You are on page 1of 2

Đề 1: Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật khách trong đoạn đầu của tác

phẩm
“Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu:
“Khách có kẻ……….
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu!”
Không biết tự bao giờ, sông Bạch Đằng đã đi vào thi ca như một nguồn cảm hứng vô tận. Tác phẩm
“Bạch Đằng giang” của Nguyễn Sưởng tuy ngắn nhưng thật cường tráng, hào hùng, khắc hoạ một dòng
sông son ghi dấu biết bao chiến công của lịch sử đất Việt. Cũng cùng nội dung đó nhưng Trương Hán Siêu
lại sử dụng thể phú cổ rất độc đáo trong tác phẩm mang tên “Phú sông Bạch Đằng” Bài phú được coi là
một áng văn mẫu mực của văn học trung đại, thể hiện rõ nét hào khí Đông A.
Trương Phúc Siêu tự là Thăng Phủ, người làng Phúc Thành, huyện Yên Ninh. Ông vốn là môn
khách trong nhà của Trần Hưng Đạo, làm quan bốn đời vua Trần, từng giữ chức Hàn lâm học sĩ. Trương
Hán Siêu có tính tình cương trực, học vấn uyên thâm, được các vua Trần tin cậy, nhân dân kính trọng, số
lượng tác phẩm của ông để lại không nhiều nhưng vẫn nổi bật nhất là “Phú sông Bạch Đằng”. Tác phẩm
được ra đời trong một lần ông đi dạo chơi đến sông Bạch Đằng, chưa rõ bài phú được viết năm nào, có lẽ
khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên thắng lợi. Tác phẩm được viết nhằm để
thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc, đưa ra những chân lí đúng đắn của mọi thời đại. Qua sự thân phân
của tác giả dưới hình tượng nhân vật khách, Trương Hán Siêu muốn bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc đối với
những giá trị lịch sử cao đẹp mà cụ thể là dòng sông Bạch Đằng hùng vĩ đã gắn liền với tên tuổi bao anh
hùng, với bao chiến công oanh liệt của nhân dân ta trong sự nghiệp chống xâm lăng. Tác giả khẳng định:
núi sông hiểm trở, nhiều nhân tài hào kiệt đã tạo nên truyền thống anh hùng của dân tộc, sự bền vững của
Tổ quốc muôn đời. Lòng yêu nước, niềm tự hào của dân tộc là cảm hứng chủ đạo của “Phú sông Bạch
Đằng”.
Thật bất ngờ khi ngay từ đầu bài phú, tác giả đã viết:
“Khách có kẻ:
Giương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết.
Sớm gõ thuyền chừ Nguyên, Tương,
Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt.
Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt,
Nơi có người đi, đâu mà chẳng biết.
Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều,
Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết.
Bèn giữa dòng chừ buông chèo,
Học Tử Trường chừ thú tiêu dao.”
“Khách” trong “Bạch Đằng giang phú” là nhân vật trữ tình không ai khác mà chính là Trương Hán
Siêu. “Khách” là nhân vật thường xuất hiện trong các bài phú cổ. Họ thường là người có tấm lòng thanh
cao, chí khí, tài năng và hoài bão của kẻ sĩ ở đời. Nhân vật trữ tình hiện lên với hình ảnh của một tráng chí
có tâm hồn phóng khoáng thích du ngoạn để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên. Dường như với người khách
nhàn rỗi ấy thì không gì bằng việc chơi vơi trên sóng nước, mải miết nhặt ánh trăng vàng, thả hồn với
thiên nhiên, thắng tích cùng một tâm hồn đong đầy gió trăng. Thế nhưng cái thú tiêu dao đối với người
khách không chỉ là thưởng thức vẻ đẹp đất nước mà còn nghiên cứu cảnh trí và bồi bổ trí thức. Có thể thấy
rằng, nhân vật khách mang một khát vọng lớn lao, hoài bão cháy bỏng được đi nhiều nơi, trải nhiều điều.
Tráng trí bốn phương, học vấn uyên thâm và ước vọng đó đồng thời cũng là của Trương Hán Siêu. Điều
đó được gợi lên qua loại địa danh đi bằng sách vở, trí tưởng tượng như Cửu Giang, Nguyên Tương, Vũ
Huyệt,...Nhân vật khách đã học theo Tư Mã Thiên, coi những cuộc du ngoạn như để mở mang trí thức cho
bản thân và lịch sử nước nhà. Khách không chỉ đến thăm các danh lam thắng cảnh mà còn đặt chân đến
những nơi được coi là chứng tích lịch sử để rồi được cảm nhận lịch sử trong một không gian thực tế,
khoáng đạt. Đó chính là minh chứng cho tình yêu thiên nhiên, thích du ngoạn của khách. Hơn nữa các
không gian mà nhân vật khách nhắc đến là những vùng đất rộng lớn, mênh mông, tự do và khoáng đạt
khiến họ giương buồm giong gió, lướt bể chơi trăng mải miết mà vẫn chưa thoả. Qua đây, tác giả làm nổi
bật cốt cách thanh cao của kẻ sĩ: yêu thiên nhiên, sống tự do chan hoà, coi thường địa vị tiền tài phù phiếm
của đời người.
Thế rồi cảnh ấy cũng hiện ra:
“ Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều,
Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều.
Bát ngát sóng kình muôn dặm,
Thướt tha đuôi trĩ một màu.
Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu”
Theo cánh buồm lướt nhẹ, khách từ từ đi qua từng điểm rồi đến sông Bạch Đằng. Và rồi một cảnh
tượng ngỡ ngàng hiện ra trước mắt: một khung cảnh tuyệt đẹp của mùa thu. Bút pháp miêu ta đầy lãng
mạn, một bức tranh thuỷ mặc trên dòng sông đẹp ở từng đường nét. Có cái bát ngát sóng kình muôn dặm
của một Bạch Đằng không bao giờ nghỉ ngơi, có cái thướt tha của những con thuyền như đuôi trĩ một màu
và cảnh trời, sắc nước mênh mông như hoà lẫn vào nhau của một Bạch Đằng thơ mông, hiền hoà. Phải là
một tâm hồn yêu thiên nhiên, bằng con mắt của người nghệ sĩ và cả cái cảm quan đầy chất hoạ, Trương
Hán Siêu mới vẽ được bức tranh mùa thu đẹp như vậy. Cho nên cảm xúc cứ tự nó reo vui, thích thú trong
tâm hồn của nhân vật khách. Có thể thấy, ngay từ những dòng đầu tiên của bài phú, khách đã tạo nên một
tâm thế với tráng trí bốn phương rộng lớn của một nghệ sĩ lãng mạn, phóng khoáng và một bậc nho sĩ uyên
bác.
Nhưng ngay trong khoảnh khắc hiện tại, đối diện với Bạch Đằng, cảm xúc vui tươi trước vẻ đẹp của
nó chẳng còn, bởi khung cảnh của chiến tích năm xưa giờ chỉ là:
“Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu.
Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô,
Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu.
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá,
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu !”
Bút pháp tả thực dường như đã vẽ lên một khung cảnh hoàn toàn đối lập. Khách nhìn về trận địa năm
xưa sao ảm đạm, thê lương! Những bở lau, bến lách qua hai từ láy san sát, đìu hiu mà đượm buồn. Dòng
sông cuồn cuộn sóng khí thế năm xưa giờ chỉ còn giáo gãy, xương khô mà bi thảm. Trong khung cảnh ấy,
tâm hồn của vị khách kia bỗng trùng xuống, có ánh mắt u buồn, có cái nín lặng, cúi đầu mà thương tiếc,
xót xa, ngậm ngùi. Cảm xúc thay đổi một cách nhanh chóng đầy thương cảm, bởi sức mạnh ăn mòn vạn
vật của thời gian đã làm phai mờ dấu tích anh hùng một thời. Cũng trong mạch cảm xúc đó, nhân vật
khách bâng khuâng một nỗi niềm tiếc thương, biết ơn các vị anh hùng xưa đã đem xương máu để đổi lấy
hoà bình. Đứng trước dòng chảy lịch sử, khách cất lên lời ca đầy tình nghĩa thuỷ chung uống nước nhớ
nguồn.
Lời ca của khách đã khép lại bài phú đồng thời ngợi ca hào khí anh hùng Đông A, gợi lại không khí
hào hùng của âm hưởng cuộc chiến. Qua nhân vật khách, tác giả thể hiện niềm tự hào tự tôn dân tộc rất sâu
sắc. Lời văn linh hoạt hàm súc đan xen yếu tố tự sự, biểu cảm. Vì thế tác phẩm được coi là đỉnh cao của
thể phú trong kho tàng văn học trung đại Việt Nam. Hơn thế nữa, bài phú còn gửi gắm nhiều quan niệm
nhân sinh và triết lí tích cực rất cần thiết trong cuộc sống con người. Quả là áng văn hay sáng mãi đến
muôn đời!

You might also like