You are on page 1of 93

VIỆN KHOA HỌC VÀ XÃ HỘI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ


HỘI VÀ NHÂN VĂN

ViÖn triÕt häc

Lª ThÞ h-êng

Nhu cÇu thÈm mü vµ Vai trß cña Nã trong ho¹t


®éng ®¸nh gi¸, th-ëng thøc, s¸ng t¹o nghÖ thuËt

Chuyên nghành: TRIẾT HỌC


Mã số : 60 22 80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học


GS, TS. ĐỖ HUY
VIỆN TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2006
MỤC LỤC
TRANG
Mở đầu ……………………………………………………………..2
Chương 1:
NHU CẦU THẨM MỸ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT
1.1. Nhu cầu và nhu cầu thẩm mỹ …………………………………….8
1.2. Nghệ thuật và các hình thức hoạt động nghệ
thuật………………26
Chương 2:
VAI TRÒ CỦA NHU CẦU THẨM MỸ TRONG HOẠT ĐỘNG
NGHỆ THUẬT
2.1.Vai trò của nhu cầu thẩm mỹ trong hoạt động thưởng thức
nghệ thuật……………………………………………………………..42
2.2.Vai trò của nhu cầu thẩm mỹ trong hoạt động đánh giá
nghệ thuật …………………………………………………………….56
2.3.Vai trò của nhu cầu thẩm mỹ trong hoạt động sáng tạo
nghệ thuật……………………………………………………………..68
Kết luận……………………………………………………………….81
Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến đề tài luận văn….83
Danh mục tài liệu tham khảo…………………………….….. ……….83
2

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp bách của đề tài


Cuộc sống của con người và xã hội loài người là một quá trình hoạt
động nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của mình đồng thời lại tiếp
tục nảy sinh những nhu cầu mới ở những cấp độ cao hơn. Vì con người cần
được thỏa mãn nhu cầu về vật chất để giúp cho sự tồn tại của thể xác và con
người cũng cần được thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ để tồn tại đời sống tinh thần.
Nếu sự tồn tại của con người chỉ dừng lại ở việc thoả mãn nhu cầu sinh tồn, nhu
cầu vật chất thì cuộc sống sẽ như thế nào. Vì vậy, trong hệ thống nhu cầu giúp
cho sự tồn tại của con người, nhu cầu thẩm mỹ, đặc biệt là nhu cầu về cái đẹp
trong đời sống nghệ thuật, có vai trò quan trọng. Đó là dạng nhu cầu xã hội cao
cấp của con người bởi nó thể hiện đầy đủ nhất tính Người.
Trước đây, khi điều kiện kinh tế xã hội nước ta còn thấp, việc thỏa mãn
nhu cầu thẩm mỹ vẫn còn là mục đích xa xôi. Để thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ,
chúng ta phải đi một bước rất dài trên con đường xây dựng và phát triển kinh tế.
Không thể ảo tưởng rằng, có thể xây dựng một nền văn hóa cao khi chưa có sự
phát triển cao về kinh tế, càng không thể nói tới việc thỏa mãn đầy đủ nhu cầu
tinh thần, nhu cầu thẩm mỹ của quần chúng khi xã hội đang còn những thiếu
thốn, khó khăn về vật chất. Hiện nay, khi nền kinh tế xã hội đã phát triển mạnh
mẽ, đời sống vật chất của người dân được nâng cao, con người có thời gian rỗi
để hoạt động tinh thần và hưởng thụ về mặt tinh thần, thì những đòi hỏi được
thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ lại càng bức xúc và nóng hổi hơn bao giờ hết.
Một dân tộc muốn phát triển tự do về mặt tinh thần, thì phải tạo điều
kiện được phát triển và thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ cho quần chúng nhân dân.
Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của việc thỏa mãn nhu cầu
3

thẩm mỹ, nhu cầu nghệ thuật của nhân dân, nhiều văn kiện của Đảng đã nêu
lên vấn đề này. Trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng ta khẳng định:
“Không có một hình thái tư tưởng nào có thể thay thế được …nghệ thuật
trong việc xây dựng tình cảm lành mạnh, tác động sâu sắc vào việc đổi mới
nếp nghĩ, nếp sống của con người Việt Nam” [10, tr.129](*). Đặc biệt, trong
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX, Đảng ta lại tiếp tục khẳng định: “ Tạo điều
kiện đề nhân dân ngày càng nâng cao trình độ thẩm mỹ và thưởng thức nghệ
thuật trở thành chủ thể sáng tạo văn hoá, đồng thời hưởng thụ ngày càng
nhiều các thành quả văn hoá” [11, tr.114].
Là một trong những thành tố của ý thức thẩm mỹ, tính chất và trình độ
của nhu cầu thẩm mỹ quy định tính chất của các hình thức hoạt động nghệ
thuật, đồng thời, tác động trực tiếp đến việc hình thành nhân cách của cá
nhân. Vậy, lý giải như thế nào trong lối sống hiện nay của một số bộ phận
thanh niên có sự xa rời lý tưởng thẩm mỹ, có sự chệch hướng trong thưởng
thức, đánh giá nghệ thuật? Nếu không có nhu cầu thì tại sao lại xuất hiện ngày
càng nhiều những sản phẩm phi nghệ thuật, phi thẩm mỹ trong đời sống nghệ
thuật hiện nay? Vấn đề đặt ra là, chúng ta cần phải nhận thức lại bản chất của
nhu cầu thẩm mỹ và vai trò của nó trong các hoạt động thưởng thức, đánh giá
và sáng tạo nghệ thuật. Từ đó đưa ra những định hướng thẩm mỹ phù hợp cho
các hoạt động nghệ thuật, nhằm phản ánh kịp thời, sâu sắc đời sống hiện thực
sinh động, thoả mãn nhu cầu thưởng thức văn hoá nghệ thuật của quần chúng.
Vì những lý do trên, việc tiếp tục nghiên cứu nhu cầu thẩm mỹ và vai
trò của nhu cầu thẩm mỹ trong các hoạt động nghệ thuật, chỉ ra những đặc thù

(*)
Từ đây trở đi:
- Số thứ nhất chỉ số thứ tự trong danh mục tài liệu tham khảo
- Số thứ hai chỉ số trang trong tài liệu tham khảo
4

và khả năng tác động của nhu cầu thẩm mỹ trong hoạt động đánh giá, thưởng
thức, sáng tạo nghệ thuật là việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài


Vấn đề nhu cầu đã được đặt ra và nghiên cứu từ nhiều góc độ: kinh tế
học, tâm lý học, triết học… Đáng chú ý là vấn đề nhu cầu thẩm mỹ và vai trò
của nó trong hoạt động nghệ thuật đã được đặt ra nghiên cứu trong lịch sử mỹ
học. Trong lịch sử mỹ học, Hêghen có bàn đến vấn đề nhu cầu thẩm mỹ với
tính cách là nhu cầu về nghệ thuật. Ông khẳng định nhu cầu về nghệ thuật là
nhu cầu hợp lý của con người và việc thoả mãn nhu cầu về nghệ thuật là nền
tảng tự do hợp lý của con người. Tuy nhiên, do xuất phát từ thế giới quan duy
tâm nên Hêghen cho rằng, việc thỏa mãn nhu cầu về nghệ thuật sẽ đem lại sự
hài lòng cao nhất, thậm chí là sự hài lòng tuyệt đối khi nó gắn với thế giới
quan và ý niệm tôn giáo. Đứng trên lập trường duy vật, Mác và Ănghen đã
xem xét vấn đề nhu cầu trong mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng chủ yếu
thông qua các tác phẩm: “Lời nói đầu” (trích các bản thảo kinh tế năm 1857
–1858), “Bản thảo kinh tế triết học 1844”. Cũng trong các tác phẩm này, Mác
và Ănghen đã bàn đến nhu cầu thẩm mỹ với tư cách là nhu cầu về cái đẹp,
đồng thời chỉ ra cách thức tiêu dùng nhu cầu vật chất khác với cách thức tiêu
dùng nhu cầu về tinh thần, điều này do phương thức sản xuất quy định. Hai
ông đã chỉ ra, họat động sản xuất của con người bị quy định bởi nhu cầu thể
xác trực tiếp nhưng khi không bị nhu cầu thể xác ràng buộc con người có khả
năng sản xuất ra đời sống theo quy luật cái đẹp. Mặc dù trong các tác phẩm
của mình, Mác và Ănghen chưa hề dùng đến khái niệm nhu cầu thẩm mỹ,
nhưng thực chất các ông đã chỉ ra những đặc trưng cơ bản của nhu cầu thẩm
5

mỹ về mặt bản chất, đối tượng, phương thức tiêu dùng. Đây chính là cơ sở
cho những nghiên cứu sau này về nhu cầu thẩm mỹ và đời sống nghệ thuật.
Liên quan đến vấn đề nhu cầu thẩm mỹ và vai trò của nó trong đời sống
nghệ thuật, phải kể đến một công trình nghiên cứu quan trọng của các học giả
Liên Xô : “Nhu cầu thẩm mỹ” của I.A. Giđarian Matxcơva, 1976 , bản dịch
tiếng Việt: do Hồ Quý Truyện dịch 3 chương và bản dịch của Văn Bích 5
chương. Trong công trình này, tác giả Giđarian đã nghiên cứu nhu cầu thẩm
mỹ dưới góc độ tâm lý học chỉ ra nguồn gốc phát sinh của nhu cầu thẩm mỹ,
các quan điểm khác nhau về bản chất nhu cầu thẩm mỹ, các đặc trưng của nó,
nhu cầu thẩm mỹ và hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Đây là một công trình
nghiên cứu có giá trị, là tư liệu quý giá cho việc nghiên cứu vấn đề nhu cầu
thẩm mỹ và vai trò của nó trong hoạt động nghệ thuật.
Ở trong nước, liên quan đến vấn đề nhu cầu thẩm mỹ, phải kể đến công
trình: “Về động lực của sự phát triển kinh tế – xã hội”, của tập thể các tác giả
của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia do GS. PTS Lê Hữu
Tầng chủ biên. Ở đây, vấn đề nhu cầu được nghiên cứu dưới góc độ triết học,
Nó được xem là một trong những động lực quan trọng trong hệ thống các
động lực của sự phát triển kinh tế – xã hội. Việc xem xét nhu cầu của con
người nói chung dưới góc độ triết học là cơ cở cho việc đi sâu vào nghiên cứu
những dạng cụ thể của nhu cầu. Liên quan gần hơn với vấn đề nhu cầu thẩm
mỹ và vai trò của nó trong các hoạt động nghệ thuật, phải kể đến công trình
nghiên cứu về nhu cầu văn hoá và thị hiếu nghệ thuật của tập thể các tác giả
của Viện Văn Hoá (Bộ Văn Hoá): “Thoả mãn nhu cầu văn hoá và nâng cao
thị hiếu nghệ thuật”, Nxb Văn hoá - Hà nội, 1987. Công trình đã đi vào
nghiên cứu một vấn đề quan trọng trong đời sống tinh thần của con người đó
là nhu cầu văn hóa. Ở đây, nhu cầu thẩm mỹ được bàn đến như là một khía
6

cạnh của nhu cầu văn hóa, trong một phạm vi hạn hẹp và dừng lại ở một số
tiêu chí nhất định.
Ngoài ra, vấn đề nhu cầu thẩm mỹ, vấn đề nghệ thuật và các hình thức
hoạt động nghệ thuật, đã được đặt ra và nghiên cứu trong một số công trình
mỹ học của tác giả Đỗ Huy: “Mỹ học với tính cách là một khoa học”, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà nội, 1996 và “Mỹ học khoa học về các quan hệ thẩm
mỹ”, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội, 2001. Những năm gần đây một số luận
án tiến sĩ về mỹ học cũng đề cập tới vấn đề nhu cầu thẩm mỹ và vai trò của nó
trong đời sống thẩm mỹ. Luận án của tác giả Đào Duy Thanh: “Vai trò của
nghệ thuật trong đời sống tinh thần của con người”. Luận án của Nguyễn
Chương Nhiếp: “Thị hiếu thẩm mỹ và vai trò của nó trong đời sống thẩm mỹ”.
Trong các công trình này, nhu cầu thẩm mỹ được xem xét trong mối quan hệ
với các hoạt động của chủ thể thẩm mỹ là tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ. Nhu
cầu thẩm mỹ được xem như là thành tố có tác dụng bổ trợ cho các hoạt động
này. Tuy nhiên những đặc trưng bản chất, phương thức tiêu dùng của nhu cầu
thẩm mỹ chỉ đưa ra có tính chất phác họa, nhiều khi không được làm rõ và bị
đánh đồng với những phạm trù gần gũi với nó như tình cảm, thị hiếu thẩm
mỹ.
Như vậy, vấn đề nhu cầu thẩm mỹ, nghệ thuật và các hình thức hoạt
động nghệ thuật đã được đặt ra nghiên cứu trong lịch sử triết học, trong tâm lý
học, trong các công trình nghiên cứu về văn hóa thẩm mỹ của các học giả
trong và ngoài nước. Một số công trình đã lý giải khá sâu sắc vấn đề bản chất
nhu cầu thẩm mỹ, hoặc lý giải sâu sắc về bản chất của nghệ thuật và các hình
thức hoạt động nghệ thuật nhưng rất ít tác giả gắn việc nghiên cứu nhu cầu
thẩm mỹ với các hình thức hoạt động đánh giá, thưởng thức và sáng tạo nghệ
thuật. Do đó, vấn đề nhu cầu thẩm mỹ với tính cách là một phạm trù độc lập
của ý thức thẩm mỹ, cũng như vai trò của nó trong các hoạt động nghệ thuật
7

chưa được nghiên cứu một cách chuyên sâu. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu
vấn đề này trong giai đoạn hiện nay là việc làm có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn. Đây chính là sự khác nhau cơ bản giữa nội dung luận văn này với các
công trình nghiên cứu trước đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn làm rõ bản chất của nhu cầu thẩm mỹ, chỉ ra và
luận giải vai trò của nhu cầu thẩm mỹ trong các hoạt động đánh giá, thưởng
thức và sáng tạo nghệ thuật. Để thực hiện mục đích này, luận văn giải quyết
các nhiệm vụ sau:
- Phân tích bản chất của nhu cầu thẩm mỹ và làm rõ vị trí của nó trong
đời sống tinh thần.
- Phân tích đặc trưng của các hình thức hoạt động nghệ thuật.
- Phân tích vai trò của nhu cầu thẩm mỹ trong các họat động đánh giá,
thưởng thức và sáng tạo nghệ thuật.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng,
chủ nghĩa duy vật lịch sử, những nguyên lý mỹ học Mác – Lênin, các quan
điểm của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh về mỹ học và văn hóa nghệ thuật.
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu: phân tích, tổng hợp, so
sánh, lô gích, lịch sử…
5. Cái mới của luận văn
Góp phần làm rõ bản chất của nhu cầu thẩm mỹ, dưới góc độ tâm lý
học và triết học.
Trình bày và luận giải vai trò của nhu cầu thẩm mỹ đối với các hình
thức hoạt động nghệ thuật.
6. Ý nghĩa của luận văn
8

Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,
giảng dạy mỹ học về vấn đề nhu cầu thẩm mỹ, vai trò của nó trong các hoạt
động nghệ thuật.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 2 chương 5 tiết.
9

Chương 1
NHU CẦU THẨM MỸ VÀ CÁC HÌNH THỨC
HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT

1.1. Nhu cầu và nhu cầu thẩm mỹ

1.1.1 Bản chất của nhu cầu


Nhu cầu là một từ Hán Việt. Theo từ điển Hán việt Hiện đại, Nhu có
nghĩa là cần, sự cần thiết, cầu có nghĩa là tìm, đòi hỏi [57, tr.785-1075] . Nhu
cầu có nghĩa là cần thiết, bắt buộc. Theo Đại từ điển Tiếng Việt, nhu cầu là
cần dùng, là điều đòi hỏi của đời sống tự nhiên và xã hội [60, tr. 1259].
Theo từ điển triết học giản yếu, có thể hiểu khái niệm nhu cầu là:
“Need- chỉ sự cần đến thứ gì đó tất yếu một cách khách quan nhằm duy trì
hoạt động sống và sự phát triển của cơ thể, của cá nhân con người, nhóm xã
hội, toàn bộ xã hội… động lực bên trong của tính tích cực"[43, tr.340]
Theo cách hiểu thông thường, nhu cầu là sự đòi hỏi, mong muốn những
cái cần thiết cho cuộc sống con người bao gồm cả tính sinh vật và tính xã hội.
Theo đó, hệ thống nhu cầu của con người được chia thành nhu cầu sinh
vật, nhu cầu xã hội. Hoạt động của con người chỉ tồn tại và phát triển khi
được đáp ứng các loại nhu cầu này. Con người cũng giống như mọi sinh vật
khác cần được thoả mãn về nhu cầu sinh học: như nhu cầu thức ăn, thức uống,
nhà ở, quần áo, nhu cầu tự vệ, nhu cầu sinh lý,...để tồn tại. Bởi vì, con người
cần phải tồn tại, phải có khả năng sống đẫ rồi mới có thể “làm ra lịch sử”.
Đây chính là tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tại của con người, tiền đề xuất
phát mà lịch sử phát triển của loài người không thể bỏ qua. Và mục đích phát
triển của lịch sử xã hội loài người là hàng ngày, hàng giờ, thực hiện hành vi
sản xuất nhằm duy trì đời sống con người, duy trì và phát triển cái tiền đề đó
[35, tr. 39- 40].
10

Nhưng nếu ở động vật, nhu cầu sinh học được giải phóng bằng bản
năng thì ở con người, những nhu cầu sinh học này, được giải phóng bằng văn
hóa. Con người văn hóa, hóa những nhu cầu bản năng bằng những nghi thức
xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán…theo yêu cầu cái đẹp, tức là
làm đẹp các bản năng đó lên. Bằng cách đó, con người giải quyết được mối
quan hệ giữa cái trần tục và cái thánh thiện, giữa cái Con (sinh vật) với cái
Người (xã hội) trong con người [30]. Với con người mọi nhu cầu tự bản thân
chúng đã bao hàm ý nghĩa văn hóa. Vì vậy, nhu cầu của con người đó chính là
những đòi hỏi không ngừng về mặt vật chất và tinh thần trong quá trình tồn
tại, lao động, sản xuất. Những đòi hỏi khi được thỏa mãn lại nảy sinh những
đòi hỏi khác. Do đó, nhu cầu không mất đi mà chỉ là sự thay thế nhu cầu này
bằng nhu cầu khác.
Song cái gì quy định bản chất nhu cầu của con người, quy định tính
nhiều loại nhu cầu của con người ? Đó chính là quá trình sản xuất và tiêu
dùng quyết định. Theo Mác sản xuất tạo ra tiêu dùng với ba nghĩa: một là tạo
ra vật liệu cho tiêu dùng, hai là, xác định phương thức tiêu dùng, ba là, làm
nảy sinh ra ở người tiêu dùng cái đối tượng là sản phẩm do sản xuất tạo ra.
Cũng vậy tiêu dùng đẻ ra khả năng của người sản xuất do nó kích thích nhu
cầu trong anh ta, một nhu cầu hướng vào một mục tiêu nhất định [36, tr.867].
Từ quan điểm của Mác, cho thấy sự tác động hai chiều giữa sản xuất và tiêu
dùng. Một mặt, sản xuất quyết định quá trình tiêu dùng, cách thức tiêu dùng
sản phẩm. Mặt khác, quá trình tiêu dùng lại tác động trở lại quá trình sản xuất
bằng cách, người tiêu dùng nảy sinh những nhu cầu mới và nhà sản xuất sản
xuất ra những đối tượng mới theo nhu cầu.
Như vậy, cái thúc đẩy quá trình sản xuất là do nhu cầu tiêu dùng. Trong
mối quan hệ giữa nhu cầu với sản xuất, không thể cho rằng nhu cầu là cái thứ
hai, cái có sau sản xuất. Nhu cầu là tiền đề của sản xuất. “Không có nhu cầu
11

thì không có sản xuất. Nhưng chính tiêu dùng lại tái sản xuất ra nhu cầu” [36,
tr. 865]. Luận điểm này của Mác hoàn toàn đúng khi nói về mối quan hệ giữa
nhu cầu và sản xuất. Quá trình sản xuất xuất phát từ nhu cầu và không có
điểm kết thúc. Bởi vì nhu cầu không khép kín, có tính mở liên tục do đó, thỏa
mãn xong nhu cầu này đồng thời lại nảy sinh những nhu cầu mới ở cấp độ cao
hơn. Sản xuất kích thích nhu cầu, kích thích sự thèm muốn, lòng khát khao
tiêu dùng của con người, đồng thời cũng kích thích năng lực sáng tạo trong
hoạt động để có phương tiện đáp ứng tiêu dùng. Khi đó, nhu cầu là động cơ
bên trong của quá trình sản xuất. Sản xuất không chỉ cung cấp vật liệu cho
nhu cầu mà còn xác định phương thức tiêu dùng sản phẩm, cũng có nghĩa là
quy định cách thức tiêu dùng của nhu cầu. Cách thức tiêu dùng, thỏa mãn nhu
cầu thể hiện trình độ cao hay thấp, phụ thuộc vào chất lượng của sản phẩm
tiêu dùng, cũng có nghĩa là phụ thuộc vào trình độ sản xuất. Theo đó, nếu sản
xuất tốt thì việc đáp ứng nhu cầu, thỏa mãn tiêu dùng cũng tốt. Ngược lại, sản
xuất tồi thì việc tiêu dùng nhu cầu cũng tồi. Như vậy, trong mối quan hệ giữa
sản xuất và nhu cầu, phản ánh sâu sắc trình độ sản xuất và trình độ tiêu dùng
sản phẩm. Mối quan hệ này vận động theo xu hướng: sản xuất càng phát triển
thì nhu cầu tiêu dùng của con người càng ở trình độ cao, càng có chất lượng
và có văn hóa hơn.
Dưới góc độ triết học, cái quy định bản chất của nhu cầu là mối quan hệ
giữa sản xuất và tiêu dùng. Dưới góc độ tâm lý học, nhu cầu là một thuộc tính
tâm lý của con người, do đó, nó có những đặc tính: tính có đối tượng, tính năng
động, tính kích thích. Những đặc tính này là cơ sở quy định hoạt động của nhu
cầu đồng thời, chúng là những dấu hiệu riêng biệt để phân biệt nhu cầu với các
thuộc tính khác của tâm lý con người.
Nếu nhu cầu là những đòi hỏi loại trừ những thiếu hụt trong hoạt động
sống bình thường của con người cả về mặt xã hội và về mặt sinh vật thì nó phải
12

nhằm vào một hiện tượng, một đối tượng cụ thể trong thế giới bên ngoài, đòi hỏi
phải chiếm lĩnh, phải đạt cho được, để đưa cái bên ngoài ấy theo những tỷ lệ
nhất định vào hệ thống hoạt động sống bên trong của con người. Khi đó, nhu cầu
có tính đối tượng. Việc hướng tới một đối tượng nhất định để tiêu dùng, xác định
tính cụ thể của nhu cầu. Do đối tượng của con người là phong phú nên nhu cầu
của con người cũng vô cùng phong phú. Vì vậy, sẽ có nhiều chủng loại, nhiều
cấp bậc nhu cầu khác nhau tồn tại trong đời sống con người như : nhu cầu sinh
lý, nhu cầu xã hội, nhu cầu vật chất, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu văn hóa, nhu cầu
an ninh, nhu cầu y tế, nhu cầu giáo dục... Khi đối tượng càng chia nhỏ thì xuất
hiện càng nhiều dạng nhu cầu cụ thể. Tính phong phú và đa dạng của nhu cầu,
do quá trình sản xuất và tiêu dùng quy định. Quá trình sản xuất xã hội không
những đáp ứng, làm thỏa mãn những nhu cầu trực tiếp của con người, những nhu
cầu ăn, mặc, ở mà còn thúc đẩy sự xuất hiện hàng loạt các nhu cầu gián tiếp
khác, đáp ứng tính nhiều mặt của nhu cầu con người.
Là một thuộc tính của tâm lý con người, nhu cầu có tính kích thích và tính
năng động. Tính kích thích của nhu cầu biểu hiện thông qua hai trạng thái. Khi
nhu cầu chưa được thỏa mãn tạo nên sự căng thẳng và tính kích thích cao độ. Sự
căng thẳng này thường kích thích những động cơ bên trong cá nhân tạo nên một
cuộc tìm kiếm nhằm có được một mục tiêu cụ thể. Khi nhu cầu được đáp ứng
gần mức mãn nguyện thì tính kích thích yếu dần, sự căng thẳng giảm đi. Hiểu rõ
quy luật này và vận dụng chúng một cách linh hoạt vào lĩnh vực sản xuất, sẽ có ý
nghĩa quan trọng. Một mặt, phát huy được vai trò động lực của nhu cầu trong sản
xuất, mặt khác, nhà sản xuất có được nghệ thuật làm thỏa mãn nhu cầu của
người tiêu dùng. Thực tế cho thấy, người ta đã nghiên cứu nhu cầu dưới góc độ
kinh tế học và chỉ ra vai trò của nó với tư cách là động lực cho người lao động.
Có thể xem học thuyết học thuyết thứ bậc nhu cầu của Maslow là một ví
dụ. Đây là học thuyết tạo động lực được biết đến nhiều nhất trong quản lý điều
13

hành người lao động. Ông đặt ra giả thuyết rằng trong mọi con người đều tồn tại
một hệ thống nhu cầu 5 thứ bậc theo thứ tự từ thấp đến cao như sau: nhu cầu
sinh lý, nhu cầu về an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu về danh dự, nhu cầu tự hoàn
thiện. Khi một trong số các nhu cầu này được thỏa mãn một cách căn bản thì nhu
cầu tiếp theo sẽ chế ngự. Việc xuất hiện những nhu cầu chế ngự tiếp theo đã tạo
nên động lực kích thích người lao động làm việc. Theo Maslow, mặc dù không
có một nhu cầu nào được thỏa mãn triệt để nhưng khi nhu cầu được thỏa mãn
một cách căn bản sẽ không còn tạo ra động lực nữa. Hệ thống thứ bậc nhu cầu
này đã được nhiều nhà quản lý sử dụng làm công cụ hướng dẫn việc tạo động
lực cho người lao động [54, tr. 98, 99].
Chính sự căng thẳng của nhu cầu khi chưa tìm kiếm được mục tiêu cụ thể
để thỏa mãn, tạo nên tính năng động của nhu cầu. Tính năng động của nhu cầu
phụ thuộc vào tính năng động của cá nhân. Nếu như cá nhân tiết chế nhu cầu,
nếu nhu cầu của cá nhân bị khép kín thì sẽ kìm hãm sự phát triển của bản thân cá
nhân, kìm hãm sự phát triển của xã hội, đồng thời không thể khai thác được
tiềm năng sáng tạo trong mỗi con người. Do đó, khi tính năng động của cá nhân
được phát huy thì tính năng động của nhu cầu được đánh thức và phạm vi tính
năng động được mở rộng ra toàn xã hội. Điều này, một mặt, thúc đẩy sự phát
triển của toàn xã hội, mặt khác, phạm vi hoạt động và chất lượng thỏa mãn nhu
cầu cũng được tăng lên.
Do tính chất nhu cầu của con người có nhiều loại: nhu cầu thật, nhu cầu
giả. Nhu cầu lại phụ thuộc vào đặc điểm tình hình kinh tế ở mỗi một giai đoạn
lịch sử nhất định. Nhu cầu còn phụ thuộc vào giới, vào độ tuổi, vào địa vị xã
hội, nhu cầu của người dân ở thành thị khác với nhu cầu của người dân nông
thôn…. Vì vậy, sự vận động của nhu cầu ở nước ta hiện nay rất phức tạp. Tuy
nhiên, cần phải nắm được xu hướng vận động chung của nhu cầu hiện nay là
gì, đó là điều cần thiết khi nghiên cứu vấn đề nhu cầu.
14

Một trong những biểu hiện về xu hướng vận động của nhu cầu hiện nay
là người dân có xu hướng thỏa mãn ngay, một cách trực tiếp những nhu cầu
vật chất và tinh thần hiện có mà chưa quan tâm đúng mức đến việc tạo tiền đề
cơ bản, vững chắc để sau này thỏa mãn chúng ở mức độ cao hơn [31, tr. 29].
Nguyên nhân làm xuất hiện xu hướng này, là do sự phát triển mạnh mẽ của
nền kinh tế hàng hóa ở nước ta đã tạo nên những biến đổi trong nhu cầu và
khả năng tiêu dùng của người dân. Một mặt, mức độ nhu cầu tiêu dùng của
người dân cao hơn, phong phú hơn, mặt khác, sự phát triển của nền kinh tế
hàng hóa đã đem lại nhiều khả năng cho người dân lựa chọn phù hợp với nhu
cầu, thị hiếu, tiềm lực kinh tế. Hơn nữa, quá trình giao lưu văn hóa, kinh tế,
cùng với sự thay đổi trong phương thức quản lý kinh tế, văn hóa cũng là
những nguyên nhân, làm thay đổi nhu cầu của người dân.
Tuy nhiên cần phải thấy một nguyên nhân tâm lý không kém phần
quan trọng tác động đến sự thay đổi xu hướng tiêu dùng hiện nay. Đó là một
thời gian dài người dân phải chịu đựng, chắt chiu, dè sẻn trong việc thỏa mãn
những nhu cầu bình thường và thiết thực nhất trong cuộc sống thường nhật do
nền kinh tế quan liêu bao cấp trì trệ, đồng lương quá thấp. Thực trạng đó, dẫn
tới sự dồn nén, ức chế hệ thống nhu cầu của con người bao gồm cả nhu cầu
vật chất và nhu cầu tinh thần. Chỉ đến khi nền kinh tế hàng hóa thị trường
phát triển, đời sống vật chất được tăng lên mới xuất hiện xu hướng nhanh
chóng giải tỏa những dồn nén trước kia bằng cách thỏa mãn ngay và trực triếp
những đòi hỏi của hệ thống nhu cầu.
Nét thay đổi thứ hai trong xu hướng tiêu dùng của người dân hiện nay
đó là sự đa dạng hóa nhu cầu cùng với sự phát triển nhu cầu theo chiều sâu.
Đây là một đặc điểm mới đang tác động tích cực tới nền sản xuất xã hội. Nếu
như trước kia người ta chỉ quan tâm đến những nhu cầu tối thiểu, thường trực
trong cuộc sống hàng ngày như ăn, mặc và giành chủ yếu thu nhập để đáp ứng
15

nhu cầu này cho mọi thành viên trong gia đình thì giờ đây nội dung của nhu
cầu đã mở rộng vô cùng phong phú. Người ta không chỉ có nhu cầu được ăn
ngon, mặc đẹp, ở đẹp mà còn có nhu cầu được đi du lịch, nghỉ ngơi trong và
ngoài nước. Chẳng hạn nhu cầu về nhà ở hiện nay không chỉ đáp ứng những
chức năng tiện ích mà còn phải đảm bảo những chức năng thẩm mỹ. Từ đó
xuất hiện nhu cầu về nội thất như một nhu cầu tất yếu trong đời sống con
người. Tuy nhiên, đối tượng hướng tới thỏa mãn những nhu cầu này, chủ yếu
là người dân đô thị. Sự phát triển những nhu cầu mới còn trong phạm vi nhỏ
hẹp, do điều kiện kinh tế của đất nước và những điều kiện khách quan khác
chưa cho phép để thỏa mãn một cách phổ biến những nhu cầu này trong toàn
xã hội. Nhưng một khi nhu cầu vật chất của người dân được thỏa mãn tương
đối thì nhu cầu tinh thần sẽ phát triển nhanh, mạnh và bao trùm, quy định
toàn bộ phương thức thỏa mãn cả những nhu cầu vật chất. Sự phát triển của
những nhu cầu này là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội.
Như vậy, cái quy định chủ yếu bản chất của nhu cầu đó là mối quan hệ
giữa sản xuất và tiêu dùng. Là một hiện tượng tâm lý của con người, nhu cầu
có các thuộc tính cơ bản: tính có đối tượng, tính năng động, tính kích thích.
Các thuộc tính này là cơ sở, quy định hoạt động của nhu cầu với tư cách là
một cấu trúc tâm lý độc lập.
Vậy nhu cầu thẩm mỹ có sự khác biệt như thế nào về bản chất so với
nhu cầu nói chung?
1.1.2 Bản chất của nhu cầu thẩm mỹ
Về định nghĩa nhu cầu thẩm mỹ lâu nay còn nhiều tranh cãi do vấn đề
này còn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống. Định nghĩa về nhu cầu
thẩm mỹ chủ yếu xuất hiện ở Liên Xô, ở Việt Nam chỉ có một vài học giả đưa
ra vấn đề này.
16

Theo P.V Ximônốp, có thể định nghĩa "nhu cầu thẩm mỹ là xu hướng
vốn có của con người muốn vươn tới chỗ làm cho tổ chức (hình thức, kết cấu)
của hình tượng phù hợp tới mức cao nhất với mục đích nhiệm vụ của nó trong
đời sống con người"[14, tr.5]. Đây là một trong số những định nghĩa, thể hiện
sự tương đối chính xác và cụ thể về các đặc trưng chức năng của nhu cầu
thẩm mỹ.
Theo P.L Ivanốp: "Nhu cầu thẩm mỹ là ý muốn của con người muốn
nhìn thấy, cảm thấy bằng các giác quan của mình một cái gì đó gây cho mình
những cảm xúc tốt". Ông viết tiếp:" Nhu cầu thẩm mỹ trước hết là nhu cầu
ngắm nhìn cái đẹp, thưởng thức cái đẹp." Cách định nghĩa này xem xét nhu
cầu thẩm mỹ chủ yếu ở các giác quan thẩm mỹ. Từ những hoạt động của các
giác quan bề ngoài của chủ thể, mang lại những khoái cảm thẩm mỹ, những
niềm vui do được thoả mãn về cái đẹp [14, tr.17].
Theo tác giả Đỗ Huy: "Nhu cầu thẩm mỹ là trạng thái cần thiết đòi hỏi
thoả mãn các thiếu hụt về mặt thẩm mỹ mà trung tâm là thoả mãn về cái
đẹp"[19, tr. 245]. Với định nghĩa này tác giả đã làm rõ nội dung của khái niệm
nhu cầu thẩm mỹ đó là trạng thái thiếu hụt về mặt thẩm mỹ, đặc biệt là sự thiếu
hụt về cái đẹp và những đòi hỏi được thoả mãn. Từ định nghĩa này có thể khai
thác nhu cầu thẩm mỹ ở góc độ xã hội, với tư cách là nhu cầu văn hóa cao cấp
trong đời sống con người.
Như vậy, có thể hiểu, nhu cầu thẩm mỹ là những đòi hỏi được thỏa mãn
những thiếu hụt về mặt thẩm mỹ, đặc biệt là sự thiếu hụt về cái đẹp trong đời
sống tinh thần của con người.
Trong luận văn này, chúng tôi không đặt cho mình nhiệm vụ đưa ra một
định nghĩa hoàn chỉnh về nhu cầu thẩm mỹ, mà chủ yếu đưa ra những luận điểm
xuất phát để hiểu được bản chất của nhu cầu thẩm mỹ với tư cách là một nhu cầu
cao cấp trong đời sống của con người. Như vậy, phải làm rõ được đặc thù của
17

nhu cầu thẩm mỹ trong hệ thống các nhu cầu của con người, cũng như với các
mặt khác của ý thức thẩm mỹ là cảm xúc, thị hiếu. Đồng thời, khi xem xét bản
chất của nhu cầu thẩm mỹ, phải hiểu nhu cầu thẩm mỹ là một hoạt động tinh
thần đặc biệt của con người góp phần tạo ra các giá trị thẩm mỹ. Từ đó cho thấy,
các xu hướng năng động sáng tạo không chỉ là biểu hiện của nhu cầu thẩm mỹ
trong hành vi sáng tạo các giá trị thẩm mỹ mà còn biểu hiện trong sự tiêu dùng
các giá trị thẩm mỹ.
Nhu cầu thẩm mỹ là sự đòi hỏi thoả mãn về cái đẹp. Vậy, tại sao con
người lại có nhu cầu đó, nhu cầu được thưởng thức, đánh giá và sáng tạo cái
đẹp? Đó là do yêu cầu của đời sống thực tiễn, đời sống tình cảm của con người.
Con người có khát vọng gắn hoạt động lao động thực tiễn với cái tốt, cái đẹp để
hoàn thiện bản thân mình, hoàn thiện cuộc sống xã hội loài người. Tuy nhiên,
không phải khi nào nhu cầu thẩm mỹ cũng xuất hiện và thường trực trong đời
sống con người. Nó chỉ xuất hiện dựa trên những điều kiện vật chất nhất định.
Khi những nhu cầu vật chất của con người được đáp ứng một cách tương đối
mới tạo điều kiện cho sự xuất hiện và tồn tại lâu dài của nhu cầu thẩm mỹ. Vậy,
nếu đối tượng của nhu cầu vật chất là đồ ăn, thức uống, quần áo, vật dụng, nhà
cửa… nhằm đáp ứng những đòi hỏi, những thiếu hụt về mặt sinh tồn thì đối
tượng của nhu cầu thẩm mỹ là gì ? Đối tượng của nhu cầu thẩm mỹ thuộc về đời
sống tinh thần hay trong đời sống vật chất?
Có thể hiểu, đời sống con người gồm hai phần cơ bản đó là đời sống vật
chất và đời sống tinh thần. Hoạt động của con người là hoạt động sản xuất theo
quy luật cái đẹp. Do đó, cái đẹp thẩm thấu và bao trùm trong mọi lĩnh vực của
đời sống con người, cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Khi cái đẹp
bao trùm và thẩm thấu trong mọi lĩnh vực của đời sống đó là lúc xuất hiện đời
sống thẩm mỹ [27, tr. 12]. Như vậy, đối tượng thẩm mỹ, đó là những cái đẹp,
cái cao cả, cái hài, cái bi…xuất hiện và tồn tại trong đời sống thẩm mỹ. Đối
18

tượng thẩm mỹ không thuộc hoàn toàn về đời sống vật chất hay đời sống tinh
thần mà nó tồn tại khắp nơi trong đời sống xã hội của con người, trong nghệ
thuật, trong thiên nhiên, trong các quan hệ thẩm mỹ của con người. Ở đâu có
hoạt động của con người, ở đó xuất hiện quan hệ thẩm mỹ của con người với
thế giới hiện thực, xuất hiện đối tượng thẩm mỹ và nhu cầu thẩm mỹ.
Song cái gì quy định nhu cầu về đối tượng thẩm mỹ ? Đó là việc sản xuất
và tiêu dùng thẩm mỹ. Chính mối quan hệ này quy định tính xã hội của nhu cầu
thẩm mỹ. Đối tượng tiêu dùng nhu cầu thẩm mỹ, phương thức tiêu dùng của
loại nhu cầu này phụ thuộc vào quá trình sản xuất các giá trị thẩm mỹ.Thông
qua quá trình sản xuất và tiêu dùng các giá trị thẩm mỹ, tính xã hội của nhu
cầu thẩm mỹ được khẳng định. Vì chỉ con người mới tham gia vào quá trình
sản xuất và tiêu dùng các giá trị thẩm mỹ một cách toàn diện. Con vật cũng
tham gia vào sản xuất nhưng đó là hoạt động sản xuất phiến diện, nó chỉ sản
xuất cái mà bản thân nó trực tiếp cần đến do sự chi phối của nhu cầu thể xác
trực tiếp. Còn con người tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên. Con người đối
diện một cách tự do với sản phẩm của mình. Nếu con vật chỉ xây dựng theo
kích thước và nhu cầu của loài nó, thì con người có thể sản xuất theo kích
thước của bất kỳ loài nào và ở đâu cũng biết vận dụng bản chất cố hữu của
mình vào đối tượng. Do đó, con người có thể xây dựng cuộc sống của mình
theo quy luật cái đẹp [39, tr.137]. Chính vì con người có nhu cầu xây dựng
cuộc sống của mình theo quy luật cái đẹp nên hoạt động lao động của con
người mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Thước đo các giá trị thẩm mỹ của con
người cũng được hình thành gắn liền với lịch sử lao động. Nhu cầu thẩm mỹ
của con người, nhu cầu lành mạnh, nhu cầu không lành mạnh, cũng được đo
bằng thước đo xã hội.
Như vậy, cái quy định trực tiếp nhu cầu thẩm mỹ của con người đó là
sự sản xuất và tiêu dùng thẩm mỹ, nhưng quá trình sản xuất và tiêu dùng thẩm
19

mỹ lại bị quy định bởi yếu tố nào? Đó là tác động của hoàn cảnh bên ngoài,
trong đó quan trọng nhất là tác động của sản xuất vật chất. Khi sản xuất đạt
tới một trình độ phát triển nhất định nào đó sẽ tạo ra ở người tiêu dùng những
nhu cầu nhất định. Hoàn cảnh sản xuất bên ngoài nói chung và sản xuất vật
chất nói riêng không những làm nảy sinh nhu cầu của con người mà còn cung
cấp đối tượng để thỏa mãn nhu cầu đó [53, tr 31]. Quá trình sản xuất và tiêu
dùng thẩm mỹ được nảy sinh và phát triển chỉ khi nền nền sản xuất xã hội đạt
tới một trình độ phát triển nhất định. Và chỉ dựa trên những điều kiện sản xuất
vật chất phát triển, nhu cầu thẩm mỹ mới trở thành nhu cầu được đáp ứng một
cách tất yếu của con người.
Mặc dù, nhu cầu thẩm mỹ phụ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài, phụ
thuộc vào quá trình sản xuất và tiêu dùng thẩm mỹ nhưng nó còn phụ thuộc
vào trạng thái riêng của từng chủ thể. Đó là cảm giác, các giác quan của chủ
thể. Bởi vì, con người khẳng định mình trong thế giới đối tượng “không phải
chỉ trong tư duy mà cả bằng tất cả các cảm giác…”; “không những năm giác
quan bên ngoài mà cả những cái gọi là cảm giác tinh thần, những cảm giác
thực tiễn( ý chí, tình yêu v.v.)- nói tóm lại cảm giác của con người, tính người
của cảm giác chỉ được nảy sinh nhờ có đối tượng tương ứng, nhờ bản tính đã
nhân hóa” [39, tr.1 75 - 176]. Con người chiếm lĩnh thế giới đối tượng thẩm
mỹ bằng các giác quan nhưng nếu không có đối tượng tương ứng thì các giác
quan của con người không được đánh thức. Thế cho nên: “…chỉ có âm nhạc
thức tỉnh cảm giác âm nhạc của con người, đối với lỗ tai không thính âm nhạc
thì âm nhạc hay nhất cũng không có ý nghĩa gì cả, đối với nó, âm nhạc không
phải là đối tượng,…"[39, tr.175].
Như vậy, một đối tượng thẩm mỹ xuất hiện phải phụ thuộc vào nhu cầu
và cảm giác của chủ thể. Nếu anh ta không có nhu cầu về đối tượng thẩm mỹ
đó, sẽ không xuất hiện những cảm giác của anh ta về đối tượng và do vậy đối
20

tượng nằm ngoài phạm vi của nhu cầu, đối tượng nằm ngoài lĩnh vực sản
xuất.Ví dụ, chỉ có nhạc sĩ, nhạc công mới có nhu cầu về nhạc cụ. Còn ở người
không biết, không thích thú âm nhạc thì họ sẽ không có nhu cầu về điều đó.
Sản xuất phải dựa trên cơ sở những đối tượng thẩm mỹ mà nhu cầu hướng tới,
đồng thời sản xuất lại mở ra những đối tượng thẩm mỹ mới kích thích nhu cầu
thẩm mỹ. Do đó, quá trình sản xuất các đối tượng thẩm mỹ là một quá trình
thúc đẩy việc tiêu dùng các giá trị thẩm mỹ.
Tuy nhiên, sản xuất không chỉ tạo ra đối tượng cho tiêu dùng mà còn
xác định phương thức tiêu dùng đối tượng. Mác viết : “Cái đói cũng là cái
đói, nhưng cái đói được thỏa mãn bằng thịt nấu, và ăn bằng dao, nĩa thì khác
với cái đói dùng tay, móng và răng nuốt chửng thịt sống” [36, tr.866]. Đúng
là với mọi hình thức tiêu dùng, mỗi hình thức một kiểu, đều góp phần sản xuất ra
con người. Mác đã chỉ ra sự khác biệt trong cách thức tiêu dùng nhu cầu sinh
tồn giữa con người văn minh và con người ăn lông, ở lỗ. Ngay trong cách
thức tiêu dùng nhu cầu sinh tồn của con người đã thể hiện sự khác biệt rất lớn
về trình độ phát triển sản xuất vật chất, trình độ văn hoá và ý thức thẩm mỹ.
Vượt lên trên những nhu cầu đó, nhu cầu thẩm mỹ có một phương thức tiêu
dùng đặc biệt, khác với việc tiêu dùng đối tượng vật chất thông thường. Việc
tiêu dùng các giá trị thẩm mỹ phải sử dụng những giác quan đặc biệt tinh tế
của con người là tai và mắt. Nếu như việc tiến hành hoạt động ăn, uống ở con
người phải cần đến vị giác, khứu giác, phải cần đến hoạt động nhai của răng,
hàm, hoạt động tiêu hóa của dạ dày thì việc tiêu dùng các giá trị thẩm mỹ lại
đặc biệt cần đến sự nhạy cảm, tinh tế của đôi tai, đôi mắt, và đời sống tâm
hồn. Nếu trong quá trình ăn uống, một trong những hình thức tiêu dùng, con
người sản xuất ra thân thể của bản thân mình thì quá trình tiêu dùng các giá trị
thẩm mỹ, quá trình lĩnh hội cái đẹp và nắm được nội dung của chúng, góp phần
sản xuất ra con người có tâm hồn nhạy cảm, có đời sống tinh thần phong phú.
21

Quá trình chủ thể thẩm mỹ chiếm lĩnh thế giới đối tượng và tiêu dùng
các giá trị thẩm mỹ bằng các giác quan khẳng định tính riêng biệt, độc đáo
của nhu cầu thẩm mỹ so với các nhu cầu trong đời sống con người. Các giác
quan đóng vai trò vừa là công cụ trong quá trình chiếm lĩnh đối tượng thẩm
mỹ vừa là yếu tố tiêu dùng các đối tượng thẩm mỹ. Nếu không có sự phát
triển của những giác quan này( những giác quan bên ngoài, những cảm giác
tinh thần, những cảm giác thực tiễn) thì không thể xuất hiện nhu cầu thẩm mỹ
ở con người. Khi những giác quan đặc biệt (tai và mắt) được huy động một
cách hợp lý trong quá trình chiếm lĩnh và tiêu dùng đối tượng thẩm mỹ thì sẽ
xuất hiện hàng loạt nhu cầu về đối tượng thẩm mỹ tương ứng với các giác
quan:

Nhu cầu được thưởng thức âm nhạc = tai


Nhu cầu được ngắm nhìn thiên nhiên tươi đẹp = mắt
Nhu cầu được sáng tạo ra những sản phẩm nghệ thuật = mắt, tai
v.v.
Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên mà các giác quan của con người
được điêu luyện và trở nên tinh nhạy như hiện nay. Mác cho rằng, sự hình
thành năm giác quan, là công việc của toàn bộ lịch sử đã diễn ra từ trước tới
nay. Đặc biệt, “ chỉ nhờ sự phong phú đã được phát triển về mặt vật chất, của
bản chất con người, thì sự phong phú của tính cảm giác chủ quan của con
người mới phát triển…”[39, tr.175 -176].
Là một trong những thuộc tính tâm lý của con người, nhu cầu thẩm mỹ
có mối quan hệ gần gũi với tình cảm thẩm mỹ. Đây là hai phạm trù thuộc ý
thức thẩm mỹ có phạm vi gần nhau trong cách thức thỏa mãn, nhưng trên thực
tế, người ta hay đánh đồng hay cặp phạm trù này do chưa làm rõ được đặc
22

trưng của nó. Tính xác định đối tượng là một dấu hiệu quan trọng để phân biệt
hai thuộc tính tâm lý này.
Mặc dù, tình cảm thẩm mỹ và nhu cầu thẩm mỹ đều mang tính xác định
về đối tượng song mức độ xác định đối tượng của chúng là rất khác nhau.
Nhu cầu thẩm mỹ được phân chia rõ hơn phụ thuộc vào đối tượng cụ thể của
nó là các loại hình và các thể loại nghệ thuật, vào những hình thức biểu hiện
cơ bản của cái đẹp trong thực tại khách quan. Người ta hay nói nhu cầu thơ
ca, âm nhạc hợp lý hơn so với việc nói tình cảm âm nhạc, tình cảm điện ảnh,
thơ ca. Sự phân chia tình cảm thẩm mỹ có có phạm vi rộng lớn hơn so với
nhu cầu thẩm mỹ. Khái niệm tình cảm thẩm mỹ bao gồm xúc động về mặt
cảm xúc, niềm vui, sự khâm phục, nỗi kinh ngạc, niềm tự hào, xốn xang, niềm
cay đắng…nảy sinh khi cảm thụ tác phẩm nghệ thuật và vẻ đẹp của thế giới
thực tại. Người ta cũng xếp tất cả những tình cảm về sự đối xứng, màu sắc
hình thức, tính uyển chuyển, tỷ lệ cân đối hài hòa là những tình cảm mang
tính xác định về mặt thẩm mỹ. Ngoài ra, còn có nhóm tình cảm tương ứng với
các phạm trù mỹ học, đó là cái đẹp, cái bi, cái hài….Nhóm tình cảm này, có
đặc điểm mang bản chất khái quát về cảm xúc, vì cơ sở của chúng là một tư
tưởng, một nền tảng thế giới quan nhất định. Nó thể hiện những hình thức
tương đối rộng của các quan hệ thẩm mỹ không chỉ trong nghệ thuật mà còn
trong đời sống xã hội, tự nhiên [15, tr.182].
Trong mối quan hệ giữa nhu cầu thẩm mỹ với các thành tố khác của ý
thức thẩm mỹ trong đó có tình cảm thẩm mỹ, nhu cầu thẩm mỹ được xem là
cốt lõi của ý thức thẩm mỹ của cá nhân con người, là cơ sở tâm lý của các
hình thức ý thức thẩm mỹ khác. Tuy nhiên, nếu không có tình cảm thẩm mỹ
thì cũng không có nhu cầu thẩm mỹ, việc thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ lại nảy
sinh những tình cảm thẩm mỹ tác động đến chủ thể. Chính vì vậy, trong sự
hình thành và hoạt động của mình, nhu cầu thẩm mỹ không những phải gắn
23

bó với các hình thức gần gũi với nó như tình cảm, thị hiếu… mà còn tìm đến
sự giúp đỡ của các hình thức này để bổ sung cho sự phát triển của mình.
Nhu cầu thẩm mỹ với tính cách là một thuộc tính tâm lý đặc biệt của
con người còn có tính chất ổn định. Tính ổn định của nhu cầu thẩm mỹ thể
hiện thông qua việc, chủ thể thường xuyên hướng tới tiêu dùng những đối
tượng thẩm mỹ nhất định. Tính ổn định của nhu cầu thẩm mỹ tạo thành cái
nền vững chắc nhất và sâu sắc nhất trong con người.
Do nhu cầu thẩm mỹ có tính ổn định nên nó có mối quan hệ mật thiết
với thị hiếu thẩm mỹ. Thị hiếu được bộc lộ qua nhu cầu. Nhu cầu phản ánh thị
hiếu. Chính những tình cảm của thị hiếu mang tính bền vững và sâu sắc tạo
nên nhu cầu thẩm mỹ mạnh mẽ và ổn định. Thị hiếu còn có tính khuynh
hướng.Tính khuynh hướng của thị hiếu lại là cơ sở cho việc tạo ra những nhu
cầu chuyên biệt trong nghệ thuật. Do thị hiếu thẩm mỹ làm nảy sinh những
nhu cầu có tính ổn định và chuyên biệt, nên trong quá trình hoạt động của
mình, nhu cầu thẩm mỹ thường đi tìm những khách thể quen thuộc, mang tính
ổn định. Tuy nhiên, quá trình sản xuất xã hội bao giờ cũng một mặt, đáp ứng
những nhu cầu có tính ổn định của con người mặt khác, lại mở rộng nhu cầu,
thúc đẩy sự phát triển nhu cầu. Theo đó, tâm lý của người tiêu dùng sẽ vừa
hướng tới những đối tượng thẩm mỹ quen thuộc vừa mở rộng phạm vi nhu
cầu thẩm mỹ của mình, bằng cách tích cực tiêu dùng những giá trị thẩm mỹ
mới. Vì vậy, nhu cầu thẩm mỹ, mặc dù là một cấu trúc tâm lý ổn định của cá
nhân, nhưng lại có tính năng động đặc biệt.
Tính năng động của nhu cầu thẩm mỹ thể hiện ở những giai đoạn phát
triển của nó. Thông thường người ta chia ra hai giai đoạn: thứ nhất con người
bắt đầu cảm thấy thiếu một cái gì đó và cảm giác ấy dần dần tăng lên; thứ hai,
sự căng thẳng đã nảy sinh giảm xuống và tắt dần theo qua trình những thiếu
hụt được loại trừ do chỗ con người tích cực khai thác đối tượng của nhu cầu
24

[14, tr.18]. Hai giai đoạn này xảy ra nối tiếp nhau theo quy luật chứ không
phải ngẫu nhiên. Nếu như ở nhu cầu sinh tồn của con người, chẳng hạn nhu
cầu ăn, nhu cầu uống …, tính chất định kỳ và tính quy luật theo thời gian
được thể hiện một cách đơn giản và rất rõ rệt thì với nhu cầu tinh thần, nhu
cầu cao cấp của con người, ranh giới giữa các giai đoạn phát triển của nó có
tính chất ước lệ. Việc thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ gắn với việc cảm thụ những
giá trị tinh thần của con người, gắn với việc phi đối tượng hóa thực tại bên
ngoài một cách độc đáo chứ không phải gắn với việc tiêu dùng trực tiếp các
giá trị vật chất.
Tính năng động của nhu cầu thẩm mỹ còn thể hiện thông qua động cơ
hành động của nhu cầu. Động cơ được hiểu là những trạng thái tâm lý năng
động của tâm lý con người, là trạng thái kích thích của cá nhân, trên phương
diện tâm lý, chúng quyết định hành vi hoạt động của cá nhân [15, tr.24]. Nhu
cầu xuất phát từ một động cơ nhất định. Khi đó, động cơ trở thành sức mạnh
kích thích hoạt động của con người. Nhờ sức mạnh kích thích của nhu cầu,
mà ở con người hình thành những chuỗi hành động tích cực, nhằm tìm tòi đối
tượng, khám phá những điều kiện cần thiết trong hoạt động sống để thỏa mãn
những thiếu hụt của nhu cầu. Đối với nhu cầu thẩm mỹ, động cơ tích cực của
nó thể hiện ở sức mạnh kích thích, thúc đẩy toàn bộ hoạt động thẩm mỹ của con
người.
Về cơ bản, động cơ hành động thẩm mỹ của cá nhân phản ánh nhu cầu
thẩm mỹ của cá nhân đó. Chỉ khi trở thành động cơ thì nhu cầu mới có được
tính xác định về mặt tâm lý học. Tuy nhiên, cùng một hành động biểu hiện ra
bên ngoài, có thể xuất phát từ những động cơ khác nhau. Trong hoạt động
thưởng thức âm nhạc chẳng hạn, khán giả vào rạp hát với những động cơ khác
nhau. Người thì đến để xem các “sao” của mình biểu diễn như thế nào, người
thì tự mình đến nhưng không hiểu rõ mình đến để làm gì, người thì đến để
25

ngủ,.. nhưng trong rạp hát bao giờ, cũng có người đến để cùng với ca sĩ thể
nghiệm những tình cảm sâu đậm và lớn lao.
Nhu cầu rộng hơn và nhiều mặt hơn động cơ, do đó, mỗi nhu cầu bộc lộ
và thể hiện trong nhiều động cơ đa dạng. Động cơ có thể quan hệ trực tiếp,
hoặc gián tiếp với nhu cầu, song thậm chí có thể xuyên tạc bản chất của nhu
cầu. Điều này sẽ gây ra những khó khăn cho việc nghiên cứu nội dung cụ thể
của nhu cầu. Vì lẽ đó, khi xem xét nội dụng cụ thể của nhu cầu thẩm mỹ, nhu
cầu cao cấp của con người, cần phải phân biệt và tách ra những động cơ nào
là phù hợp, những động cơ nào không phù hợp. Nhu cầu thẩm mỹ lành mạnh,
chân chính bao giờ cũng xuất phát từ chủ thể, có thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ
đúng đắn, có tư tưởng và tình cảm nhân đạo. Đó là cơ sở cho những động cơ
lành mạnh. Việc thỏa mãn những nhu cầu thẩm mỹ này sẽ có tác dụng nâng
cao năng lực mẫn cảm với cái đẹp và bồi dưỡng sự tinh tế, nhạy cảm của tâm
hồn trước cái đẹp. Ngược lại, việc thỏa mãn nhu cầu về những đối tượng phi
thẩm mỹ, xuất phát từ những động cơ không đúng đắn, sai lệch về lý tưởng
đạo đức, sẽ tạo cơ hội cho cái xấu, cái ác xuất hiện và lây lan nhanh chóng
trong đời sống xã hội. Đây là một trong nguy cơ đang xuất hiện ngày càng
nhiều trong xã hội ta hiện nay. Do đó, chủ thể cần thiết phải có những động
cơ thẩm mỹ lành mạnh để làm thanh sạch đời sống tinh thần của cá nhân và
rộng hơn nữa là phạm vi của toàn xã hội.
Nhu cầu thẩm mỹ còn có tính vô hạn. Nếu nhu cầu về vật chất là có hạn
thì nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu tinh thần là vô hạn. Bởi vì bản chất của con
người là luôn hướng tới cái đẹp, luôn khao khát tìm kiếm cái đẹp của chính
mình, của đời sống xung quanh mình và không bao giờ cảm thấy việc thỏa
mãn đó là đủ. Vì vậy, hoạt động sống của con người là hoạt động sản sinh ra
cái đẹp và con người luôn có ý thức làm cho cái đẹp ngày càng giàu có hơn,
đa dạng và tinh tế hơn trong cuộc sống của mình. Đây cũng chính là điểm
26

khác biệt lớn nhất giữa hoạt động của con người có ý thức, có tính tổ chức cao
so với hoạt động của loài vật. Con người có nhu cầu về cái đẹp, tìm ra phương
thức để thỏa mãn nhu cầu đó, hơn thế nữa, con người còn có khả năng nhân
nhu cầu đó lên cấp 1, cấp 2, cấp n. Mác đã chỉ rõ: “con người nhân đôi mình
không chỉ về mặt trí tuệ như xảy ra trong ý thức nữa, mà còn nhân đôi mình
lên một cách hiện thực, một cách tích cực và con người ngắm nhìn bản thân
mình trong thế giới do mình sáng tạo ra” [39, tr.137].
Như vậy, bản chất của nhu cầu thẩm mỹ là những đòi hỏi được thoả
mãn tiêu dùng và sáng tạo thẩm mỹ nhằm loại trừ những thiếu hụt về mặt
thẩm mỹ. Cái quy định bản chất của nhu cầu này là mối quan hệ giữa sản
xuất và tiêu dùng thẩm mỹ. Song nhu cầu là một thuộc tính của tâm lý con
người, nên nó các đặc tính: tính có đối tượng, tính ổn định, tính năng động,
tính kích thích, tính vô hạn. Các đặc tính này đều tham gia quy định mục đích
hoạt động của nhu cầu thẩm mỹ với tư cách là một cấu trúc tâm lý thẩm mỹ
độc lập. Tuy nhiên, có ba đặc tính chủ yếu quy định rõ nhất mục đích hoạt
động của nhu cầu thẩm mỹ, đó là tính có đối tượng thẩm mỹ, tính năng động
và tính kích thích hoạt động tiêu dùng và sáng tạo thẩm mỹ. Chỉ ba đặc trưng
này kết hợp với nhau mới góp phần làm rõ mục đích hoạt động của nhu cầu
thẩm mỹ là một thành tố độc lập của ý thức thẩm mỹ. Những đặc trưng này là
cơ sở để nhận biết nhu cầu thẩm mỹ trong hệ thống nhu cầu giúp cho sự tồn
tại của con người. Vì có trường hợp, trong quá trình phân loại hệ thống nhu
cầu, nhu cầu thẩm mỹ không được đề cập đến với tư cách là một dạng nhu
cầu độc lập mà bị đánh đồng với những nhu cầu khác như nhu cầu nhận thức
chẳng hạn. Hoặc thậm chí, nhu cầu thẩm mỹ không có vị trí trong thang bậc
nhu cầu của con người. Trên thực tế, nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần,
trong đó có nhu cầu thẩm mỹ, đóng vai trò quan trọng ngang nhau trong cuộc
sống của con người. Nhu cầu thẩm mỹ là một nhu cầu có thực trong đời sống.
27

Đó là dạng nhu cầu cao cấp, mà con người luôn hướng tới và mong muốn
được thoả mãn nó. Do vậy, cần thiết phải xác định được nhu cầu này trong hệ
thống nhu cầu của con người dựa trên những thuộc tính của nó. Đó là cơ sở để
thúc đẩy sự phát triển của đời sống thẩm mỹ.
Tuy nhiên, nhu cầu thẩm mỹ không phải là một hiện tượng bao trùm tất
cả trong ý thức thẩm mỹ và cũng không phải là không thể chia nhỏ trong ý
thức thẩm mỹ của cá nhân con người. Bản thân nhu cầu thẩm mỹ được phân
chia tỉ mỉ khá rõ rệt, tùy theo loại hình, thể loại nghệ thuật, tùy theo hình thức
thể hiện cái đẹp của hiện thực khách quan. Mặc dù nhu cầu thẩm mỹ được
phân chia theo nhiều dạng cụ thể, mỗi nhu cầu trong số các nhu cầu thẩm mỹ
đều có tính độc lập tương đối, nhưng tập trung nhất vẫn là nhu cầu về cái đẹp.
Vì nhu cầu thẩm mỹ do cái đẹp chi phối, cái đẹp là trung tâm của đời sống
thẩm mỹ. Nhu cầu thẩm mỹ không chỉ đóng khung trong lĩnh vực nghệ thuật
mà còn thể hiện đời sống với thiên nhiên, trong vật dụng sinh hoạt hàng
ngày… Tuy nhiên, trong sự phát triển trình độ thẩm mỹ của cá nhân con
người thì mọi dạng nhu cầu thẩm mỹ đều tạo điều kiện và làm tiền đề cho
nhau để phát triển.
Cũng có trường hợp những nhu cầu thẩm mỹ đã hình thành tương đối
ổn định nhưng sau đó bị dập tắt. Điều này cho thấy, nhu cầu thẩm mỹ còn phụ
thuộc vào điều kiện môi trường mà chủ thể tham gia hoạt động. Môi trường
hoạt động của cá nhân có thể mở rộng phạm vi hoạt động của nhu cầu thẩm
mỹ, nhưng cũng có thể dập tắt một số nhu cầu thẩm mỹ nào đó. Như vậy, để
có được nhu cầu thẩm mỹ với tư cách là sự tiếp xúc có tính chất ổn định và
tích cực của cá nhân với các hình thức thẩm mỹ của cuộc sống thì con người
phải được thường xuyên bồi dưỡng, giáo dục ý thức thẩm mỹ.
1.2. Nghệ thuật và các hình thức hoạt động nghệ thuật
1.2.1. Bản chất của nghệ thuật
28

Nghệ thuật không tồn tại cô lập. Nghệ thuật là một bộ phận của đời
sống thẩm mỹ. Đời sống thẩm mỹ, theo quan niệm mác xít, không phải là cái
vốn có của tự nhiên hay của con người, đời sống thẩm mỹ là sản phẩm của lao
động. Quan niệm mác xít đã đưa ra một cái nhìn hoàn chỉnh về đời sống thẩm
mỹ. Bởi vì, trước khi xuất hiện con người và loài người, giới tự nhiên đã tồn
tại tự nó. Nhưng các thuộc tính hình khối và màu sắc của giới tự nhiên chỉ tồn
tại như những thuộc tính vật lý. Giá trị thẩm mỹ của các thuộc tính này chỉ
được khẳng định thông qua hoạt động lao động của con người. Bằng lao
động, con người đã tạo nên đời sống thẩm mỹ.
Đời sống thẩm mỹ gồm ba bộ phận: khách thể thẩm mỹ, chủ thể thẩm
mỹ và nghệ thuật. Về mặt lý luận cũng như thực tiễn, ba bộ phận này có mối
quan hệ biện chứng với nhau. Nếu không có khách thể thẩm mỹ thì không có
hoạt động của chủ thể thẩm mỹ. Trong mối quan hệ giữa các thành tố của ý
thức thẩm mỹ, nghệ thuật được xem là thành tựu bậc cao của đời sống thẩm
mỹ và biểu hiện tập trung nhất mối quan hệ giữa khách thể và chủ thể thẩm
mỹ.
Trong lịch sử phát triển của khoa học mỹ học, nghệ thuật được nhìn
nhận theo các thế giới quan khác nhau. Chủ nghĩa khách quan và các nhà thần
học đều khẳng định nghệ thuật là sản phẩm của con người lúc thần nhập. Do
thần nhập mà có thần lực và thần hứng. Sự vận động của nghệ thuật là do ý
niệm tuyệt đối vận động trong đời sống. Thế giới nghệ thuật phong phú là do
thế giới ý niệm tạo ra. Hêghen lý giải về các sáng tác nghệ thuật như sau:
sáng tác nghệ thuật trở thành chân chính chỉ khi nào sáng tác nghệ thuật nhập
vào cùng một phạm vi chung với tôn giáo và triết học và chỉ là một trong
những phương thức nhận thức và biểu hiện cái thần linh, những quyền lợi sâu
sắc nhất của con người, những chân lý tinh thần rộng lớn, đến lúc đó, sáng tác
nghệ thuật mới giải quyết được nhiệm vụ tối cao của mình [42, tr. 64-65]
29

Hêghen coi nghệ thuật là biểu hiện cao nhất của đời sống thẩm mỹ cũng giống
như Platôn đã từng coi nghệ thuật là sản phẩm của ý niệm, cái bóng của thần
linh. Chính vì coi đời sống thẩm mỹ là ý niệm, là thực thể tinh thần chí chân,
chí thiện, chí mỹ, nên Hêghen khẳng định cái đẹp của nghệ thuật cao hơn cái
đẹp của tự nhiên.
Ngược lại với chủ nghĩa duy tâm khách quan, chủ nghĩa duy tâm chủ
quan giải thích, nghệ thuật có nguồn gốc từ các trò chơi tưởng tưởng của con
người. Đại diện cho chủ thuyết này là I.Kant, Phrớt và các nhà mỹ học hiện
sinh hiện đại. Theo I.Cantơ, nghệ thuật được chia làm hai loại: một là, nghệ
thuật kiếm sống đó là các nghề thủ công, hai là, nghệ thuật thuần túy, đó là
những trò chơi. Nhà phân tâm học nổi tiếng Phrớt quan niệm, nghệ thuật là sự
giải phóng các giấc mơ của con người. Những nhà mỹ học của chủ nghĩa hiện
sinh như J.Paul Sartre, Camus, coi nghệ thuật là nơi để lý giải sự cô đơn của
con người.
Các nhà duy vật từ thời cổ đại đến hiện đại đều cho rằng, nghệ thuật là
sản phẩm lao động của con người. Nghệ thuật là hình thức bắt chước hoặc tái
hiện cuộc sống con người. Nhà triết học thời cổ đại Arixtốt, trong tác phẩm
“Nghệ thuật thi ca” đã nghiên cứu các hình thức bắt chước cuộc sống của con
người thông qua nghệ thuật. Nghệ thuật bắt chước âm thanh, các màu sắc,
động tác của cuộc sống, do đó mà có các loại hình như: âm nhạc, kịch,
thơ…N.Tsecnưsépxki, nhà mỹ học duy vật Nga, đề cao cái đẹp của cuộc
sống. Theo ông: “Những sáng tác nghệ thuật đều thấp hơn cái đẹp trong hiện
thực không chỉ vì ấn tượng do hiện thực gây ra; sinh động hơn là ấn tượng do
sáng tác nghệ thuật gây ra; những sáng tác nghệ thuật còn thấp hơn cái cao cả,
cái bi kịch, cái hài kịch, trong hiện thực cả về phương diện thẩm mỹ nữa”[ 50,
tr.172].
30

Tiếp thu các thành quả nghiên cứu nghệ thuật trong lịch sử, Mác và
Ănghen, coi nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội. Nghệ thuật là hoạt
động có tính thẩm mỹ sâu rộng. Nó không chỉ phản ánh các điều kiện thông
thường của xã hội mà còn phản ánh cả chiều sâu tâm lý xã hội. Nghệ thuật dù
ở bất cứ thời kỳ nào đều chịu sự quy định của thực tiễn xã hội. Vì nghệ thuật
cũng giống như các hoạt động tinh thần khác phải dựa trên một tiền đề là hoạt
động sản xuất vật chất nhất định. Phương thức sản xuất vật chất thế nào sẽ có
một nền nghệ thuật tương ứng. Do đó, sự vận động của nghệ thuật được quy
định bởi sự vận động của phương thức sản xuất xã hội.
Nghệ thuật xuất hiện từ trong quan hệ thẩm mỹ, nó phản ánh thế giới
bằng phương tiện độc đáo, đó là hình tượng nghệ thuật. Theo Mác, phương
thức quán triệt thế giới hoặc phản ánh thế giới của nghệ thuật là tính toàn vẹn,
tổng thể, là tính hình tượng. Đó là phương thức đặc thù của nghệ thuật. Nghệ
thuật xây dựng các hình tượng nghệ thuật để phản ánh đời sống theo cách
riêng của nó. Hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng là thành quả của tư duy
sáng tạo thông qua sự hư cấu của nghệ sĩ. Chỉ khi bản thân nghệ sĩ có những
xúc động thực sự sâu sắc thì mới truyền được sinh khí vào trong hình tượng
của mình. Dấu ấn chủ quan và tính khách quan bao giờ cũng xuyên suốt trong
hình tượng nghệ thuật, đó chính là sự thống nhất giữa tư tưởng, tình cảm thẩm
mỹ của nghệ sĩ và chất liệu đời sống. Không có hình tượng nghệ thuật thì
không có tác phẩm nghệ thuật. Như vậy, hình tượng nghệ thuật là phương tiện
đặc thù để giao tiếp thẩm mỹ.
Do đặc điểm của hình tượng nghệ thuật đã tạo nên sự khác biệt trong
nhận thức của nghệ thuật với nhận thức của khoa học, nhận thức của tôn giáo.
Nếu khoa học nhận thức thế giới bằng khái niệm, tôn giáo nhận thức thế giới
bằng biểu tượng, thì nghệ thuật nhận thức thế giới như cái nó đang tồn tại với
màu sắc, đường nét, âm thanh của cuộc sống. Dưới góc độ này, nghệ thuật
31

hoàn toàn mang rõ tính người do nó gắn với tư duy tình cảm của con người.
Nếu khoa học đi vào phân tích các sự vật khách quan, phân tích khách quan
mối quan hệ của con người với con người, nhằm đạt tới chân lý thì nghệ thuật
quan tâm đến đời sống tình cảm phong phú, nhiều góc cạnh của con người.
Khoa học giữ lại chân lý trong các công thức, định đề…còn các tác phẩm
nghệ thuật giữ lại tình cảm, tình yêu con người, cuộc sống muôn màu của con
người và mối quan hệ của con người với thế giới đó.
Nghệ thuật là nơi biểu hiện tập trung và chủ yếu nhất của quan hệ thẩm
mỹ. Con người sáng tạo nghệ thuật trong quá trình nâng cao và hoàn thiện các
quan hệ thẩm mỹ. Hoạt động nghệ thuật là hoạt động tích cực, năng động,
sáng tạo của chủ thể thẩm mỹ. Hoạt động nghệ thuật là tổng hợp các hoạt
động nhận thức, giao tiếp và đánh giá. Hoạt động nghệ thuật gắn liền với năng
khiếu, với tài năng. Do đó, nghệ thuật là nơi tập trung của cái đẹp, không chỉ
cái đẹp trong hiện thực mà còn cái đẹp trong tư tưởng, tình cảm, khát vọng
của con người. Một thời gian dài trước Mác, nghệ thuật chưa được lý giải từ
trong quan hệ thẩm mỹ. Phát hiện của Mác về phương thức quán triệt thế giới
thông qua hình tượng, đã giúp nghệ thuật đi sâu vào cuộc sống, lưu giữ và
sáng tạo các giá trị thẩm mỹ của nhiều thời đại, làm thỏa mãn nhu cầu thẩm
mỹ củacon người. Cũng thông qua hình tượng, nghệ thuật có thể phản ánh
vượt trước, có thể phản ánh quá khứ, hiện tại của cuộc sống. Nghệ thuật còn
có thể thúc đẩy hiện thực tiến lên hoặc có thể kìm hãm, phá hỏng hiện thực.
Điều này, do cách nhìn thế giới của nghệ thuật.
Mỹ học mác xít cho rằng, nghệ thuật là một bộ phận hợp thành của
hình thái ý thức xã hội, vì vậy, nó có mối quan hệ với các hình thái ý thức xã
hội khác như chính trị, đạo đức, tôn giáo, triết học. Vì thế khi xem xét tính
đặc thù của các hình thái ý thức nghệ thuật phải đặt nó trong mối quan hệ với
các hình thái ý thức xã hội đó. Mỗi thời đại sản sinh ra những con người khác
32

nhau gắn liền với những phương thức sản xuất khác nhau, hình thức tổ chức
xã hội khác nhau. Nghệ thuật là sản phẩm của con người, nó phản ánh các
hoạt động của con người và phục vụ con người. Vì vậy, mặc dù, nghệ thuật có
tính độc lập tương đối, nhưng sự tồn tại của nghệ thuật không thể tách khỏi
các điều kiện dân tộc, giai cấp, thời đại.
Có thể nói, nghệ thuật không những là một bộ phận của đời sống thẩm
mỹ mà còn là biểu hiện tập trung của đời sống thẩm mỹ. Nghệ thuật là sản
phẩm của mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể thẩm mỹ. Nghệ thuật ra đời
từ lao động, xuất phát từ nhu cầu tín ngưỡng, nhu cầu miêu tả, đánh giá cuộc
sống, nhu cầu thưởng ngoạn và sáng tạo cái đẹp. Sự ra đời và phát triển của
nghệ thuật nhằm thỏa mãn nhu cầu thưởng thức, đánh giá, sáng tạo những giá
trị thẩm mỹ của con người. Chính nhu cầu thẩm mỹ lại quy định sự tồn tại và
phát triển của các hình thức hoạt động nghệ thuật. Bản thân nhu cầu thẩm mỹ,
một hình thức của ý thức thẩm mỹ, sẽ chịu sự tác động sâu sắc của thực tiễn
xã hội và lý tưởng thẩm mỹ ở mỗi thời kỳ lịch sử nhất định. Người ta có thể
nhận biết được các sản phẩm nghệ thuật của thời đại đó thông qua nhu cầu
thẩm mỹ đã được vật chất hóa trong các sản phẩm đó. Hoặc có thể thông qua
sản phẩm nghệ thuật của mỗi thời kỳ lịch sử để nhận biết và đánh giá nhu cầu
thẩm mỹ đã phát triển như thế nào.
1.2.2. Các hình thức hoạt động nghệ thuật.
Nếu hiểu nhu cầu thẩm mỹ là những đòi hỏi được thỏa mãn các thiếu
hụt về mặt thẩm mỹ (mà tập trung là thỏa mãn về cái đẹp) thì sự thiếu hụt về
mặt thẩm mỹ ở đây là gì? Phải chăng là sự thiếu hụt về thưởng thức thẩm mỹ,
thiếu hụt về đánh giá thẩm mỹ, thiếu hụt về sáng tạo thẩm mỹ? Khi nói về
những thiếu hụt thẩm mỹ của chủ thể cần được thỏa mãn, có thể hiểu đó là
những thiếu hụt trong đời sống thẩm mỹ mà thể hiện chủ yếu trong các hoạt
động thưởng thức, đánh giá và sáng tạo nghệ thuật. Từ những thiếu hụt đó,
33

chủ thể có nhu cầu được thưởng thức, đánh giá và sáng tạo nghệ thuật. Nghệ
thuật khác với các hình thái ý thức khác ở chỗ, nó phản ánh thế giới bằng hình
tượng, do đó, các hoạt động của nghệ thuật tập trung khai thác xoay quanh
hình tượng nghệ thuật. Nghệ sĩ sáng tạo nghệ thuật thông qua phương tiện
hình tượng. Khi công chúng thưởng thức và đánh giá nghệ thuật cũng là
thưởng thức, đánh giá hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm.
Hoạt động thưởng thức nghệ thuật
Thưởng thức nghệ thuật là quá trình lĩnh hội nội dung và ý nghĩa xã hội
của đối tượng nghệ thuật. Đó là quá trình chủ thể thưởng thức nảy sinh những
phản ứng tình cảm trước cái đẹp, cái cao cả, cái hài, cái bi trong đời sống
thẩm mỹ. Chính những đối tượng thẩm mỹ trong đời sống nghệ thuật đã làm
nảy sinh trong tâm hồn của chủ thể những tình cảm thích thú, yêu thương, đau
khổ, căm giận…Sự hoàn thiện của quá trình thưởng thức nghệ thuật đem lại
tình cảm, tri thức thẩm mỹ giúp cho cuộc sống của con người cân bằng và
lành mạnh.
Khi xem xét cùng một sự vật, người ta có thể có thể đứng ở nhiều góc
nhìn khác nhau, góc nhìn của nhà khoa học, góc nhìn thực dụng, góc nhìn của
người thưởng ngoạn. Mỗi cách nhìn khác nhau, sẽ mang lại những giá trị khác
nhau về sự vật. Ví dụ, khi xem một cành mai, chúng ta có thể có ba góc nhìn
khác nhau:
Góc nhìn của nhà khoa học sẽ nghĩ ngay đến trong thực vật học cây
mai thuộc loại cây gì, có những đặc điểm gì, sống trong điều kiện môi trường
như thế nào…Với góc nhìn thực dụng, người ta nghĩ ngay đến giá trị của cành
mai. Nó bao nhiêu tiền, có nên mua cho mình hay không…Ngoài việc nhìn
thấy đặc điểm, cấu tạo và công dụng của hoa mai người ta còn thấy được giá
trị thẩm mỹ của nó khi đứng ở góc nhìn của người thưởng ngoạn. Đứng ở góc
34

nhìn của người thưởng thức nghệ thuật sẽ thấy cái thanh tao, trang trọng của
hoa mai, sẽ thấy hoa mai là sự tổng hòa giữa cái cái đẹp và cái có ích.
Thưởng thức thẩm mỹ là một hoạt động mà chủ thể phải sử dụng những
giác quan đặc biệt, đó là tai và mắt. Hai giác quan này chính là con đường đi
vào thưởng thức nghệ thuật. Nhưng tại sao chỉ có thị giác và thính giác là cơ
quan thẩm mỹ chủ yếu mà không phải là vị giác, khứu giác, xúc giác? Vị
giác, khứu giác, xúc giác không thể trở thành bộ phận thẩm mỹ vì chúng là
những nhân tố có tính vụ lợi trực tiếp và có tính động vật mạnh nhất. Đó là
những cơ quan của con người sinh học. Còn thị giác và thính giác có thể trở
thành cơ quan thẩm mỹ chủ yếu vì nó đã mất đi tính vị kỷ cá thể, các giác
quan này đã mang tính xã hội hóa và trở thành cơ quan tinh tế, nhạy bén của
con người xã hội [33, tr.125].
Thưởng thức thẩm mỹ còn phụ thuộc vào trình độ, năng lực của chủ thể
thẩm mỹ. Trước hết, hoạt động thưởng thức thẩm mỹ phụ thuộc vào trình độ
tri giác đối tượng của chủ thể. Tri giác thẩm mỹ đưa các đặc điểm của đối
tượng vào quá trình nhận thức của chủ thể, từ đây hình thành những biểu
tượng của tri giác. Những biểu tượng của tri giác phải gắn liền với kinh
nghiệm của chủ thể thì mới thành những biểu tượng có tính chất tư duy
thường trực trong chủ thể. Khi chủ thể gặp được tính chất thẩm mỹ của khách
thể thì những cảm xúc thẩm mỹ xuất hiện. Nhờ quá trình tri giác khách thể
thẩm mỹ, chủ thể khám phá ra những thuộc tính thẩm mỹ của đối tượng.
Năng lực thưởng thức thẩm mỹ còn phụ thuộc vào mức độ tình cảm
thẩm mỹ của chủ thể. Tình cảm thẩm mỹ có vai trò vô cùng quan trọng trong
thưởng thức thẩm mỹ mà thiếu nó, hoạt động này không thể diễn ra. Vì hoạt
động thưởng thức thẩm mỹ không phải là hoạt động của những phán đoán
lạnh lùng, không phải là quá trình phân tích sự vật một cách vô cảm. Trước
đối tượng thẩm mỹ, chủ thể phải có tình cảm yêu mến thì quá trình chiếm hữu
35

đối tượng mới diễn ra. Cũng như vậy, xuất phát từ trái tim rung động trước
cái đẹp mà sự nhạy bén của các giác quan mới được đánh thức. Người thưởng
ngoạn mới nắm bắt được nét tinh tế và cảm nhận được vẻ đẹp thanh tao của
hoa mai. Nhờ cảm xúc tri giác đối tượng mà đối tượng mới thuộc về ta. Cảm
xúc thẩm mỹ cũng quyết định thái độ thưởng ngoạn thẩm mỹ, hoặc là bàng
quang, hoặc là cộng hưởng. Với những tình cảm thẩm mỹ đơn giản, sơ lược
chỉ cho phép chúng ta đứng ở ngoài đối tượng. Còn với những xúc cảm mãnh
liệt, sâu sắc giúp chúng ta xâm nhập vào bên trong đối tượng, bao chiếm được
sự toàn vẹn, sự hài hòa, tính biểu cảm của của đối tượng. Mặt khác, những
xúc cảm này còn giúp chủ thể loại bỏ được thái độ vụ lợi, thực dụng len lỏi
vào trong quá trình tri giác đối tượng, nhờ vậy, chủ thể đạt được khoái cảm
thẩm mỹ trong quá trình thưởng ngoạn. Đấy chính là mục đích cao nhất của
thưởng ngoạn nghệ thuật.
Năng lực thưởng thức nghệ thuật còn phụ thuộc vào trình độ tri thức
và kinh nghiệm của chủ thể. Trước đối tượng thẩm mỹ, chủ thể phải có được
sự hiểu biết về nó. Nếu ta không hiểu về hoa mai, về nguồn gốc, công dụng…
thì không thể thấy hết được những giá trị thẩm mỹ của nó. Không những hiểu
về sự vật đó mà còn phải hiểu những sự vật khác trong mối tương quan với
nó, từ đó mới có thể so sánh và làm bật nổi những giá trị ưu trội của nó. Do
đó, nếu không hiểu rõ tác phẩm mà mình thưởng ngoạn thì không thể phát
sinh những tình cảm, sự thích thú cũng như không thể thấy hết được cái hay,
cái đẹp của nó. Sự hiểu biết này phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của cá
nhân. Do đó, Aristốt đã từng nói: khoái cảm nghệ thuật là do nơi nhận thức,
do nơi người thưởng ngoạn. Như vậy, thưởng thức thẩm mỹ là một quá trình
kép, vừa thưởng ngoạn vừa nhận thức, nhận thức để thưởng ngoạn, thưởng
ngoạn ngay trong quá trình nhận thức [44, tr. 82]. Tuy nhiên, thưởng thức
nghệ thuật không phải chỉ là sự tác động một chiều từ chủ thể đến đối tượng
36

hay ngược lại từ đối tượng đến chủ thể. Nó không phải là cái thuần túy chủ
quan hay khách quan.Trong lịch sử, các nhà duy vật xem hoạt động thưởng
thức nghệ thuật từ lập trường khách quan. Họ xem sự cảm thụ nghệ thuật,
thưởng thức thẩm mỹ là quá trình chuyển nội dung thẩm mỹ vốn có của đối
tượng vào trong ý thức của chủ thể, còn chủ thể thưởng thức đóng vai trò thụ
động.Trường phái duy tâm chủ quan lại cho rằng, cái đẹp không phải ở bản
thân sự vật mà nằm ở trong tâm linh người thưởng thức.
Thực chất, thưởng thức nghệ thuật không chỉ đơn giản là bên ngoài hay
bên trong mà là sự thống nhất giữa nhân tố chủ quan và khách quan, bên trong
và bên ngoài. Nếu không có khách thể nghệ thuật, khách thể thẩm mỹ thì
không có thưởng thức nghệ thuật. Nhưng nếu nhân tố chủ thể không có những
tình cảm hướng về khách thể nghệ thuật, không có sự đồng điệu, hưởng ứng
thì không có thưởng thức nghệ thuật. Do đó, thưởng thức nghệ thuật là một
quá trình hưởng thụ các giá trị thẩm mỹ gắn với một cơ chế tâm lý phức tạp.
Một mặt, chủ thể dùng thị giác và thính giác để có cảm xúc bay bổng, vượt
lên trên cuộc sống thực tế, mặt khác lại phải bám vào thực tế. Đồng thời cũng
phải đạt đến vật và ta đồng nhất, thì mới thấy hết được những tuyệt tác của
vật. Đây là một mâu thuẫn tâm lý, mà nhà tâm lý học người Anh, Bullough
gọi là “mâu thuẫn khoảng cách” xuất hiện trong quá trình thưởng ngoạn nghệ
thuật. Giải quyết mâu thuẫn này trong thưởng thức nghệ thuật đòi hỏi phải tạo
ra một khoảng cách tâm lý. Chu Quang Tiềm cho rằng “Như khoảng cách qúa
xa thì kết quả không lãnh hội được, còn khoảng cách quá gần, thì sẽ bị động
cơ thực dụng áp đảo, đánh mất mỹ cảm. Cho nên lý tưởng tốt nhất của nghệ
thuật là làm sao khoảng cách tựa hồ như gần nhưng là xa nhưng như xa mà lại
gần” [8, tr. 41- 40]. Có như vậy chủ thể mới cảm nhận được cái đẹp của đối
tượng mà không bị những tình cảm thực dụng chi phối.
37

Thưởng thức nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ nhu cầu thẩm mỹ,
nhu cầu tìm kiếm và thỏa mãn cái đẹp. Bản thân hoạt động thưởng thức nghệ
thuật là hoạt động của tinh thần tự do. Những rung động thẩm mỹ chỉ xuất
hiện khi con người biết vượt lên khỏi sự ràng buộc của nhu cầu thực dụng, khi
trái tim và khối óc của con người đã đặt lên trên cái dạ dày. Bởi vì, khi con
người đang bị lo lắng, bị giằn vặt bởi miếng cơm, manh áo, hoặc khi tâm
trạng đang bị sợ hãi hay đau khổ thì không còn có tâm thế để thưởng thức
thẩm mỹ. Do đó, tự do về mặt tinh thần là điều kiện cần, để hoạt động thưởng
thức thẩm mỹ. Ngược lại khi chủ thể không có được sự tự do về mặt tinh thần
thì hoạt động thưởng thức nghệ thuật khó có thể diễn ra.
Hoạt động đánh giá nghệ thuật.
Đánh giá nghệ thuật là một hoạt động hết sức phức tạp. Trong lịnh sử
mỹ học có không ít khuynh hướng mỹ học bàn đến vấn đề này.
Mỹ học Platôn và Hêghen khi coi cái đẹp là sự vận động của ý niệm
tuyệt đối trong mỗi sự vật riêng lẻ đã hạ thấp vai trò của chủ thể trong hoạt
động đánh giá nghệ thuật. Ngược lại, mỹ học I.Cantơ lại đề cao năng lực
phán đoán của chủ thể thẩm mỹ nhưng đó là năng lực chủ quan tách rời các
hoạt động thực tiễn xã hội.
Mỹ học trước Mác do không đưa phạm trù thực tiễn vào để nghiên cứu
hoạt động của chủ thể nên đã không lý giải một cách đầy đủ mối quan hệ giữa
các thành tố trong hoạt động đánh giá, cũng như không lý giải được bản chất
của hoạt động đánh giá.
Thực chất của hoạt động đánh giá nghệ thuật là quá trình chủ thể đưa ra
những phán đoán về giá trị thẩm mỹ của tác phẩm nghệ thuật, xác định ý
nghĩa của tác phẩm nghệ thuật đối với con người, với xã hội trong mỗi giai
đoạn lịch sử nhất định. Đánh giá nghệ thuật là quá trình thẩm định mức độ
phù hợp của khách thể, của hình tượng nghệ thuật đối với những chuẩn mực,
38

tiêu chí nhất định được rút ra từ thực tiễn xã hội và nghệ thuật. Đánh giá
thẩm mỹ là sự phối hợp giữa các yếu tố: đối tượng đánh giá, chủ thể đánh giá
và cơ sở đánh giá.
Đối tượng của hoạt động đánh giá nghệ thuật là đời sống thẩm mỹ mà
tập trung là đời sống nghệ thuật. Tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm của sự
sáng tạo, kết tinh các giá trị thẩm mỹ. Hiện thực cuộc sống là cội nguồn, là dữ
liệu quan trọng của nội dung nghệ thuật. Cái đẹp, cái thiện, cái đúng, cái sai,
cái bi, cái hài… trong nghệ thuật phản ánh đời sống hiện thực với tất cả các
góc cạnh đa chiều của nó. Đồng thời những giá trị của nghệ thuật phản ánh
nhu cầu, khát vọng của con người muốn nhìn nhận, đánh giá thế giới ở mọi
góc độ khác nhau. Không phải ngẫu nhiên mà các tác phẩm thần thoại, truyền
thuyết của người Ai Cập và Hy Lạp có một sức sống trường tồn với nhân loại
qua nhiều thế kỷ. Vì ở đó nó thể hiện khát vọng mãnh liệt của con người
muốn chinh phục tự nhiên, chinh phục mặt trăng, mặt trời, chinh phục các
thần linh để khẳng định sự tồn tại mạnh mẽ của con người, khẳng định những
giá trị cao quý trong đời sống con người. Thông qua các hình tượng nghệ
thuật của tự nhiên, con người có nhu cầu đánh giá những giá trị thẩm mỹ của
con người
Đánh giá thẩm mỹ, đặc biệt là đánh giá nghệ thuật, tập trung vào việc
đánh giá hình tượng của tác phẩm, thể hiện nét đặc thù trong đánh giá nghệ
thuật. Nghệ thuật muốn phản ánh cái chung, cái bản chất, quy luật của cuộc
sống phải thông qua hình tượng cá biệt, cụ thể, cảm tính. Hình tượng nghệ
thuật không chỉ là nhân tố của hình thức nghệ thuật, nó còn là sự thống nhất
giữa nội dung và hình thức. Nghệ sĩ dùng hình tượng để đưa ra những đánh
giá, thẩm định về đời sống. Nhà phê bình nghệ thuật đánh giá việc xử lý hình
tượng nghệ thuật của nghệ sĩ, từ đó đưa ra những định hướng thẩm mỹ phù
hợp cho hoạt động thưởng thức và sáng tạo.
39

Nghệ thuật không chỉ là sự phản ánh hiện thực mà còn biểu thị thái độ
tình cảm của con người trước hiện thực thông qua hình tượng nghệ thuật. Do
đó, đánh giá nghệ thuật không phải theo quy tắc khô cứng, đánh giá theo tiêu
chuẩn đúng, sai một cách rõ ràng, phân bạch như trong các phán đoán của
khoa học. Khác với tư duy khoa học lập luận theo sự chặt chẽ, lôgích, tư duy
nghệ thuật là tư duy lưu lại những tình cảm, những xúc động, quan niệm của
con người về cuộc sống và thời đại. Do đó, đánh giá nghệ thuật phải là sự
thống nhất giữa phân tích khoa học và năng lực cảm thụ thẩm mỹ.
Cũng như bất kỳ đánh giá nào về đời sống thẩm mỹ, đánh giá nghệ
thuật phải dựa trên những tiêu chí: tính tư tưởng, tính đảng, tính điển hình,
tính nghệ thuật…Các tiêu chuẩn này kết hợp với nhau tạo thành một hệ thống
tiêu chuẩn trong đánh giá nghệ thuật. Nhờ vậy, nó có thể vạch ra được giá trị
của một tác phẩm nghệ thuật cụ thể trong muôn vàn các tác phẩm nghệ thuật
phong phú. Tuy nhiên, hệ thống tiêu chuẩn này không phải hoàn toàn cố định
mà phụ thuộc vào loại hình nghệ thuật, chất liệu, thời điểm sáng tác...mà tiêu
chuẩn này hay tiêu chuẩn khác được nhấn mạnh trong hệ thống tiêu chuẩn
đánh giá.
Cuối cùng, là nhân tố chủ thể đánh giá nghệ thuật. Đối tượng tham gia
vào đánh giá nghệ thuật có thể là công chúng thưởng thức nghệ thuật, có thể
là nhà sáng tác nghệ thuật…Tuy nhiên, lực lượng tích cực và chuyên nghiệp
trong đánh giá nghệ thuật phải kể đến những nhà phê bình nghệ thuật. Họ
đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết các sản phẩm sáng tạo nghệ thuật
và người tiêu dùng. Vai trò to lớn của nhà phê bình là phải vạch ra được
những giá trị, phản giá trị, cái đúng cái sai…của một tác phẩm nghệ thuật.
Đồng thời họ phải rút ra được những quy luật tồn tại của sản phẩm nghệ thuật,
vạch ra những định hướng hoạt động cho cả chủ thể sáng tạo và chủ thể
thưởng thức nghệ thuật. Do đó, khi tham gia vào hoạt động đánh giá, họ phải
40

có những năng lực tinh thần nhất định như tri thức nghệ thuật, nhu cầu và tình
cảm thẩm mỹ…Ngoài ra, chủ thể phê bình, đánh giá phải có thái độ khoa học,
chân thành, công minh trong đánh giá, phê bình nghệ thuật.
Hoạt động phê bình đánh giá nghệ thuật phải là hoạt động chủ động và
tích cực. Kích thích được nhu cầu đánh giá, phê bình nghệ thuật cũng có
nghĩa là tạo nên sự vận động mạnh mẽ của đời sống nghệ thuật.

Hoạt động sáng tạo nghệ thuật


Trong lịch sử mỹ học có nhiều cách giải quyết khác nhau về vấn đề
sáng tạo nghệ thuật. Quan niệm duy tâm khách quan, đại diện là Platôn cho
rằng: Cái đẹp không tồn tại nơi trần gian mà thuộc về vương quốc của ý niệm
tuyệt đối. Theo đó, hoạt động sáng tạo nghệ thuật không phải là hoạt động của
con người mà là do thần nhập, có thần nhập mới có thần lực, và thần lực mới
có thần hứng. Với quan niệm đó, vai trò của chủ thể sáng tạo nghệ thuật sẽ bị
phủ nhận, con người chỉ là công cụ của thần thánh và giữa nghệ thuật và đời
sống xã hội không có mối quan hệ xã hội gì với nhau.
Khác với Platôn, Phrớt lại cho rằng: sáng tạo nghệ thuật là kết quả của
sự thăng hoa năng lực tính dục vào các hình thức hoạt động xã hội của con
người. Hình tượng nghệ thuật là cái mà ở đó vô thức tìm được hình thức tượng
trưng cho những biểu hiện khác nhau của libido mà ý thức chấp nhận được.
Thừa nhận sáng tạo thẩm mỹ là hoạt động của con người, Cantơ đồng
nhất mọi hoạt động sáng tạo của con người với sáng tạo nghệ thuật. Cantơ coi
hoạt động sáng tạo nghệ thuật có ba cấp độ: cấp độ bản năng, cấp độ lao động
và cấp độ trò chơi. Trò chơi vô mục đích là bản chất sáng tạo thật sự của nghệ
thuật, còn sáng tạo gắn với lao động chỉ là trò chơi kiếm tiền. Sáng tạo nghệ
thuật là hoạt động của thiên tài, của tài năng thiên bẩm, là sức mạnh mà tự
nhiên ban cho.
41

Mỹ học mác xít có quan điểm riêng khi giải thích về sự sáng tạo thẩm
mỹ. Mỹ học mác xít cho rằng, con người là một thực thể thống nhất mặt sinh
học và xã hội. Sáng tạo nghệ thuật thể hiện năng lực đặc biệt của con người,
là sự kết hợp giữa tài năng và lao động miệt mài. Sáng tạo nghệ thuật là một
hình thức lao động sản xuất ra các giá trị tinh thần theo quy luật cái đẹp. Sáng
tạo nghệ thuật là một nhu cầu của con người, là một hoạt động mang bản chất
người. Bởi vì con vật chỉ xây dựng theo nhu cầu bản năng của nó, còn con
người có thể sản xuất theo bất cứ loài nào và ở đâu cũng biết vận dụng quy
luật cái đẹp vào đối tượng của mình [39, tr.137].
Muốn sáng tạo nên một tác phẩm nghệ thuật không thể bỏ qua nhân tố
cảm hứng. Cảm hứng là khí thế khởi nguồn, đó là niềm vui hoặc nỗi buồn.
Bergson, triết gia người Pháp cho rằng: “Niềm vui bao giờ cũng tiên báo
cuộc sống ắt phải tốt đẹp, cũng chiếm lĩnh ưu thế, cũng đem lại một thắng lợi.
Bất cứ đâu có niềm vui, ở đó có môi trường cảm hứng sáng tác”…[17,
tr.116].
Nhiều quan điểm cho rằng, trong sáng tác nghệ thuật, chủ thể phải trải
qua một trạng thái mê say. Vigny, văn hào Pháp nói “Cảm hứng cuồng nhiệt
cũng hạnh phúc như khi ta say sưa trong vòng tay người yêu. Khoái lạc tâm
hồn kéo dài hơn…mê say tinh thần cao đẹp hơn mê say vật chất” M.E.
Souriau lại cho rằng, “Chỉ có nghệ thuật mới diễn đạt được những điều không
nói trắng ra được” [17, tr.118].
Ngoài cảm hứng, sự say mê trong sáng tác, nghệ sĩ, đặc biệt, phải có tài
năng. Tuy nhiên, tài năng, năng khiếu là yếu tố cần có nhưng chưa đủ để sáng
tạo nghệ thuật. Không nên tuyệt đối yếu tố này để ngụy biện rằng các sáng tác
nghệ thuật có được là do thiên tài. Một tác phẩm nghệ thuật ra đời, ngoài
những yếu tố trên, phải đến quá trình lao động hiệu quả của nghệ sĩ. Trong lời
bàn về phương pháp sáng tác, Paul Valéry nói một câu nổi tiếng rằng: “Thần
42

thánh đã hào hiệp cho không chúng ta câu thơ đầu tiên, nhưng chính chúng ta
là người phải gia công câu thứ hai. Song, phải gieo vần sao cho êm tai và
xứng đáng với câu thơ hay phi thường đó”. Alain nhà triết học Pháp khẳng
định: “Luật phát minh tối cao của loài người là lao động và lao động…nếu
không, chẳng phát minh được cái gì cả”[17, tr.119-120].
Như vậy, một tác phẩm nghệ thuật ra đời là sản phẩm của quá trình lao
động miệt mài, nghiêm túc. Lao động trong sáng tạo nghệ sĩ thể hiện ở quá
trình xử lý hình tượng nghệ thuật thông qua các phương tiện như: ngôn ngữ,
âm thanh, bút pháp, màu sắc, các loại hình nghệ thuật không gian, thời
gian…Đó là quá trình “chế biến có kỹ thuật” các chất liệu của đời sống, diễn
đạt nó bằng nghệ thuật. Quá trình này vô cùng phức tạp và gian khổ. Đồng
thời, qua quá trình lao động nghệ thuật phản ánh sâu sắc năng lực, kinh
nghiệm sống và cá tính sáng tạo của chủ thể.
43

Chương 2
VAI TRÒ CỦA NHU CẦU THẨM MỸ TRONG
HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT

Nghiên cứu vai trò của nhu cầu thẩm mỹ trong các hoạt động nghệ
thuật là nghiên cứu mối quan hệ, sự tác động qua lại giữa nhu cầu thẩm mỹ
với các hình thức hoạt động nghệ thuật. Có nghĩa là nói đến sự tác động, ảnh
hưởng của nhu cầu thẩm mỹ của chủ thể thẩm mỹ đối với các hoạt động nghệ
thuật, chủ yếu là hoạt động thưởng thức, đánh giá và sáng tạo nghệ thuật. Vì
chính nhu cầu thẩm mỹ tạo ra động lực và xác định mục đích cho hoạt động
sáng tạo nghệ thuật phát triển. Đồng thời, nhu cầu thẩm mỹ tạo động lực kích
thích sự phát triển tích cực của hoạt động phê bình đánh giá. Và cuối cùng,
nhu cầu thẩm mỹ hướng hoạt động sáng tạo và phê bình đánh giá vào tâm
điểm của đời sống là chủ thể thưởng thức nghệ thuật, nhằm phục vụ và nâng
cao năng lực thẩm mỹ cho chủ thể này. Nếu chủ thể không có nhu cầu thưởng
thức, đánh giá và sáng tạo nghệ thuật thì không thể tồn tại và phát triển các
hình thức hoạt động này. Hoặc nếu các hình thức hoạt động này có xuất hiện
song không được nuôi dưỡng, kích thích bởi nhu cầu thẩm mỹ của con người
thì chúng cũng sẽ bị mai một và thui chột đi. Tuy nhiên, điều này khó có thể
xảy ra, bởi vì bản chất của con người là luôn hướng tới cái đẹp, luôn có nhu
cầu về cái đẹp, luôn mong muốn được thưởng thức, đánh giá, sáng tạo nghệ
thuật và vì vậy, các hình thức hoạt động nghệ thuật này luôn tồn tại và phát
triển cùng với sự phát triển của lịch sử loài người.
Khi nghiên cứu vai trò của nhu cầu thẩm mỹ đối với các hoạt động
nghệ thuật, người ta có thể phân chia mối quan hệ của nhu cầu thẩm mỹ theo
các lĩnh vực hoạt động nghệ thuật như: nhu cầu thẩm mỹ của công chúng
44

trong thưởng thức nghệ thuật, nhu cầu của nhà phê bình nghệ thuật, nhu cầu
của nhà sáng tạo nghệ thuật. Trên thực tế, ở mỗi một chủ thể thẩm mỹ đều có
thể xuất hiện đồng thời nhu cầu thưởng thức, nhu cầu đánh giá và nhu cầu
sáng tạo trong hoạt động nghệ thuật. Hơn nữa, nếu xét trên lĩnh vực nhận thức
luận thì không hoạt động nhận thức nào không diễn ra đồng thời các hoạt
động đánh giá, sáng tạo thông qua kinh nghiệm tích lũy của cá nhân. Do đó,
việc tiếp cận vấn đề vai trò của nhu cầu thẩm mỹ theo ba lĩnh vực thưởng
thức, đánh giá, sáng tạo chỉ có ý nghĩa trên phương diện phân tích và nghiên
cứu, còn trong đời sống thì vai trò của nhu cầu thẩm mỹ đan xen và thẩm thấu
trong các hoạt động này.
2.1. Vai trò của Nhu cầu thẩm mỹ trong thưởng thức nghệ thuật.
Nhu cầu thưởng thức nghệ thuật là nhu cầu mang tính phổ biến. Bất cứ
đối tượng nào, công chúng, nhà phê bình nghệ thuật, người sáng tạo nghệ
thuật…đều có nhu cầu thưởng thức nghệ thuật, mặc dù mức độ thưởng thức
nghệ thuật của họ là rất khác nhau. Muốn tiến hành hoạt động đánh giá, sáng
tạo nghệ thuật trước hết, chủ thể phải tham gia vào hoạt động thưởng thức
nghệ thuật. Vì vậy, đây là một trong những hoạt động phổ biến và quan trọng
nhất trong ba hình thức hoạt động chủ yếu của nghệ thuật.
Trong hoạt động thưởng thức nghệ thuật, nhu cầu thẩm mỹ đóng vai
trò tạo khuynh hướng thưởng thức nghệ thuật.
Thưởng thức nghệ thuật là một hoạt động gắn với thế giới nội tâm của
con người, do đó, không có một lĩnh vực hoạt động tinh thần nào lại bộc lộ rõ
cái tôi cá nhân hơn thưởng thức nghệ thuật. Khuynh hướng cá nhân của chủ
thể bộc lộ rõ trong việc lựa chọn đối tượng và cách thức thưởng thức nghệ
thuật. Thưởng thức nghệ thuật không chấp nhận một khuôn khổ cố định. Vì
vậy tính khuynh hướng trong hoạt động thưởng thức nghệ thuật là một đặc
tính. Nhưng tại sao lại xuất hiện những lớp đối tượng riêng và những cách
45

thức thưởng thức thẩm mỹ riêng mang đậm màu sắc cá nhân? Điều này quy
định bởi tính nhiều mặt của nhu cầu. Do nhu cầu thẩm mỹ có nhiều lớp, phụ
thuộc vào giới, vào lứa tuổi, vào nghề nghiệp, vào vị trí xã hội của cá
nhân…vì vậy, chính những yếu tố này quy định sự khác nhau, tính đa dạng về
mặt đối tượng, về cách thức tiêu dùng của nhu cầu thẩm mỹ.
Trong thưởng thức nghệ thuật nhu cầu thẩm mỹ có mối quan hệ chặt
chẽ với thị hiếu. Chính nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ của cá nhân đều góp
phần tham gia vào tạo nên tính đa khuynh hướng trong thưởng thức thẩm mỹ.
Thị hiếu chính là cái “gu”, cái khiếu, cái sở thích riêng của từng con người
trong xã hội. Đã là con người thì phải có cái riêng không thể là một con người
siêu hình. Cái riêng của con người trong thưởng thức nghệ thuật bộc lộ qua
thị hiếu và nhu cầu. Thị hiếu về nghệ thuật là đa dạng nên nhu cầu về nghệ
thuật cũng vô cùng phong phú. Anh thích cái này thì xuất hiện nhu cầu về cái
đó. Chẳng hạn nếu chủ thể là thanh niên thì mỗi giới lại có sự khác nhau trong
việc lựa chọn đối tượng, cách thức thưởng thức thẩm mỹ. Nam giới thường có
nhu cầu về âm nhạc mạnh, thích xem phim hành động nhiều kịch tính… còn
nữ giới thường có nhu cầu với những tác phẩm âm nhạc trữ tình, những thước
phim tâm lý nhẹ nhàng. Với độ tuổi khác nhau nhu cầu về thưởng thức nghệ
thuật cũng khác nhau. Nhu cầu nghệ thuật chủ yếu của thanh niên hiện nay là
âm nhạc, đặc biệt là nhạc trẻ. Trong một cuộc điều tra thăm dò dư luận trong
thanh niên với chủ đề “Thanh niên với văn hóa” năm 2002, trong 37 chương
trình phát thanh được nhắc tới có 9 chương trình về âm nhạc. Chương trình ca
nhạc là một trong ba truyền hình được ưa chuộng nhất (xếp cùng với thời sự,
tin tức và phim truyện). Có tới 1000 bài hát được các bạn trẻ nhắc tới và hầu
như họ đều kể tên được những bài hát mà mình yêu thích.
Một trong những lĩnh vực nghệ thuật mà tính khuynh hướng của nhu
cầu thưởng thức được bộc lộ rất rõ đó là nghệ thuật dân gian. Thông qua cuộc
46

điều tra xã hội học trên 800 hộ gia đình gần đây, chia ra ba khu vực : Hà Nội
400 mẫu, Huế 200 mẫu và Hà Tây 200 mẫu, phản ánh rất rõ thực trạng nhu
cầu về nghệ thuật dân gian hiện nay. Nếu Chèo là một loại hình nghệ thuật
vốn được người cao tuổi rất yêu thích chiếm 48,8% các ông bố bà mẹ ham
thích thì con số này ở giới trẻ chỉ còn 18,5 %. Cải lương được 56,6% số người
có tuổi ham thích thì ở giới trẻ chỉ còn 28%. Quan họ ở người lớn tuổi là
53,5% số người ưa thích thì giới trẻ là 28,3%. Điều đó cho thấy đang có sự
phân hóa sâu sắc trong nhu cầu về loại hình nghệ thuật này. Một mặt, nó phản
ánh sự khác nhau về nhu cầu thưởng thức nghệ thuật theo nhóm tuổi, những
mâu thuẫn thế hệ đang xuất hiện trong văn hóa ở nước ta, mặt khác còn cho
thấy nhu cầu thưởng thức về loại hình nghệ thuật dân gian đã và đang giảm đi
một cách đáng báo động.
Đặc biệt tính đa khuynh hướng của nhu cầu thưởng thức nghệ thuật
trong đời sống của thanh niên càng được bộc lộ rõ khi cái tôi - diện mạo được
vùng lên mạnh mẽ. Ngày nay, thế hệ trẻ đang vươn lên để phá bỏ cái hàng rào
thân phận, đang hiện hữu cá nhân mình bằng mọi cách. Họ mong muốn và
khát khao khẳng định mình bằng một thân phận sung mãn về vật chất và rạng
rỡ về tinh thần. Với đặc điểm về con người lớp trẻ hiện nay: suy nghĩ - đa
tầng, làm ăn- đa cực, giao tiếp - đa phương, tiến thân - đa cực và hưởng thụ đa
diện, đã làm thay đổi nhịp điệu đời sống tinh thần của họ. Họ có nhiều nhu
cầu về cái đẹp hơn, đòi hỏi được thỏa mãn ở chất lượng cao hơn, với nhiều
hình thức phong phú hơn. Họ có cách nhìn mới, cách nghe mới và cách cảm
mới. Theo đó, nhịp điệu đời sống tinh thần của họ trở nên sôi động hơn, hối
hả hơn, dồn dập hơn, thậm chí căng thẳng hơn. Tương ứng với nhịp độ đó,
bên cạnh những nhu cầu vật chất, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật và cách
thức đi đến với nghệ thuật cũng không còn êm ả, phẳng lặng như xưa mà náo
động hơn, gấp gáp hơn.
47

Xu hướng thỏa mãn ngay, một cách trực tiếp nhu cầu tinh thần, nhu cầu
thẩm mỹ được bộc lộ rất rõ thông qua đối tượng này. Hiện nay, lớp trẻ có xu
hướng tiêu dùng những sản phẩm nghệ thuật đẹp về hình thức và phải cô
đọng về nội dung. Chẳng hạn, họ không có thời gian và sự kiên nhẫn để đọc
những tác phẩm văn học dày cộm, đến hàng trăm trang. Những truyện ngắn,
có nội dung súc tích, cô đọng và đầy chất hiện thực sẽ hấp dẫn họ hơn nhiều
những tiểu thuyết. Những món ăn tinh thần âm nhạc, điện ảnh… phải đa dạng
và luôn mới, nếu không sẽ trở nên nhàm chán. Xu hướng thỏa mãn ngay, tiêu
dùng ngay những sản phẩm nghệ thuật hiện có, phản ánh tâm lý năng động,
tức thời, thực dụng của lớp trẻ, nhưng nó cũng bộc lộ những hạn chế của
chính họ. Trong không ít trường hợp, xu hướng tâm lý này đã tạo cơ hội thuận
lợi cho “nghệ thuật thị trường phát triển” với sự xuất hiện hàng loạt những
sản phẩm nghèo nàn về nội dung, màu mè về hình thức chứ không phải là “thị
trường nghệ thuật” lấy chất lượng làm yếu tố để cạnh tranh lành mạnh.
Như vậy, cái quy định sự hình thành những nhu cầu thẩm mỹ, quy định
tính khuynh hướng trong nhu cầu thưởng thức nghệ thuật, ở các chủ thể, là do
hoàn cảnh sống, đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi, giới tính, trình độ văn hóa,
nghề nghiệp, những bước thang trầm, may rủi trong cuộc sống, đặc điểm kinh
tế xã hội thời kỳ đó quy định…. Do đó, cái tạo nên nhu cầu thẩm mỹ này, nhu
cầu thẩm mỹ kia ở chủ thể không phải là cái “thiên phú” mà nó là sản phẩm
của một quá trình tích lũy vốn sống và kinh nghiệm. Nó là sự tổng hòa giữa
cái chung và cái riêng. Sự tổng hòa, phản ánh cái chung và cái riêng không
phải diễn ra một lần mà nhiều lần, lặp đi lặp lại, từ tự phát đến tự giác và đến
một lúc nào đó hình thành một nếp cảm, nếp nghĩ trong tâm hồn, khi đó xuất
hiện thị hiếu và nhu cầu thẩm mỹ.
Chính nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ đã tạo nên những khuynh hướng
thẩm mỹ đa dạng. Không có gì đáng buồn hơn khi tất cả mọi người đến với
48

tác phẩm nghệ thuật đều như những cái cân tiểu ly hoặc những thước đo theo
đơn vị đo lường. Cũng thật đáng buồn nếu tất cả mọi người chỉ là những con
số trừu tượng, những hòn bi tròn trịa không có góc cạnh trong thưởng thức
nghệ thuật [2, tr.166]. Có thể nói, chính từ cái riêng của nhu cầu và thị hiếu
thẩm mỹ mà sự đa dạng, phong phú của các loại hình thể loại nghệ thuật, mới
có sơ sở phát sinh và tồn tại. Từ những thị hiếu thẩm mỹ riêng lẻ sẽ phát triển
từ lượng đến chất thành nhu cầu thẩm mỹ chung của xã hội. Và nhu cầu này
sớm hay muộn sẽ trở thành những áp lực về tinh thần, đối với nghệ sĩ sáng
tác và biểu diễn, đòi hỏi những sáng tạo mới, những cách tân trong nghệ
thuật. Chính ở đây, nhu cầu là động lực, kích thích mạnh mẽ quá trình sản
xuất nghệ thuật phục vụ cho đời sống tinh thần.
Do hoạt động thưởng thức nghệ thuật là hoạt động có tính tự nguyện, tự
do của chủ thể. Không thể ép buộc chủ thể thưởng thức nghệ thuật, nếu chủ
thể đó không có nhu cầu thưởng thức. Nếu chủ thể không có nhu cầu thưởng
thức loại hình nghệ thuật này, nghệ thuật khác, đồng nghĩa với việc loại hình
nghệ thuật đó sẽ bị tàn lụi không phát triển được.Vì vậy, tính đa dạng của nhu
cầu ở nhiều loại chủ thể sẽ là động lực phát triển nền nghệ thuật phong phú,
đem lại nhiều cơ hội lựa chọn cho chủ thể thưởng thức nghệ thuật.
Những khuynh hướng khác nhau trong thưởng thức nghệ thuật nhiều
khi còn phản ánh sự chênh lệch về trình độ thưởng thức thẩm mỹ, sự không
đồng đều về nhu cầu lựa chọn các hình thức nghệ thuật để thưởng thức. Trong
thưởng thức nghệ thuật, đa phần công chúng đều có thái độ chân thành quý
trọng các tác phẩm nghệ thuật, nhưng cũng có người đến với nghệ thuật chỉ là
thú vui giao thiệp hơn là hưởng thụ thẩm mỹ. Tùy theo từng hoàn cảnh, từng
nơi mà loại công chúng “đua đòi học làm sang” nhiều hay ít nhưng nhiều khi
chính họ có tác dụng chi phối không gian, không khí nghệ thuật. Thực tế
trong bản tính xã hội đối với nghệ thuật cho thấy: loại công chúng nào chiếm
49

lĩnh chủ yếu không gian nghệ thuật thì loại công chúng đó chi phối không khí
nghệ thuật. Vì trong thưởng thức nghệ thuật thường diễn ra hiện tượng “lây
lan cảm xúc”, nên cảm xúc của loại công chúng chiếm số đông có khả năng
hội tụ tinh thần của những đối tượng khác. Có thể loại hình nghệ thuật âm
nhạc, phim truyện được đa số công chúng lựa chọn thưởng thức, mặc dù đi
sâu vào loại hình nghệ thuật này lại có sự phân cấp các nhu cầu, nhưng có
những loại hình nghệ thuật chỉ được rất ít người quan tâm như: nghệ thuật
tuồng, hát ca trù, hát văn….
Do đó, khi nhu cầu thẩm mỹ có vai trò tạo nên tính khuynh hướng
trong thưởng thức nghệ thuật thì nó cũng có vai trò định hướng thưởng thức
nghệ thuật. Bằng cách thông qua nhu cầu để cung cấp những dữ liệu cần thiết
cho công tác nghiên cứu nghệ thuật, cho việc xây dựng những chính sách văn
hóa nghệ thuật, tạo nguồn lực để khôi phục những loại hình nghệ thuật đã mất
đi công chúng, tạo nên sự cân bằng trong nhu cầu của công chúng khi lựa
chọn các hình thức nghệ thuật để thưởng thức. Thực hiện được điều này có
nghĩa là làm tăng thêm sự phong phú của các loại hình nghệ thuật đồng thời
tạo điều kiện cho chủ thể tiếp cận được ngày càng nhiều các loại hình nghệ
thuật có chất lượng để thưởng thức.
Tuy nhiên, trong thưởng thức nghệ thuật, nhân sinh quan, trình độ tri
thức của chủ thể, sự am hiểu về nghệ thuật là những nhân tố quan trọng.
Những yếu tố này quyết định tính chất của hoạt động thưởng thức nghệ thuật.
Việc tìm kiếm và lựa chọn đối tượng nghệ thuật để thưởng thức bao giờ cũng
xuất phát từ nhu cầu của chủ thể, từ những thiếu hụt về mặt thẩm mỹ mà chủ
thể mong muốn được bù đắp. Song để thỏa mãn được nhu cầu thưởng thức
nghệ thuật, ngoài năng lực nhạy cảm của các giác quan, chủ thể còn phải có
tri thức thẩm mỹ. Tri thức là công cụ để chủ thể nhận thức giá trị nghệ thuật
của tác phẩm, đồng thời là phương tiện để thưởng thức nghệ thuật. Vì nghệ
50

thuật theo nhà văn LépTônxtôi, “là sự hoạt động có tính người, với hoạt động
đó, một con người có thể, một cách tự nguyện, thông báo cho những người
khác những xúc cảm và những tình cảm mà chính người đó đã trải qua bằng
những dấu hiệu bên ngoài.” [2, tr.174]. Chức năng của nghệ thuật là truyền
đạt thông tin, truyền đạt nhận thức thì người thưởng thức phải biết chắt lọc,
tiếp nhận có nghĩa là nhận thức lại quá trình mà nghệ sĩ đã nhận thức bằng tri
thức của mình. Do đó, hoạt động thưởng thức nghệ thuật thực chất là một hoạt
động nhận thức đặc biệt. Điều này đòi hỏi một trình độ năng lực thẩm mỹ cao
ở chủ thể. Khi trình độ năng lực thẩm mỹ còn hạn hẹp đồng nghĩa với việc
nhu cầu thưởng thức của chủ thể thu hẹp lại và không nhất thiết đòi hỏi về
mặt chất lượng của nhu cầu, thậm chí không xuất hiện nhu cầu về nghệ thuật.
Người nguyên thủy thời mông muội chưa thể rung cảm trước cái đẹp, cái
hùng vĩ của thiên nhiên vì trình độ nhận thức chưa cho phép, do đó, họ cũng
chưa có nhu cầu về mặt thẩm mỹ. Phải trên một cơ sở đời sống tinh thần nào
đó, một trình độ nào đó mới xuất hiện quan hệ thẩm mỹ giữa con người với
hiện thực. Và khi trình độ thẩm mỹ càng cao, chủ thể mới có xu hướng vươn
tới những nhu cầu cao trong nghệ thuật.
Thưởng thức nghệ thuật nông cạn hay sâu sắc, thưởng thức lệch lạc hay
đúng đắn, không thể đổ lỗi hoàn toàn cho người thưởng thức, do trình độ, hay
năng lực thẩm mỹ kém mà phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết
phải kể đến chính bản thân tác phẩm và tác giả. Có những tác phẩm không
đánh thức được người thưởng thức, không đủ sức thu hút và kéo độc giả về
phía mình, vì tác giả mới chỉ dừng lại ở những sự kiện, câu chuyện, những
cuộc đời mà không gợi ra được một vấn đề gì mới. Cho nên mới có hiện
tượng, khán giả đọc xong một cuốn sách, xem song một bộ phim vỗ tay ra về
và không có gì phải lưu luyến. Điều đó, có nghĩa là tác phẩm và tác giả không
mang được một lượng thông tin cần thiết cho người thưởng thức và người
51

thưởng thức không có cơ hội để bộc lộ năng lực của mình. Bởi, “Một khối óc
nghèo nàn của tác giả không thể trở thành cái vốn tạo nên sự giàu có trong
khối óc người thưởng thức!” [2, tr.175]. Tsécnưsépxki thường nói, một tác
phẩm nghệ thuật là một cuốn sách giáo khoa về cuộc sống. Khi tác phẩm nghệ
thuật không đạt đựơc tiêu chuẩn này nó chỉ làm mòn đi năng lực của người
thưởng thức, dập tắt nhu cầu của người thưởng thức.
Tuy nhiên, cũng có những loại tác phẩm nghệ thuật từ sáng tác đến với
người thưởng thức phải qua khâu trung gian, người biểu diễn mới trở thành
tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, như âm nhạc, múa, sân khấu…Với những
loại hình nghệ thuật này, người biểu diễn có vai trò quan trọng trong việc
chuyển tải những giá trị nghệ thuật của tác phẩm và giúp cho chủ thể thưởng
thức đúng đắn và sâu sắc hơn. Song với một tác phẩm có giá trị nhưng thông
qua người biểu diễn tồi thì chẳng khác gì bóp chết tính nghệ thuật trong tác
phẩm.
Nguyên nhân chính vẫn là người thưởng thức nghệ thuật. Nếu nghệ sĩ
sáng tác hoặc biểu diễn cần có một vốn sống phong phú, một vốn tri thức
không giới hạn để xây dựng hình tượng nghệ thuật thì đối với người thưởng
thức cũng cần phải nâng cao trình độ của nhu cầu thẩm mỹ thì mới biết “cách
nghe” để đón được “cách nói” của nghệ sĩ. Nghệ thuật nói chung và mỗi loại
hình nghệ thuật nói riêng đều có những hình thức biểu hiện riêng của nó.
Nghệ sĩ không bao giờ nói thẳng ra cái điều định nói mà phải “nói” qua hình
tượng nghệ thuật. Theo đó, người thưởng thức phải có “cách nghe” như thế
nào để đón được “cách nói” của nghệ sĩ. Nếu không có “cách nghe” thì sẽ
không hiểu, hoặc lẫn lộn, hoặc lầm lạc về “cách nói”. Không thiếu người chỉ
thấy cái vụn vặt của tác phẩm; đến nhà hát chỉ cốt để xem diễn viên; xem
tranh thì chỉ thấy mỗi bộ phận trên thân thể của nhân vật, nghe ca nhạc chỉ
thấy cái giọng hát màu mè, cái lườm nguýt mồi chài của người biễu
52

diễn…”[2, tr.177]. Cách nghe đúng hay sai, hay hay dở phụ thuộc phần lớn
vào năng lực trình độ của người thưởng thức. Cantơ nói, chỉ có thiên tài mới
hiểu được thiên tài. Mặc dù có sự cường điệu thái quá trong câu nói đó, nhưng
có hạt nhân hợp lý của nó. Chỉ có tri thức hiểu biết và một tâm hồn nhạy cảm
chủ thể mới có thể hiểu và thưởng thức được tác phẩm nghệ thuật.
Tuy nhiên, quá trình rèn giũa, học hỏi ở mỗi chủ thể là khác nhau. Với
chủ thể bình thường, quá trình nâng cao trình độ thẩm mỹ là không tự giác
xuất phát từ những nhu cầu đơn giản, thậm chí còn hời hợt. Với chủ thể có
văn hóa, quá trình này là hoàn toàn tự giác xuất phát từ nhu cầu mãnh liệt
được chiếm lĩnh cái đẹp. Với mức độ không tự giác, con người bình thường
vẫn có thể phát hiện được những phẩm chất thẩm mỹ trong thiên nhiên, trong
cuộc sống, nhưng chỉ ở giới hạn nhất định.Với giới hạn đó, chủ thể bình
thường sẽ vô cùng khó khăn thậm chí bất lực khi tiếp xúc với tác phẩm nghệ
thuật. Vì họ không hiểu nên không cảm được tác phẩm nghệ thuật, vì tri thức
hạn chế nên các giác quan tai và mắt cũng đành câm lặng và nhu cầu không
thể mở mang.Ví dụ, việc sử dụng màu sắc trong trong trang trí nội thất sẽ đạt
được tính nghệ thuật cao khi kiến trúc sư hiểu được ngôn ngữ của màu sắc, gu
sử dụng của gia chủ,.. từ đó mới có thể phối màu một cách hài hòa, hợp lý và
phát huy những tác dụng cần thiết. Ngược lại, khi không hiểu được ngôn ngữ
của màu sắc, người ta sẽ sử dụng nó theo cảm tính và sẽ gây nên những bất
hợp lý khi phối màu tổng thể vv…Hoặc khi không có điều kiện được tiếp xúc,
giao lưu văn hóa, chủ thể chỉ được nghe thường xuyên một bản nhạc, đọc
thường xuyên một cuốn sách, trong điều kiện đó, cuốn sách và bản nhạc đó sẽ
được cho là hay nhất. Nhưng khi đã được mở rộng tầm nhìn, được tiếp xúc
với nhiều loại hình âm nhạc, sách vở, khi khối óc được mở mang cũng có
nghĩa là nhận thức của chủ thể sẽ thay đổi.
53

Do đó, việc nâng cao năng lực và trình độ thẩm mỹ của chủ thể là vô
cùng cần thiết. Vì nhu cầu của con người là một quy luật tâm lý có tính năng
động. Nó bắt nhịp nhanh chóng cùng với thời đại, cùng với sự vận động và
phát triển của nghệ thuật, thậm chí nó còn đi trước hiện tại và dự báo sự phát
triển của nghệ thuật trong tương lai. Theo đó, khi chủ thể thỏa mãn được nhu
cầu này lại có xu hướng đòi hỏi nhu cầu ở mức độ cao hơn. Để đi vào thỏa
mãn những giá trị tinh thần vô tận, chủ thể phải không ngừng nâng cao năng
lực thẩm mỹ của mình bằng nhiều cách thông qua trường lớp, hoặc tự học hỏi,
tự tích lũy kinh nghiệm. Ở đây, chính nhu cầu về nghệ thuật của chủ thể là
động lực thúc đẩy họ nâng cao trình độ thưởng thức nghệ thuật.
Hơn nữa, trình độ của nhu cầu thẩm mỹ còn quy định cách thức thưởng
thức nghệ thuật ở chủ thể. Nếu mục đích của thưởng thức nghệ thuật chỉ dừng
lại ở những tình cảm thụ động, hời hợt, nông cạn bên ngoài thì sẽ không đem
lại điều gì cho cá nhân. Nhà giáo dục học A.S.Makarenko, đã cảnh báo trước
nguy cơ của vấn đề này và báo trước tính tất yếu của việc khắc phục nó trong
thực tiễn giáo dục trẻ em đang lớn. Ông viết: “Trẻ đã quen với sự thỏa mãn
thụ động. Sự thỏa mãn không vượt quá khỏi một ấn tượng thị giác mềm yếu
giản đơn, em “tò mò nhìn vào” và chỉ có thế thôi, những ấn tượng nghệ thuật
lướt qua em một cách hời hợt, không đụng chạm đến nhân cách, không gợi
lên một chút tư tưởng, không đặt ra trước các em một vấn đề nào. Lợi ích của
việc đi xem phim như vậy là hết sức ít ỏi và đôi khi lợi ích đó biến thành một
tai hại lớn”[15, tr.226].
Việc nâng cao trình độ năng lực thẩm mỹ cho chủ thể có ý nghĩa làm
thay đổi quá trình thưởng thức nghệ thuật theo cách thức thông thường. Khi
đó thưởng thức nghệ thuật đồng thời là một quá trình sáng tạo. Đây chính là
quá trình thưởng thức, tiêu dùng nghệ thuật theo ý nghĩa sâu sắc nhất. Sự sáng
tạo của người thưởng thức tác phẩm văn học là ở giao điểm của hai ngọn
54

nguồn cơ bản: nội dung của tác phẩm nghệ thuật và kinh nghiệm riêng của
người tiêu dùng tác phẩm đó. Người đọc tiến hành những việc mà nhà văn đã
làm: sáng tác, bổ sung cho văn bản, liên tưởng, phán đoán, giao tiếp, đối thoại
cùng với nhân vật, và tác giả …Tuy nhiên, quá trình sáng tạo nghệ thuật ở đây
không phải theo nghĩa, người đọc, người xem tự ý, tùy tiện thêm bớt nội dung
tác phẩm theo ý chủ quan của mình, bỏ qua nội dung khách quan của tác
phẩm [15, tr. 222-223]. Thưởng thức nghệ thuật là một quá trình sáng tạo
nghệ thuật khi nó có cơ sở từ những nhu cầu cao và lành mạnh về mặt thẩm
mỹ, từ đó giúp chủ thể thâm nhập vào ý đồ sâu xa của tác phẩm và nắm bắt
được vẻ đẹp độc đáo của tác phẩm nghệ thuật.
Khi nhu cầu thẩm mỹ của chủ thể được nâng cao sẽ dẫn dắt chủ thể tìm
đến những tác phẩm có chiều sâu về nghệ thuật để thưởng thức .
Nếu nhu cầu khao khát chiếm lĩnh cái đẹp của nghệ thuật ở chủ thể là
động lực giúp họ nâng cao trình độ và năng lực thẩm mỹ thì cũng chính nhu
cầu đó đóng vai trò dẫn dắt chủ thể tìm đến những tác phẩm nghệ thuật có giá
trị để thưởng thức. Thực tiễn đời sống nghệ thuật trong những năm gần đây
đã chứng minh sâu sắc điều này. Không phải ngẫu nhiên mà trong thời gian
qua, dư luận quan tâm nhiều đến những tác phẩm văn học: “Trên đồi cao
chăn bầy thiên sứ” tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Thuần, giải B (không có
giải A) cuộc thi “Sáng tác văn học cho tuổi trẻ”, 2002 – 2004 và mới đây là
truyện ngắn: “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư, một trong mười
truyện ngắn hay nhất của báo Văn Nghệ 2005. Bởi đó là những đại diện cho
cây bút trẻ đặc sắc về giọng điệu, dồi dào về bút lực, đặc biệt là mới mẻ trẻ
trung và khá hiện đại về phương diện cảm hứng thẩm mỹ. Đặc biệt là truyện
ngắn “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư, nhà văn trẻ của miệt đồng
Nam Bộ. Tại sao dư luận thời gian qua lại quan tâm đến hiện tượng văn học
này như vậy? Theo nhận xét của Chủ tịch Hội đồng Nhà Văn Việt Nam, Hữu
55

Thỉnh, “Với cánh đồng bất tận”, Nguyễn Ngọc Tư đã có sự bứt phá rất ngoạn
mục, tự vượt lên chính mình và tạo nên những bất ngờ thú vị cho giới nhà
văn”[25].
Thực sự truyện ngắn đã có sức lay động trái tim hàng nghìn độc giả bởi
giá trị nhân văn và chất hiện thực nghiệt ngã của tác phẩm. Người đọc phải
xót xa vì sự tan vỡ của một gia đình bé nhỏ trên cánh đồng bất tận là cuộc đời
rộng mênh mông. Cánh đồng ở đây là cuộc đời, là cõi nhân gian bất tận
những niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc hy vọng của kiếp người. Sự tan vỡ của
gia đình bé nhỏ trong tác phẩm là sản phẩm tất yếu sau sai lầm của người cha.
Hai nhân vật đứa trẻ là nạn nhân, lớn lên tự nhiên như đàn vịt, không sự quan
tâm, không sự yêu thương, trìu mến của người thân. Điều quan trọng hơn, từ
câu chuyện về gia đình, cách ứng xử của con người, tác giả đã thành công khi
miêu tả đời sống khó khăn của người dân Đồng Bằng Sông Cửu Long, đặc
biệt đã phác họa lên những mâu thuẫn và biến động xã hội ở vùng đất đó bằng
một giọng văn đẹp và lạ. Nhưng có lẽ chính vì sự thành công khi mô tả những
mâu thuẫn xã hội, tình trạng sa đọa đạo đức ở vùng được mênh danh là “thừa
gạo” ấy đã khiến nhà văn bị quy kết là phản động và bị kiểm điểm.
Thực tế hiện nay, tình trạng sa đọa đạo đức và mâu thuẫn xã hội đã
không chỉ diễn ra ở vùng ĐBSCL nói riêng mà còn xuất hiện ở nhiều vùng
quê trong cả nước là điều có thật.Văn chương phải phản ánh sâu sắc những
mâu thuẫn xã hội. Một tác phẩm văn học hay khi nó lay động được con người
trước cái ác, cái xấu và từ đó cứu rỗi cái đẹp. “Cánh đồng bất tận” đã gây
được ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người yêu văn chương bởi tác phẩm đã
hướng đến cái Chân để từ đó đi đến cái Thiện và cái Mỹ [24].
Đã lâu lắm rồi mới có được một tác phẩm văn học về đề tài nông dân
hay như vậy. Theo nhà văn Chu Lai, cốt truyện trong “Cánh đồng bất tận”
không có gì mới nhưng cái hấp dẫn bạn đọc và tạo được sức rung chuyển
56

thẩm mỹ trong lòng bạn đọc đó thứ ngôn ngữ và hơi văn lạ, cùng với dòng
chảy của chủ nghĩa nhân văn. Cái hồn khí của truyện chứng tỏ nhà văn đã rất
yêu mảnh đất con người miền Tây của mình chứ không hề có ý xúc phạm,
bóp méo sự thật [25].
Chính vì những giá trị mà tác phẩm đạt được, đã có sức hấp dẫn với
hàng ngàn độc giả trong và ngoài nước. Đặc biệt, khi nghe tin nhà văn và tác
phẩm bị đem ra kiểm điểm, phê bình, hàng ngàn độc giả đã bày tỏ những chia
sẻ và kỳ vọng vào Nguyễn Ngọc Tư trên khắp các phương tiện thông tin đại
chúng. Từ sự bất bình của độc giả cho chúng ta thấy một niềm tin lớn lao vào
những tấm lòng trong cuộc sống, tin vào sự chắp cánh của văn học, từ sự cảm
thụ đúng đắn của độc giả.
Rõ ràng, khi năng lực và trình độ thẩm mỹ của công chúng được nâng
lên, họ càng đòi hỏi cao hơn về chiều sâu trong tác phẩm nghệ thuật. Nghệ
thuật phải nói lên một vấn đề gì đấy về cuộc sống, nghệ thuật phải làm cho
chúng ta day dứt, trăn trở, đau đáu về những thân phận người, thân phận
mình…và khi làm được như thế bạn đọc sẽ tự tìm đến với nghệ thuật với tất
cả sự chân thành, họ sẽ thấy có trách nhiệm với tác giả và tác phẩm mà mình
yêu mến.
Trong hoạt động thưởng thức nghệ thuật, nhu cầu thẩm mỹ còn có vai
trò dẫn dắt chủ thể tìm được khoái cảm thẩm mỹ, khoái cảm tinh thần cao
nhất của con người. Thưởng thức nghệ thuật thực chất là quá trình chiếm lĩnh
cái đẹp, giao tiếp với cái đẹp trong tác phẩm nghệ thuật nhằm mang lại khoái
cảm thẩm mỹ. Khoái cảm thẩm mỹ là khoái cảm tinh thần, nó dựa trên nền
tảng của cái đẹp. Khoái cảm thẩm mỹ là khoái cảm vô tư, không vụ lợi. Nhu
cầu thẩm mỹ là nhu cầu giao tiếp với cái đẹp, nhu cầu tiêu dùng một cách tự
do các giá trị tinh thần. Vì vậy, nó giúp chủ thể tìm được khoái cảm thẩm mỹ
bằng cách loại bỏ yếu tố vụ lợi, thô thiển để chiếm lĩnh trọn vẹn cái đẹp.
57

Nhu cầu về khoái cảm thẩm mỹ là lý do chủ yếu cho sự tồn tại của
nghệ thuật đối với đời sống con người. Nếu đạo đức đảm nhận chức năng chế
định và đảm bảo hành vi hướng thiện của con người, thì nghệ thuật đảm bảo
niềm vui của con người trong khám phá cái đẹp. Tuy nhiên, người ta không
chỉ tìm thấy khoái cảm nghệ thuật bó hẹp trong phạm vi khám phá trực tiếp về
cái đẹp. Nghệ thuật còn có nghiệm vụ phản ánh cả những mặt trái của đời
sống, phản ánh cả bi kịch, lẫn hài kịch, nghệ thuật còn dùng nước mắt để răn
đời, dùng tiếng cười để uốn nắn cuộc sống. Khi đó, khoái cảm của nghệ thuật
chính là sự khoái trá của con người khi nhận ra chân tướng của cái xấu, mặc
dù cái xấu được che đậy rất tinh vi [27, tr.245].
Hơn nữa, trong cuộc sống xô bồ, bon chen của đời sống miếng cơm
manh áo, con người dễ sa vào thô tục, đời sống tinh thần trở nên cằn cỗi, xác
xơ. Để khắc phục những khiếm khuyết đó con người cần đến nghệ thuật như
một sự bồi đắp những yêu thương, sự dịu dàng tinh tế, sự bao dung độ
lượng…cho đời sống tinh thần.Vì vậy, khi nhu cầu thẩm mỹ dẫn dắt người ta
tìm được khoái cảm trong nghệ thuật thì đồng thời nhu cầu ấy cũng giúp họ
“thanh lọc tâm hồn”. Vì vậy, công chúng mong muốn có được những tác
phẩm nghệ thuật đi sâu vào khai thác những chiều cạnh trong nội tâm của con
người. Bởi có những điều mà ngoài đời con người không làm được, không
giải tỏa được thì nghệ thuật có thể giúp họ thực hiện được điều đấy trong tâm
hồn.
Có thể nói, nhu cầu không phải là cái “thiên phú” cho con người, nhu
cầu không nằm ngoài sự tồn tại của con người. Một mặt, con người sản sinh
ra nhu cầu, nhu cầu là sản phẩm của con người nhưng mặt khác, chính con
người cũng là sản phẩm của nhu cầu. Do đó, mỗi người đều có thể tự mình
mở rộng, nâng cao nhu cầu. Với những chủ thể có trình độ thưởng thức nghệ
thuật cao, lại được dẫn dắt bởi lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn, thường có những
58

nhu cầu cao trong nghệ thuật, về nội dung hình thức nghệ thuật về cách thức
thể hiện…Chính những nhu cầu cao cấp này lại là động lực thúc đẩy quá trình
sản nghệ thuật nghiêm túc, có chất lượng và làm lành mạnh hóa đời sống tinh
thần của con người. Ngược lại khi trình độ thưởng thức nghệ thuật còn non
kém, hời hợt, việc sản xuất nghệ thuật sẽ còn nhiều khiếm khuyến, còn nhiều
hạt sạn phục vụ cho những nhu cầu dễ dãi trong thưởng thức nghệ thuật. Đó
là cơ hội cho cái xấu, cái ác lan rộng. Đặc biệt khi xã hội càng phát triển, kéo
theo sự phát triển đa dạng của nhu cầu thì một lẽ đương nhiên, bình diện cái
xấu của nhu cầu cũng trải dài ra với nhiều sắc thái khác nhau, tinh vi hơn và
khó có thể nhận biết. Đây là những xu hướng thực tế của sự phát triển của nhu
cầu mà nó có thể xảy ra trong bất kỳ xã hội nào và cũng là vấn đề nan giải mà
xã hội ta đang phải đối mặt hiện nay. Đó là nguy cơ lan rộng của những nhu
cầu, thị hiếu không lành mạnh xa rời lý tưởng thẩm mỹ, làm băng hoại nhân
cách con người, đẩy sự xuống cấp của đạo đức xã hội.
Vì vậy, việc giáo dục lý tưởng thẩm mỹ cho thanh niên là cần thiết.
Bằng cách hướng họ tới những nhu cầu đã được xử lý thẩm mỹ, tức là những
nhu cầu lành mạnh trong điều kiện xã hội ta hiện nay và loại trừ những sản
phẩm văn hóa phi thẩm mỹ, những bản nhạc mềm yếu, vô vọng, những tác
phẩm văn học bệnh hoạn…không phải chỉ ra rằng nó xấu mà cần phổ biến
những tác phẩm có giá trị nghệ thuật. Việc loại trừ những tác phẩm không có
giá trị về mặt nghệ thuật, không có nghĩa là xóa sổ tất cả các khía cạnh tình
cảm, tư tưởng mà nó đã đề cập tới. Vấn đề là chỗ chúng ta cần khai thác
những sắc của tư tưởng, tình cảm đấy theo hướng tích cực, lành mạnh. Đồng
thời, cần phải tạo nên sự tiếp xúc thường xuyên giữa con người với nghệ thuật
lành mạnh. Sự tiếp xúc này ban đầu có thể phải ép buộc, cưỡng bức nhưng về
lâu dài sẽ trở thành nhu cầu tự giác của con người đối với nghệ thuật. Khi đã
thành nhu cầu tất yếu của con người thì chính nhu cầu này là động lực thôi
59

thúc chủ thể nâng cao trình độ năng lực thưởng thức nghệ thuật của mình.
Ngoài ra, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật còn tạo điều kiện thuận lợi cho khả
năng sáng tạo nghệ thuật. Vì một người xa lạ với cái đẹp, chưa bao giờ thử
thách trong việc chiêm ngưỡng sáng tạo cái đẹp thật khó có nhu cầu về sáng
tạo cái đẹp. Ngựơc lại, khi đựơc tiếp xúc gần gũi với cái đẹp, nhu cầu sáng tạo
nghệ thuật sẽ không ngừng được nâng lên.
2.2. Vai trò của Nhu cầu thẩm mỹ trong hoạt động đánh giá nghệ
thuật.
Đánh giá nghệ thuật là một nhu cầu có tính chất phổ biến đối với mọi
công chúng khi tham gia vào hoạt động thưởng thức nghệ thuật. Tuy nhiên,
mức độ đánh giá nghệ thuật sẽ là khác nhau phụ thuộc vào trình độ và tính
chất của nhu cầu thẩm mỹ ở chủ thể tham gia đánh giá. Có những đánh giá
nghệ thuật mang tính chuyên sâu, chuyên nghiệp nhưng cũng có những đánh
giá nghệ thuật chỉ dừng lại ở cảm tính. Không phải cá nhân nào cũng có thể
thưởng thức nghệ thuật và sau đó vạch ra được tác phẩm nghệ thuật đó hay ở
đâu, dở ở điểm nào, khắc phục ra làm sao.. Làm được công việc thẩm định
này chỉ có những nhà nghiên cứu, phê bình nghệ thuật có trình độ và năng lực
nhiều mặt, đặc biệt phải có năng lực và trình độ thẩm mỹ cao hơn rất nhiều so
với trình độ của công chúng. Hơn nữa, chủ thể đánh giá, phê bình nghệ thuật
còn phải có tình yêu nghệ thuật, lương tâm và tinh thần trách nhiệm đối với
nghệ thuật, mới có thể tham gia vào hoạt động đánh giá nghệ thuật như một
nhu cầu. Khi đó, nhu cầu thẩm mỹ của chủ thể đánh giá, phê bình có vai trò
quan trọng trong việc định hướng cho hoạt động thưởng thức và sáng tạo
nghệ thuật.
Trước hết, để xuất hiện nhu cầu đánh giá ở chủ thể, thì khách thể nghệ
thuật, tác phẩm nghệ thuật phải có khả năng khơi dậy được những rung cảm
mạnh mẽ, tác động sâu sắc trong tâm hồn của chủ thể, đánh thức lòng tin yêu
60

tràn ngập đối với con người, đối với cuộc sống. Ngay những ấn tượng ban đầu
mà tác phẩm nghệ thuật để lại trong lòng chủ thể chính là những chất xúc tác
mở đầu cho hoạt động đánh giá thẩm mỹ. Bởi vì, không thể đánh giá một tác
phẩm nghệ thuật với một tâm hồn băng giá, sự lạnh lùng và vô cảm trước cái
đẹp của nghệ thuật. Cũng không thể đánh giá một tác phẩm nghệ thuật chỉ
thuần túy là công việc của lý trí. Đánh giá nghệ thuật phải xuất phát từ nhu
cầu yêu cái đẹp, cái chân thực, từ mong muốn cho cái đúng, cái thiện được
nhân rộng. Đánh giá nghệ thuật phải là sự thống nhất giữa phương pháp phân
tích khoa học và năng lực cảm thụ trực tiếp. Như vậy, trong cấu trúc của chủ
thể đánh giá thẩm mỹ chủ thể phải hội tụ các yếu tố tiêu chuẩn, tình cảm, tri
thức về nghệ thuật, vốn kinh nghiệm sống, thị hiếu, lý tưởng thẩm mỹ, trong
đó, nhu cầu thẩm mỹ đóng một vai trò đặc biệt.
Chủ thể có khả năng hội tụ những tiêu chuẩn này đó là những nhà
nghiên cứu và phê bình nghệ thuật. Nhưng nhà phê bình đánh giá một tác
phẩm nghệ thuật ở góc độ nào, vạch ra được những giá trị gì trong tác phẩm,
làm thế nào để công chúng thưởng thức được tốt hơn và có gợi ra được cái gì
mới đối với nhà sáng tạo, lại phụ thuộc vào trình độ nhu cầu thẩm mỹ và
khuynh hướng nhu cầu thẩm mỹ của chủ thể đánh giá. Nếu trình độ nhu cầu
thẩm mỹ của chủ thể đánh giá cao và khuynh hướng của nhu cầu là lành mạnh
sẽ có tác dụng định hướng, tạo hứng thú cho chủ thể phê bình tìm đến những
tác phẩm có giá trị nghệ thuật để thưởng thức và đánh giá. Trình độ nhu cầu
thẩm mỹ và khuynh hướng nhu cầu thẩm mỹ sẽ quyết định cách thức làm việc
của chủ thể đánh giá với tác phẩm nghệ thuật. Với những tác phẩm nghệ thuật
có giá trị, nhà phê bình, đánh giá có thể làm sống dậy những giá trị nghệ thuật
của một tác phẩm tưởng chừng như đã bị bụi thời gian khép kín. Chủ thể phê
bình đánh giá có thể gạn đục khơi trong, phát hiện ra đằng sau lớp vỏ ngôn
ngữ của tác phẩm là cái đẹp, cái đúng, cũng như vạch trần cái xấu, cái ác còn
61

lẩn khuất đâu đó trong nghệ thuật và cuộc sống. Khi nhu cầu thẩm mỹ của
chủ thể càng cao, có khuynh hướng đúng đắn sẽ là cơ sở cho chủ thể đánh giá
nhận chân được giá trị nghệ thuật. Từ đó, nhà phê bình đánh giá sẽ có những
định hướng phù hợp, đúng đắn cho công chúng thưởng thức và người sáng
tạo nghệ thuật.
Trước hết đối với công chúng thưởng thức nghệ thuật. Hiện nay công
chúng ở nước ta được lựa chọn rất nhiều loại hình nghệ thuật để thưởng thức.
Nhưng để thưởng thức tốt một loại hình nghệ thuật thì công chúng rất cần
được hướng dẫn cách thức thưởng thức, cách hiểu về loại hình nghệ thuật đó,
cách tiếp cận như thế nào để khai thác được những giá trị mà nghệ thuật đó
mang lại. Nhà phê bình nghệ thuật sẽ giúp họ làm được việc này. Chẳng hạn,
công chúng, chiếm số đông là thanh niên hiện nay đều rất yêu thích nhạc trẻ.
Đây là loại hình nghệ thuật chủ yếu mà họ lựa chọn để thưởng thức. Nhưng
thực tế cho thấy, họ có thể thưởng thức loại hình nghệ thuật này khi am hiểu
về nó, hoặc vẫn tham gia thưởng thức ngay cả khi không hiểu về nó. Điều đó,
dẫn tới có nhiều loại công chúng thưởng thức. Có bộ phận công chúng yêu
thích dòng nhạc này, sùng bái một cách quá đáng các thần tượng ca sĩ mà họ
yêu mến và tiếp nhận không phân biệt hay dở những sản phẩm của dòng nhạc
này. Có bộ phận công chúng lại phủ nhận, lên tiếng chì trích…. Đó là những
thách thức cho nhà phê bình nghệ thuật. Nhiệm vụ của nhà phê bình vừa phải
đánh giá đúng, đánh giá khách quan dòng nhạc trẻ, đồng thời hướng dẫn chủ
thể cách thưởng thức, giúp họ thu được những hiệu quả nghệ thuật trong quá
trình thưởng thức.
Có thể xem đây là một cách đánh giá khách quan về dòng nhạc này.
Nhà phê bình âm nhạc Vũ Nhật Thăng cho rằng: “khỏi phải nói, bài hát nhạc
trẻ hiện nay đang rất “dương lịch”. Nó phổ thông, không cầu kỳ, chẳng mang
tính chất đăm chiêu, day dứt và luôn biết tìm cách thích ứng với thị hiếu của
62

lớp trẻ. Những người trẻ thường không ưa cái tính chậm rãi, suy tư, nắn nót
của người già, vì thế họ thường bỏ qua nhiều cái gọi là tinh tế để hô hoán ầm
ĩ những ý thích và mong muốn của mình”[56].
Ông cũng đã chỉ ra thế mạnh và điểm yếu của loại hình nghệ thuật này:
“ hiệu quả của nhạc trẻ chủ yếu được sinh ra vào lúc trình diễn trước đám
đông. Khi trình diễn cũng là lúc có thể ngẫu hứng. Ngoài ra, ánh sáng, sân
khấu, thiết bị âm thanh, y phục, tốp múa phụ họa…tất cả đóng vai trò quan
trọng góp phần vào thành công cuộc diễn. Sự giao lưu giữa người diễn và
người xem trở nên rất cần thiết, nó mang lại hiệu quả có tính chất quyết định.
Người tới dự không chỉ yên lặng ngồi nghe mà thường có nhiều hoạt động
biểu lộ sự hưởng ứng. Không chỉ là thính giả, cũng chẳng hoàn toàn là khán
giả, họ đắm mình vào cuộc vui chung, hòa cảm xúc ấy vào đám động và bị
đám đông cuốn hút. Khi thoát khỏi môi trường đó, nhạc trẻ mất đi nhiều “sức
mạnh”, giảm hẳn “ lực hấp dẫn”, do đó dễ bị mờ nhạt về mặt nghệ thuật. Từ
đó tác giả cho rằng, thưởng thức nhạc trẻ tốt nhất là tham dự trực tiếp, thứ đến
mới thông qua phương tiện nghe nhìn và cuối cùng là chỉ được nghe thấy
tiếng hát, tiếng đàn qua băng đĩa…[56].
Đối với nghệ sĩ sáng tạo, hiệu qủa của sự sáng tạo nghệ thuật như thế
nào phụ thuộc rất nhiều vào sự đánh giá của nhà phê bình nghệ thuật. Xuất
phát từ nhu cầu thẩm mỹ lành mạnh, từ nhu cầu cao về nghệ thuật, nhà phê
bình, đại diện cho công chúng yêu nghệ thuật, sẽ có những đòi hỏi khắt khe
đối với sự sáng tạo của nghệ sĩ, về nội dung và hình thức tác phẩm nghệ thuật.
Với một nhu cầu thẩm mỹ cao và lành mạnh, nhà phê bình nghệ thuật sẽ đưa
ra những định hướng phù hợp và đúng đắn cho sự sáng tạo nghệ thuật.Từ đó,
họ bắc chiếc cầu nối giữa công chúng và nghệ sĩ, là thông điệp tin tưởng trao
đổi giữa nghệ sĩ và công chúng. Mục đích cuối cùng mà nhà phê bình chân
chính làm được, là tạo nên một tiếng nói đồng thuận, sự gặp gỡ đồng điệu
63

giữa nghệ sĩ và người thưởng thức thông qua tác phẩm nghệ thuật. Đồng thời,
nhà phê bình nghệ thuật vừa góp phần tạo nên một hướng đi đúng đắn cho sự
sáng tạo nghệ thuật, vừa tạo một hướng đến lành mạnh cho người thưởng thức
nghệ thuật, trên cơ sở phù hợp với lý tưởng thẩm mỹ của dân tộc và thời đại.
Đặc biệt ở nước ta hiện nay, nhà phê bình nghệ thuật có vai trò quan
trọng trong việc xây dựng một nền nghệ thuật bền vững và hiện đại. Việc
đánh giá khách quan và chính xác thực tiễn đời sống nghệ thuật, từ đó rút ra
những lý giải, những định hướng phát triển phù hợp cho hoạt động thưởng
thức và sáng tạo nghệ thuật, là những đòi hỏi cần thiết đối với nhà phê bình
hiện nay. Trong lĩnh vực hội họa là một ví dụ. Đánh giá về họa sĩ hiện nay,
cần phải có một cách nhìn khách quan, nghiêm túc, phải chỉ ra được những
hạn chế và những thành công mà họ đã làm được. Đánh giá, phê bình không
quá cường điệu để ru ngủ họ thỏa mãn với những gì mình có, nhưng cũng
không nên nặng lời trì trích, phủ nhận sạch trơn những sản phẩm nghệ thuật
của họ. Phê bình đánh giá phải trên cơ sở nắm bắt được thực tế hoạt động của
loại hình nghệ thuật này. Phê bình đánh giá với tinh thần cầu thị, từ đó tìm ra
một hướng đi đúng đắn cho họa sĩ trẻ hiện nay, là việc làm có ý nghĩa quan
trọng.
Có thể xem đây là một cách đánh giá tương đối xác thực về thực trạng
ngành nghệ thuật này ở nước ta: Hội họa Việt Nam ở thời điểm này như trên
một con đường và đang đứng trước một ngã ba. Rẽ phải là con đường dẫn đến
những đô thị nghệ thuật, nhưng đó là một con đường dài xa lắc với không ít
những rủi ro, còn rẽ trái sẽ đến ngay một thị tứ sầm uất bán mua – “thị tứ gia
công và xuất khẩu tranh vẽ”. Đường đến đó an toàn, ngắn và ít rủi ro. Ngày
hôm nay, phần đông họa sĩ Việt Nam đã ồ ạt rẽ trái theo bản năng, họ ít cần
tiếng nói của lương tâm nghệ nghiệp vang lên từ phía bên phải. Họ có quyền
và có lý do để làm như vậy. Mặc dù họ biết đó là cái ngõ cụt của nghệ thuật,
64

không có đường ra, nhưng đó là cuộc sống. Phần đông hoạ sĩ trẻ hiện nay,
trước khi khởi hành, họ tự nhiên nhìn sang bên trái theo bản năng. Con đường
bên phải vắng bóng người đi, ai đi trên con đường đó đều đáng được tôn trọng
vì đã dám dấn thân. Nhưng chỉ một số ít hướng sang bên phải, đó là những
người mong muốn đến với nghệ thuật thật sự [40].
Về chất lượng của họa sĩ trẻ hiện nay, có rất nhiều điều đáng lo ngại.
Họ hiểu lờ mờ về lịch sử mỹ thuật, thiếu kiến thức về văn học và càng ít kiến
thức về triết học. Cuộc đời của họa sĩ thường phải trải qua 3 giai đoạn: tuổi 20
rèn luyện kỹ năng, tuổi 30 tập sáng tạo, tuổi 40 là sáng tạo (nếu như có thể).
Nhưng các họa sĩ trẻ ở Việt Nam thì phần lớn do quá sốt ruột, đã bỏ qua hầu
hết quá trình tập luyện mà chỉ muốn có ngay cái mà họ muốn. Họ rất khác
nhau nhưng lại giống nhau ở một điểm: dường như hầu hết các họa sĩ trẻ
không sao bình tĩnh được trước cám dỗ của danh vọng, tiền bạc. Hầu như ai
cũng muốn nổi tiếng và giàu có tức khắc [40].
Có thể thấy, cách đánh giá, phê bình của nhà phê bình nghệ thuật có ý
nghĩa quan trọng. Nghệ sĩ sáng tác không thể bỏ ngoài tai những đánh giá của
nhà phê bình và công chúng yêu nghệ thuật. Bởi vì sản phẩm sáng tạo nghệ
thuật của họ có trở thành hiện thực hay không, được chấp nhận hay không,
phụ thuộc phần lớn vào sự thưởng thức, đánh giá của công chúng và nhà phê
bình. Thông qua hoạt động đánh giá, phê bình, nghệ sĩ sẽ có dịp nhìn nhận lại
con đường sáng tạo nghệ thuật của mình. Tuy nhiên, việc định hướng nghệ
thuật của nhà phê bình có thỏa đáng hay không, có được nghệ sĩ chấp nhận lại
phụ thuộc sâu sắc vào năng lực của nhà phê bình, xét đến cùng, phụ thuộc vào
khuynh hướng nhu cầu thẩm mỹ và trình độ nhu cầu thẩm mỹ của chủ thể
đánh giá.Với một nhu cầu thẩm mỹ cao và lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn, nhà
phê bình nghệ thuật sẽ đánh giá đúng được khả năng của nghệ sĩ, thấu hiểu họ
và có những động viên, khuyến khích tinh thần to lớn tạo động lực mạnh mẽ
65

thúc đẩy nghệ sĩ sáng tạo ra những tác phẩm có giá trị nghệ thuật. Nhà phê
bình không chỉ đưa ra một cách nhìn thấu đáo về tác phẩm nghệ thuật, đánh
giá đúng khả năng, năng lực của nghệ sĩ sáng tác mà còn kết nối sự đối thoại
giữa công chúng và nghệ sĩ.
Đây là một đánh giá đáng chú ý của nhà nhân học xã hội người Nauy,
Anne Kristine Naess về sự phân tầng trong nghệ thuật ở Hà Nội hiện nay, sau
một thời gian dài nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc xã hội, kinh tế, chính
trị đối với đời sống của nghệ sĩ Hà Nội. Theo ông, nghệ thuật là một phương
tiện thích hợp để phân biệt các nhóm người khác nhau về nhóm xã hội chứ
không đơn thuần chỉ có vốn kinh tế như chúng ta vẫn tưởng. Một vốn kinh tế
giúp người ta có một địa vị xã hội nhất định, đặc biệt trong con mắt của
những người thấp hơn, nhưng nếu người này đồng thời có một vốn văn hóa
thấp thì kết cục chỉ bị tầng lớp thượng lưu đã ổn định hơn đánh giá là “nhóm
người giàu mới”. Chỉ có tiền hoặc vốn văn hóa cao không thôi trong hầu hết
các trường hợp, sẽ không đủ để giúp ai đó được chấp nhận đứng vào tầng lớp
trên trong xã hội [41].
Anne Kristine Naess chỉ ra rằng, công chúng nói chung, những người
thuộc tầng lớp xã hội thấp hơn không có khả năng để “hiểu” nghệ thuật hiện
đại, do đó gián tiếp chấp nhận những mẫu hình được sắp đặt bởi nhóm chiếm
ưu thế hơn…Kết quả là họ cảm thấy có khoảng cách, hoặc hoàn toàn xa lạ để
hiểu về nghệ thuật hiện đại nhưng họ lại đủ khả năng cảm nhận về một thứ
nghệ thuật mà nhóm chiếm ưu thế xem là “hời hợt”, hoặc “thô tục”[41]. Điều
đó cho thấy, những khoảng cách về nghệ thuật được tạo nên từ sự chênh lệch
về tri thức và năng lực nghệ thuật. Sự không đồng đều về trình độ nghệ thuật
của công chúng sẽ tạo nên những đánh giá khập khiễng trong nghệ thuật. Đó
là một thực tế trong nhận thức nghệ thuật.
66

Nhìn nhận, đánh giá về đời sống nghệ thuật ở Việt Nam, Anne Kristine
Naess cho rằng: rất khó khăn để một người Việt Nam đi thăm gallery, tận
dụng nhà hát opera hoặc bất cứ dịch vụ văn hóa cao cấp nào khác. Ngoài
những nhà sưu tập nghệ thuật đếm trên đầu ngón tay, dân chúng không mua
nghệ thuật nếu họ có tiền dư giả. Chỉ có khoảng 3% số các sáng tác nghệ
thuật được bán ở Việt Nam cho chính người Việt Nam. Ở Hà Nội hiện nay,
chủ yếu là các “phòng tranh du lịch”. Các phòng tranh này, chỉ bày bán tranh
có nhiều màu sắc tươi sáng, dạng thức ngây thơ và giá rẻ. Chất lượng của các
sáng tác này thường tốt song vẫn đem lại cảm nhận về hàng được sản xuất
hàng loạt và tính duy lý của sự tiêu dùng theo thời đoạn. Nghệ sĩ sáng tác đã
không nắm được, hoặc bỏ qua tâm lý của khách du lịch Hà Nội, khách du lịch
thường muốn hướng tới một sự độc đáo và riêng biệt của nơi mà họ đến. Họ
muốn treo một bức tranh, ở đó, họ sẽ tự giao tiếp đôi chút với những cuộc gặp
gỡ tình cờ các nền văn hóa độc đáo, cũng như cảm kích trước các sản phẩm
thủ công hơn là sản phẩm được sản xuất hàng loạt [41].
Trong đánh giá của Anne Kristine Naess có thể còn cực đoan khi coi
nghệ thuật như một phương tiện để phân tầng xã hội nhưng ông đã có cái nhìn
xác đáng về đời sống tâm lý nghệ thuật của chúng ta hiện nay. Dù muốn hay
không, chúng ta đang phải chấp nhận sự chênh lệch khá lớn về trình độ nghệ
thuật, sự đầu tư nghèo nàn cho nghệ thuật và tâm lý hướng đến nghệ thuật
(đặc biệt về chất lượng nghệ thuật) chưa phổ biến. Không phải chúng ta
không yêu nghệ thuật, không phải chúng ta có những rào cản trên đường đến
với nghệ thuật. Chúng ta mong muốn được thưởng thức nghệ thuật, muốn
chiếm lĩnh cái đẹp của nghệ thuật, nhưng để làm đựơc điều đó lại phụ thuộc
vào năng lực và trình độ nghệ thuật cùng với điều kiện kinh tế của bản thân
cho phép. Khi kinh tế còn eo hẹp, chúng ta chưa cho phép mua cho riêng
mình một bức tranh để nâng niu thưởng thức. Nhưng khi trình độ, năng lực
67

nghệ thuật còn hạn chế, khi chưa hiểu được ngọn nguồn các giá trị của nó, thì
làm sao có thể thấy hết được cái hay, cái dở của tác phẩm nghệ thuật. Chính
năng lực, trình độ hiểu biết về nghệ thuật cũng như điều kiện kinh tế của cá
nhân là những rào cản, những trở ngại mà họ phải đối mặt trên con đường đến
với nghệ thuật. Để khắc phục những khoảng cách trong nhận thức nghệ thuật,
để tạo nên sự thống nhất trong đánh giá nghệ thuật của toàn xã hội thì mỗi
chủ thể cần phải nâng cao tri thức và năng lực thẩm mỹ.
Tuy nhiên, đánh giá của Anne Kristine Naess cũng đưa ra lời cảnh báo
đối với nghệ sĩ sáng tác về chất lượng các sản phẩm của họ. Sáng tạo nghệ
thuật cần phải nắm bắt được tâm lý của người thưởng thức, phải hiểu được
nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ của họ. Có như vậy, nghệ thuật mới có thể hấp
dẫn được công chúng và công chúng mới có thể thưởng thức tác phẩm nghệ
thuật mà không phải tiếc nuối, xuyết xoa, giá như thế này, giá như thế khác…
Như vậy, xuất phát từ nhu cầu thẩm mỹ cao và lành mạnh, chủ thể phê
bình mới có những đánh giá khách quan về tác phẩm nghệ thuật. Việc đánh
giá khách quan các tác phẩm nghệ thuật có tầm quan trọng to lớn. Nhà phê
bình sẽ đưa công chúng đến với nghệ thuật chân chính, cỗ vũ cho cái mới
lành mạnh ra đời, xây dựng nền nghệ thuật lớn và bền vững.
Nhưng nếu xuất phát từ nhu cầu thấp và tầm thường nhà phê bình lái
nghệ thuật sang một hướng khác. Khi đó hoạt động đánh giá phê bình mang
tính cá nhân chủ quan, phục vụ cho những mục đích cá nhân hẹp hòi, khuyến
khích việc tiêu dùng và sản xuất hàng loạt các sản phẩm phi nghệ thuật. Nếu
nhà phê bình xuất phát từ những động cơ vụ lợi, vì tiền bạc, vì danh vọng để
lăng xê người này, nhục mạ người khác sẽ làm cho đời sống nghệ thuật thêm
rối ren, dung túng những kẻ bất tài, bôi đen nghệ thuật. Hơn thế nữa, khi trình
độ và năng lực nghệ thuật của nhà phê bình còn hạn chế, họ sẽ không có khả
68

năng làm sống dậy những giá trị nghệ thuật của tác phẩm, thậm chí có thể dập
tắt những ý tưởng sáng tạo mới vừa nhen nhóm.
Có thể thấy, nghệ thuật là một địa hạt vô cùng phức tạp mà trong đó
không phải định hướng nào cũng rạch ròi. Song cũng chính sự phong phú, đa
dạng này đã đẩy cái khó khăn sang các nhà phê bình. Trong khi chủ thể sáng
tạo cần trí tuệ tài năng, cảm hứng mạnh…để cho ra đời những tác phẩm nghệ
thuật thì chủ thể định hướng cần phải có cảm hứng, trí tuệ, sự hiểu biết sâu
rộng trên nền văn hóa chung cùng với một con mắt tinh đời để nâng đỡ những
tài năng mới xuất hiện. Một nhà phê bình âm nhạc sẽ đứng ngoài cuộc nếu
anh ta không có kiến thức về âm nhạc, không được học nhạc lý, thì làm sao có
thể đọc được bản nhạc nói gì đến hòa âm, hay phối khí, giao hưởng hay hợp
xướng. Tuy nhiên, không thể đòi hỏi nhà phê bình âm nhạc phải là một nhạc
sĩ những phải có một vốn hiểu biết cần thiết về âm nhạc thì mới có thể làm
được công việc này. Do đó, việc trang bị kiến thức toàn diện, đặc biệt là kiến
thức về triết học và mỹ học là điều cần thiết đối với nhà phê bình nghệ thuật.
Hơn nữa, đối với nhà phê bình nghệ thuật ngoài năng lực, trình độ thẩm mỹ
còn có sự dũng cảm, để bảo vệ cho cái đẹp cái đúng và lên án cái xấu, cái ác.
Nhìn nhận về đời sống văn học nghệ thuật nước ta thời gian gần đây,
hoạt động đánh giá, phê bình có phần im ắng. Tại sao có hiện tượng này? Phải
chăng chúng ta không có những tác phẩm nghệ thuật hay, đáng để các nhà
phê bình quan tâm và dư luận lên tiếng hay các nhà phê bình không dám dấn
thân, sợ phải đụng chạm, làm mất lòng người này, người khác? Trong khi đó,
đời sống nghệ thuật ở nước ta hiện nay có rất nhiều vấn đề đáng nói. Việc
xuất hiện ngày càng nhiều những sáng tác mới chiều theo thị hiếu và nhu cầu
tầm thường, dễ dãi của công chúng. Sự chệch hướng về tư tưởng, đạo đức, lối
sống của một bộ phận thanh niên. Đặc biệt mới đây nhất là những tác phẩm
của thế hệ 8X, cuốn thơ “Dự báo phi thời tiết” của nhóm “Ngựa Trời” thuộc
69

thế hệ 8X ở Sài Gòn và cuốn “Truyện ngắn 8X”, độc giả đang xôn xao, bàng
hoàng về tính phi thơ, phi nhận thức, phản cảm và phi thẩm mỹ của những
cuốn sách này…Bên cạnh những mảng tối của đời sống nghệ thuật, phải kể
đến sự nỗ lực hết mình của không ít nghệ sĩ, đang miệt mài, tìm kiếm một
hướng đi mới cho nghệ thuật, thông qua những tác phẩm mới. Họ hy vọng
đem đến cho công chúng yêu nghệ thuật những món ăn tinh thần mới, làm
giàu có hơn đời sống tinh thần của cộng đồng. Xu hướng lớp trẻ quay về với
dòng nhạc trong nước sau một thời gian sính nhạc ngoại. Tâm lý đợi chờ
những bộ phim truyền hình trong chương trình văn nghệ chủ nhật của phần
lớn công chúng… Thực tiễn đó, rất cần tiếng nói của nhà phê bình nghệ thuật,
để góp phần xây dựng nền nghệ thuật nước nhà được phát triển đúng hướng
và bền vững.
Như vậy, nhu cầu thẩm mỹ của nhóm chủ thể nghiên cứu, phê bình có
vai trò quan trọng trong hoạt động đánh giá nghệ thuật. Đây là nhóm chủ thể
có tiếng nói quan trọng nhất trong đánh giá nghệ thuật. Để tiến hành hoạt
động phê bình, đánh giá, trước hết, họ phải được thỏa mãn nhu cầu về cái đẹp
trong cuộc sống và nghệ thuật. Việc thỏa mãn nhu cầu này là động lực giúp
họ tiến sâu vào khai thác tác phẩm nghệ thuật, nghiên cứu thông tin, phê bình,
đánh giá tác phẩm nghệ thuật, nhận chân được giá trị nghệ thuật. Cuối cùng,
chủ thể phê bình đưa ra các chỉ số, thông số các giá trị thẩm mỹ, dự báo chính
xác nhu cầu về nghệ thuật của công chúng, định hướng sự vận động phát triển
của đời sống thẩm mỹ. Họ sẽ bật tín hiệu cho các nhà sản xuất nghệ thuật biết
nhu cầu, thị hiếu về nghệ thuật của công chúng đang được đòi hỏi như thế nào
và hướng dẫn quá trình sáng tạo nghệ thuật theo hướng tích cực.
Tham gia vào hoạt động phê bình, đánh giá, ngoài những nhà nghiên
cứu, phê bình, còn có lực lượng đông đảo công chúng. Mục đích chủ yếu của
công chúng khi đến với nghệ thuật là thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ, thưởng
70

thức, tiêu dùng các giá trị nghệ thuật. Song, họ cũng tham gia vào hoạt động
đánh giá nghệ thuật ở những mức độ khác nhau tùy theo trình độ và khuynh
hướng nhu cầu thẩm mỹ. Trình độ nhu cầu và khuynh hướng nhu cầu thẩm
mỹ của công chúng có tác động sâu sắc đến hoạt động phê bình đánh giá. Do
trình độ nhu cầu thẩm mỹ và khuynh hướng nhu cầu thẩm mỹ ở công chúng
không đồng đều, rất khác biệt, theo đó, những đánh giá thẩm mỹ của họ
không đồng nhất, thậm chí khập khiễng và mâu thuẫn. Đối tượng công chúng
có trình độ nhu cầu thẩm mỹ cao và lành mạnh, họ có thể nhận chân được giá
trị của tác phẩm nghệ thuật, ủng hộ cho những ý tưởng mới lành mạnh, tạo cơ
hội cho cái mới trở nên phổ biến. Khi đó, lực lượng công chúng này sẽ là
động lực mạnh mẽ thúc đẩy quá trình sản xuất nghệ thuật hướng tới chất
lượng và chiều sâu của nhu cầu.
Ngược lại, với những công chúng có năng lực và trình độ nhu cầu thẩm
mỹ trung bình, họ cũng tham gia vào đánh giá tác phẩm nghệ thuật. Tuy
nhiên, những đánh giá của họ chỉ dừng lại ở phán đoán thông thường, mang
tính trực giác: đẹp hay không đẹp, hay hoặc không hay. Những đánh giá thẩm
mỹ của họ thường thiếu tính lý luận, phụ thuộc nhiều vào cảm tính, vì vậy
không chính xác và khoa học. Song mức độ của đánh giá thẩm mỹ sẽ sai lệch
nhiều hơn, tác động tiêu cực đến đời sống nghệ thuật nhiều hơn, nếu chủ thể
đánh giá nghèo nàn về tri thức, lại xuất phát từ nhu cầu phản thẩm mỹ, phi
nghệ thuật. Họ sẽ đưa ra những đánh giá bữa bãi khi có cơ hội. Họ sẽ đánh giá
mặc dù không biết, không hiểu gì về điều đó. Tâm lý con người thường thích
đánh giá người khác mà không nghĩ đến trách nhiệm và thường đánh giá
người khác một cách quá dễ dàng. Vì thế, với những sản phẩm nghệ thuật mà
nghệ sĩ đã vất vả mới có thể làm ra nó, đừng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi đánh
giá của những người khác. Nghệ sĩ chân chính hãy tự đánh giá mình trước khi
71

ra công chúng và cũng đừng bao giờ đánh giá người khác một cách quá dễ
dàng.
Như vậy, để có những đánh giá khách quan, khoa học chủ thể phải có
nhu cầu thẩm mỹ cao và lành mạnh. Trên thực tế không ít các trường hợp có
tác phẩm ra đời chỉ nhằm phục vụ cho một bộ phận công chúng ngưỡng mộ,
một sở thích tức thời. Cho nên, không thể xuất phát từ số đông, từ nhu cầu ảo
để đánh giá một tác phẩm này có giá trị hay không có giá trị. Chủ thể cần thiết
phải trang bị tri thức thẩm mỹ và rèn luyện thường xuyên năng lực thẩm mỹ
để tham gia vào quá trình đánh giá thẩm mỹ. Chỉ như vậy mới có thể tạo nên
tính thống nhất trong đánh giá thẩm mỹ của toàn xã hội và tính thống nhất của
toàn xã hội trong giáo dục thẩm mỹ.
Mặc dù, đánh giá thẩm mỹ thông thường do cá thể phát biểu ra, nhưng
nó được chi phối bởi điều kiện xã hội, giai cấp. Đánh giá thẩm mỹ đó được xã
hội thừa nhận khi nó phù hợp với lợi ích chính trị và lý tưởng thẩm mỹ của
giai cấp. Trong trường hợp ngược lại, các đánh giá thẩm mỹ không chỉ của
những người đánh giá bình thường mà cả những người nổi tiếng cũng bị bác
bỏ như những phán đoán sai lầm. Để đánh giá thẩm mỹ có tính thuyết phục
cao và được xã hội chấp nhận, cần phải có sự thống nhất và phù hợp giữa nhu
cầu thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ trong bản thân chủ thể đánh giá.
2.3. Vai trò của Nhu cầu thẩm mỹ trong hoạt động sáng tạo nghệ
thuật
Một vấn đề đặt ra là, cái gì quy định nhu cầu sáng tạo nghệ thuật của
con người? Phải chăng, nghệ sĩ sáng tạo chỉ nhằm được người ta đánh giá,
được nổi tiếng và được khen ngợi?
Để làm rõ vấn đề này, phải làm rõ động cơ sáng tạo của khoa học.
Động cơ sáng tạo của các nhà khoa học đứng đầu là do nhu cầu về sự sáng tạo
và sự say mê. Đó là nguyện vọng tìm ra giải pháp cho những vấn đề rất quan
72

trọng về mặt thực tiễn đối với xã hội. Chính vì những phát minh, những vấn
đề đó mà các nhà bác học buộc mình phải chịu đựng sự lao động căng thẳng,
nặng nề, những tìm kiếm vô hạn và đau đớn. Cuối cùng khi kết quả công việc
nghiên cứu đạt được, đem lại niềm vui to lớn cho các nhà khoa học. Sau nữa,
phải kể đến những động cơ về đạo đức, động cơ uy tín, động cơ vật
chất…[15, tr.206].
Sáng tạo nghệ thuật khác với sáng tạo khoa học đó là cuộc sống không
phải ở phạm vi lý thuyết và ở những tính toán lôgich mà ở chính những hình
thức của cuộc sống. LépTônxtôi đã xác định nhu cầu sáng tác nghệ thuật của
mình “nói lên cái tôi biết, cái đang thiêu đốt trái tim tôi”. Như vậy nhu cầu
sáng tạo nghệ thuật xuất phát từ tình yêu cuộc sống, sự trăn trở về cuộc sống,
từ khát vọng chiếm lĩnh cuộc sống, đào sâu và cải tạo nó. Ở đây, cũng cần chú
ý đến quan điểm của Hêghen về sự sáng tạo của nhà thơ: nhà thơ phải thu hút
vào “trong” “cái tôi” nội tại của mình toàn bộ chiều rộng của vũ trụ và các
hiện tượng của nó, cảm nhận nó, xuyên thấu nó [15, tr. 208].
Như vậy, động cơ kích thích sự sáng tạo nghệ thuật là động cơ “sáng
tác” tức là (cái hiện đang xảy ra) chứ không phải là động cơ “thành đạt” (cái
sẽ xảy ra). Động cơ kích thích sự sáng tạo nghệ thuật chính là quá trình sáng
tạo. Sáng tạo nghệ thuật không phụ thuộc vào bút pháp, không phụ thuộc vào
mục đích của tác phẩm hoàn thiện sẽ đem lại món lợi nhuận bao nhiêu, nghệ
sĩ sẽ được nổi tiếng như thế nào. Trong nghệ thuật, quá trình sáng tạo đôi khi
còn quan trọng hơn kết quả của sự sáng tạo. Sự sáng tạo nghệ thuật được quy
định bởi chính tính tích cực của quá trình sáng tạo. Một quá trình sáng tạo
nghiêm túc và tích cực sẽ đem lại một sản phẩm nghệ thuật có giá trị.
Như vậy, nhu cầu sáng tạo nghệ thuật phải dựa vào những động cơ kích
thích, đó là bản thân quá trình sáng tác nhằm xuyên thấu được những hình
thức sinh động của cuộc sống. Nếu không có những động cơ này thì không
73

xuất hiện nhu cầu sáng tạo nghệ thuật. Sự sáng tạo nghệ thuật là biểu hiện độc
đáo nhu cầu thẩm mỹ của con người. Khi sáng tạo nghệ thuật trở thành nhu
cầu tự nhiên của con người thì chính nhu cầu này là động lực thúc đẩy sự
sáng tạo ra cái mới trong nghệ thuật.
Một yêu cầu hết sức chính đáng của người thưởng thức và người sáng
tạo nghệ thuật là cái mới. Sẽ là nhạt nhẽo vô cùng nếu nghệ thuật giậm chân
một chỗ, không có sự biến đổi về nội dung và hình thức. Sự rập khuôn của cái
cũ dù có điêu luyện như thế nào đi chăng nữa cũng không thể tạo nên cái mới,
không thể đem lại vinh quang cho người làm công việc đó dù anh ta phải bỏ
ra nhiều công sức khó nhọc. Lịch sử phát triển nghệ thuật luôn là quá trình
tìm tòi và sáng tạo cái mới. Cái mới là sức sống của nghệ thuật. Một nền nghệ
thuật không sáng tạo ra được những cái mới thì là một nền nghệ thuật không
có sinh khí, một nền nghệ thuật chết [4, tr.151].
Chính bản tính năng động của nhu cầu thẩm mỹ là động lực tích cực
tạo nên cái mới trong nghệ thuật. Nếu không có sự thúc đẩy mạnh mẽ của nhu
cầu này, nếu không có những đòi hỏi gắt gao, bức xúc của công chúng và bản
thân nghệ sĩ về những thiếu hụt thẩm mỹ, thì cái mới trong nghệ thuật khó có
thể xuất hiện. Nhu cầu thẩm mỹ là chất xúc tác mạnh mẽ tạo nên cái mới
trong nghệ thuật. Nhưng, thế nào là cái mới trong nghệ thuật, lại là một vấn
đề rắc rối.
Chúng ta đang sống trong thời đại toàn cầu hoá. Cuộc cách mạng này
đã tạo nên những biến đổi to lớn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo
đó, từ cách tiếp cận, cách nhìn nhận, cách lý giải đến những phương tiện biểu
hiện của nghệ thuật đều có những nét mới nhằm phản ánh đời sống hiện thực
mới của thế giới. Cùng với sự vận động của đời sống hiện đại, nghệ thuật
đang đi tìm một tiếng nói mới, bao gồm cả nội dung và hình thức nghệ thuật,
74

chứ không phải đơn thuần là sự thay đổi về hình thức, mặc dù cái mới bao giờ
cũng dễ nhận ra ở hình thức.
Tuy nhiên, có nhiều loại cái mới trong nghệ thuật. Cái mới tiến bộ bao
giờ cũng được tạo nên từ nhu cầu thẩm mỹ lành mạnh. Ở đó, nghệ thuật đang
cố gắng trả lời những câu hỏi về số phận con người, loài người trong một thời
đại lịch sử đầy những triển vọng về sự giải phóng con người nhưng cũng đầy
nguy cơ đe dọa sự tồn tại của con người. Tiếng nói mới của nghệ thuật đang
cố gắng khẳng định vai trò to lớn của nghệ thuật, trên con đường tạo dựng
một xã hội vận động và phát triển theo “quy luật của cái đẹp”.
Cái mới lành mạnh trong nghệ thuật không thể được quan niệm một
cách nào khác, ngoài những yêu cầu đó. Cái mới của nghệ thuật gắn liền với
việc hình thành những con người mới hiểu theo nghĩa rộng nhất. Những con
người có tài năng và đức độ, biết yêu cái đẹp và dám đấu tranh để bảo vệ cho
cái đúng, cái thiện. Xuất phát từ nhu cầu thẩm mỹ lành mạnh, nghệ sĩ sẽ tạo
điều kiện cho cái mới tiến bộ được nhân rộng, phổ biến. Khi đó, chúng ta cần
nghiên cứu một cách nghiêm túc cái mới để có những kết luận đúng, có lợi
cho sự phát triển nghệ thuật.
Sự xuất hiện của nhiều loại hình nghệ thuật mới ở nước ta hiện nay
đều có lý do của nó. Nghệ thuật sắp đặt (installation art), nghệ thuật trình diễn
(performance art), video art, computer art, khái niệm (conceptual art)…và vô
vàn những loại hình mới được chia nhỏ và sinh ra hàng ngày (tạm gọi chung
tất cả là nghệ thuật mới). Việc xuất hiện nhiều loại hình nghệ thuật mới cho
thấy, nhu cầu về nghệ thuật hiện nay của công chúng không thể bó hẹp trong
một phạm vi nhất định, mà phải được mở rộng, đa dạng hơn, những đòi hỏi về
nghệ thuật càng cao hơn, khắt khe hơn. Điều đó, cũng cho thấy sự thay đổi
sâu sắc trong cách nhìn nhận, quan niệm về nghệ thuật. Nghệ thuật không còn
mang vẻ đẹp nuột nà, không còn chỉ giản đơn là một bức tranh đẹp. Nghệ
75

thuật cần phải khốc liệt như cuộc sống, và bản chất của nghệ thuật là phải tìm
ra cái mới. “Các loại hình nghệ thuật mới đã hấp dẫn nghệ sĩ trẻ Việt Nam bởi
nó vẫn là nghệ thuật thị giác, nhưng người ta xem nó với một thân thể được
đánh thức đầy đủ ngũ giác và với những suy nghĩ không có quyền lười nhác.
Các tác phẩm sắp đặt xâm chiếm người ta bằng không gian, hoặc quyến rũ,
hoặc đẩy họ ra khỏi không gian đó …đấy là những tính cách của nghệ thuật
mới” [7]. Vì những tính cách này, nghệ thuật mới đã có sức hấp dẫn đối với
công chúng, đặc biệt, đối với những nghệ sĩ trẻ.. Chính nhu cầu thẩm mỹ, của
công chúng, của nghệ sĩ muốn được cách tân trong nghệ thuật, muốn được
thưởng thức những món ăn tinh thần mới là động lực thúc đẩy sự sáng tạo
nghệ thuật, thúc đẩy việc tìm kiếm những cái mới trong nghệ thuật.
Không nên cho rằng, tất cả những loại hình nghệ thuật phương tây du
nhập vào Việt Nam vì là nghệ thuật tư sản, nên cần phải lên án, bác bỏ nó.
Nếu chúng ta có cái nhìn hẹp hòi, biệt phái, đặc biệt trong quá trình toàn cầu
hóa văn hóa hiện nay, thì không thể lĩnh hội được những tri thức mới, cũng
như không thể tạo nên cái mới tiến bộ trong nghệ thuật.
Cùng với sự xuất hiện cái mới tiến bộ trong nghệ thuật thì cũng đồng
xuất hiện những cái mới lai căng, cái mới kệch cỡm có cơ sở từ những nhu
cầu lệch lạc, phi thẩm mỹ. Khi đó, cái mới này trở nên nguy hiểm với xã hội
vì nó đẩy con người tới những ngõ cụt, sống không mục đích, không ngày
mai, chà đạp lên những giá trị đạo đức, thẩm mỹ cao đẹp.
Cái mới tiến bộ xuất phát từ nhu cầu thẩm mỹ lành mạnh bao giờ cũng
có tính chất kế thừa. Mọi công trình nghệ thuật chân chính đều không đoạn
tuyệt với “con đường lớn” của nghệ thuật trong quá khứ. Nghệ thuật luôn là
một sự kế thừa, nhưng đó là một sự kế thừa biện chứng, nghĩa là có phủ định.
Nhưng phủ định không thể đoạn tuyệt với những di sản quá khứ, nhất là
những di sản đã được thừa nhận là những bước tiến lớn trong sự phát triển
76

của nghệ thuật. TS. Eliot (1888- 1965), nhà thơ Anh – Mỹ, nhà phê bình văn
học, trong tiểu luận “Truyền thống và tài năng cá nhân”, cho rằng: mọi trải
nghiệm riêng biệt của cá nhân chỉ có sự đầy đủ và ý nghĩa chung khi nó thể
hiện được những “ý nghĩa siêu cá nhân” bắt rễ từ truyền thống và khi lãng
quên truyền thống, khi đặt tác giả vào sự “tự thể hiện” thuần túy thì sẽ chỉ tạo
ra được sự độc đáo cằn cỗi, vô sinh không chỉ đối với sáng tạo mà cả đối với
nghệ thuật nói chung [13].
Theo tác giả Đỗ Lai Thúy, quan điểm của TS. Eliot không có gì mâu
thuẫn với quan niệm chung về quan hệ giữa truyền thống và tài năng cá nhân.
Theo ông, truyền thống là ngôn ngữ, phong tục tập quán, luật lệ, lối
sống…mà mỗi cá nhân tiếp thu được qua con đường tập nhiễm, hoặc giáo
dục, hoặc qua di truyền văn hóa thông qua vô thức tập thể tồn tại trong đời
sống nhân loại, đời sống tộc người và mỗi cá nhân. Văn hóa truyền thống quy
định con người, tạo ra những khuôn mẫu tư tưởng, khuôn mẫu ứng xử, thậm
chí cả khuôn mẫu tình cảm…Từ đó, ông cho rằng, truyền thống là một thứ
cây cao bóng cả, có thể bóp ngẹt, hoặc cớm bóng đối với cá nhân sáng tạo. Vì
thế những kiệt xuất nghệ sĩ bao giờ cũng là người vừa nắm vững truyền
thống, vừa phải phá vỡ truyền thống. Nhà thơ Lê Đạt cũng đồng tình với quan
điểm này, theo ông: truyền thống là ga đi chứ không phải ga đến [13].
Dù có cách lập luận khác nhau, nhưng các học giả đều cho rằng, sáng
tạo nghệ thuật phải dựa trên cơ sở vững chắc của nó là truyền thống. Tài năng
không thể được tạo nên một cách lơ lửng trong hiện tại và tương lai nếu
không có cơ sở từ một nền móng là truyền thống. Thiên tài phải đứng trên đôi
vai của truyền thống để bước những bước đi dài trong hiện tại và tương lai.
Nghệ sĩ sáng tạo ra cái mới, nhưng cái mới đó là sự kế thừa tất cả những giá
trị tích cực của cái cũ. Họa sĩ, có thể vẽ không theo luật phối cảnh cổ điển, có
thể phá vỡ những công thức hình họa cũ…Nhưng không thể không biết đến
77

những thứ đó, không thể không đạt tới những “phép tắc” cổ điển ấy trước khi
muốn vượt lên v.v.
Cái mới tiến bộ trong nghệ thuật được tạo nên từ nhu cầu thẩm mỹ cao
và lành mạnh, bao giờ cũng bám lấy những yêu cầu của cuộc sống trong
những thời gian và không gian nhất định. Có thể đáp ứng yêu cầu của cuộc
sống bằng nhiều cách, trực tiếp hoặc gián tiếp, bằng những mô tả cụ thể hay
trừu tượng, bằng những phương tiện nghệ thuật mới hay cũ… nhưng xa rời
những yêu cầu của cuộc sống thì nghệ thuật chỉ còn là một thứ đồ chơi vương
giả, thiếu sinh khí. Trong văn học nghệ thuật, trong hội họa…nghệ sĩ không
thể nhân danh cái mới để từ chối những yêu cầu của cuộc sống.
Quy luật tâm lý của nhu cầu thẩm mỹ cho thấy, khi có đối tượng thỏa
mãn rồi thì nó nhanh chóng bị bão hòa. Nhưng không có nghĩa là hành động
con người dừng lại. Khi thỏa mãn nhu cầu về cái đẹp này con người lại xuất
hiện nhu cầu về cái đẹp khác, đòi hỏi phải cao hơn, chất lượng hơn. Do đó,
con người luôn luôn có nhu cầu tìm kiếm những đối tượng thẩm mỹ mới để
thỏa mãn. Vì nhu cầu thẩm mỹ là vô tận, nên nhu cầu này có khả năng kích
thích thường xuyên, thúc đẩy nghệ sĩ tìm kiếm những cái mới trong nghệ
thuật.
Tuy nhiên, cái mới ra đời và tồn tại không phải là một vật tự thân. Cái
mới đem lại sức sống cho nghệ thuật nhưng nghệ thuật không tồn tại vì cái
mới. Chủ nghĩa cái mới coi nghệ thuật là phương tiện để đạt tới cái mới, còn
nghệ thuật chân chính coi cái mới là phương tiện để đạt tới một nền nghệ
thuật đáp ứng với những yêu cầu của cuộc sống. Chúng ta trân trọng mọi cái
mới chỉ vì nếu thiếu nó, nghệ thuật sẽ giẫm chân một chỗ và sẽ không đáp
ứng được yêu cầu cuộc sống. Nhưng chúng ta kiên quyết bác bỏ cái mới chỉ
vì cái mới.
78

Trong cuộc sống và trong nghệ thuật, mọi cái mới đều không tồn tại
vĩnh cửu, nếu bám lấy cái mới làm cứu cánh là một điều vô nghĩa. Cái mới
hôm nay tưởng là mới ngày mai sẽ trở thành cái cũ. Nghệ sĩ không thể khư
khư bám lấy cái mới của mình để rồi cũng lại thành một thứ đồ cũ. Hiện nay,
nhiều “cái mới” xuất hiện ở nước ta lại là sự sao chép vụng về, ở trình độ
thấp, những “cái mới” của phương Tây. “Cái mới” này là sản phẩm của
những “tài năng” non yểu, muốn xông vào cái mới nhưng không đủ kiên
nhẫn, không đủ trách nhiệm với nghệ thuật, không đủ chiều sâu tư tưởng về
cuộc sống. Cái mới này có cơ sở từ những nhu cầu tầm thường, bệnh hoạn
cho nên nó trở thành lai căng, lố bịch. “Cái mới” có thể hấp dẫn người ta một
khoảnh khắc nào đó rồi tàn lụi rất nhanh. Đó là những cái mới mà ngay từ đầu
đã cũ rồi. Nhưng đối với nghệ sĩ sáng tạo luôn biết tìm tòi, phát hiện trong
chiều sâu lịch sử những tinh hoa của dân tộc để tạo nên cái mới trong hiện tại,
thì cái mới đó là đáng quý, đáng trân trọng. Chính nhu cầu cao và lành mạnh
về cái đẹp đã kích thích những tìm tòi, những dấn thân trên con đường nghệ
thuật gian nan và thử thách nhưng cũng đầy vinh quang. Những sản phẩm
nghệ thuật đó, mặc dù cũ nhưng lại luôn luôn mới.
Như vậy, những thiếu hụt về mặt thẩm mỹ, những đòi hỏi được tiêu
dùng những sản phẩm nghệ thuật có giá trị của công chúng và bản thân nghệ
sĩ là động lực mạnh mẽ cho cái mới tiến bộ ra đời. Sự xuất hiện và tiêu dùng
cái mới vừa mang lại những lợi ích tinh thần to lớn cho con người vừa là động
lực kích thích những tiềm năng sáng tạo của nghệ sĩ. Sáng tạo nghệ thuật lành
mạnh đồng thời lại thúc đẩy nền kinh tế văn hóa xã hội phát triển theo hướng
bền vững và nhân văn. Trường hợp ngược lại, nếu tiết chế, kìm hãm sự phát
triển của nhu cầu thẩm mỹ thì sẽ trói buộc đời sống tinh thần của toàn xã hội,
tác động tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Vì vậy, việc tạo
điều kiện vật chất và sự tự do về tư tưởng, tinh thần cho nghệ sĩ sáng tác là
79

một yếu tố vô cùng quan trọng để kích thích và phát triển những nhu cầu sáng
tạo thẩm mỹ lành mạnh.
Vai trò quan trọng của nhu cầu thẩm mỹ trong sáng tác nghệ thuật còn
được thể hiện khi nó là động lực kích thích, huy động tập trung năng lực sáng
tạo của nghệ sĩ. Năng lực sáng tạo của nghệ sĩ là trí tưởng tưởng, là tình cảm,
cảm hứng sáng tác.
Trong sáng tạo nghệ thuật, trí tưởng tưởng của nghệ sĩ có ý nghĩa đặc
biệt. Tưởng tượng là khâu đầu tiên của mọi quá trình sáng tạo. Nghệ sĩ muốn
tạo ra tác phẩm nghệ thuật thì phải có sự tưởng tưởng phong phú, nếu không
có sự tưởng tượng này thì không có hình tượng nghệ thuật và nội dung tác
phẩm nghệ thuật. Nhưng nếu tưởng tượng chỉ là sự hồi tưởng lại những hình
ảnh do tri giác chúng ta thu nhận được, ý tưởng đó như thế nào thì sự hồi
tưởng cũng như thế thì không có gì là sáng tạo. Theo Chu Quang Tiềm thì đó
là sự tưởng tượng phục hồi. Tưởng tượng phục hồi chỉ tái diễn lại những kinh
nghiệm cũ trong kí ức, không thể sản sinh ra nghệ thuật [8, tr.295]. Nghệ
thuật cần có sự tưởng tượng sáng tạo. Tưởng tượng sáng tạo không phải chỉ
làm sống lại kinh nghiệm cũ mà phải bao hàm những yếu tố mới. Tưởng
tượng sáng tạo tức là dựa vào những ý tưởng mới đã có sẵn làm tài liệu, rồi
cắt xén gạt bỏ, chọn lọc tổng hợp lại thành một hình tượng mới. Vì thế tưởng
tượng sáng tạo không tản mạn mà hướng vào một chủ đề nhất định. Tưởng
tượng sáng tạo dựa vào kinh nghiệm và lý trí để nhào nặn, liên kết các biểu
tượng có sẵn theo lôgích nội tại chứ không thể tạo nên được những hình
tượng mới, độc đáo. Nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm và lý trí thôi thì Xuân Diệu
không thể tưởng tượng ra được hình ảnh: “Cành liễu đìu hiu đứng chịu tang –
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng” (đây mùa thu tới – Xuân Diệu)
Do đó, tưởng tượng sáng tạo phải dựa vào tình cảm. Khi phân tích cấu
trúc của chủ thể sáng tạo, E.Iakốplép cho rằng: nhân tố thúc đẩy sự tưởng
80

tượng sáng tạo là cảm xúc, tình cảm. Ông viết “Ở một mức độ khá lớn, sáng
tạo nghệ thuật phải dựa vào sự xúc động, tức là chấn động mà khách thể quan
niệm, mục đích tạo ra, một sự xúc động xuyên suốt mọi mặt nhân cách của
nghệ sĩ, thôi thúc trí tưởng tượng của anh ta”[46, tr.259]. Không thể có những
sáng tác nghệ thuật nếu thiếu đi sự thôi thúc mãnh liệt của tình cảm. Nghệ
thuật thực ra là một nhu cầu tình cảm. Con người bình thường cũng có những
tình cảm dạt dào nhưng không phải ai cũng trở thành nghệ sĩ. Nghệ sĩ là
người biết cách biểu hiện tình cảm của mình qua tác phẩm nghệ thuật. Nhưng
không phải nghệ sĩ nào cũng có những tình cảm như nhau về mọi đối tượng.
Nhiều nghệ sĩ có tình cảm mãnh liệt ở lĩnh vực này nhưng lại thờ ơ với những
lĩnh vực khác. Cho nên, khuynh hướng tình cảm của nghệ sĩ ảnh hưởng rất
lớn đến sự tưởng tượng sáng tạo của họ.
Nếu không có những xúc động mãnh liệt thôi thúc trí tưởng tượng thì
không thể có sáng tạo nghệ thuật. Hơn nữa, những tình cảm đó phải ăn sâu
vào tiềm thức, phải trở thành khuynh hướng tình cảm, phải trở thành nhu cầu
thường trực của chủ thể sáng tạo. Nhờ những tình cảm đã trở thành tiềm thức,
trở thành nhu cầu đó, ngày đêm ám ảnh nghệ sĩ, thúc bách họ phải nói, phải
viết mới tạo nên những hình tượng nghệ thuật độc đáo. Khi tình cảm thẩm mỹ
đã trở thành nhu cầu, nghĩa là nó có tính ổn định, thì không chỉ kích thích
mạnh mẽ đối với trí tưởng tượng sáng tạo mà còn làm cho nghệ sĩ hóa thân
vào hình tượng mà họ sáng tạo ra. Nghệ thuật là biểu hiện của tình cảm thông
qua những hình tượng. Vì vậy, nghệ thuật giúp con người tìm được sự vui
tươi, thoải mái và giải tỏa được mọi điều phiền đau, uất ức ở đời.
Chính nhu cầu thẩm mỹ là động lực chủ yếu kích thích việc tìm kiếm
đối tượng thẩm mỹ, khả năng huy động tập trung trí tưởng tượng sáng tạo và
khơi nguồn cho cảm hứng nghệ thuật. Tư tưởng nghệ thuật, khả năng tưởng
tưởng sáng tạo nghệ thuật sẽ không thể chuyển hóa vào hình tượng nghệ thuật
81

nếu không có cảm hứng. Cảm hứng là một yếu tố nội sinh tạo nên những
bước ngoặt trong sáng tạo nghệ thuật. Trong trạng thái cảm hứng, những ý
tưởng độc đáo và sống động sẽ được tuôn chảy dào dạt, nhiều khi không thể
lý giải được. Cảm hứng đó là những giây phút xuất thần trong nghệ thuật, các
tuyệt tác nghệ thuật thường ra đời trong những giây phút đó. Cảm hứng
thường xuất hiện một cách bất thình lình. Có khi trông mong, tìm mãi thì
không sao thấy nhưng khi không chờ đợi thì nó lại xuất hiện. Khi nghệ sĩ có
cảm hứng thì thường vượt hẳn khỏi năng lực bình thường, nghĩa là khi bình
thường thì không sao thực hiện được nhưng khi bắt nguồn từ cảm hứng thì
công việc sáng tác lại dễ dàng. Thường thì những công trình nghệ thuật được
khơi nguồn từ cảm hứng bao giờ nó cũng có giá trị cao hơn so với những tác
phẩm nghệ thuật do sự nắn nón của nghệ thuật tạo thành.
Tuy nhiên, theo mỹ học mác xít, cảm hứng không phải là thứ thần nhập
như các nhà duy tâm quan niệm. Cảm hứng là kết quả của quá trình nỗ lực
quan sát, tư duy cao độ của lao động nghệ thuật hăng say, từ những tình cảm
trăn trở, day dứt thậm chí dày vò của của chủ thể về những vấn đề nóng bỏng
trong cuộc sống. Cảm hứng là kết quả của sự tích lũy kinh nghiệm phong phú
mà thành. Nhà bút pháp nổi danh về chữ thảo là Trương Húc thường nói lên
kinh nghiệm của mình: Ta buổi đầu nhìn thấy quý vị công chúa đảm đang
gánh vác công việc của chồng mà sở đắc được cái ý nghĩa của bút pháp, về
sau lại thấy Công Tôn Thị múa kiếm mà sở đắc được cái thần của bút pháp [8,
tr.320]. Để có được những cảm hứng trong sáng tác nghệ thuật, theo Chu
Quang Tiềm, nghệ sĩ phải đi nhiều, phải sống, phải thưởng ngoạn các nghành
nghệ thuật khác nhau. Mây bay, gió thổi, ánh hào quang le lói, nước trôi sóng
vỗ, trăm hoa đua nở, chim chóc hót ca, cho đến những người hát rong tồi tàn
xấu xí, những tiếng khóc than thảm thiết của người khuê phụ bên mộ
chồng…Trong khi giác quan tiếp xúc với mọi vật, chúng ta thường không hay
82

biết là nó có thể phát sinh bao nhiêu ảnh hưởng trong tâm tư, thế nhưng đến
khi búng dây đàn hay cầm bút, tất cả những cảm giác ấy có thể phát hiện dưới
tay ta, trong vô hình nó sai khiến những động tác của ta [8, tr.320]. Đó chính
là cảm hứng nghệ thuật.
Nhu cầu khao khát tiềm kiếm, lĩnh hội cái đẹp vừa là động lực mạnh
mẽ cho nghệ sĩ đi tìm cảm hứng sáng tác vừa tạo nên những đam mê nghệ
thuật. Nếu cảm hứng là những giây phút xuất thần thì đam mê là sự say sưa,
thích thú kéo dài. Cảm hứng giúp cho sự nảy sinh những ý tưởng nghệ thuật
mới, còn đam mê giúp cho chủ thể hiện thực hóa ý tưởng sáng tạo thành
những tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh có giá trị. Chính những tình cảm thẩm
mỹ mạnh mẽ và lâu bền về một đối tượng, một loại hình nghệ thuật, một đề
tài nghệ thuật nào đó dần dần trở nên ổn định, thành thị hiếu, thành nhu cầu
thẩm mỹ đã thôi thúc chủ thể nảy sinh những cảm hứng và đam mê sáng tạo.
Sáng tạo nghệ thuật là một quá trình lao động công phu và nhọc nhằn. Nếu
không có những nhu cầu thẩm mỹ cao đẹp tạo động lực thì nghệ sĩ sẽ không
thể có những đam mê, không thể dấn thân để vượt qua những trở ngại về thời
gian, những gian nan trong nghệ thuật, do đó, cũng không có những tác phẩm
nghệ thuật có giá trị cho công chúng thưởng thức. Nếu không vì sự thôi thúc
của nhu cầu tìm kiếm cái đẹp, chinh phục cái đẹp và thiếu những đam mê
nghệ thuật cao độ thì Mikenlănggiơ đã không thể treo mình trên giàn cao 25
mét, ngửa mặt lên trần nhà thờ Xíttinnơ suốt bốn năm trời để hoàn thành một
tuyệt tác mà người ta gọi là “Kinh thánh của Mikenlănggiơ”, và còn biết bao
nhiêu sự trả giá, sự hy sinh cho nghệ thuật mà nghệ sĩ phải chấp nhận chỉ vì
đam mê. Chính sự đam mê nghệ thuật đã để lại cho nhân loại những công
trình nghệ thuật vô giá. Sự đam mê đó là biểu hiện của sức mạnh tình cảm,
của nhu cầu thẩm mỹ đã phát triển cao độ và mang tính tự giác.
83

Trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật, nhu cầu thẩm mỹ đóng vai trò là
nhân tố hướng dẫn sự lựa chọn: đối tượng, đề tài, chất liệu trong sáng tạo
nghệ thuật. Sự lựa chọn đề tài, chất liệu, thủ pháp… trong sáng tạo nghệ thuật
là do tình cảm hay lý trí của nghệ sĩ? Nếu chỉ là một yếu tố thì không thể
quyết định được sự chọn sáng tạo nghệ thuật. Ngoài ra, việc lựa chọn đề tài,
chất liệu … sáng tạo nghệ thuật còn phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của đối
tượng người thưởng thức nghệ thuật. Mỗi một đối tượng thưởng thức nghệ
thuật khác nhau về trình độ, lứa tuổi…có nhu cầu thưởng thức nghệ thuật
khác nhau. Nghệ sĩ cũng phải căn cứ vào nhu cầu chính đáng của các đối
tượng phù hợp để sáng tác. Cho nên sự lựa chọn trong sáng tạo nghệ thuật là
do sự chi phối của hàng loạt yếu tố: tình cảm, lý trí, lý tưởng, tài năng…của
nghệ sĩ. Chính sự tác động, phối hợp giữa các yếu tố này tạo nên nhu cầu
thẩm mỹ của nghệ sĩ, đồng thời hướng dẫn chủ thể lựa chọn khuynh hướng
sáng tạo của mình.
Bản thân, hoạt động sáng tạo nghệ thuật là biểu hiện độc đáo của nhu
cầu thẩm mỹ của nghệ sĩ. Nhu cầu tự thân của nghệ sĩ được thể hiện tư tưởng,
quan điểm lý tưởng thẩm mỹ của mình, nhu cầu tự thân của nghệ sĩ mong
muốn được giao tiếp với cuộc sống, giao tiếp với cái đẹp, với độc giả, …Sự
giao tiếp mà ở đó người nghệ sĩ cảm thấy niềm vui lớn lao, niềm hạnh phúc
chân chính. Hơn thế nữa, nhu cầu sáng tạo nghệ thuật còn có ý nghĩa rộng
lớn. Qua các nhân vật của mình, qua sự sáng tạo của mình, nghệ sĩ giao tiếp
với những người đương thời và hậu thế.
Như vậy, nhu cầu thẩm mỹ vừa là biểu hiện của hoạt động sáng tạo
nghệ thuật, vừa là cơ sở định hướng hoạt động này. Khi đó nhu cầu thẩm mỹ
có vai trò kích thích, huy động tập trung năng lực sáng tạo của nghệ sĩ.
Khuynh hướng nhu cầu và trình độ nhu cầu thẩm mỹ sẽ là yếu tố quyết định
tính chất hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Nhu cầu thẩm mỹ càng cao đẹp, kết
84

hợp với tài năng, vốn kinh nghiệm sống phong phú thì xúc cảm thẩm mỹ càng
dặt dào, trí tưởng tượng sáng tạo nghệ thuật càng độc đáo, cảm hứng và đam
mê sáng tạo càng mãnh liệt. Đó là những cơ sở quan trọng để tạo nên cái mới
lành mạnh trong nghệ thuật.
85

KẾT LUẬN

Mục đích cuối cùng trong hoạt động của con người là nhằm thỏa mãn
những nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Khi chất lượng cuộc sống ngày
càng cao đồng nghĩa với việc con người có nhu cầu hướng tới thỏa mãn theo
chiều sâu những giá trị nghệ thuật tinh thần. Là một dạng nhu cầu quan trọng
trong chủng loại nhu cầu của con người nhu cầu thẩm mỹ có những đặc trưng
khác biệt về mặt bản chất.
Thứ nhất, nhu cầu thẩm mỹ là trạng thái thiếu hụt về mặt thẩm mỹ và
những đòi hỏi được loại trừ những thiếu hụt đó. Do vậy, con người sẽ tự điều
chỉnh những trạng thái cần thiết của cơ thể bằng cách tìm đối tượng, tự kích
thích thúc đẩy hoạt động “sản xuất” và “tiêu dùng” các giá trị thẩm mỹ một
cách có hiệu quả.
Thứ hai, đối tượng tiêu dùng của nhu cầu thẩm mỹ chủ yếu là cái đẹp
trong đời sống thẩm mỹ đặc biệt là đời sống nghệ thuật. Đối tượng của nhu
cầu thẩm mỹ khác với những đối tượng vật chất thông thường. Đối tượng này
quy định phương thức sản xuất, tiêu dùng thẩm mỹ ương ứng và sinh ra chủ
thể thẩm mỹ với nhu cầu về sản phẩm đó. Phương thức sản xuất và thỏa mãn
nhu cầu thẩm mỹ phụ thuộc vào trình độ văn hoá, năng lực thẩm mỹ của chủ
thể.
Thứ ba, sự vận động và phát triển của đời sống thẩm mỹ mà biểu hiện
chủ yếu thông qua hoạt động tiêu dùng và sáng tạo các giá trịt hẩm mỹ, phụ
thuộc vào hai đặc tính quan trọng của nhu cầu thẩm mỹ: tính kích thích tính
năng động. Tính kích thích và tính năng động của nhu cầu thẩm mỹ là động
lực mạnh mẽ thúc đẩy sự chuyển biến về chất của đời sống thẩm mỹ. Theo
đó, trong mối quan hệ giữa nhu cầu xúc cảm, thị hiếu, lý tưởng thẩm, nhu cầu
thẩm mỹ được xem là yếu tố cốt lõi của ý thức thẩm mỹ, là cơ sở tâm lý của
86

các hình thức ý thức thẩm mỹ khác. Để vận động và phát triển, nhu cầu thẩm
mỹ phải gắn bó với các hình thức ý thức thẩm mỹ này để bổ sung cho sự phát
triển của mình, đồng thời là động lực kích thích sự hoạt động của các thành tố
ý thứuc thẩm mỹ này.
Sự vận động và phát triển của đời sống nghệ thuật không thể không gắn
liền với nhu cầu thẩm mỹ. Nếu không có nhu cầu thẩm mỹ thì không thể xuất
hiện các hoạt động thưởng thức, đánh giá, sáng tạo nghệ thuật. Tính chất và
trình độ của nhu cầu thẩm mỹ quy định tính chất của các hình thức hoạt động
nghệ thuật. Trong hoạt động thưởng thức nghệ thuật, nhu cầu thẩm mỹ tạo
khuynh hướng thưởng thức nghệ thuật, đồng thời tạo động lực để chủ thể
thưởng thức nâng cao năng lực và trình độ tìm đến những tác phẩm có chiều
sâu nghệ thuật để thưởng thức, nhằm đạt được khoái cảm tinh thần cao nhất.
Trong hoạt động đánh giá nghệ thuật, nhu cầu thẩm mỹ của chủ thể phê bình,
đánh giá có vai trò định hướng cho hoạt động thưởng thức và sáng tạo nghệ
thuật, đồng thời, thiết lập sự đối thoại đồng thuận giữa nghệ sĩ và công chúng.
Cuối cùng, trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật, nhu cầu thẩm mỹ là động lực
kích thích mạnh mẽ sự sáng tạo ra cái mới, mục đích cao nhất của nghệ thuật.
Có thể nói, việc thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ có ý nghĩa rất quan trọng
trong đời sống con người. Khi được thỏa mãn những đòi hỏi về cái đẹp trong
nghệ thuật, trong cuộc sống con người sẽ thấy cuộc sống đáng yêu hơn, biết
sống có mục đích, có trách nhiệm với gia đình và xã hội. Đó là một biện pháp
hiệu qủa nhằm ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực đang có nguy cơ làm băng
hoại đời sống tinh thần của con người trong xã hội ta hiện nay. Do đó, việc
nhận thức sâu sắc hơn cơ sở khoa học của nhu cầu thẩm mỹ và vai trò của nó
trong các hoạt động nghệ thuật luôn là việc làm có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn.
87

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN


ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
1. Lê Thị Hường (2002), “Mấy vấn đề về nhu cầu thẩm mỹ hiện nay”,
Tạp chí Triết học, ( 11).
2. LêThị Hường (2002), “Mấy suy nghĩ về mỹ cảm của học sinh phổ
thông trung học hiện nay. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”, trong sách
“Văn hóa với thanh niên thanh niên với văn hóa, một số vấn đề lý luận và
thực tiễn”, Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương, Hà nội.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arixtốt (1964), Nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn hoá- nghệ thuật, Hà Nội.
2. Dương Viết Á (1978), “Thưởng thức nghệ thuật”, “Thoả mãn nhu
cầu văn hoá và nâng cao thị hiếu nghệ thuật”, Nxb Văn hoá, Hà Nội.
3. Dương Viết Á (2002), “Tâm thức của thanh niên Việt Nam trong đời
sống xã hội đương đại”, “Văn hóa với thanh niên thanh niên với văn hóa, một
số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương, Hà nội.
4. Phan Kế An (1978), “Nghệ thuật và cái mới”, trong sách: “Thoả
mãn nhu cầu văn hoá và nâng cao thị hiếu nghệ thuật”, Nxb Văn hoá, Hà
Nội.
5. Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2002), “Văn hóa với thanh
niên thanh niên với văn hóa, một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Hà Nội
6. Lê Thị Kim Chi luận án (2002), Vai trò động lực của nhu cầu và
vấn đề chủ động định hướng hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức
các nhu cầu.
7. Nguyễn Quỳnh Chi (2004) “Nghệ thuật mới tồn tại như thế nào?”,
Báo tiền phong, (12).
88

8. Chu Quang Tiềm (1991), Tâm lý văn nghệ, Nxb Thành phố Hồ Chí
Minh
9. Trần Độ (chủ biên), (1987), Thoả mãn nhu cầu văn hoá và nâng cao
thị hiếu nghệ thuật, Nxb Văn hoá, Hà Nội.
10. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1997) Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ
VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
11. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001) Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ
IX, Nxb Sự thật, Hà Nội
12. Gunter Endruweit, (1999), Các lý thuyết xã hội học hiện đại, Nxb,
Thế Giới, Hà Nội.
13. TS. Eliot (2003), Truyền thống văn hóa và tài năng cá nhân, Tạp
chí Văn hóa nghệ thuật, (3).
14. I.A. Giđarian (1978), Nhu cầu thẩm mỹ, tập 1, 2, 3, Hồ Quý Truyện
dịch, Nxb Matcơva, TL 682, 683, 684, Tư liệu của Viện Triết học.
15. I.A. Giđarian (1978), Nhu cầu thẩm mỹ, tập 1, 2, 3, 4,5, Văn Bích
dịch, Nxb Matcơva. TL630, Tư liệu Viện Xã hội học.
16. Georeg Wilhelm Friedrich Hêgel (1996), Mỹ học những văn bản
chọn lọc, Nxb Khoa học xã hội và Nxb Mũi Cà Mau.
17. Denis Huisman (2001), Mỹ học, Nxb Thế giới, Hà Nội.
18. Đỗ Huy (1996) Mỹ học với tính cách là một khoa học, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Đỗ Huy, (2001), Mỹ học khoa học về các quan hệ thẩm mỹ, Nxb
khoa học xã hội, Hà Nội.
20. Đỗ Huy (1978), “Tính trực giác của thị hiếu thẩm mỹ và thị hiếu
nghệ thuật”, Thoả mãn nhu cầu văn hoá và nâng cao thị hiếu nghệ thuật, Nxb
Văn hoá, Hà Nội.
89

21. Đỗ Huy (1987) Giáo dục thẩm mỹ –một số vấn đề lý luận và thực
tiễn. Nxb Thông tin Lý luận, Hà Nội.
22. Nguyễn Văn Huyên (2001), Văn hoá thẩm mỹ và sự phát triển con
người Việt Nam trong thế kỷ mới, Viện Văn hoá và Nxb Văn hoá thông tin,
Hà Nội.
23. Nguyễn Văn Huyên (1997), Sự hình thành con người với tư cách là
chủ thể sáng tạo, Tạp chí Triết học (4).
24. Http://www.tuoitre.com.vn/4/13/2006.
25. Http://www.vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2006/04/3
26. Đỗ Văn Khang (chủ biên) (1997), Mỹ học đại cương, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
27. Đỗ Văn Khang (chủ biên) (2004), Mỹ học Mác– Lênin, Nxb Đại
học Sư Phạm, Hà Nội.
28. Đỗ Văn Khang - Đỗ Thị Minh Thảo (2001), Nghệ thuật học, Nxb
Đại học Quốc gia, Hà Nội.
29. Đặng Cảnh Khanh (2002) “Một số ý kiến về việc khắc phục hiện
tượng xa lánh của lớp trẻ với văn hóa văn nghệ dân gian truyền thống”, Văn
hóa với thanh niên thanh niên với văn hóa, một số vấn đề lý luận và thực tiễn,
Ban tư tưởng văn hóa trung ương, Hà Nội.
30. Nguyễn Phương Lan (2004), Về khái niệm đời sống văn hóa, Tạp
chí Văn hóa nghệ thuật, (12).
31. Đỗ Long (1997), Tâm lý tiêu dùng và xu hướng diễn biến, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
32. Mai Luân (1978) “Nhu cầu văn hóa và nhu cầu văn hóa hợp lý”,
Thoả mãn nhu cầu văn hoá và nâng cao thị hiếu nghệ thuật, Nxb Văn hoá, Hà
Nội.
90

33. Lý Trạch Hậu (2002), Bốn bài giảng mỹ học, Nxb Đại Học quốc gia
Hà Nội.
34. C. Mác - Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia,
Sự thật, Hà Nội.
35. C. Mác - Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia,
Sự thật, Hà nội.
36. C. Mác, Ph. Ăngghen (1993) Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc
gia, Sự thật, Hà Nội.
37 C. Mác - Ăngghen (1993) Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị Quốc gia,
Sự thật, Hà Nội.
38. C. Mác, Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị Quốc
gia, Sự thật, Hà Nội.
39. C.Mác, Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 42, Nxb Chính trị Quốc
gia, Sự thật, Hà Nội.
40. Trần Hải Minh (2003), Trước ngã ba của nghệ thuật đương đại,
Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (12).
41. Anne Kristine Naess (2002), Nghệ thuật và sự phân tầng ở Hà Nội
hôm nay, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (10).
42. Phan Ngọc (1999), Mỹ học Hêghen, tập 1 Nxb Văn học, Hà Nội.
43. Hữu Ngọc (chủ biên), (1987), Từ điển Triết học giản yếu, Nxb Đại
học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
44. Nguyễn Chương Nhiếp luận án, (2000), Thị hiếu thẩm mỹ và vai trò
của nó trong đời sống thẩm mỹ, Hà Nội.
45. M.F. Ốpxiannhicốp (Chủ biên) (2001), Mỹ học cơ bản và nâng cao,
Nxb Văn hóa Thông tin, Hà nội.
46. M.F. Ốpxiannhicốp (Chủ biên) (1987), Mỹ học Mác – Lênin, t.1,
Nxb Văn hóa, Hà Nội.
91

47. Nguyễn Văn Phúc(1996), Quan hệ giữa cái thẩm mỹ và cái đạo
đức trong cuộc sống và trong nghệ thuật, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
48. Nguyễn Văn Phúc (1992), Mấy cách tiếp cận đặc thù của nghệ
thuật, Tạp chí Triết học (4)
49. Plêkhanốp (1963), Nghệ thuật và đời sống xã hội, Nxb Văn hoá
nghệ thuật, Hà Nội.
50. N.G. Sécnưsepxki (1964), Quan hệ thẩm mỹ của nghệ thuật đối với
hiện thực, Nxb Văn hóa – nghệ thuật, Hà Nội.
51.Vũ Minh Tâm (1992), Tìm hiểu đặc trưng của ý thức thẩm mỹ, Tạp
chí Triết học, (1).
52. Vũ Minh Tâm (1993), Cái đẹp nghệ thuật và đời sống xã hội, Tạp
chí Triết học, (2).
53. Lê Hữu Tầng (chủ biên) (1997) Về động lực của sự phát triển kinh
tế xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
54. Bùi Anh Tuấn (chủ biên) (2003), Giáo trình hành vi tổ chức, Nxb
Thống Kê, Hà Nội.
55. Đào Duy Thanh luận án (1999), Vai trò của nghệ thuật trong đời
sống tinh thần, Hà Nội.
56. Vũ Nhật Thăng (2005), Mấy loại ca khúc hiện nay, Tạp chí Văn
hóa Nghệ thuật, (6).
57. Từ điển Hán Việt hiện đại (2000), Nhà xuất bản Thế giới.
58. Viện Hàn Lâm khoa học Liên Xô (1961), Nguyên lý mỹ học Mác-
Lênin, phần I, Nxb Sự thật, Hà Nội.
59. Viện Hàn Lâm khoa học Liên Xô (1962), Nguyên lý mỹ học Mác-
Lênin, phần II, Nxb Sự thật, Hà Nội
60. Nguyễn Như Ý (chủ biên) Đại Từ điển Tiếng Việt (1999), Nhà xuất
bản Văn hoá Thông tin.
92

You might also like