You are on page 1of 4

Câu 1: So sánh tư tưởng Đức Trị và Pháp Trị?

Trong hai học thuyết, Pháp trị dựa trên các nền tảng thực tiễn hơn, và do đó thành
công hơn. Khổng tử chỉ có được một thành công ngắn ngủi ở nước Lỗ nhỏ bé, còn lại
không ở đâu sử dụng học thuyết của ông. Trái lại, các nhà lãnh đạo theo thuyết Pháp trị
lại rất thành công, và những nước nào áp dụng chính sách của họ đều thành cường quốc,
và cuối cùng nước Tần đã thống nhất Trung quốc nhờ áp dụng chính sách này. Sau khi
nhà Tần sụp đổ, thì địa vị của phái Pháp trị đi xuống, đồng thời địa vị của phái Đức trị đi
lên, và trở thành một học thuyết cai trị chính thống cho các triều đại về sau.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các nhà cai trị tin tưởng vào học thuyết Đức
trị, và thực hành Đức trị, vì hầu như không có nhà cai trị nào trong các triều đại sau đó
cai trị như Khổng tử tưởng tượng. Đơn giản vì họ hiểu rằng, luật pháp hà khắc, bạo lực
không đủ sức giúp cho chế độ cai trị duy trì sự tồn tại của nó, và nhà Tần sụp đổ nhanh
chóng là một bằng chứng. Chính vì vậy họ cần một công cụ hiệu quả hơn, và chính Đức
trị mang lại điều đó. Đức trị khiến sự cai trị hợp pháp trong mắt người dân, người dân
thấy được một người cai trị hết lòng vì dân, và hết sức đạo đức…khiến cho họ phục tùng
sự cai trị từ trong tâm hồn mình.

Về cơ bản thì Pháp trị là cai trị cứng, Đức trị là cai trị mềm. Một chế độ cai trị bao
giờ cũng kết hợp cả hai, trong đó trọng tâm vẫn là Pháp trị, còn Đức trị chỉ dùng để hợp
pháp hóa việc cai trị, khiến người dẫn dễ tuân phục, và do đó giảm bớt việc sử dụng đến
các công cụ bạo lực, điều mà không phải lúc nào chế độ cai trị cũng có khả năng sử dụng;
và do đó việc cai trị sẽ dễ dàng hơn, và kéo dài hơn.

Câu 2: Quan niệm về luật pháp trong tư tưởng Pháp Trị?


- “Pháp”:
+ Luật do vua ban ra, trăm quan giám sát, nhân dân thực hiện. Luật phải
đúng đắn phù hợp, công khai trên dưới đều biết, tất cả cứ đúng mực thước,
đúng pháp luật mà làm thì xã hội sẽ ổn định.
+ Các nhà lãnh đạo phải nêu gương trong thi hành, thực hiện pháp luật
- “Thế”:
+ Là uy thế quyền lực của người làm vua. Vua phải triệt để sử dụng quyền
của mình để trị nước. Quyền lực phải tập trung tuyệt đối vào tay nhà vua,
không được trao quyền cho bất cứ ai, phải dùng pháp luật để củng cố
quyền. Nếu chỉ có pháp luật mà thiếu quyền lực để cưỡng bức thì cũng
không thể cai trị được.
+ Hàn Phi Tử cho rằng “Thế” cho rằng quyền lực là điều kiện cơ bản nhất của
nhà quản lý.
- “Thuật”: Thuật của vua là dùng để trị quan chứ không phải để trị dân, đề cập đến
việc vua phải luôn cảnh giác với người xung quanh, biết sử dụng người đúng lúc,
đúng khả năng. Vua phải sáng suốt, không để lộ sự yêu ghét để quần thần lợi
dụng. Dùng thuật để biết rõ người ngay kẻ gian, để điều khiển bề tôi. Thực chất đó
là thủ đoạn của người làm vua để điều khiển các quan lại, phải giữ gìn pháp luật
và tuân theo mệnh lệnh.
Ba yếu tố này phải luôn đi chung với nhau, bổ trợ cho nhau không thể thiếu đi yếu tố nào
trong đó “Pháp” là yếu tố quan trọng nhất và có tính quyết định.
Câu 3: Quan niệm về đạo đức - xã hội của Democrit?
Democrit cho rằng, đạo đức học giúp làm rõ số phận, cuộc sống và hướng dẫn
hành vi, thái độ của từng con người. Sự hiểu biết là cơ sở của hành vi đạo đức. Sống đúng
mực, ôn hòa, không gây hại cho mình và cho người là sống có đạo đức. Hạnh phúc của
con người là trạng thái mà trong đó con người sống trong sự hưởng lạc vừa phải trong sự
thanh thản của tâm hồn tự do. Mặc dù Democrit coi hạnh phúc hay bất hạnh, tốt hay
xấu… đều phải dựa trên nghề nghiệp, nhưng ông luôn phản đối sự giàu có quá đáng,
phản đối sự trục lợi bất lương, bởi vì chúng là cội nguồn dẫn tới sự bất hạnh cho con
người. Ông luôn đề cao những hành động vị nghĩa cao thượng của con người, bởi vì chỉ
có những hành vi đầy nghĩa khí mới làm cho con người trở thành vĩ đại.
Theo Democrit, con người lúc đầu sống theo bầy đàn, ăn lông ở lỗ nhưng do nhu
cầu giao tiếp mà có tiếng nói; do nhu cầu ăn ở mà có nhà cửa, quần áo, biết chăn nuôi,
săn bắn, trồng trọt...; nghĩa là, nhu cầu vật chất để tồn tại và phát triển của con người là
động lực phát triển xã hội. Là đại biểu của tầng lớp chủ nô dân chủ, Democrit luôn xuất
phát từ quan niệm duy vật để bảo vệ quyền lợi của tầng lớp mình, bảo vệ chế độ dân chủ
chủ nô. Theo ông, chế độ dân chủ chủ nô phải gắn liền với nền thương mại và sản xuất
thủ công, nhưng nó cũng phải gắn liền với tình thân ái, với tính ôn hòa và lợi ích chung
của công dân tự do, chứ không phải của nô lệ. Nô lệ cần phải tuân theo mệnh lệnh của
ông chủ. Nhà nước cộng hòa dân cử là nền tảng của chế độ dân chủ chủ nô phải biết tự
điều hành hoạt động của mình theo các chuẩn mực đạo đức và pháp lý. Quản lý nhà nước
phải coi như một nghệ thuật mang lại cho con người hạnh phúc, vinh quang, tự do và dân
chủ. Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế nhưng với những thành tựu đạt được, Democrit đã
nâng chủ nghĩa duy vật Hy Lạp lên đỉnh cao, làm cho nó đủ sức đương đầu chống lại các
trào lưu duy tâm đang thịnh hành bấy giờ, mà sau đó là trào lưu duy tâm nổi tiếng của
Platon.

Câu 4: Ảnh hưởng của tư tưởng Platon đến xã hội?


Tư tưởng của Platon được lan truyền khắp nơi và là nền tảng chi phối sâu xa trên
tinh thần của thế giới Tây phương sau này. Các ý tưởng của Platon đã đóng vai trò chính
yếu trong việc phát triển nền thần học Thiên Chúa giáo cũng như các tư tưởng Hồi giáo
của thời Trung Cổ. Bên cạnh đó, tư tưởng triết học của ông còn ảnh hưởng sâu rộng đến
các nhà triết học về sau cũng như thể hiện trong đời sống thông qua các quan niệm.
- Về nghệ thuật
Ở thời của Platon, triết học có một uy quyền rất lớn trong xã hội, và tiếng nói của
các triết gia có thế lực như Platon là quyết định, nhất là đây lại là những nhà giáo dục, có
đầy đủ thẩm quyền và phương tiện để truyền bá những điều mình phán quyết. Thái độ
của Platon đã rất cực đoan: dựa vào định kiến cho rằng nghệ thuật, từ hội họa đến thi ca,
đều chỉ là sự bắt chước, hay sao chép thiên nhiên, và không có gì là thực cả, cho nên cũng
không có giá trị thực, ông đã có một thái độ khinh miệt đối với cả nghệ thuật, lẫn thi ca.
Trong nhiều thế kỷ, phương Tây đã tôn vinh những tư tưởng ấy, để rồi phải hứng chịu
những hậu quả tiêu cực của chúng, mà mãi sau này mới nhận ra được.
Một tư tưởng khác của Platon cũng đã có ảnh hưởng trực tiếp đến quan niệm cổ
điển về đối tượng của nghệ thuật. Platon cho rằng: cái đẹp (khách thể) là nguồn gốc của
sự ham thích nó ở nơi con người (chủ thể). Chính cái đẹp của đối tượng đã cuốn hút
người nhìn, và gây nên sự ham thích ở nơi người nhìn. Như vậy, có nghĩa là: cái đẹp của
đối tượng là có thật, độc lập với ta, và ở ngoài ta.
- Nghệ thuật Kitô giáo
Những ý tưởng của Platon về quan hệ giữa khách thể và chủ thể, cũng như về sự
bắt chước, hay sao chép thiên nhiên, về đại thể, cũng đã được nghệ thuật Kitô giáo lấy lại
và tiếp tục phát triển trong suốt 20 thế kỷ, mặc dù trên một số điểm, nhất là trong lĩnh vực
siêu hình học, quan niệm của Kitô giáo có khác với quan niệm của các triết gia Hy Lạp.

You might also like