You are on page 1of 13

BÀI TIỂU LUẬN

CHÍNH TRỊ HỌC

Chủ đề 1: SỰ TƯƠNG ĐỒNG, KHÁC BIỆT TRONG TƯ TƯỞNG


CHÍNH TRỊ “ ĐỨC TRỊ ’’ VÀ “ PHÁP TRỊ ’’. GIÁ TRỊ CỦA TƯ
TƯỞNG “ ĐỨC TRỊ ’’ VÀ “ PHÁP TRỊ ’’ TRONG XÂY DỰNG VÀ
HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM HIỆN NAY

MỞ ĐẦU
Đức trị
Đức trị là học thuyết cai trị con người theo đạo đức. Việc cai trị cũng
chính là việc giáo dục đạo đức, làm cho con người nhận ra sự suy đồi của
mình, từ đó sửa chữa bản thân để trở nên có đạo đức, nhờ vậy xã hội sẽ
trở nên ổn định, trật tự và tốt đẹp hơn. Học thuyết này coi tư cách người
cầm quyền quan trọng hơn luật lệ, hễ có người yêu dân, làm gương cho
kẻ dưới thì nước sẽ an bình. Khổng Tử nói: “Nếu nhà cầm quyền chuyên
dùng pháp chế, cấm lệnh mà dắt dẫn dân chúng; chuyên dùng hình phạt
mà trị dân, thì dân sợ mà chẳng phạm pháp đó thôi, chứ họ chẳng biết hổ
ngươi. Vậy, muốn dẫn dắt dân chúng, nhà cầm quyền phải dùng đức
hạnh; muốn trị dân, nhà cầm quyền phải dùng lễ - tiết, thì chẳng những
dân biết hổ ngươi, họ lại còn cảm hóa mà trở nên tốt lành”
Pháp trị
Pháp trị là học thuyết cai trị con người dựa trên luật pháp buộc mọi người
phải tuân theo. Những người chủ trương pháp trị đa số cho rằng, bản chất
con người là tư lợi, nên giáo dục đạo đức là không cải thiện gì nhiều,
cách duy nhất cai trị hiệu quả là dùng pháp luật, hình phạt nghiêm khắc,
thưởng phạt công bằng, như vậy nhà cầm quyền chẳng cần tài đức mà
nước cũng được yên. Các nhà tư tưởng ở phương Tây cho rằng: Nhân dân
phải đấu tranh bảo vệ pháp luật như bảo vệ chốn nương thân của chính
mình (Democritos 460 - 370 TTL). Xã hội không thể tồn tại nếu thiếu
pháp luật. Nhà nước phải tôn trọng, phục tùng pháp luật, tôn trọng pháp
luật là tôn trọng lý trí, công bằng và trí tuệ phổ biến, nếu không quyền lực
sẽ lạc lối (Sokrates 470 - 399 TCN). Aristoteles (384 - 322 TTL), nhà tư
tưởng vĩ đại nhất thời cổ đại, cũng khẳng định rằng pháp luật thống trị tất
cả và đã đưa ra lý thuyết về sự tổ chức hợp lý quyền lực nhà nước…
NỘI DUNG
1 Khái niệm
Đức trị: Là học thuyết chính trị có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn
hóa tinh thần của người phương Đông, chiếm địa vị thống trị tư tưởng
trong suốt thời kỳ lịch sử ở Trung Quốc và nhiều nước Đông Á như: Nhật
Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Singapore….để từ đó hình thành nên không
gian “ Văn hóa Khổng giáo ’’ của Đông phương
Đức trị là học thuyết của quân tử - mẫu người mà các nhà đức trị đề cao,
kỳ vọng vào khả năng gánh vác sứ mệnh thời đại của họ. Theo quan niệm
của đức trị, quân tử phải hội đủ các điều kiện là: đạt Đức và đạt Đạo. Đạo
của người quân tử là tu thân - tề gia - trị quốc - bình thiên hạ; Đức của
người quân tử là Nhân - Trí - Dũng. Nhân là lòng yêu thương con người,
Trí là hiểu người và Dũng được hiểu là sức mạnh hay lòng can đảm.
Trong đó, Nhân được xem là phạm trù xuất phát điểm, hạt nhân cốt lõi
của học thuyết đức trị - cái “cốt’’ lý luận giúp các nhà cai trị lập lại trật tự
và xây dựng một xã hội phong kiến có tôn ti, trật tự theo ý tưởng đại
đồng. Đức trị cho rằng, đạo làm người, với nước phải thờ vua, trong nhà
phải thờ cha. Kẻ làm tôi lấy chữ Trung làm đầu, con đối với cha lấy chữ
Hiếu làm trọng. Trung - Hiếu đã trở thành nguyên tắc đạo đức cao nhất
của con người trong xã hội
Đức trị chủ trương dùng tư cách đạo đức của nhà cầm quyền để cảm
hóa dân chúng theo phương châm “dĩ thân giáo, dĩ đức hóa’’. Từ quan
niệm đạo đức là chuẩn mực cao nhất để đánh giá sự tốt - xấu, tiến bộ hay
lạc hậu của một chế độ xã hội; đức trị cũng xem đạo đức là tiêu chuẩn
hàng đầu để làm chính trị. Trong học thuyết của Khổng Tử, đạo đức
huyết thống (tự nhiên) và chính trị quyện làm một. Đạo đức là hình thái ý
thức có chức năng điều chỉnh hành vi con người trong xã hội được nho
gia xem là công cụ chủ yếu trong việc trị nước; đạo đức cũng là chính trị,
chính trị chẳng qua là sự mở rộng của đạo đức mà thôi
Nội dung: Học thuyết đức trị của Khổng Tử nhấn mạnh các điểm sau
- Mục đích tối cao của cai trị là “Yên bách tính’’
- Người điều hành chính sự phải yên dân bằng cách ban ân huệ cho
dân, và coi sự giàu có của dân chúng là quan trọng; sia khiến dân phải
hợp thời; dùng lễ,nhạc để giáo hóa dân chúng; phải biết thông cảm, đồng
tình với dân chúng; không nên đối sử bạo ngược với dân chúng; cần đề
bạc hiền tài
- Người cai trị cần trung thành, cần mẫn
- NGười cai trị cần liêm thiểt, chí công vô tư
Theo Mạnh Tử, con người sinh ra đã có sẵn tính thiện, được biểu hiện
thông qua cảm xúc tự nhiên là yêu mến, thương xót, hổ thẹn, căm ghét,
nhường nhịn, biết phải trái. Những cảm xúc đó chính là đầu mối, là cơ sở
của đạo đức
*Quan niệm Đức trị của Khổng Tử
Đức trị là chủ trương lớn của Khổng Tử dùng đức để cai trị xã hội.
Trước Khổng Tử đã có nhiều người không chỉ không ý thức mà trên thực
tế, trong việc csi trị dân phải dùng đức để làm cho dân theo và cũng tạo
được hạnh phúc cho dân, trong đó người cai trị phải dùng đức để cảm
hóa, giáo dục dân thành người tốt và nhờ thế đất nước mới thịnh trị,
nhưng phải đến Khổng Tử thì Nho giáo nói chung và chủ trương dùng
đức cai trị dân mới được xây dựng thành học thuyết, thành giáo lí. Khổng
Tử cho rằng trong đạo làm người chính trị là việc lớn và đối với con
người cái mau thành đạt nhất cũng là chính trị. Chính trị là nơi kì vọng
nhất của nho giá và về chính trị Khổng Tử là người nói nhiều nhất đến tư
cách người cầm quyền, đến bổn phận của họ là phải sửa mình, phải làm
gương cho dân, giáo hóa dân. Ông nhấn mạnh đến mối quan hệ gắn bó
của đạo đức với chính trị và có thể nói ông đã tạo đức hóa chính trị. Ông
phê phán xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu là một xã hội “vô đạo” và
ông muốn lập lại một xã hội “có đạo”
- Đạo đức nói ở đây không hẳn theo nghĩa thông thường, trong ngôn
ngữ hàng ngày của mỗi người để đánh giá, nhận xét hành vi, xử sự của
chính mình hoặc của người xung quanh: tốt xấu, phải trái, đúng sai mà
còn là thuộc tính không chỉ của riêng con người mà của chung trời đất.
Nhà nho nhìn mọi thứ đều qua lăng kính đạo đức. Có thể nói một thế giới
quian đạo đức của nhà nho và đạo đức đồng thời còn là phương châm trị
quốc. Khổng Tử nói: “Làm chính trị bằng đức độ cũng ví như sao Bắc
đẩu cứ tưởng đứng yên một chỗ mà các sao khác phải hướng về chầu
hầu”. Ông còn nói, cai trị dân bằng chính lệnh, đưa dân vào khuôn khổ
phép bằng hình phạt, người dân sợ mà tránh đều tội lỗi nhưng trở nên vô
sỉ. Dắt nhân dân bằng sức độ, đưa dân vào khuôn phép bằng lễ, người dân
sẽ biết xấu hổ mà không làm bậy, mà lại có chí hướng vương lên đến chỗ
hoàn thiện
- Về chính sự, Khổng Tử quan tâm đến cải thiện hoàn cảnh kinh tế của
nhân dân, phải làm cho nhân dân giàu lên và phải giáo hóa họ. Chủ
trương đức trị và lễ giáo của Khổng Tử có mục đích chính trị rất rõ ràng:
ổn định trật tự xã hội, thuần hóa dân chúng, mặt khác cũng nhầm phản
đối nền chính trị hà khắc, tàn bạo dễ làm cho dân chúng oán hận mà nổi
lên chống đối. Tổng quan hệ vua - tôi; cha - con; các quan hệ chủ yếu của
xã hội phong kiến, Khổng Tử chủ trương: “Quân quân - Thần thần - Phụ
phụ - Tử tử” ( vua là phải ra vua, làm chọn phận sự của vua, giữa cha và
con cũng vậy )
=> Như vậy, quan niệm đức trị của Khổng Tử thể hiện rất rõ ràng là
người bảo thủ chủ trương duy trì, cũng cố chế độ quân chủ chuyên chế.
Ông chỉ lên án những cái mà hà lạm, tắc trách, quá đáng của chế độ
đólàm mất lòng dân có thyể dẫn đến sự suy vong của chế độ mà ông
mong muốn hết lòng phục vụ. Trong tư duy của ông có sự phân biệt rõ
ràng người cầm quyền và người dân có tầng lớp bị trị, ông nhấn mạnh
đến kẻ sang - người hèn và chức phận của người dân phục tùng nhà cầm
quyền. Ông quý đức của người cầm quyền như ngọn gió, còn đức của
người dân như ngọn cỏ và gió thổi chiều nào thì ngọn cỏ phải ngã theo
chiều đó
Pháp trị: Tư tưởng Pháp trị vốn đã có từ thời Xuân Thu với những đại
biểu nổi tiếng như Quản Trọng ( nước Tề), Tử Sản ( nước Trịnh). Quản
Trọng được coi là ông tổ của phái Pháp gia. Đến thời chiến Quốc, tư
tưởng Pháp trị mới phát triển mạnh và chia thành 3 phái
- Trọng pháp: đại biểu là Thương Ưởng ( - 338 TCN)
- Trọng thế: đại biểu là Thận Đáo ( 370 - 290 TCN)
- Trọng Thuật: đại biểu là Thân Bất Hại ( 410 - 337 TCN)
Người thừa và phát triển tạo nên một học thuyết hoàn chỉnh là Hàn Phi
Tử (280 - 233 TCN). Học thuyết của ông phản ánh tư tưởng tiến bộ của
tầng lớp địa chủ kiêm thương nhân có xu hướng rập quyền
Hàn Phi Tử đã kế thừa những quan điểm duy vật về tự nhiên của Lão
Tử và Tuân Tử để từ đó lí giải các vấn đề xã hội và phương pháp cái trị
* Về lịch sử xã hội: Ông cho rằng xã hội luôn luôn biến đổi từ xưa đến
nay, không có một chế độ xã hội nào tồn tại vĩnh viễn. Mặc khác, mỗi xã
hội lại có yêu cầu khác nhau. Người bài đáo ứng được yêu cầu đó thì
được làm vua, vua nào làm ngược lại thì bị phế truất
Việc trị nước mỗi thời nỗi khác, áp dụng cách cai trị của đời trước phải
chọn lọc và sửa lại cho hợp thời. Theo ông phép trị dân không cố định.
Pháp luật mà biến chuyển theo với thời đại thì thiên hạ trị, thời thế thấy
đổi mà phép trị dân không đổi thù loạn
Tư tưởng Pháp trị còn dựa trên lí luận về con người. Ông cho rằng con
người có tính ác nhưng lí giải từ khía cạnh lợi ích. Theo ông, mọi người
đều hành động vì lợi ích riêng. Những quan hệ như vua - tôi; cha - con;
anh - em... và tình cảm giữa những con người đó đều được xây dựng trên
cơ sở tính toán lợi ích cá nhân. Tính ác hay thiện đều do đều kiện kinh tế,
hoàn xả nhớt xã hội đem lại nên việc cái trị phải dùng pháp luật để
thưởng hay phạt. Nếu dùng nhân nghĩa để giáo hóa con người, dùng tâm
lý để phán xét phải trái, để định công tội sẽ thiếu công mình vì ông vua
nào chẳng có lòng tự dục, ân oán. Mặc khác, nếu dùng nhân nghĩa để trị
nước thì hạng người thiện trong thiên hạ nếu có cũng ít còn hạng bất
thiện thì nhiều nên không thể dùng ít bỏ nhiều mà pgải phải dùng nhiều
bó ít. Muốn thế thù phải dùng luật chứ không dùng đức
Tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử là tổng hợp giữa pháp, thế và thuật,
tạo nên một phương pháp cai trị
- Pháp ( pháp luật ) là những điều luật, là tiêu chuẩn, là căn cứ khách
quan để định rõ công tội, danh phận, phải trái. Pháp luật phải đuợc công
bố để biết bổn phận, trách ngiệp của mình mà thực hiện. Việc thi hành
pháp luật đòi hỏu phải loại bỏ riêng tư. Vua có giữ nguyên pháp luật thì
bề tôi mới không dối trá. Nhưng để đảm bảo hiệu lực của pháp luật thì
phải đi kèm với thế
- Thế ( quyền lực) là địa vị, thế lực, quyền uy của ngườu đứng đầu
( người cai trị). Việc đề cao thế của người đứng đầu chính thể liên quan
đến người trị nước truớc hết là phải giữ quyền lực. Từ quan niệm có
người tốt người xấu nên có thể dùng thưởng, phạt để cai trị. Giết chóc gọi
là hình phạt, khen thưởng gọi là ân đức. Bị giết, bị phạt thì sẽ sợ, được
khen thưởng, có lợi thì làm theo. Cho nên kẻ làm vua tự mình dùng hình
phạt và ân đức thì bề tôi sợ cái uy thế của nhà vua mà chạy theo lợi. Nếu
để hai quyền (thưởng, phạt) lọt vào tay bề tôi thì khác nào hổ trao danh
cho chó, khi đó hổ cũng phải phục tùng chó. Nhưng làm thế nào để giữ
được thế. Theo ông, vua muốn giữ được thế phải thự hiện ba điều: nghe
được những lời nói thẳng và giữ kín trong lòng; tự mình thưởng, phạt kịp
thời, chịu vất vả làm việc, không giao quyền cho người khác; không được
để lộ ham muốn và những điều mình ghét, vì lộ ra sẽ bị bề tôi lợi dụng,
thế của vua sẽ bị chèn ép
Ông cũng chỉ rõ những nguy cơ để dọa quyền lực (thế), mà muốn giữ
được nó phải loại trừ cả nguy cơ từ bên trong và nguy cơ từ bên ngoài
Có pháp, có thế nhưng muốn để cho dân thực hiện nghiêm pháp luật
vua ban cần phải phải có thuật
- Thuật là phương pháp, là thủ thuật, là cách thực mưu lược điều khiển
người, là phương pháp điều hành. Thuật bao gồm ba mặt
+ Thuật bổ nhiệm là để bạt quan lại. Khi bổ nhiệm chỉ căn cứ theo tào
năng chứ không cần đức hạnh, dòng dõi. Mặt khác, phải xuất phát từ yêu
cầu của công việc để đặt chức quan, chức quan nào không cần thù bãi bỏ
+ Thuật khảo hạch và thưởng phạt là căn cứ của trách nhiệm để kiểm
tra hiệu quả công việc. Theo đó, làm tốt sẽ được thưởng, không tốt sẽ bị
phạt, thưởng phạt nghiêm minh, quân pháp bất vị thân
+ Thuật thưởng phạt là dùng bề tôi theo cách chính danh, căn cứ vào
đó để thưởng phạt. Nói và làm của bề tôi phải tương xứng, nói mà không
làm cũng có tội, không hết chức trách cũng có tội như làm quá chức trách
Với ba yếu tố: pháp thuật, thế, ông vua có thể chở thành một kẻ chuyên
quyền độc đoán - chỉ dùng hình phạt nghiêm khắc nặng nề để trị nước
chứ không cần nhân nghĩa, không cần hâm mộ trung tín
* Về văn hóa giáo dục: Pháp gia không những cho văn háo giáo dục là
không cần thiết mà còn có hại cho xã hội và sự cai trị của nhà vua. Hàn
Phi Tử đã luận rằng: nếu người lo học tập nhiều thì người lao động bằng
sức lực sẽ ít và do đó sẽ làm cho nước nghèo. Hơn nữa, những người có
kiến thức văn hóa ấy sẽ dùng văn chương làm cho pháp luật rối loạn, làm
cho lệnh vua dao động không thể phân biệt được đường lối nào đúng,
đường lối nào sai do đó sẽ không thống nhất được tư tưởng. Bởi vậy, Hàn
Phi Tử chủ chương trong nước có vị vua sáng suốt thì không cần văn
chương, sách vở mà chỉ cần lấy quan lại làm thầy. Nói cách khác, các di
sản văn hóa cần phải thủ tiêu và việc giáo dục cần phải xóa bỏ
Ông phủ nhận thần quyền và cho rằng người cai trị mà mê tín thì mất
nước
Như vậy, học thuyết của ông đối lập tuyệt đối với phái Nhân trị. Ông
cho rằng nguồn gỗ ích làm rối luật pháp do bọn du sĩ và các học thuyết
cho nên không chỉ dùng phát luật để ngăn cấm mà còn không cho họ
tham gia chính trị. So với các pháp gia cùng thời, Hàn Phi Tử đã đề ra
một học thuyết pháp trị khá hoàn chỉnh để phục vụ cho chế độ phong kiến
trung ương tập quyền. Những tư tưởng của ông góp phần không nhỏ
trong việc củng cố đế chế Tần nhưng nó cũng dẫn đến hậu quả sau này đó
là vạ đốt sách, Chôn học trò do sự chống đối của phái Nho đời Tần Thủy
Hoàng (vào năm thứ 35 đến 212 TCN)
Tóm lại, Trung Quốc cổ đại đã xuất hiện nhiều nhà tư tưởng chính trị
xuất sắc phản ánh lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã
hội. Những tư tưởng của họ không chủ ảnh hưởng trực tiếp trong xã hội
đương thời mà còn in đậm dấu ấn của nó trong suốt tiến trình phát triển
không chỉ đối với lịch sử Trung Quốc mà còn với cả nhiều nước phương
Đông trong đó có Việt Nam
2 Sự tương đồng, khác biệt trong tư tưởng chính trị “Đức trị’’ và
“Pháp trị’’
- Giống nhau: Cả hai tư tưởng đều hướng đến chung một đối tượng đó
chính là mang tư tưởng lãnh đạo, tìm ra con đường lãnh đạo phù hợp với
tình hình chính trị, vì sự phồn hoa, thịnh vượng của một đất nước
- Khác nhau:
Pháp trị mang lại khá nhiều lợi cho nhân dân, ho nền chính trị khi lấy tư
tưởng pháp luật làm cơ chế để điều chỉnh mọi hoạt động của con người,
và bất kì các nhân hay tổ chức nào cũng hoạt động theo những quy định,
nguyên tắc đã đặt ra. Mục đích của việc thiết lập ra nền tư tưởng pháp trị
chính vì nhân dân, phục vụ cho lợi ích của nhân dân, quyền lục này thuộc
về nhân dân và nhiệm vụ của chính phủ là phải giữ luật, là bố cục cơ bản
của pháp trị. Bên cạnh đó, mặt hại của tư tưởng này cũng đã mang lại
nhiều tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến những chính sách cũng như những
nguyên tắc đã đặt ra trước đó. Công hiệu của tư tưởng pháp trị đã không
được áp dụng triệt để, hiệu quả chỉ có một thời gian ngắn, mà không phải
là lâu dài. Một số bộ phận cán bộ, công viên chức đã có những hành vi
sai lệch. Đối tượng không pháp trị có thể thi hành chức năng của mình có
tính giới hạn rất lớn
Đối với đức trị những lợi hại hầu như ngược lại với quản lý pháp trị, ưu
điểm, khuyết điểm trái ngược nhau. Đức trị mang lại những niềm tin, giáo
hóa dựa vào những tư tưởng để có thể giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, hiệu
quả của tư tưởng này sẽ chậm hơn so với tư tưởng pháp trị. Việc hình
thành những tư tưởng, văn hóa, đạo đức nếp sống lý tưởng, xây dựng
quan niệm giá trị chung thì mất thời gian, quyêt không thể một sớm một
chiều mà có thể thay đổi cách nhìn nhận, quan điểm hay niềm tin của
nhân dân dành cho chính quyền. Chính vì vậy, cũng đã mang lại một số
vấn đề tiêu cực khi một lượng ít người dân vẫn chưa có niềm tin vào nhà
nước, họ dễ bị lôi kéo vào những tổ chức có mục đích chống phá chính
quyền. Việc xây dựng những quan điểm, những nề nếp trong cộng đồng
cần phải nhanh chống được đặt ra để giải quyết những vấn đề, dùng nó để
ngăn cấm, hạn chế sự lây truyền những tư tưởng chính trijkhoong pohuf
hợp. Đặc biệt là trong khi quản lý xuất hiện hỗn loạn, đòi hỏi dẹp loạn để
xây dựng trật tự, làm cho quản lý nhanh chóng từ không nề nếp chuyển
biến thành có nề nếp
*Chức năng
- Pháp trị: dựa vào sức răn đe để duy trị, răn đe từ ngoài tới. Bắt buộc mọi
cá nhân, tổ chức nào cũng phải thực hiện theo những nguyên tắc, quy
phạm pháp luật đã đặt ra
- Đức trị: có chức năng chính là cảm hóa con người dựa vào những hoạt
động, những giá trị đạo đức mang lại, dựa vào những giáo hóa để hoàn
thành khống chế bên trong con người. Cũng tức là biến những mục tiêu
của con người trở thành sự thật
Giá trị của tư tưởng “Đức trị” và “Pháp trị” trong xây dựng và hoàn
thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt Nam hiện nay
- Những giá trị trong tư tưởng pháp trị Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử
được coi là một bước tiến lớn, đánh dấu một thời kỳ quan trọng trong
việc ổn định trật tự xã hội bằng pháp luật của lịch sử Trung Quốc. Đây là
quan niệm đạt đến đỉnh cao tư tưởng chính trị - pháp lý thời cổ đại, góp
phần tô điểm thêm những giá trị tư tưởng đặc sắc của phương Đông trong
kho tàng chung của nhân loại, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa tích
cực với thực tiễn đương đại hôm nay.
+ Thứ nhất, trong đường lối chính trị của mình, Hàn Phi tử đã nhận thấy
tầm quan trọng của pháp luật đối với việc ổn định trật tự xã hội đương
thời. Then chốt của việc xây dựng đất nước giàu mạnh là phải dựa vào
pháp luật. Có pháp luật và pháp luật được thi hành một cách phổ quát và
đúng đắn thì xã hội mới ổn định, xã hội ổn định lại là tiền đề quan trọng
để xây dựng đất nước giàu mạnh, làm cho dân chúng được yên bình, hạnh
phúc. Ông cũng đã chỉ ra rằng, để đảm bảo trật tự xã hội, cần phải thay
đổi các biện pháp về chính trị, vì thời thế luôn thay đổi cho nên luật pháp
cũng phải thay đổi cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống.
+ Thứ hai, trong tư tưởng pháp trị của mình, để ngăn ngừa những hành vi
vi phạm luật pháp, giải quyết có hiệu quả những hành vi sai trái. Hàn Phi
yêu cầu luật pháp phải có tính nghiêm minh, phải đảm bảo tính khách
quan trong việc xử phạt để phạt đúng người, đúng tội. Người cầm cán cân
công lý phải luôn gương mẫu, tôn trọng pháp luật. Phạt nặng những
người dựa vào chức quyền và địa vị của bản thân để vi phạm pháp luật.
Những người có công phải thưởng, nhằm khuyến khích tinh thần tự giác,
tự nguyện trong nhân dân. Nếu thi hành pháp luật mà thưởng phạt không
nghiêm sẽ làm cho người dân coi thường pháp luật, tạo cơ hội tăng thêm
nhiều tội ác trong xã hội. Muốn làm được điều đó phải được tăng cường
bằng các hình thức như kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật, đảm
bảo pháp luật được thực hiện đúng chức năng, hành vi.
+ Thứ ba, trong tư tưởng pháp trị, Hàn Phi luôn chú trọng tới việc hoàn
thiện hệ thống pháp luật. Nhà nước phải hoạt động dựa trên cơ sở của
pháp luật, và pháp luật đặt ra phải phù hợp với thực tiễn. Theo ông, một
hệ thống pháp luật tốt không phải được xây dựng dựa trên ý muốn chủ
quan của cá nhân, mà cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc, pháp luật
phải minh bạch, được ghi thành văn bản và phổ biến rộng rãi trong nhân
dân bằng các hình thức tuyên truyền.
+ Thứ tư, với chủ trương trọng dụng nhân tài, Hàn Phi Tử đã nhấn mạnh
việc sử dụng người có đức, có tài không quan tâm tới việc xuất thân từ
tầng lớp nào, miễn sao họ có tài năng thật sự và luôn lo cho dân, cho
nước, luôn lấy lợi ích nhân dân đặt lên hàng đầu. Người sử dụng phải biết
con người mình đang dùng có thực tài gì thì bố trí công việc cho phù hợp,
nếu không nắm vững thực tài của họ, thì dễ giao nhầm việc dẫn đến
những tổn thất là điều không thể tránh khỏi..
=> Tóm lại, với quan niệm lấy pháp luật làm công cụ trị nước, học thuyết
pháp trị của Hàn Phi đã có tác động chỉ đạo cả một thời gian dài trong chế
độ xã hội phong kiến Trung Quốc. Sở dĩ học thuyết của Hàn Phi có giá trị
trong công cuộc trị nước, đã được Tần Thủy Hoàng áp dụng và thống
nhất được Trung Quốc là vì tư tưởng pháp trị của Hàn Phi đã tổng hợp
được ba học thuyết Nho, Lão, Pháp mà ở đó Nho là tài liệu xây dựng,
Pháp là bản thiết kế, Lão là kỹ thuật thi công của ngôi nhà đó. Ngày nay,
ở mức độ nhất định, một số nội dung trong quan niệm về đường lối chính
trị của Hàn Phi như: định pháp, sự minh bạch, rõ ràng, tính nghiêm minh,
công bằng, tính phổ thông của pháp luật...vẫn còn có giá trị gợi mở đối
với công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước mà Đảng và nhân dân ta
đang tiến hành.
- Những giá trị trong tư tưởng đức trị: góp phần xây dựng một xã hội có
trật tự kỷ cương, nền nếp từ trên xuống dưới, từ bản thân mỗi cá nhân đến
gia đình và xã hội; đồng thời, hàm chứa giá trị nhân bản, nhân văn khá
sâu sắc. Tuy nhiên, tư tưởng đó vẫn có những hạn chế nhất định, thể hiện
quan điểm duy tâm, tiên nghiệm, phiến diện về lịch sử và còn mang dấu
ấn đẳng cấp, danh phận. Song, nếu bỏ qua những hạn chế này, tư tưởng
đạo đức của Khổng Tử có ý nghĩa to lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Về mặt lý luận, Khổng Tử không chỉ cống hiến cho nền học thuật Trung
Hoa nói riêng và nhân loại nói chung một hệ thống các phạm trù đạo đức
khá phong phú và sâu sắc, mà ông còn đưa ra phương pháp giáo dục đạo
đức cho con người hết sức tích cực, tiến bộ. Đây chính là một đóng góp
to lớn và quý báu vào sự hình thành, phát triển lý luận về tâm lý và lý
luận về giáo dục trong lịch sử tư tưởng của nhân loại. Về mặt thực tiễn, tư
tưởng đạo đức của Khổng Tử có ý nghĩa trong việc xác định rõ yêu cầu
và trách nhiệm của mỗi người trong các mối quan hệ xã hội; góp phần
điều chỉnh hành vi đạo đức của con người; đồng thời có ý nghĩa trong
việc cai trị, quản lý xã hội, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống đạo đức xã
hội ở một số nước phương Đông, trong đó có Việt Nam.
KẾT LUẬN
Nếu nhìn theo từng cái riêng lẽ chúng ta sẽ thấy mỗi một tư tưởng sẽ có
những giá tri tư tưởng riêng biệt, tuy nhiên khi xem xét dưới góc độ lợi .
ích thì chúng ta sẽ nhận thấy cả hai tư tưởng này đang bổ sung cho nhau,
đối với đối tượng khác nhau, trường hợp khác nhau thì hành động đường
lối quản lý thích ứng mọi lĩnh vực, trạng thái và có tính linh hoạt khác
nhau. Dưới góc độ của người lãnh đạo pháp trị, việc tạo ra những quy
phạm pháp luật để có thể khái quát hết được những vấn đề trong đời sống
quy định đó đến nhân dân thực hiện theo thì cần cả một quá trình xem xét
tính phù hợp, mức độ hưởng ứng của nhân dân. Chính vì vậy, là một
người quản lý, sau khi xây dựng được hệ thống quản lý Pháp trị cần
thiết, trọng tâm của công tác nên chuyển sang quản lý Đức trị, hơn nữa
cần nắm lâu dài mãi mãi. Pháp trị thuộc về quản lý mang tính chiến thuật,
có khả năng không thể vì vậy mà xem nhẹ nó. Về quản lý không thể vội
vã cầu lợi, phiến diện theo đuổi lợi ích có ngay, mà phải xây dựng quan
niệm lấy Đức trị làm hạt nhân, nắm chắc chiến lược, tổ chức mới có tiến
bộ, mới có tương lai phát triển thịnh vượng
Chính vì vậy, hai tư tưởng này từ lâu đã xuất hiện và bổ sung cho nhau
một cách chặt chẽ, Đức trị và Pháp trị biến đổi theo thời thế. Pháp trị là
cơ sở, là tiền đề của thực thi Pháp trị. Và ngược lại Pháp trị muốn thực sự
có tác dụng cần có, cúng không thể tách rời sự phối hợp của Đức trị

You might also like