You are on page 1of 10

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


********

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN


(Năm ban hành: 2020-2021 Năm áp dụng: từ 2020-2021)

1. Tên học phần Quản trị chuỗi cung ứng


2. Mã học phần: MGT44A
3. Trình độ/ hình thức đào tạo (hệ đào tạo): Đại học chính quy
4. Điều kiện tiên quyết của học phần:
 Các học phần đã học: Quản trị học, Quản trị kinh doanh quốc tế, Kinh tế
quốc tế
5. Số tín chỉ của học phần: 3 tín chỉ
6. Mô tả ngắn về học phần:
Mục tiêu của học phần này cung cấp những kiến thức cơ bản và có hệ thống về
Quản trị chuỗi cung ứng, giúp cho người học có thể nhận biết, đánh giá và đưa ra những
giải pháp cho các vấn đề chuỗi cung ứng trong các công ty đa quốc gia.
Nội dung học phần: Học phần được chia thành 6 chương, thời lượng 45 tiết với
nội dung cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan về quản trị chuỗi cung ứng

Chương 2 : Quản trị hoạt động mua hàng trong chuỗi cung ứng

Chương 3 : Quản trị dự trữ và kho hàng trong chuỗi cung ứng

Chương 4: Quản trị hoạt động vận tải trong chuỗi cung ứng

Chương 5: Quản trị phân phối trong chuỗi cung ứng

Chương 6: Xây dựng sự phối hợp trong chuỗi cung ứng

7. Mục tiêu/ chuẩn đầu ra của học phần


n:
Sau khi hoàn thành học phần, người học có thể:

Trang 1 / 10
1. Hiểu được tầm quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng là một nghề chuyên
môn có triển vọng trên thế giới và ở Việt Nam. Hiểu được các khái niệm, định
nghĩa, quan điểm, giá trị, mục đích và phương pháp quản trị chuỗi cung ứng

2. Nắm bắt các lý thuyết sử dụng trong công tác quản lý chuỗi cung ứng. Tiếp cận
các kỹ thuật, xây dựng hệ thống quản trị chuỗi cung ứng.

3. Biết vận dụng để sắp xếp hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của tập đoàn hoặc
công ty. Xây dựng, thiết kế hoặc giải quyết được ít nhất một vấn đề của hoạt động
chuỗi cung ứng, logistics của một doanh nghiệp cụ thể

8. Các yêu cầu đánh giá người học:


Chuẩn đầu ra học Chương tham khảo của
Mục tiêu Yêu cầu đánh giá
phần giáo trình/ tài liệu chính
Hiểu Hiểu được tầm - Hiểu được tổng - Giáo trình, chương 1, 2, 3
quan trọng của quan mô hình - Tài liệu tham khảo do giảng
quản trị chuỗi Quản trị chuỗi viên cung cấp
cung ứng là một cung ứng.
nghề chuyên môn - Hiểu được việc
có triển vọng trên hình thành các
thế giới và ở Việt chuỗi cung ứng của
Nam. Hiểu được các DN hiện nay là
các khái niệm, một quá trình
định nghĩa, quan mang tính cách
điểm, giá trị, mục mạng.
đích và phương - Hiểu được Quản trị
pháp quản trị tích hợp và quy
chuỗi cung ứng trình chuỗi cung
quốc tế, quản trị ứng
chuỗi cung ứng - Hiểu được hoạt
quốc tế động điều hành
chuỗi cung ứng

Nhận biết Nắm bắt các lý - Nắm bắt các lý thuyết - Giáo trình, chương 4,5,6
thuyết sử dụng sử dụng trong công tác - Tài liệu tham khảo do giáo
trong công tác quản lý chuỗi cung ứng. viên đưa

Trang 2 / 10
quản lý chuỗi
cung ứng. Tiếp
Tiếp cận các kỹ thuật, xây
cận các kỹ thuật,
dựng hệ thống quản trị
xây dựng hệ
chuỗi cung ứng
thống quản trị
chuỗi cung ứng
Ứng Biết vận dụng để
dụng sắp xếp hoạt - Giáo trình, chương
1,2,3,4,5,6
động quản trị
- Bài tập thực tế do giảng
chuỗi cung ứng viên đưa
Ứng dụng kiến thức của
của tập đoàn
quản trị chuỗi cung ứng
hoặc công ty. Xây
để đưa ra các giải pháp
dựng, thiết kế cho các vấn đề còn tồn tại
hoặc giải quyết của công ty, từ đó đề xuất
được ít nhất một các giải pháp để nâng cao
vấn đề của hoạt chất lượng quản trị/ hoặc
xây dựng chuỗi cung ứng
động chuỗi cung
của doanh nghiệp.
ứng, logistics của
một doanh nghiệp
cụ thể

9. Đánh giá học phần:


Để hoàn thành học phần, người học phải đạt được các chuẩn đầu ra của học phần thông
qua hoạt động đánh giá của giảng viên. Theo quy định hiện hành của HVNH, sinh viên sẽ tham
gia 2 lần kiểm tra tích luỹ giữa kỳ và phải tham gia thi kết thúc học phần.
Tỷ trọng các lần đánh giá cần được quy định và công bố rõ, cụ thể như sau:
 Chuyên cần: 10%
 Kiểm tra/ thi giữa kỳ: 15%
 Thuyết trình: 15%
 Thi cuối kỳ: 60%.

Hình thức Thời


Chuẩn đầu ra Hình thức kiểm tra, thi
đánh giá điểm
Hiểu được tầm quan trọng Kiểm tra lần Kiểm tra viết trên lớp Sau
của quản trị chuỗi cung ứng 1 20

Trang 3 / 10
Hình thức Thời
Chuẩn đầu ra Hình thức kiểm tra, thi
đánh giá điểm
quốc tế và quản trị chuỗi cung
ứng là một nghề chuyên môn có
triển vọng trên thế giới và ở Việt
Nam. Hiểu được các khái niệm, tiết
định nghĩa, quan điểm, giá trị, giảng
mục đích và phương pháp quản
trị chuỗi cung ứng

Nắm bắt các lý thuyết sử dụng


Sau
trong công tác quản lý chuỗi
Kiểm tra lần Làm bài tập nhóm và 40
cung ứng quốc tế. Tiếp cận các
2 thuyết trình tiết
kỹ thuật, xây dựng hệ thống
giảng
quản trị chuỗi cung ứng.
Hiểu được các kiến thức cơ bản
về Quản trị chuỗi cung ứng.
Biết vận dụng để sắp xếp hoạt
Kết
động quản trị chuỗi cung ứng
Thi kết thúc thúc
của tập đoàn hoặc công ty. Xây Thi viết
học phần học
dựng, thiết kế hoặc giải quyết
kỳ
được ít nhất một vấn đề của hoạt
động chuỗi cung ứng, logistics
của một doanh nghiệp cụ thể

- Điểm D ( điểm số 4,0-5,4): Người học đáp ứng chuẩn đầu ra ở mức hiểu được kiến
thức cơ bản (nguyên lý và kỹ thuật sử dụng) về Quản trị chuỗi cung ứng quốc tế
- Điểm C (điểm số 5,5-6,9) : Người học đạt mức điểm D và có khả năng phân tích
các nội dung lý thuyết được thể hiện trong bài kiểm tra, bài thi.
- Điểm B (điểm số 7,0-8,4): Người học đạt mức điểm C và có khả năng lập luận
logic, mạch lạc, kết cấu hợp lý khi phân tích, đưa ra các ý kiến trong phân tích lý
thuyết và tình huống được thể hiện trong bài kiểm tra, bài thi.
- Điểm A (điểm số 8,5-10) : Người học đạt mức điểm B và phải thể hiện được tư duy
sáng tạo, phân tích, tổng hợp và khả năng vận dụng thông tin khoa học để lập luận,
minh chứng xác thực, thuyết phục trong phân tích lý thuyết và giải quyết tình
huống thực tiễn được thể hiện trong bài kiểm tra và bài thi.
10. Phân bổ thời gian các hoạt động dạy và học:

Trang 4 / 10
 Giảng lý thuyết trên lớp: 30 tiết.
 Thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận: 9 tiết.
 Giáo viên hướng dẫn thực tập tại cơ sở: 6 tiết.
 Tự học/ nghiên cứu: 45 tiết.
 Tiểu luận, bài tập lớn: 15
11. Phương pháp dạy và học
Giảng viên sẽ tập trung hướng dẫn học, tư vấn học, phản hồi kết quả thảo luận, bài tập
trên lớp, kết quả kiểm tra và các nội dung lý thuyết chính mỗi chương phù hợp với yêu
cầu về khả năng ứng dụng cao của học phần. Giảng viên sẽ giới thiệu các cách thức ứng
dụng lý thuyết vào thực tế một doanh nghiệp trong các công việc liên quan đến quản trị
chuỗi cung ứng.

- Sinh viên tập trung nghiên cứu lý thuyết, thực hiện áp dụng vào phân tích , giải thích
các tình huống, trường hợp thực tế (do giảng viên đưa ra ). Sinh viên cần hoàn thành (có
sáng tạo) các yêu cầu/ nhiệm vụ của giảng viên giao.

- Sinh viên cần xây dựng được các hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của một doanh
nghiệp cụ thể dựa trên các kiến thức đã được cung cấp trên lớp.

- Trong quá trình học tập, sinh viên được khuyến khích trình bày quan điểm, các ý
tưởng, mô hình- công cụ một cách đa dạng.

12. Giáo trình và tài liệu tham khảo (trong và ngoài nước):
Tài liệu tham khảo bắt buộc:

1. TS. Nguyễn Thành Hiếu, “Quản trị chuỗi cung ứng”, Nhà xuất bản ĐH Kinh tế
Quốc Dân, 2015

2. John Mangan, Chandra L. Lalwani, ‘Global logistic and supply chain


management’, 3rd edition, Wiley Ltd, 2016.

3. Sunil Chopra, Peter Meindl, ‘Supply chain management; strategy, planning and
operation, Pearson 2016.

4. Michael Hugos, Essentials of Supply Chain Management, Nxb John Wiley & Sons,
Inc. , Hoboken, New Jersey, 2003.

- Tài liệu tham khảo

Trang 5 / 10
1. David Simchi-Levi, Philip Kaminsky, and Edith Simchi-Levi, Designing and
Managing the Supply Chain. McGraw-Hill/Irwin; 2nd edition, 2002.

2. Fredendall, Lawrence D., and Ed Hill, Basics of Supply Chain Management, Boca
Raton, FL: St. Lucie Press, 2001.

3. Roberta S.Russell, Bernard W.Taylor III, Operations Management, Prentice Hall,


4th edition, 2003.

- Bài đọc: Theo sự hướng dẫn và cung cấp của giảng viên
- Nghiên cứu tình huống, thảo luận: Theo sự hướng dẫn của giảng viên
- Các tài liệu điện tử/ website:
Stanford Global Supply Chain Forum, www.stanford.edu/group/scforum
Supply Chain Management Research Center, www.cio.com/research/scm

12. Nội dung học phần:

Tên chương/ Nội dung chính Thời


phần lượng
Chương 1 : Tổng 1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng 6t
quan về quản trị
1.2 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng, chuỗi cung
chuỗi cung ứng
ứng quốc tế
1.3. Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng
1.4. Các đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng
1.5. Các thành phần trong chuỗi cung ứng

Chương 2 : 2.1. Khái niệm hoạt động mua hàng trong chuỗi cung 9t
Quản trị mua ứng
hàng trong chuỗi 2.2. Tự sản xuất hay mua hàng
cung ứng 2.3. Lựa chọn nhà cung ứng
2.4. Đánh giá nhà cung ứng
2.5. Những lưu ý trong mua bán hàng hóa quốc tế

Chương 3 : 3.1. Khái niệm và vai trò của dự trữ 9t


Quản trị dự trữ 3.2. Các loại dự trữ
và kho hàng 3.3. Quản trị dự trữ
trong chuỗi cung 3.4. Khái niệm và vai trò của kho hàng
ứng 3.5. Các loại kho hàng
3.6. Lựa chọn vị trí kho hàng

Chương 4: Quản 4.1. Tính chất của các phương tiện vận tải 6t

Trang 6 / 10
trị hoạt động vận 4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí vận tải
tải trong chuỗi 4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vận tải
cung ứng 4.4. Thiết kế mạng lưới vận tải
4.5. Những lưu ý của hoạt động vận tải quốc tế

Chương 5: Quản 5.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động phân phối 6t
trị phân phối hàng hóa
hàng hóa trong 5.2. Các phương thức phân phối hàng hóa quốc tế
chuỗi cung ứng 5.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thiết kế mạng lưới
phân phối hàng hóa
5.4. Những lưu ý khi phân phối hàng hóa quốc tế
Chương 6: Xây 6.1. Vai trò của sự phối hợp trong chuỗi cung ứng 6t
dựng sự phối 6.2. Rào cản sự phối hợp trong chuỗi cung ứng
hợp trong chuỗi 6.3. Xây dựng sự phối hợp trong chuỗi cung ứng
cung ứng
13. . Nhóm giảng viên:
1. TS. Nguyễn Vân Hà – SĐT: 093 903 66 88 - Email: hanv@hvnh.edu.vn;
2. ThS. Nguyễn Thu Trâm – SĐT: 036 8742 498 – Email: tramnguyen2203@gmail.com
3. TS. Vũ Thị Ánh Tuyết- SĐT: 097 222 4868- Email: tuyetvta@hvnh.edu.vn
14. Tiến trình học tập:
Danh mục các nội dung/ hoạt động theo trình tự, chi tiết đến chương/ bài
Thời gian/ phân bổ thời gian diễn ra các hoạt động

Tiết / buổi Hoạt động học tập


Chương 1: Tổng quan về quản trị chuỗi cung ứng
Tiết 1-6
1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng
1.2 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng quốc tế
1.3. Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng
1.4. Các đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng
1.5. Các thành phần trong chuỗi cung ứng
Các bài đọc chính theo yêu cầu cung cấp của giảng viên
Các hoạt động chính:
- Giảng viên giới thiệu chuẩn đầu ra môn học, tài liệu môn

Trang 7 / 10
học, nội dung môn học, hình thức kiểm tra và thi kết thúc
học phần
- Nêu những quy định và yêu cầu cụ thể về nhiệm vụ và
quyền lợi của sinh viên
- Cung cấp đề cương chi tiết, giới thiệu chuẩn đầu ra và kế
hoạch giảng dạy cho sinh viên.
- Chia nhóm, cung cấp các chủ đề để các nhóm bốc thăm
và phân công công việc cho các thành viên trong nhóm
chuẩn bị cho buổi thảo luận hết chương 1.
- Giới thiệu mục đích, yêu cầu, nội dung của chương 1 mà
sinh viên cần phải nắm được
- Giảng lý thuyết chương 1
- Thảo luận

Tiết 7- 16 Chương 2: Quản trị mua hàng trong chuỗi cung ứng
2.1. Khái niệm hoạt động mua hàng trong chuỗi cung ứng
2.2. Tự sản xuất hay mua hàng
2.3. Lựa chọn nhà cung ứng
2.4. Đánh giá nhà cung ứng
2.5. Những lưu ý trong mua bán hàng hóa quốc tế
Các bài đọc chính theo yêu cầu cung cấp của giảng viên
Các hoạt động chính :
- Giảng viên nêu yêu cầu, mục đích của chương 2
- Giảng viên cung cấp hệ thống câu hỏi của chương 2
- Các nhóm hoàn thiện chủ đề và nộp theo yêu cầu của
giảng viên
- Các nhóm tham gia thảo luận
- Tham gia thực tế tại DN (3 tiết: chuyển xuống sau tuần
thứ 4 )

Tiết 17-26 Chương 3: Quản trị dự trữ và kho hàng trong chuỗi cung ứng
3.1. Khái niệm và vai trò của dự trữ
3.2. Các loại dự trữ
3.3. Chi phí dự trữ và quản trị chi phí dự trữ
3.4. Khái niệm và vai trò của kho hàng
3.5. Các loại kho hàng
3.6. Lựa chọn vị trí kho hàng
Các bài đọc chính theo yêu cầu cung cấp của giảng viên
Các hoạt động chính:
- Giảng viên nêu yêu cầu, mục đích của chương 3
- Các nhóm lần lượt thuyết trình và giải quyết tình huống
(2 tiết)

Trang 8 / 10
- Thảo luận
- Giảng viên phân tích, đánh giá và đưa ra ý kiến nhận xét
tổng hợp cuối cùng đề đánh giá kết quả các nhóm sau khi
thuyết trình
- Tham gia thực tế tại doanh nghiệp (3 tiết : chuyển xuống
sau tuần thứ 4)

Tiết 27-28 Hệ thống hóa nội dung lý thuyết của chương 1-2-3 và kiểm tra giữa kỳ
(2/3)(3/3)

Tiết 29 - 35 Chương 4: Quản trị hoạt động vận tải trong chuỗi cung ứng
4.1. Tính chất của các phương tiện vận tải
4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí vận tải
4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vận tải
4.4. Thiết kế phương án vận tải
4.5. Những lưu ý của hoạt động vận tải quốc tế
Các bài đọc chính theo yêu cầu cung cấp của giảng viên
Các hoạt động chính:
- Giảng viên nêu yêu cầu, mục đích của chương 4
- Các nhóm lần lượt thuyết trình và giải quyết tình huống
- Thảo luận (tổng 3 tiết)
- Giảng viên phân tích, đánh giá và đưa ra ý kiến nhận xét
tổng hợp cuối cùng đề đánh giá kết quả các nhóm sau khi
thuyết trình

Tiết 36 – 42 Chương 5; Quản trị phân phối hàng hóa trong chuỗi cung ứng
5.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động phân phối hàng hóa
5.2. Các phương thức phân phối hàng hóa quốc tế
5.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thiết kế mạng lưới phân phối hàng
hóa
5.4. Những lưu ý khi phân phối hàng hóa quốc tế
Các bài đọc chính theo yêu cầu cung cấp của giảng viên
Các hoạt động chính:
- Giảng viên nêu yêu cầu, mục đích của chương 5
- Các nhóm lần lượt thuyết trình và giải quyết tình huống
(3 tiết)
- Thảo luận
- Giảng viên phân tích, đánh giá và đưa ra ý kiến nhận xét
tổng hợp cuối cùng đề đánh giá kết quả các nhóm sau khi thuyết trình

Trang 9 / 10
Tiết 42 - 45 Chương 6; Xây dựng sự phối hợp trong chuỗi cung ứng
6.1. Vai trò của sự phối hợp trong chuỗi cung ứng
6.2. Rào cản sự phối hợp trong chuỗi cung ứng
6.3. Xây dựng sự phối hợp trong chuỗi cung ứng
Các bài đọc chính theo yêu cầu cung cấp của giảng viên
Các hoạt động chính:
- Giảng viên nêu yêu cầu, mục đích của chương 6
- Các nhóm lần lượt thuyết trình và giải quyết tình huống
(2 tiết)
- Thảo luận
- Giảng viên phân tích, đánh giá và đưa ra ý kiến nhận xét
tổng hợp cuối cùng đề đánh giá kết quả các nhóm sau khi thuyết trình
- Tổng kết học phần

Trang 10 / 10

You might also like