You are on page 1of 4

DẠY THỰC NGHIỆM LỚP 10

TÁC GIẢ: NGUYỄN THỊ THU THUỶ


ĐT: 0963 812 565

CHỦ ĐỀ 2: GIÁO DỤC, KHOA BẢNG Ở HÀ TĨNH

I. MỤC TIÊU
Sau chủ đề này, HS:
– Trình bày được những nét chính về giáo dục, khoa bảng ở Hà Tĩnh trong lịch sử.
– Kể được tên những làng khoa bảng, dòng họ khoa bảng và nhà khoa bảng tiêu biểu
ở Hà Tĩnh trong lịch sử.
– Nêu được đóng góp của những làng khoa bảng, dòng họ khoa bảng và những nhà
khoa bảng tiêu biểu đối với Hà Tĩnh và đối với tiến trình lịch sử của dân tộc.
– Đánh giá được vị trí của Hà Tĩnh trong nền khoa bảng dân tộc thông qua việc so
sánh thành tựu khoa bảng của Hà Tĩnh với một số địa phương khác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Tranh, ảnh và tư liệu viết về giáo dục, khoa bảng ở Hà Tĩnh.
– Máy chiếu (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Dự kiến chủ đề này gồm 4 – 5 tiết sau:
- Tiết 1. Giáo dục ở Hà Tĩnh dưới các triều đại quân chủ
- Tiết 2. Thành tựu khoa bảng Hà Tĩnh
- Tiết 3. Những dòng họ khoa bảng, làng khoa bảng ở Hà Tĩnh
- Tiết 4. Những nhà khoa bảng tiêu biểu của Hà Tĩnh
Dưới đây là gợi ý tổ chức cả 4 tiết học. Ở phần luyện tập, vận dụng từng tiết, GV có
thể linh hoạt áp dụng theo gợi ý từ phần luyện tập, vận dụng chung.
1. Hoạt động 1: Mở đầu
GV có thể dùng đoạn dẫn dắt trong phần Mở đầu để bắt đầu bài học.
Hoặc GV có thể dùng hình ảnh của một làng khoa bảng, một dòng họ khoa bảng ở Hà
Tĩnh để dẫn dắt bắt đầu bài học.

1
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu giáo dục ở Hà Tĩnh dưới các triều đại quân chủ
a) Mục tiêu
– Trình bày được những nét chính về giáo dục ở Hà Tĩnh trong lịch sử.
b) Tổ chức thực hiện
– GV giao nhiệm vụ cho HS đọc tài liệu và trả lời câu hỏi:
+ Trình bày tổ chức giáo dục ở Hà Tĩnh dưới các triều đại quân chủ.
+ So sánh điểm khác biệt của giáo dục Hà Tĩnh với các địa phương khác.
+ Giới thiệu một số nét cơ bản về Văn Miếu Hà Tĩnh.
– HS thực hiện nhiệm vụ theo hình thức cá nhân hoặc nhóm.
– GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi.
– GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức cho HS.
c) Sản phẩm
– Trường học ở Hà Tĩnh có trường công và trường tư.
+ Trường công ở tỉnh, phủ, huyện. Trường tỉnh do quan Đốc học phụ trách. Trường
phủ do Giáo thụ phụ trách, trường huyện do Huấn đạo phụ trách. Ở các huyện Đức
Thọ, Nghi Xuân, Can Lộc, Kỳ Anh mỗi địa phương có một trường.
+ Trường tư là trường của các dòng họ: Ở Nghi Xuân có trường của Trần Duy Tự,
trường của Đặng Thái Phương, trường của họ Nguyễn (Tiên Điền). Ở Đức Thọ có
trường của Bảo Khê Hoàng Dật, trường của Bùi Dương Lịch.
– Điểm khác biệt của giáo dục Hà Tĩnh là: đây là vùng đất xa kinh đô, thời Trần lấy 2
Trạng nguyên Kinh và Trại. Trại Trạng nguyên là dùng cho các trường ở vùng Thanh
– Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu thành tựu khoa bảng Hà Tĩnh.
a) Mục tiêu
– Trình bày được những nét chính về giáo dục, khoa bảng ở Hà Tĩnh trong lịch sử.
– Đánh giá được vị trí của Hà Tĩnh trong nền khoa bảng dân tộc thông qua việc so
sánh thành tựu khoa bảng của Hà Tĩnh với một số địa phương khác.
b) Tổ chức thực hiện
– GV tổ chức HS thành nhóm yêu cầu HS phân tích số liệu trong bảng 2.1, đọc nội
2
dung trong SHS và cho biết:
+ Nêu những thành tựu khoa bảng của Hà Tĩnh qua các triều đại quân chủ.
+ So sánh thành tựu khoa bảng của Hà Tĩnh với một số địa phương khác trong cả
nước.
– HS đọc SHS và thực hiện nhiệm vụ, GV hỗ trợ HS nếu cần.
– GV gọi HS trả lời câu hỏi.
– GV chuẩn kiến thức cho HS.
c) Sản phẩm
- Thành tựu khoa bảng của Hà Tĩnh GV cho HS đọc tài liệu kết hợp với số liệu trình
bày trong bảng 2.1 để nêu thành tựu khoa bảng.
- So sánh thành tựu khoa bảng của Hà Tĩnh với một số địa phương khác cũng căn cứ
vào bảng 2.1 và tài liệu đọc trong SHS để phân tích.
2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu về những dòng họ khoa bảng, làng khoa bảng ở Hà
Tĩnh
a) Mục tiêu
– Nêu được đóng góp của những làng khoa bảng, dòng họ khoa bảng tiêu biểu đối với
Hà Tĩnh và đối với tiến trình lịch sử của dân tộc.
b) Tổ chức thực hiện
* Hoạt động cả lớp
− GV yêu cầu HS đọc tài liệu trong SHS và dựa vào những hiểu biết của cá nhân: Kể
tên một số dòng họ khoa bảng tiêu biểu ở Hà Tĩnh.
− GV gọi một số HS trả lời câu hỏi và chuẩn kiến thức cho HS.
* Hoạt động nhóm/cặp đôi
− GV tổ chức thành các nhóm HS và giao nhiệm vụ: Giới thiệu về một làng khoa
bảng với các dòng họ khoa bảng tiêu biểu ở Hà Tĩnh.
− HS thực hiện nhiệm vụ dưới hình thức làm việc nhóm/cặp đôi.
− GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, các nhóm HS khác nhận
xét, bổ sung, góp ý.
− GV nhận xét, chuẩn kiến thức cho HS.
Lưu ý: Để hoạt động có hiệu quả, GV có thể giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu trước ở
địa phương mình hoặc những địa phương xung quanh những làng khoa bảng mà các
em biết, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về làng khoa bảng, dòng họ khoa bảng. Khi bắt
3
đầu giờ học, HS có thể kết hợp với nội dung trong SHS và các nội dung đã thực hiện
nhiệm vụ ở nhà để hoạt động có hiệu quả.
2.4. Hoạt động 4: Tìm hiểu về những đóng góp của các nhà khoa bảng tiêu biểu
của Hà Tĩnh
a) Mục tiêu
– Nêu được đóng góp của những nhà khoa bảng tiêu biểu đối với Hà Tĩnh và đối với
tiến trình lịch sử của dân tộc.
b) Tổ chức thực hiện
− GV tổ chức lớp học thành nhóm HS, giao nhiệm vụ cho HS:
+ Vẽ sơ đồ tư duy về những đóng góp của các nhà khoa bảng Hà Tĩnh đối với sự
nghiệp xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.
+ Giới thiệu một nhà khoa bảng tiêu biểu của Hà Tĩnh.
− HS thực hiện nhiệm vụ dưới hình thức nhóm.
− GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiên nhiệm vụ, các nhóm HS khác nhận
xét, bổ sung, góp ý.
− GV nhận xét, chuẩn kiến thức cho HS.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
GV cho HS trả lời câu hỏi trong sách học sinh và chú trọng cho HS thảo luận về đóng
góp của các những làng khoa bảng, những dòng họ khoa bảng và những nhà khoa
bảng tiêu biểu đối với Hà Tĩnh và đối với tiến trình lịch sử dân tộc.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện các nhiệm vụ 1, 2 trong SHS ở lớp hoặc ở nhà,
tùy vào điều kiện dạy học cụ thể.

You might also like