You are on page 1of 4

ĐỀ MINH HỌA HKI SINH 11

I.Trắc nghiệm:(4 điểm)


Câu 1: Có bao nhiêu nhận xét không đúng về hô hấp ở tế bào thực vật?
(1) Hô hấp kị khí ở tế bào gồm 3 giai đoạn: đường phân, chu trình Crep và chuỗi truyền điện tử.
(2) Khi không có O2 tế bào hô hấp kị khí, sinh ra ít ATP .
(3) Chu trình Crep tạo ra nhiều ATP nhất.
(4) Hô hấp tạo ra ATP và năng lượng.
(5) Hô hấp sáng chỉ xảy ra ở thực vật C4 và CAM.
(6) Thực vật không có cơ quan hô hấp chuyên trách.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 2: Trong quá trình hô hấp tế bào, giai đoạn tạo ra nhiều ATP nhất là
A. chu trình Crep.  B. Chuỗi truyền electron.
C.  lên men. D. đường phân.
Câu 3: Khi so sánh về quá trình quang hợp ở thực vật C3, C4 và thực vật CAM, phát biểu nào sau
đây đúng?
A. Quá trình cố định CO2 ở thực vật C4 diễn ra ở hai loại tế bào (mô giậu và bao bó mạch) còn thực vật
C3 và thực vật CAM chỉ diễn ra ở tế bào mô giậu.
B. Thực vật C3, C4 quang hợp xảy ra ban ngày còn ở thực vật CAM thì vào ban đêm.
C. Thực vật C3, C4 chỉ có một lần cố định CO2 còn thực vật CAM có 2 lần cố định CO2.
D. Quá trình cố định CO2 ở thực vật C3 diễn ra vào ban ngày còn thực vật C4 và CAM diễn ra cả ban
ngày và ban đêm.
Câu 4: Các giai đoạn phân giải hiếu khídiễn ra theo trình tự:
A. Chu trình Crep → đường phân → Chuỗi truyền electron.
B. Chu trình Crep → Chuỗi truyền electron → đường phân.
C. Đường phân → Chu trình Crep → Chuỗi truyền electron.
D. Chu trình Crep → đường phân → Chuỗi truyền electron.

Câu 5: Điểm bão hoà là thời điểm:

A. Nồng độ để cường độ quang hợp đạt tối thiểu.

B. Nồng độ để cường độ quang hợp đạt cao nhất.


C. Nồng độ để cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp.

D. Nồng độ để cường độ quang hợp đạt mức trung bình.


Câu 6: : Chu trình Crep diễn ra ở trong
A. Ti thể B. Tế bào chất. C. Lục lạp. D. Nhân.
Câu 7: Có bao nhiêu phát biểu sau là đúng khi nói về hô hấp ở thực vật.
1. Quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm diễn ra mạnh hơn ở hạt đang trong giai đoạn ngủ nghỉ.
2. Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác nhau trong cơ
thể.
3. Phân giải kị khí bao gồm chu kỳ Crep  và chuỗi chuyền electron hô hấp.
4. Ở phân giải kị khí và phân giải hiếu khí, quá trình phân giải glucozo thành axit pyruvic đều diễn ra ở
trong tế bào chất.
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 8. Điểm bù ánh sáng là:
A. Cường độ ánh sáng để cường đội quang hợp đạt cực đại.
B. Cường độ ánh sáng để cường đội quang hợp đạt cực tiểu.
C. Cường độ ánh sáng để cường đội quang hợp đạt mức trung bình.
D. Cường độ ánh sáng để cường đội quang hợp bằng cường độ hô hấp.
Câu 9: Khi nói về hô hấp ở thực vật, nhận định nào sau đây là đúng  ?
A. Hô hấp sáng làm giảm lượng sản phẩm quang hợp.
B. Thực vật có cơ rễ là quan hô hấp chuyên trách.
C. Phần năng lượng hô hấp được thải ra qua dạng nhiệt là hao phí, không cần thiết.
D. Phân giải kị khí gồm đường phân, chu trình crep và chuỗi chuyền electron.
Câu 10: Muốn bảo quản nông sản tốt cần:

A. Tăng cường hoạt động hô hấp. C.Tăng nhiệt độ môi trường.


B. Tạo nồng độ CO2 cao. D. Đảm bảo đủ nước.
Câu 11: Hô hấp ánh sáng xảy ra với sự tham gia của 3 bào quan:
A. Lục lạp, lizôxôm, ty thể. B. Lục lạp Perôxixôm, ty thể.
C. Lục lạp, bộ máy gôn gi, ty thể. D. Lục lạp, Ribôxôm, ty thể.
Câu 12: Cơ sở của sự uốn cong trong hướng tiếp xúc là:
A. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được
tiếpxúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
B. Do sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc
sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
C. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía được tiếp xúc
sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
D. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được
tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
Câu 13: Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng?
A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở.
D. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.
Câu 14: Các kiểu hướng động dương của rễ là:
A. Hướng đất, hướng nước, hướng sáng.
B. Hướng đất, hướng sáng, huớng hoá.
C. Hướng đất, hướng nước, huớng hoá.
D. Hướng sáng, hướng nước, hướng hoá.
Câu 15: Ứng động nào không theo chu kì đồng hồ sinh học?
A. Ứng động đóng mở khí khổng.
B. Ứng động quấn vòng.
C. Ứng động nở hoa.
D. Ứng động thức ngủ của lá.
Câu 16: Hướng động là:
A. Hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng.
B. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
C. Hình thức phản ứng của một bộ phận của cây truớc tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
D. Hình thức phản ứng của cây truớc tác nhân kích thích theo nhiều hướng.
II.Tự Luận: (6 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm)
Hãy xác định các nôi dung sau đúng hay sai. Nếu sai hãy sửa lại cho đúng:
a. Ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động trong đó các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan( lá,
cánh hoa….) có tốc độ sinh trưởng như nhau do tác động của các kích thích không định hướng của các
tác nhân ngoại cảnh(ánh sáng, nhiệt độ…..)
b. Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác
định
c. Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các
liên kết hóa học trong NADPH.
Câu 2: (3 điểm)
Phân biệt con đường cố định CO2 của các nhóm thực vật C3, C4 và CAM ( chất nhận CO2, sản phẩm
đầu tiên, nơi diễn ra, thời gian quang hợp).
Câu 3: (1,5 điểm) Phân biệt hướng động và ứng động ( hướng của kích thích, hướng của
phản ứng của cây, tốc độ phản ứng)

………………Hết…………

You might also like