chuyển đổi thành khách hàng trung thành.
Nhưng quản trị digital marketing thành công còn đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn nữa để
nội dung được tối ưu hoá cho nhiều kênh digital khác nhau như: email, paid ads
trên các công cụ tìm kiếm, kênh social (PPC),.. Bạn phải đảm bảo rằng nội dung
mà team bạn tạo ra hấp dẫn, đáng tin cậy và lan truyền để các khách hàng tiềm
năng mới, khách hàng hiện tại không thể bỏ qua và sẵn sàng tìm hiểu thêm.
4. Kỹ năng Social Media
Social Media là nơi các thương hiệu cần xuất hiện để tiếp cận một lượng khán giả
lớn, sau đó là tiếp cận và làm họ trở nên gắn bó với thương hiệu. Nhưng marketing
trên các kênh social media cần nhiều điều hơn là việc chỉ tạo các bài đăng và xem
chúng viral ra sao.
Chìa khóa để quản trị digital marketing tuyệt vời chính là kiến thức chuyên sâu về
từng nền tảng. Bạn cần phải biết rằng:
 Khi nào thì đăng
 Đăng bài trên nền tảng nào
 Loại nội dung nào tương tác tốt nhất với đối tượng mục tiêu của bạn
 Cách tận dụng quảng cáo trên mạng xã hội trả phí
 Cách sử dụng các chương trình phân tích của các mạng xã hội
Bằng cách này, bạn có thể hướng dẫn nhóm digital marketing của mình một cách
hiệu quả hơn về việc tạo nội dung, sử dụng các ứng dụng và công cụ social media
chuyên dụng cũng như các xu hướng mới nhất.
5. Kỹ năng thiết kế/marketing responsive
Ngày nay, người tiêu dùng đang tương tác với các thương hiệu từ một loạt các thiết
bị kỹ thuật số như máy tính, máy tính bảng và điện thoại thông minh. Do đó, trách
nhiệm của việc quản trị digital marketing là phát triển một cách tự nhiên để bao
gồm việc đảm bảo rằng nội dung và chiến dịch được tạo ra rõ ràng và thuyết phục,
bất kể chúng đang được xem trên thiết bị nào.
Giám sát thiết kế/marketing responsive có thể là một kỹ năng khó để thành thạo,
nhưng đây cũng là một kỹ năng vừa bổ ích vừa quan trọng đối với thành công cuối
cùng trong nỗ lực quản trị digital marketing của bạn.
6. Kỹ năng phân tích và ứng dụng công cụ công nghệ
Phân tích là việc cần thiết đối với các digital marketing manager. Đậy là công cụ
hoặc tập hợp các công cụ có thể cung cấp thông tin giúp việc quản trị của bạn cũng
như team của bạn dễ dàng, đầy đủ hơn theo cấp số nhân.
Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, việc không thể phân tích hay không có kỹ thuật nào
cung cấp cho bạn biết những thông tin hữu ích có thể khiến bạn đưa ra những
quyết định sai lầm trong việc quản trị digital marketing. Nắm vững lĩnh vực phân
tích và khám phá cách theo dõi và phân tích dữ liệu có thể giúp team của bạn vượt
qua những trở ngại và tạo ra những bước tiến mới.
Và, bởi vì thế giới chúng ta đang được thúc đẩy bởi công nghệ, sự hiểu biết và biết
cách sử dụng các công cụ công nghệ mới nhất sẽ giúp chúng ta tối ưu hoá năng
suất, giúp team của bạn phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Có rất nhiều công cụ và nền tảng miễn phí mà bạn có thể giới thiệu cho team của
mình như: Hootsuite, Canva và Buffer, cũng như rất nhiều sản phẩm trả phí đáng
để áp dụng. Tất cả những gì bạn cần làm là cập nhật các lần ra mắt công cụ công
nghệ mới nhất, quyết định công cụ nào sẽ tích hợp vào các hoạt động quản trị
digital marketing của bạn. Thêm vào đó là theo dõi khối lượng công việc của bạn
và team của bạn bắt đầu giảm bớt. Thách thức thực sự ở đây là sắp xếp thứ tự ưu
tiên và hiểu được công cụ nào sẽ mang tới hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn.

7.  Kỹ năng quản lý phân phối công việc


Quản trị digital marketing liên quan đến nhiều kỹ năng quản lý dự án. Tuỳ vào việc
tối đa hoá hiệu quả và năng suất, toàn bộ team sẽ có những kết quả mang lại sự hài
lòng. Đây có thể là một thách thức cụ thể, nhất là khi team của bạn toàn những
freelancer làm việc từ xa trên khắp thế giới.
Do đó, đôi khi công việc của bạn có thể giống như công việc của một nhạc trưởng
dàn nhạc giao hưởng hơn là của một người quản lý dự án truyền thống. Bạn cần có
khả năng quản lý nâng cao và kiểm soát mọi khía cạnh của mọi dự án và nhiệm vụ,
trong khi vẫn xuất sắc trong việc ủy quyền.
Và, nếu bạn có thể khai thác các công nghệ mới, chẳng hạn như automation để hợp
lý hóa hơn nữa nỗ lực quản trị digital marketing của bạn, chúng sẽ giúp giảm bớt
một số gánh nặng đặt lên vai team của bạn. Bạn sẽ thấy rằng bạn đã tiết kiệm được
thời gian, tiền bạc và nguồn lực cho thương hiệu của mình để phân bổ lại cho các
nhiệm vụ kinh doanh khác, cấp bách hơn.
8. Kỹ năng nắm bắt tâm lý con người
Ở đây, các kỹ năng quản lý phân phối công việc của bạn chắc chắn sẽ phát huy tác
dụng. Mặc dù thực tế là số hóa đã thay đổi bộ mặt theo nghĩa đen của mọi khía
cạnh của thế giới chúng ta đang sống, bao gồm cả sự tương tác giữa các thương
hiệu và khách hàng của họ. Tuy nhiên, khách hàng vẫn tiếp tục yêu cầu trải nghiệm
thương hiệu cá nhân, giống như họ sẽ nhận được khi ghé thăm một cửa hàng
truyền thống.
Để đạt được mục tiêu này, digital marketing manager cần có kỹ năng nắm bắt tâm
lý con người, hướng tới khách hàng và nhân viên như nhau để tránh gây ra những
sự xung đột không cần thiết ở cả hai đối tượng này.
Tóm lại, để quản trị digital marketing thành công phải bao gồm:
 Hiểu biết sâu sắc về đối tượng mục tiêu của thương hiệu của bạn
 Thành thạo và sử dụng phần mềm quản lý giữ chân khách hàng (CRM) cho
mục đích tổ chức và remarketing.
 Kỹ năng quản lý nhân viên tốt để đảm bảo các mục tiêu thương hiệu phù
hợp
 Khả năng kiểm soát team của bạn, trong khi vẫn là một nhân tố nhanh nhẹn
trong team.
9. Xây dựng team và  kỹ năng tạo động lực
Làm thế nào bạn có thể xây dựng một team và giữ cho họ luôn có động lực, nhất là
khi mỗi thành viên trong nhóm làm việc độc lập và từ xa? Đây là một trường hợp
thường xảy ra trong thời đại kỹ thuật số? Trả lời: Đây không phải là một nhiệm vụ
dễ dàng, nhưng nó là một nhiệm vụ bắt buộc đối với digital marketing manager.
Ngoài ra, vai trò của digital marketing manager còn bao gồm việc thúc đẩy tinh
thần làm việc theo nhóm và động lực giữa các nhà digital marketing của thương
hiệu để đảm bảo rằng các nhiệm vụ quan trọng được hoàn thành.
Do đó, quản trị digital marketing yêu cầu khai thác các bộ kỹ năng mềm độc đáo
mà các thành viên trong team của bạn sở hữu và tận dụng chúng để tạo ra lợi thế
cạnh tranh cho thương hiệu. Nói chuyện với họ thường xuyên, thông qua các
đường dây liên lạc cởi mở; tìm hiểu điều gì khiến họ gắn bó, điều gì khiến họ trở
nên khác biệt và làm thế nào họ có thể cảm thấy được trân trọng khi làm việc.
Những gì bạn làm với thông tin này và cách bạn giữ cho team của mình tập trung
và hoàn thành nhiệm vụ, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Chúng tôi thì cho
rằng việc khuyến khích họ đặc biệt hiệu quả.
10. Kỹ năng kết nối đối tác
Vai trò của digital marketing manager không chỉ bao gồm các trách nhiệm liên
quan đến team của bạn và các sản phẩm mà họ tạo ra, mà còn bao gồm việc đóng
vai trò là người liên lạc công ty giữa doanh nghiệp của bạn với các đối tác và
khách hàng liên quan.
Bạn sẽ cần phải có khả năng lôi kéo khách hàng tiềm năng, thể hiện khả năng của
team theo cách tốt nhất có thể và đưa ra giá thầu cho các hợp đồng và quan hệ đối
tác (và hy vọng giành được họ). Ở đây cũng vậy, bạn sẽ cần phải có khả năng sử
dụng các kỹ năng digital hàng đầu của mình để tìm kiếm, tìm hiểu và kết nối tốt
nhất với các đối tác tiềm năng hiện tại và tương lai.
Sự hiện diện trên mạng xã hội của bạn, đặc biệt là trên các kênh như LinkedIn là
vô cùng quan trọng. Sau cùng, bạn đang đại diện cho toàn bộ bộ phận digital
marketing của thương hiệu.
Mayple xem xét các thương hiệu với các digital marketing manager, những người
có các kỹ năng cần thiết để thành công.
Mayple đang thu hẹp khoảng cách tài năng quản trị digital marketing bằng cách
đảm bảo các thương hiệu được ghép nối với những tài năng phù hợp nhất và đã
được kiểm tra kỹ lưỡng, những người đã có được các kỹ năng cần thiết cho vị trí
năng động này.
Mayple điều chỉnh mục tiêu kinh doanh của các thương hiệu với các kỹ năng đã có
của các chuyên gia digital marketing manager sao cho mức độ dịch vụ cao nhất
quán và kết quả hàng đầu nằm trong tầm tay.
Bạn có các kỹ năng quản trị digital marketing mà các thương hiệu đang tìm kiếm
không?
Marketing Mindset - điều không thể thiếu với Marketer
“Marketing mindset đâu có mài ra ăn được đâu, đi học kĩ năng chạy quảng cáo, sales, tiếp thị cho nó
nhanh”. “Chạy quảng cáo Facebook ra đơn là được quan tâm làm gì dăm ba cái mindset”. Okay, nếu
bạn có suy nghĩ thế thì vui lòng lướt qua bài này nhé.
Giờ là phần cho những Marketer thực sự cần này.
MINDSET LÀ GÌ?
Mindset có thể hiểu là hệ thống sắp xếp trong trí não.
Từ lúc con người được sinh ra, tư duy là thứ chúng ta xử lý các thông tin được tiếp nhận. Trong quá
trình tiếp nhận các thông tin, xử lý, phản ứng và ra các hành vi, Mindset sẽ thể hiện phần xử lý và
phản ứng. Vậy, Marketing Mindset là một phạm trù trong hệ thống tư duy dựa trên góc nhìn
Marketing.
MINDSET – SỨC MẠNH TIỀM ẨN BỊ BỎ QUÊN
Về bản chất, Mindset được gây dựng từ 3 yếu tố: “Kiến thức – Kĩ năng – Kinh nghiệm”. Trong
thời đại này, Digital Marketing là từ khóa được nhiều người nhắc đến nhất từ những năm gần đây,
các bạn đua nhau học Facebook, Google Ads, SEO, MMO,… mà quên mất bản chất Marketing là gì,
thậm chí khái niệm Marketing còn chưa biết. Có 3 trường hợp sẽ xảy ra:

 Học kỹ năng, làm nhiều, hỏng nhiều nên giàu kinh nghiệm, sau dần hiểu nền tảng kết hợp với
những kiến thức Marketing sau này học được áp dụng cho kỹ thuật và thành chuyên gia trong
ngành

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẮT ĐẦU VỚI DIGITAL MARKETING?


 Đây là câu hỏi điển hình với bất cứ ai muốn phát triển chuyên môn ở bất cứ lĩnh vực nào, dù
là Digital Marketing hay Branding, Copywriting,... Ở bài viết này, chúng mình sẽ chia sẻ
những bước bắt đầu phổ biến với nhiều anh chị Digital Marketer. Hy vọng sẽ giúp các bạn
phần nào rõ ràng hơn về con đường theo đuổi Digital Marketing.
 Bước 1: Tự học kiến thức Marketing căn bản (Marketing Foundation)
 Có khá nhiều bạn nhầm tưởng Digital Marketing đơn thuần chỉ là chạy quảng cáo trên
Facebook, Google hay các nền tảng số khác. Thực chất không phải vậy, bản chất của Digital
Marketing là bạn phải xây dựng mối quan hệ với khách hàng (Marketing) thông qua các kênh
trực tuyến (Digital).
 Khi bắt đầu xây nội dung hay chạy quảng cáo trên bất kỳ nền tảng nào bạn đều cần phải biết
kiến thức về Marketing căn bản để nghiên cứu thị trường, tìm hiểu insight khách hàng thì mới
có thể đem lại hiệu quả cho chiến dịch. Nếu chưa biết học Marketing căn bản ở đâu,
BrandsVietnam sẽ là địa chỉ uy tín cho bạn kiến thức tổng quan nhất và ngành.
 Ví dụ: Để chạy được Facebook Ads bạn cần hiểu rõ các chỉ số quảng cáo, tâm lý, hành vi
khách hàng (customer insight), chân dung khách hàng (customer portrait), biết cách viết
content sao cho thu hút,... Lúc này những kiến thức Marketing căn bản không còn mơ hồ trên
sách vở nữa mà trở nên rất “đời”, rất “thực”, ngay trong chính công việc nhỏ nhất bạn làm
mỗi ngày.
 Bước 2: Chọn 1 kênh Digital là thế mạnh để bắt đầu
 Dưới đây là 3 nhóm kênh Digital được nhiều tiền bối lựa chọn nhất:
 Social Marketing (làm marketing trên nền tảng social) không chỉ giới hạn trong việc chạy
quảng cáo trên Facebook và Google Ads. Người làm quản lý social (social management) còn
cần biết cách xây dựng fanpage, cộng đồng (facebook community), xử lý những “phốt” bất
ngờ trên mạng xã hội. Ngoài ra, việc nhanh nhạy nắm bắt và xây dựng nội dung trên những
nền tảng mới như TikTok, Zalo cũng là những yêu cầu cơ bản của một người làm social
manager. Hiện nay không có thương hiệu nào có thể tồn tại mà thiếu kênh social nên những
bạn social manager dày dạn kinh nghiệm luôn được săn đón trên thị trường với mức thu nhập
hấp dẫn.
 Search Marketing là hình thức tối ưu hóa thứ hạng website dựa trên từ khóa tìm kiếm (SEO
& SEM). Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngày càng nhiều doanh
nghiệp chuyển đổi lên hình thức kinh doanh online và các sàn Thương mại điện tử. Điều này
tạo cơ hội việc làm thuận lợi cho những bạn có kiến thức tốt về chạy quảng cáo từ khóa (SEO
& SEM) trên Google, Shopee, Lazada,...
 Display Advertising là hình thức chạy quảng cáo hiển thị, điển hình nhất Google Display
Network (GDN). Ta có thể dễ dàng bắt gặp quảng cáo GDN dưới hình thức các banner sản
phẩm, dịch vụ khi lướt web, đọc báo. Các công ty, thương hiệu sẽ mua các vị trí hiển thị
quảng cáo trên một số website trong mạng lưới của nhà cung cấp. Những nhà cung cấp này
sẽ tính phí cho công ty, thương hiệu với mỗi lượt quảng cáo đó được hiển thị với người truy
cập website. Một số nhà cung cấp sở hữu mạng lưới website lớn mạnh có thể kể đến Adtima,
Admicro, Eclick,...Đầu quân cho những media agency này sẽ là bước khởi đầu thuận lợi cho
những bạn muốn đi sâu tìm hiểu về Display Advertising - một lĩnh vực với nhiều tiềm năng
phát triển.
 Kiến thức tự học miễn phí:
 Các group về Digital Marketing như No More Lies Digital Community-Right 1st step into
Digital Marketing World, UAN Marketing, Cộng đồng Digital Marketing, DMA (Digital
Marketing Agency),...
 Một số kênh Youtube cho bạn tham khảo: Neil Patel, Mayashare, Measureschool,
Verumecom,...
 Có rất nhiều khóa miễn phí được ra từng mảng bạn có thể tham khảo tại:
https://www.coursera.org/
 https://academy.hubspot.com/courses
 Kiến thức trả phí:
 Các khóa học miễn phí thường thường chỉ nằm ở mức độ nhận biết, nếu bạn muốn hiểu sâu
hơn và tự tin chạy kênh Digital mình lựa chọn một cách hiệu quả thì có cách tìm kiến thức từ
các khóa học Online. Bật mí với bạn là No More Lies sắp tới sẽ ra mắt 1 khóa học hoàn toàn
mới về Digital Marketing, cùng chờ đón nha!
 Bước 3: Đi dọc hay đi ngang?
 Sau 1-2 năm “khổ luyện” với 1 kênh Digital, đã đến lúc bạn cần tính chuyện lâu dài. Ở giai
đoạn này, bạn sẽ cần lựa chọn giữa 2 “ngã rẽ” để phát triển khả năng của bản thân.
 Phát triển theo chiều dọc: Bạn sẽ tiếp tục tìm hiểu chuyên sâu về kênh Digital đang chạy và
thử sức với nhiều sản phẩm khác nhau. Môi trường agency sẽ là nơi lý tưởng để bạn “trao
thân” và phát triển chuyên sâu kỹ năng của mình.
 Ví dụ: Khi đã có nhiều kinh nghiệm chạy Facebook Ads cho ngành thời trang, bạn có thể thử
sức với các ngành hàng khác như giáo dục, tiêu dùng nhanh,...
 Một vài Digital Agency cho bạn thử sức có thể kể đến như: WPP Group, Publicis Groupe,
Dentsu Aegis Network, Admicro, Golden Digital, Younet Group,...
 Phát triển theo chiều ngang: Nếu bạn lựa chọn “đi ngang”, nhiệm vụ của bạn sẽ bao gồm lập
kế hoạch digital marketing tổng thể, tối ưu chi phí quảng cáo trên đa kênh để mang lại hiệu
quả cao về doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Digital Planner ở client hoặc agency side là vị
trí lý tưởng để bạn hướng đến nếu muốn phát triển theo chiều ngang.
 Ví như khi làm Digital Planner tại Grabmart, sếp yêu cầu bạn làm thế nào để x3 order của
Grabmart trong một tháng. Lúc này, bạn sẽ cần làm việc với các team khác như team Data
Analysis, team Brand để đưa ra một kế hoạch digital marketing trên tổng thể đa kênh và đo
lường xem order có thể tới từ kênh truyền thông, quảng cáo nào nhiều nhất.
 Một vài vị trí phía client bạn có thể thử sức như Online/Digital Marketing Team, Growth
Hacking Team,..
 Mong rằng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan về lộ trình vào đời của 1 digital
marketer.
 #sharing #RealKnowledge

=> Có kỹ năng và kinh nghiệm, sau dần kết hợp kiến thức Marketing rút ra trong quá trình làm.
Trường hợp này cực ít và thường ẩn danh, chủ yếu giờ kiếm tiền bằng việc bán khóa học.

 Ham hố đi học bán hàng nghìn đơn bạc tỷ, đi học khóa học kỹ năng chán chê không nhìn ra
được bản chất và tư duy theo kiểu làm công cụ.

=> Thiếu kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức. Trường hợp này khá nhiều, đặc biệt là sinh viên, các mẹ
bỉm sữa bán hàng Online, chủ doanh nghiệp nhỏ, tất nhiên sau thời gian rất dài nếu tư duy tốt có thể
trở thành trường hợp 1.

 Học vững căn bản, hiểu bản chất, có Mindset ổn, hướng tư duy công cụ xoay quanh bản chất
Marketing

=> Có kiến thức, ít kĩ năng, kinh nghiệm, có thể làm được nhiều vị trí trong ngành Marketing chứ ko
riêng Digital, thăng tiến sự nghiệp nhanh.
Nếu bạn thấy mình rơi vào 1 trong 3 trường hợp trên thì đọc tiếp nhé.
MINDSET – NỀN TẢNG CHO MỌI KĨ NĂNG
Bất cứ ai cũng đều phải có Marketing Mindset, nhưng Mindset sao cho đúng, làm thế nào để khỏi bị
công cụ điều hướng? Như đã nói chúng ta cần 3 thứ: ”Kiến thức – Kĩ năng – Kinh nghiệm”, sau đây
là ví dụ:
Đầu tiên, phải đi từ bản chất Marketing: “Marketing là quá trình đáp ứng nhu cầu thị trường và tạo ra
lợi nhuận”.
1. Đối với người làm kinh doanh, hãy khoan làm sao đầu tư vào quảng cáo cho mạnh hay đội Sales
cho tốt, tập trung vào yếu tố “nhu cầu thị trường” = “khách hàng” và “lợi nhuận”, hãy tự hỏi:

 Cơ hội thị trường của mình ở đâu?


 Sản phẩm đã đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường?
 Sản phẩm có tạo ra giá trị cho người dùng?
 Sản phẩm có tạo ra được lợi nhuận?
 Mình sẽ bán sản phẩm này trong bao lâu? (Dự đoán thị trường bão hòa)

=> Hãy tối ưu sản phẩm rồi mới nghĩ đến việc bán nó
2. Đối với bạn chạy quảng cáo chắc chắn bạn đã từng nghe câu: “Content is King”. Khoan nghĩ làm
sao cho chạy rẻ, cắn tiền nhanh, phân phối cao,… hãy tự hỏi:

 Khách hàng của sản phẩm là ai? Tiếp cận ở đâu?


 Sản phẩm mình đáp ứng nhu cầu gì của người dùng?
 Content nhắm tới Insight gì, thông điệp là gì?
 Content đó đã phù hợp với hoàn cảnh hay chưa?
 Key visual trong Content?

=> Hãy tối ưu content rồi mới nghĩ đến kỹ thuật, thủ thuật
3. Đối với người làm SEO, hãy khoan nghĩ đến các thủ thuật Offpage, backlink,… để cố gắng lên
Top, hãy tự hỏi:

 Lên Top để làm gì? Trải nghiệm người dùng có tốt để giữ Top?
 Content Onpage có giá trị? đánh vào nhu cầu gì?
 Ai là người đọc, họ muốn đọc gì từ hành vi search của họ?

=> Hãy tối ưu content rồi mới nghĩ đến kỹ thuật, thủ thuật
Trên đây chỉ là một số ví dụ nhỏ để bạn hiểu được Marketing Mindset áp dụng cho mỗi công việc,
đặc biệt là trong Digital Marketing thuộc truyền thông mà hiện nay đang rất hot và được rất nhiều
người quan tâm. Điều này cũng đúng với rất nhiều vị trí khác trong Marketing.
KHÔNG NGỪNG NÂNG CẤP MINDSET
Mindset có thể được rèn luyện bằng việc nắm chắc kiến thức, trau dồi kỹ năng và liên tục rút kinh
nghiệm. Ngoài ra, bạn có thể đọc sách căn bản và những tài liệu có nguồn gốc đáng tin (Đừng tin
hoàn toàn vào Google); đi học kĩ năng và kinh nghiệm từ các chuyên gia đúng nghĩa (có bằng cấp,
chứng chỉ rõ ràng hoặc có profile với nhiều thành tích cao được chứng minh); làm ở các công ty,
doanh nghiệp lớn hoặc đa quốc gia; ….
.Digital Marketing là gì?
Digital marketing hiểu đơn giản là những hoạt động marketing có liên quan đến
digital (tạm dịch kỹ thuật số) được gọi là digital marketing. Bao gồm cả online và
offline (như billboard quảng cáo ngoài trời cũng được gọi là digital marketing).
2. Những mảng trong digital marketing
 Social media: Bao gồm các nền mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok,
Instagram,
 Paid media: Bao gồm các hình thức chạy quảng cáo trên digital, cụ thể như:
Facebook Ads, Google Ads, Tiktok Ads, Zalo Ads, ...
 SEO (Search Engine Optimization): Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để đưa
một website lên top của Google. Mục đích mang lại traffic tự nhiên cho
website.
 Website: Bao gồm inbound marketing, tối ưu hóa chuyển đổi trên website
 Data Analytics: Phân tích dữ liệu thô và dữ liệu trên digital (Data-driven).
Mục đích đưa ra solution cho các chiến dịch truyền thông.
 Content: Viết content (content writer, copywriter, …) trên các nền tảng
digital
 Design: Thiết kế các ấn phẩm truyền thông, video, ảnh, layout website, abc
xyz
 Email marketing: Thiết lập hệ thống chiến dịch Email Marketing follow
chăm sóc khách hàng. Mục đích đảm bảo trải nghiệm cho khách hàng, tăng
tỉ lệ chuyển đổi
3. Làm Digital Marketing nên theo chiều ngang hay chiều sâu?
Chia sẻ góc nhìn cá nhân là tùy từng thời điểm.
Ví dụ để bước chân vào ngành digital bạn nên có thế mạnh một mảng nào đó, cố
gắng đi thật sâu mảng đó thật giỏi. Khi lên làm vị trí càng cao bên cạnh chuyên
môn những kiến thức mảng khác trong ngành bắt buộc phải nắm. Lúc đó mới bắt
đầu đi ngang, tìm hiểu những mảng khác.
Nếu mình chưa biết mình giỏi gì thì phải làm sao?
Câu trả lời là xin đi thực tập, xin được làm. Để được sai, được thử các mảng..vừa
làm vừa quan sát, quan sát xem mình làm việc đó có vui không hay khiến mình
mệt mỏi... Chỉ có làm mới biết mình thích. Khi chọn được rồi thì đi sâu mảng đó.
4. Những người trái ngành nên bắt đầu từ đâu?
Tình huống 1: Có thể đi học các khóa học ở trung tâm, nên chọn nơi dạy thiên về
mindset để hiểu về ngành, hiểu về thị trường. Hiểu được mindset trước toolset giờ
nhiều lắm, áp dụng sau cũng được. Sau đó xin đi thực tập, mục đích giai đoạn này
là được làm, làm và chỉ làm..
Tình huống 2: Thực tế hơn một tí, kiếm 1 sản phẩm nào đó mang về tự bán. Sản
phẩm tự mình làm ra càng tốt, có thể tự mài mò thiết kế, viết content, tạo chiếc
fanpage, chạy quảng cáo ngân sách mini. Vừa làm vừa đi học, đi học mang
mindset và cách làm đem về ra plan cho dự án đó. Tự cho mình khoảng thời gian 2
- 3 tháng xem kết quả thế nào.
Sau khoảng thời gian lấy case study đó + tấm bằng xin apply công ty. Maybe có
thể trở thành executive (mình chứng minh bằng thực tế, kết quả đạt được, nhiều
doanh nghiệp sẽ thích hơn).
5. Yếu tố cốt lõi của Digital Marketing là gì?
Mình nghĩ cái quan trọng nhất là nhìn số liệu nhảy ra được insight, biết vấn đề nằm
đâu đưa ra giải pháp. Mà để đạt được cảnh giới đó cần gần như full stack. Đỉnh cao
vẫn là phân tích dữ liệu (góc nhìn cá nhân).
6. Chia sẻ một số kinh nghiệm cá nhân khi vào Digital
 Digital marketing không phải màu hường: Mình cần luôn thay đổi mỗi
ngày để bắt kịp với sự thay đổi chóng mặt của internet. Hầu như tất cả các
mảng đều luôn cập nhật (Google Analytic lâu lâu nó ra 1 bản mới lâu lâu ko
vào nhìn ngáo luôn). Nên update bản thân liên tục, không là bị bỏ rơi ngay
 Làm digital nên có khả năng viết một xíu xiu: sự khác nhau giữa cái mình
hiểu và cái mình nói ra nó chênh lệch lắm. Umh mình hiểu đó, nhưng mình
nói ra, mình viết ra liệu ngta có hiểu đúng ý mình không?
 Digital là một hành trình trình, không phải đích đến. Càng đi mình càng
thấy con đường ngày càng xa, nhưng ít ra mình biết được mỗi một giai đoạn
mình cần những gì. Bài học là nhìn lại, mỗi một cột móc hay một giai đoạn
nào đó nên nhìn lại mình đang ở đâu. Con đường sắp tới cần những gì để
update mình thêm.
Vẫn là chủ đề, đâu là kỹ năng quan trọng của một Digital Marketing, mình xin chia
sẻ thêm như sau:
Nhân sự kiện có một Report khá thú vị chỉ ra rằng Data Analysis (DA) là kỹ năng
quan trọng bậc nhất mà một Digital Marketing cần phải có, mình xin chia sẻ thêm
lý do vì sao lại là DA là không phải là Paid Ads - kỹ năng mà đa số các trung tâm
đào tạo mở ra để dạy và cũng là thông tin để các bạn có dự định theo đuổi Digital
Marketing tham khảo.
Mình đồng ý với Report trên, bởi bản thân tụi mình đang hoạt động mạnh mẽ trong
lĩnh vực này, anh em trong team được mình hay gọi là Full-stack (Kiểu làm được
mọi thứ từ Research - Lên ý tưởng - Chuẩn bị content - Thiết kế - Làm video - Set
ads - SEO - Đo lường …) thậm chí mình rất thích report trên vì nhờ nó đã giúp
mình tự tin với những thay đổi gần đây.
Trước đây, tụi mình rất coi trọng kỹ năng Paid Ads vì đây là kỹ năng giúp mang lại
doanh thu trực tiếp và mình tin chắc chắn rằng ngoài kia rất nhiều bạn vẫn cho
rằng Paid Ads là kỹ năng quan trọng nhất và cũng rất nhiều bạn cho rằng Paid ads
chiếm 70% hoạt động Digital Marketing và cũng nhiều bạn hiểu nhầm rằng học
Digital Marketing là học chạy Ads.
Mình không phủ nhận quan điểm hay sự ngộ nhận đó của các bạn, bởi bản thân
mình cũng từng nghĩ như thế cho tới khi mình thực sự hiểu Marketing là gì?
Digital Marketing là gì? bên cạnh đó mô hình lấy Paid Ads để growth bắt đầu có
vấn đề về chi phí, tỷ lệ quay lại của khách hàng, hoạt động MKT phụ thuộc vào
các nền tảng QC như Facebook và Google.
Toàn bộ điều đó khiến team mình thay đổi nhìn nhận lại và quyết định thay đổi.
May mắn với tụi mình trong lúc thay đổi mô hình hoạt động mkt thì mình được
gặp Lorg, một cao thủ bậc thầy Full Stack mọi kỹ năng, thực sự chưa biết lấy gì để
ví với kỹ năng của cậu ấy, nhờ có cậu ấy mà mình hiểu sâu hơn về một mô hình
mkt có model là Inbound marketing, một model mà mình vô tình từng làm nhưng
chưa triệt để, và mô hình này đề cao các kỹ năng theo thứ tự như report trên.
Quay lại report trên, tại sao kỹ năng DA, MKT automation software, UX design lại
là kỹ năng quan trọng bậc nhất của một Digital MKT? để hiểu được điều này, bạn
cần hiểu Inbound marketing là gì? Bạn tham khảo một bài viết mình sưu tầm trên
mạng và cũng rất ưng ý ở
đây: https://docs.google.com/.../1e1P2WS5AMNFNPQ5zICIQ.../edit...
Đọc xong khái niệm và hoạt động của người làm inbound marketing thì bạn đã
hiểu vì sao DA lại quan trọng hơn Paid Ads rồi đúng không? Nếu bạn chưa hiểu
hãy inbox mình, mình sẽ giải thích thêm cho bạn.
Lời khuyên dành cho các bạn muốn theo đuổi Digital MKT:
 Điều đầu tiên bạn cần học và hiểu là khái niệm về MKT, mình rất ưng khái
niệm của Philip Kotler và mô hình Marketing Mix 7P
 Các hoạt động chính của MKT
 Mô hình Digital Marketing Inbound được khởi xướng bởi Hubspot
 Các kỹ năng ứng dụng: Excel, Power BI, Google Data studio để làm Data
analysis, đây là kỹ năng rất quan trọng với bất kỳ mô hình digital mkt nào
ngay cả inbound hay outbound, vì mọi quyết định đều dựa trên insight do
DA mang lại.
 Kỹ năng về research để thấu hiểu mọi thứ xung quanh hoạt động mkt
 Các kỹ năng hỗ trợ: Design thinking, Design, edit video, công cụ: Figma,
sketch, Camtasia …
 Kỹ năng về SEO
 Kỹ năng trình bày, truyền đạt
(Ở đây mình chia sẻ thêm về viết content: Nhiều bạn mất nhiều thời gian và tiền
bạc để đi học viết content nhưng vẫn không thể tạo ra content hiệu quả. Bởi vì các
bạn thiếu một thứ: Thấu hiểu khách hàng và sản phẩm. vì vậy nếu học thì nên học
kỹ năng trình bày, học kỹ năng thấu hiểu khách hàng và sản phẩm).
 Và các kỹ năng khác ở trên report.
Đọc tới đây, nhiều bạn sẽ đồng ý một số lời khuyên của mình, nhưng duy nhất một
thứ sẽ không đồng ý đó là DA, nếu bạn chưa đồng ý DA thì hãy đọc lại link bài
viết trên của mình một lần nữa, nếu vẫn chưa thì hãy trải nghiệm mô hình
Outbound lấy Paid Ads để growth một thời gian xem.
LÀM DIGITAL MARKETING THÌ LÀM GÌ?
(Các bạn nào quan tâm đến Road 2Marketing của UAN và hay đặt câu hỏi là làm
gì trong ngành digital có thể đọc bài này)
Digital Marketing hay Digitalized Marketing hay Digital Marketing
Transformation thì đều là Marketing. Tức là muốn làm thì cứ học về Marketing,
nắm vững nguyên lý, liên tục bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Học
digital để biết xài và có cơ hội xài, có quyền lựa chọn nên xài cái gì, công cụ nào,
kênh nào để làm Marketing chứ không phải chỉ để xài mỗi digital.
Nhưng không ai giỏi hết tất cả. Giỏi đều cũng tốt, giỏi từng mảng một cũng tốt.
Lộ trình phát triển nghề nghiệp trong mảng digital marketing có thể chia làm hai
nhánh:
- Client side (làm việc ở các doanh nghiệp, tham gia vào quản trị và phát triển
thương hiệu trực cbn tuyến)
- Agency side (làm việc ở các đơn vị quảng cáo, PR,...)
Làm ở client side thì ASK (năng lực = kiến thức + kỹ năng + thái độ) sẽ phát triển
đồng đều và chuyên sâu vào một ngành nào đó. Vị trí có thể đi từ internship đến
executive đến senior rồi manager. Ở client side, bạn có thể xuất phát từ các vị trí
như digital marketing executive phụ trách chuyên biệt một mảng như SEO (web
strategy), hoặc Social Media, hoặc Community Manager,... rồi thăng tiến thành
Digital Strategy Manager (Digital Strategic Planning) hoặc Marketing
Manager/Director.
Làm ở agency side thì bạn phát triển thiên về chuyên môn hoá hơn. Bạn có thể làm
ở nhóm Creative (sáng tạo, sản xuất, hoạch định chiến lược) hoặc Client Service
(Dịch vụ khách hàng: bán hàng, chăm sóc khách hàng, quản lý dự án). Các vị trí
các bạn có thể làm là:
- copywriter (có thể lên creative director)
- media (từ media optimization có thể lên media planner, media manager hay head
of media)
- planner (digital strategic planner)
- account executive (account manager/director hay xa hơn là managing director)
Quay lại, Digital Marketing Communication cũng y chang như Marketing
Communication, rộng lớn bao la, có nhiều cái để làm. Đám làm strategy, creative
hay account/client service thôi bỏ qua một bên, có ba con đường có thể bơi trong
mảng Digital.
- một, trở thành chuyên gia về ad-network (mạng quảng cáo hiển thị) và media
performance.
- hai, trở thành chuyên gia về influence-network (mạng tiếp thị gián tiếp qua các
kênh ảnh hưởng như người nổi tiếng, chuyên gia, cộng đồng, báo chí,...) và
networking/partnership marketing.
- ba, trở thành chuyên gia về quản trị nền tảng web/app, automation và tối ưu các
nền tảng số.
Số một là digital advertising media planner, số hai là digital pr planner, số ba là
digital platform management expert. Con đường nào cũng đưa ta thành một phần
không thể thiếu trong marketing & e-commerce industry. Mỗi cái có một hướng đi
khác nhau với những đòi hỏi nỗ lực khác nhau. Nói chung là trước khi lăn qua
những khái niệm ghê gớm cao xa, cứ bình tĩnh lựa chọn một con đường. Hoặc
cũng chẳng cần, cứ thấy đường thì đi.
Con đường nào thì cũng nhiều mồ hôi và nước mắt. Đó giờ ít thấy chuyên gia nào
đi lên bằng nước miếng, dù nhiều bạn cũng cố gắng he he.

Digital marketing – Nghề kết hợp hoàn hảo của quảng cáo, kinh doanh và công
nghệ thông tin. Tuy nhiều ngã rẽ, đa dạng hướng đi, nhưng Digital marketing
career path chỉ hướng tới một mục tiêu cao nhất trong sự nghiệp chính là trở
thành là Chief Marketing Officer. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về lộ trình thăng
tiến của ngành nghề thú vị này bằng infographic dưới đây!
Digital Marketing là công việc đòi hỏi cần nhiều kỹ năng và kinh nghiệm, để trở
thành chuyên gia trong lĩnh vực này bạn cần cải thiện và hoàn thiện theo từng dự
án. Khó khăn nhiều đồng nghĩa với quyền lợi bạn nhận được từ công việc này
không hề nhỏ. Hiện nay, các nhân viên digital marketing được săn đón ở nhiều
doanh nghiệp lớn nhỏ với nhiều mức lương và phúc lợi tốt.
Xem thêm: 7 kỹ năng cần có của một nhân viên Marketing chuyên nghiệp
Học Digital Marketing ở đâu?
Đây có lẽ là câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất khi có ý định chọn theo đuổi
công việc này. Theo Brands Vietnam, một số nơi bạn có thể học như:
 Website: Brands Vietnam này, Brand Camp, Brandance.vn, Digitalk.vn
 Blog: Vietnga Kleine, Ngochieu.com, Phuonghoblog.com, Chamxanh.com,
Manseo.com
 Facebook Group: Social media, Admin fan page, SEO chiến lược, VMCC,
Digital marketing Vietnam
 Facebook profile: Đức Sơn, Nguyễn Ngọc Long Blackmoon, Việt Nga
Kleine, Nguyễn Thanh Sơn. Kết bạn hoặc follow với những người đang làm
về Digital. Lỡ có trúng gió cũng chẳng sao, ngành này nhiều gió to lắm
 Forum: Thegioiseo.com (SEO)
 Các trang nước ngoài: mashable.com, campaignasia.com,
digitalbuzzblog.com, adsoftheworld.com, adage.com, thefwa.com, moz.com
 Youtube, Slideshare: trên này có rất nhiều case study, trends hoặc kiến
thức cô đọng
 Fanpage về Marketing: AIIM và Digitalk
 Học việc ở công ty: Làm việc tại các công ty chuyên về digital với vị trí
thực tập sinh sẽ cho bạn cơ hội tuyệt vời để vừa học vừa làm nhanh chóng
và hiệu quả.

You might also like