You are on page 1of 44

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II

-----------

TIỂU LUẬN : CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU NGÀNH HÀNG
HS85 CỦA VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC VÀ MỸ. TRIỂN VỌNG XUẤT
KHẨU CỦA NGÀNH HÀNG HS85

Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hạ Liên Chi


Mã lớp: ML214
Nhóm: 01
Danh sách nhóm:
1. Lý Trương Phương Trinh 2111113295
2. Trần Ngọc Trâm 2111113291
3. Trần Ngọc Trâm 2111113292
4. Nguyễn Lê Quỳnh Trang 2111113285
5. Nguyễn Thanh Trúc 2111113296
6. Vũ Ngọc Thanh Trúc 2111113297
7. Võ Ngọc Trân Châu 2114113014
8. Phạm Thị Hồng Ngọc 2114154013
9. Lê Hương 2114113052
10. Võ Thị Cẩm Nhung 2114113113
11. Trần Nguyễn Quốc Thắng 2111113269
12. Nguyễn Thanh Thùy 2114113152
13. Trần Thu Vân 2114113175
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9, năm 2022
1
PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

STT Họ và tên MSSV Phần đảm nhận Mức độ


hoàn
thành

1 Lý Trương Phương Trinh 2111113295 Lời mở đầu + Kết luận 100%


(trưởng nhóm) Tổng quan về ngành hàng
HS85 của Việt Nam

2 Trần Ngọc Trâm 2111113291 Hàng rào phi thuế quan trong 100%
ngành hàng HS85 của Mỹ

3 Trần Ngọc Trâm 2111113292 Triển vọng xuất khẩu ngành 100%
hàng HS85 của Việt Nam

4 Nguyễn Lê Quỳnh Trang 2111113285 Triển vọng xuất khẩu ngành 100%
hàng HS85 của Việt Nam

5 Nguyễn Thanh Trúc 2111113296 Hàng rào phi thuế quan trong 100%
ngành hàng HS85 của Mỹ

6 Vũ Ngọc Thanh Trúc 2111113297 Hàng rào phi thuế quan trong 100%
ngành hàng HS85 của Mỹ

7 Võ Ngọc Trân Châu 2114113014 Triển vọng xuất khẩu ngành 100%
hàng HS85 của Việt Nam

8 Phạm Thị Hồng Ngọc 2114154013 Hàng rào phi thuế quan trong 100%
ngành hàng HS85 của Trung
Quốc

9 Lê Hương 2114113052 Tổng quan về ngành hàng 100%


HS85 của Việt Nam

2
10 Võ Thị Cẩm Nhung 2114113113 Hàng rào phi thuế quan trong 100%
ngành hàng HS85 của Trung
Quốc

11 Trần Nguyễn Quốc Thắng 2111113269 Triển vọng xuất khẩu ngành 100%
hàng HS85 của Việt Nam

12 Nguyễn Thanh Thùy 2114113152 Tổng quan về ngành hàng 100%


HS85 của Việt Nam

13 Trần Thu Vân 2114113175 Hàng rào phi thuế quan trong 100%
ngành hàng HS85 của Trung
Quốc

3
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình Nội dung

CHƯƠNG 1

Biểu đồ thể hiện trị giá xuất khẩu mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện
1.1
2011-2020.
Biểu đồ thể hiện các quốc gia nhập khẩu mặt hàng điện tử và thiết bị điện
1.2
của Việt Nam nhiều nhất năm 2019.

CHƯƠNG 2

2.1 Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá HS85 từ Việt
Nam sang Mỹ giai đoạn 2017-2021

CHƯƠNG 3

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ xuất khẩu mặt hàng HS85 của Việt Nam với các
3.1
nước trên thế giới năm 2021.

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá HS85 từ Việt
3.2
Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2017-2021.

4
DANH MỤC BẢNG

Bảng Nội dung

CHƯƠNG 2

Bảng thể hiện giá trị xuất khẩu hàng hoá HS85 từ Việt Nam ra thế
2.1
giới và 5 quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 (đơn vị: nghìn USD)

Biểu đồ thể hiện các quốc gia nhập khẩu mặt hàng điện tử và thiết bị
2.2
điện của Việt Nam nhiều nhất năm 2019.

2.3 Tóm tắt phân loại các biện pháp phi thuế quan.

CHƯƠNG 3

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ xuất khẩu mặt hàng HS85 của Việt Nam với các
3.1
nước trên thế giới năm 2021.

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá HS85 từ Việt
3.2
Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2017-2021.

Bảng thể hiện top 3 ngành hàng xuất khẩu chủ lực của ngành hàng
3.3
HS85 của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2021

5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Cụm từ đầy đủ

WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

HS Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa

FTA Hiệp định thương mại tự do

USD Đồng đô la Mỹ

NTMs Các rào cản phi thuế quan

TRIPS Các Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên
quan đến quyền sở hữu trí tuệ

CCC Chứng nhận bắt buộc Trung Quốc

TBT Hàng rào kỹ thuật trong thương mại

VEIA Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

EU Liên minh châu Âu

6
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH HÀNG MÃ HS85 CỦA VIỆT NAM ...... 10
1.1 Hoạt động xuất khẩu ngành HS85......................................................................... 10
1.2 Cơ cấu ngành hàng HS85 ....................................................................................... 12
1.3 Thị trường xuất khẩu ngành hàng HS85 .............................................................. 13
CHƯƠNG 2: HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN TRONG NGÀNH HÀNG HS85 CỦA
MỸ..................................................................................................................................... 15
2.1 Tổng quan xuất khẩu của ngành hàng mã HS85 từ Việt Nam sang thị trường
Mỹ ................................................................................................................................... 15
2.2 Ảnh hưởng hàng rào phi thuế quan của Mỹ đối với ngành hàng mã HS85 của
Việt Nam ........................................................................................................................ 19
2.2.1 Yêu cầu về nhãn mác hàng hóa (Biện pháp kỹ thuật) .................................. 19
2.2.2 Quy định về sở hữu trí tuệ (Biện pháp kỹ thuật) .......................................... 19
2.2.3 Quy định về kỹ thuật, tiêu chuẩn (Biện pháp kỹ thuật)............................... 20
2.2.4 Chống bán phá giá và chống trợ cấp (Biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời)
.................................................................................................................................... 21
2.3 Khó khăn ngành hàng HS85 đang phải đối mặt từ hàng rào phi thuế quan của
Mỹ ................................................................................................................................... 22
2.3.1 Đối với biện pháp kỹ thuật .............................................................................. 22
2.3.2 Đối với biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời ............................................ 23
2.4 Giải pháp khắc phục khó khăn ngành hàng HS85 Việt Nam đối mặt ............... 23
2.4.1 Giải pháp của Chính phủ ................................................................................ 23
2.4.2 Giải pháp của Doanh nghiệp .......................................................................... 24
CHƯƠNG 3: HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN TRONG NGÀNH HÀNG HS85 CỦA
TRUNG QUỐC ................................................................................................................ 26
3.1 Tổng quan xuất khẩu của ngành hàng HS85 từ Việt Nam sang thị trường Trung
Quốc ................................................................................................................................ 26
3.2 Ảnh hưởng hàng rào phi thuế quan của Trung Quốc đối với ngành hàng HS85
của Việt Nam ................................................................................................................. 29
3.2.1 Yêu cầu về ghi nhãn và đánh dấu (Biện pháp kỹ thuật) .............................. 29
3.2.2 Yêu cầu về sở hữu trí tuệ (Biện pháp kỹ thuật) ............................................ 29
3.2.3 Yêu cầu về chất lượng sản phẩm, an toàn và hiệu suất (Biện pháp kỹ thuật)
.................................................................................................................................... 29
3.2.4 Kiểm tra giấy phép nhập khẩu (Biện pháp hạn chế định lượng) ................ 30
3.3 Khó khăn ngành hàng HS85 đang phải đối mặt từ hàng rào phi thuế quan của
Trung Quốc .................................................................................................................... 30

7
3.3.1 Đối với biện pháp kỹ thuật .............................................................................. 31
3.3.2 Đối với biện pháp hạn chế định lượng ........................................................... 31
3.4 Giải pháp khắc phục khó khăn ngành hàng HS85 Việt Nam đối mặt ............... 32
3.4.1 Giải pháp của Chính phủ ................................................................................ 32
3.4.2 Giải pháp của Doanh nghiệp .......................................................................... 33
CHƯƠNG 4: TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU NGÀNH HÀNG HS85 CỦA VIỆT
NAM… .............................................................................................................................. 35
4.1 Quan hệ hữu và hợp tác.......................................................................................... 35
4.1.1 Quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Trung Quốc ................................ 35
4.1.2 Quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Hồng Kông ................................. 35
4.1.3 Quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt - Mỹ ........................................................ 36
4.1.4 Quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam – EU............................................... 36
4.2 Các hiệp định ký kết ............................................................................................... 37
4.2.1 Hiệp định Công nghệ thông tin (ITA) ............................................................ 37
4.2.2 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) .... 38
4.2.3 Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) .......... 38
4.2.4 Hiệp định về quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ..................... 39
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 40
PHỤ LỤC THAM KHẢO............................................................................................... 41

8
LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, thương mại thế giới ngày càng phát triển cùng với sự cải tiến của sản xuất
và tiêu dùng. Việc hợp tác quốc tế và tham gia vào các tổ chức tự do hóa thương mại luôn
được Đảng và Nhà nước ta chú trọng. Từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO), nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào các khu vực khác và
thế giới. Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh phát biểu rằng: “Nếu FTA
được ví như con đường cao tốc cho việc thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế thì ngày hôm nay
chúng ta đã tự tin sẵn sàng thông xe cho con đường đó để giúp cho các phương tiện lưu
thông trên đó, chính là doanh nghiệp và nền kinh tế, được vận hành một cách thuận lợi,
thông suốt và hiệu quả hơn”. Có thể thấy, cơ hội lớn nhất mà các FTA thế hệ mới mang lại
là mở rộng thị trường nhờ cắt giảm thuế và dỡ bỏ rào cản thương mại để tham gia sâu hơn
vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Tuy nhiên, hội nhập kinh tế sẽ khiến các nước phải đối mặt với không ít thách thức.
Bên cạnh những cơ hội, việc các nước cam kết “cắt giảm thuế” và dần gia tăng hàng rào
phi thuế quan cũng chính là một vấn đề nan giải mà Việt Nam phải tìm hướng giải quyết.
Hiểu rõ được vấn đề này, nhóm chúng em quyết định tìm hiểu và nghiên cứu về đề
tài “Hàng rào phi thuế quan đối với xuất khẩu ngành HS85 của Việt Nam sang Trung Quốc
và Mỹ. Triển vọng xuất khẩu ngành hàng HS85”. Đề tài sẽ tập trung phân tích về hàng rào
phi thuế quan đối với mặt hàng điện tử, thiết bị điện của Việt Nam khi xuất khẩu, từ đó chỉ
ra được khó khăn và đề xuất giải pháp cho nước ta khi xuất khẩu mặt hàng này sang các thị
trường chủ lực. Đồng thời, những triển vọng tiềm năng được khai thác khi ký kết các hiệp
định mới với tầm ảnh hưởng cao.
Cuối cùng, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến cô Liên Chi đã tận tình giảng dạy kiến
thức, là nền tảng cơ sở cho nhóm hoàn thành đề tài lần này.
Trân trọng,
Nhóm 01./.

9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH HÀNG MÃ HS85 CỦA VIỆT NAM
1.1 Hoạt động xuất khẩu ngành HS85
Thiết bị điện tử là ngành sản xuất có vị trí then chốt trong nền kinh tế và ảnh hưởng
mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác. Theo số liệu của Bộ Công thương Việt Nam,
ngành công nghiệp máy tính, điện tử của Việt Nam chiếm tỷ trọng 17,8% toàn ngành công
nghiệp. Nắm bắt được tầm quan trọng đó, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào
lĩnh vực này ngày càng tăng, nhiều hãng điện tử lớn trên thế giới đã đầu tư xây dựng cơ sở
sản xuất sản phẩm điện tử công nghệ cao ở Việt Nam như Samsung, LG, Foxconn, Fukang
Technology, LG Display. Các sản phẩm máy vi tính và linh kiện điện tử ngày càng đa dạng
hóa sản phẩm theo nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng của
nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện đã vượt qua dệt may trở thành nhóm hàng xuất
khẩu chủ lực lớn thứ 2 của Việt Nam kể từ năm 2019 đến nay.
Nguồn: Tổng Cục Thống kê

Hình 1.1:Biểu đồ thể hiện trị giá xuất khẩu mặt hàng điện tử, máy tính
và linh kiện 2011-2020.

Là mặt hàng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng
trưởng của mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện có ảnh hưởng khá lớn đến tăng trưởng
chung của xuất khẩu cả nước. Nếu như năm 2011, xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện
mới chỉ chiếm 4,8% tổng kim ngạch xuất khẩu thì đến năm 2015 tỷ trọng đã tăng gấp 2 lần,
10
chiếm 9,6% và luôn duy trì mức trên 10% từ đó đến nay (2016 chiếm 10,7%; 2017 chiếm
12,2%; 2018 chiếm 12,1%; 2019 chiếm 13,7%, sơ bộ 2020 chiếm 15,8% và ước tính năm
2021 chiếm 15,2%). Năm 2021, xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện đứng thứ 2 trong
8 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD của Việt Nam, tốc độ tăng lần lượt các năm
trong giai đoạn 2011-2021 là: 2011 tăng 29,9%; năm 2012 tăng 68,4%; năm 2013 tăng
35,5%; năm 2014 tăng 7,5%; năm 2015 tăng 36,5%; năm 2016 tăng 21,5%; năm 2017 tăng
38,6%; năm 2018 tăng 12,5%; năm 2019 và năm 2020 cùng tăng 22,8%; năm 2021 ước
tính tăng 14,4%. Bình quân cả giai đoạn 2011-2021 tăng 27,3%.
Đáng chú ý, giá trị xuất khẩu ngành điện tử năm 2019 của Việt Nam đạt trên 87 tỷ
USD, có tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn từ 2010 - 2019 trên 50%, cao nhất
thế giới. Năm 2020, tính đến hết tháng 9/2020, kim ngạch xuất khẩu ngành điện tử ước đạt
khoảng 69 tỷ USD, trong đó điện thoại di động và linh kiện ước đạt hơn 36,6 tỷ USD, sản
phẩm điện tử, máy tính và linh kiện ước đạt hơn 32,2 tỷ USD. Dưới đây là biểu đồ cho thấy
các quốc gia nhập khẩu mặt hàng điện tử và thiết bị điện của Việt Nam nhiều nhất:

Hình 1.2: Biểu đồ thể hiện các quốc gia nhập khẩu mặt hàng điện tử và thiết bị
điện của Việt Nam nhiều nhất năm 2019.

Mặc dù được đánh giá là ngành công nghiệp mũi nhọn và đạt được một số thành tựu
trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đóng vai trò lớn trong xuất khẩu, nhưng thực tế,
nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện của Việt Nam vẫn đang dừng ở giai đoạn đầu

11
trong chuỗi sản xuất sản phẩm điện tử và phụ thuộc phần lớn vào các doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam chưa hướng mạnh vào
sản xuất sâu, chưa phát triển sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ và chất xám cao,
tỷ trọng sản phẩm chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao còn thấp.

Tiếp đà năm 2021, hoạt động xuất khẩu ngành hàng này trong những tháng đầu năm
2022 tiếp tục có những tín hiệu khởi sắc. Trong 4 tháng đầu năm 2022, ngành điện tử, thiết
bị điện và linh kiện là một trong 23 ngành hàng xuất khẩu đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1
tỷ USD, tăng 13,7% và đạt giá trị xuất khẩu 20,7 tỷ USD. Đây là những tín hiệu đáng mừng
về sự phục hồi của sản xuất cũng như xuất khẩu sản phẩm điện tử, máy tính và linh kiện
trong năm 2022, dự báo một năm tăng trưởng mạnh mẽ và đóng góp tích cực của ngành
này vào sự phục hồi của cả nền kinh tế Việt Nam.

1.2 Cơ cấu ngành hàng HS85


Trong giai đoạn 2016 - 2020, ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam tập trung phát
triển ở lĩnh vực linh kiện điện – điện tử cơ bản, bao gồm các loại bản mạch in điện tử, mạch
vi điện tử cho điện thoại di động, thiết bị điện tử gia dụng, thiết bị văn phòng, máy vi tính,
thiết bị ngoại vi, linh kiện, phụ tùng cho công nghiệp ôtô (thiết bị điện, chiếu sáng, điều
khiển...).
Cơ cấu sản xuất của ngành công nghiệp điện tử được chia theo nhóm của mã HS
gồm 3 nhóm ngành chính: máy tính, thiết bị viễn thông và thiết bị điện tử tiêu dùng. Từ
năm 2010, ngành điện tử đổi mới với sự tham gia mạnh mẽ của Việt Nam vào chuỗi giá trị
3C (gồm linh phụ kiện, lắp ráp cụm linh kiện, thành phẩm) và trở thành lắp ráp linh kiện
điện tử của thế giới).
Việt Nam bắt đầu tham gia mạnh mẽ vào chuỗi giá trị 3C trong ngành điện tử từ năm
2010 (gồm linh phụ kiện, lắp ráp cụm linh kiện, thành phẩm) và trở thành trung tâm lắp ráp
linh kiện điện tử của thế giới. Nhóm thành phẩm của ngành điện tử Việt Nam chủ yếu tập
trung vào các sản phẩm thiết bị truyền thông và điện tử tiêu dùng dẫn đầu. Còn về nhóm
hàng linh kiện điện tử, Việt Nam bị giới hạn ở vai trò “nhà tích hợp các linh kiện” trong
chuỗi giá trị điện tử toàn cầu. Với mức tăng trưởng vượt trội 20% đối với ngành hàng này,
Việt Nam đã vượt qua các nước láng giềng Thái Lan, Philippines, Malaysia và chỉ xếp sau

12
Hàn Quốc về mặt hàng lắp ráp xuất khẩu trong năm 2019, 2020. Ngoài ra, tốc độ tăng
trưởng bình quân của Việt Nam cao nhất thế giới trong giai đoạn 2016 - 2020.
1.3 Thị trường xuất khẩu ngành hàng HS85
Bên cạnh nhiều thị trường truyền thống, các mặt hàng máy tính, sản phẩm điện tử
và linh kiện của Việt Nam cũng phát triển thêm các thị trường mới. Việt Nam xuất khẩu
sản phẩm máy tính, linh kiện điện tử đến hơn 100 thị trường trên toàn cầu, chủ yếu là các
thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ (EU), ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc và đang xuất khẩu
mạnh sang thị trường Liên minh châu Âu (Hà Lan, Đức, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Phần
Lan...). Ngoài ra, Việt Nam cũng tập trung mở rộng thị trường xuất khẩu mới, có tiềm năng
tại các khu vực châu Phi, Mỹ La-tinh, Trung Đông và Ấn Độ…
Năm 2016, Việt Nam có 9 thị trường xuất khẩu lớn, bao gồm: Trung Quốc, Hoa Kỳ,
EU, ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Ấn Độ chiếm tới 86,7% kim
ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.
Đến năm 2018, xét về thị trường thì Trung Quốc giữ vững vị trí đứng đầu trong nhập khẩu
điện thoại các loại và linh kiện từ Việt Nam với tổng kim ngạch đạt 9,38 tỷ USD, tăng
31,1% so với năm trước; thị trường đứng thứ hai là Hoa Kỳ với kim ngạch đạt 5,41 tỷ USD,
tăng 46,1% so với năm 2017.
Các số liệu của Tổng cục Hải quan và bộ công thương cho thấy, năm 2020, Trung
Quốc, Hoa Kỳ, EU, Hồng Kông (Trung Quốc) là 4 thị trường chính của Việt Nam và chiếm
đến gần 71,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Bốn thị trường này đều có sự tăng
trưởng cao về xuất khẩu trong năm 2020.
Năm 2020, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 11 trong nhóm các nước xuất khẩu hàng
điện tử chủ chốt dù đã từng chỉ đứng thứ 47 trong năm 2001. Trong đó, xuất khẩu máy vi
tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trong năm 2020 đạt 44,58 tỷ USD, tăng 24,1% so với
năm 2019. Về xuất khẩu các mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện, Việt Nam trong năm
2020 xếp thứ hai trên toàn thế giới, với giá trị là 51,18 tỷ USD dù đã giảm 0,4% so với
2019 do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Xét theo chuỗi giá trị toàn cầu, thị trường
được chia thành ba phần, bao gồm các hoạt động thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn.
Việt Nam là quốc gia hội nhập thuộc phần trung nguồn chủ yếu, bao gồm các cụm lắp ráp

13
nhỏ như màn hình và các bộ phận đặc biệt, và các sản phẩm hoàn chỉnh như điện tử tiêu
dùng, truyền thông và máy tính.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2022, Mỹ, Trung
Quốc, EU và Hàn Quốc là những thị trường hàng đầu mà Việt Nam xuất khẩu nhóm ngành
điện thoại và linh kiện. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang thị trường
Mỹ đạt 6,61 tỷ USD, tăng 53,7% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường Trung Quốc xếp vị
trí thứ hai với kim ngạch 6,45 tỷ USD, tăng 16,6%; thị trường Hàn Quốc đứng thứ tư, đạt
2,78 tỷ USD, tăng 29,8%.... Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường lớn thứ ba
là EU lại sụt giảm 7,7%, chỉ đạt 3,2 tỷ USD.

14
CHƯƠNG 2: HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN TRONG NGÀNH HÀNG HS85 CỦA
MỸ
2.1 Tổng quan xuất khẩu của ngành hàng mã HS85 từ Việt Nam sang thị trường Mỹ
Mỹ là thị trường xuất khẩu điện thoại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và
linh kiện (HS85) lớn nhất của Việt Nam. Theo số liệu tổng hợp của Tổng cục Hải Quan,
năm 2020, giá trị xuất khẩu HS85 chiếm 23,62 % trong tổng giá trị xuất khẩu ngành hàng
HS85 với toàn thế giới của Việt Nam (111,092,752 nghìn USD).

Nguồn số liệu: Trade Map


Biểu đồ: Nhóm tự trình bày

Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá HS85 từ Việt
Nam sang Mỹ giai đoạn 2017-2021.

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy giá trị xuất khẩu mặt hàng HS85 của Việt Nam sang
Mỹ tăng liên tục trong giai đoạn từ 2017 - 2021. Trong giai đoạn 2017 - 2021, tăng 362,64%
và năm 2021 tăng 38,31% so với năm trước đó.

Theo số liệu tổng hợp từ TradeMap, Mỹ là thị trường nhập khẩu mặt hàng HS85 lớn
nhất tại Việt Nam từ năm 2020, là thị trường luôn chiếm giá trị xuất khẩu mặt hàng HS85
cao trong tổng giá trị xuất khẩu ra thế giới của Việt Nam.

15
Nguồn: Trade Map

Nhập khẩu 2016 2017 2018 2019 2020

Thế giới 57,192,921 75,322,543 86,599,819 97,158,132 111,092,752

Mỹ 7,558,659 7,844,537 9,893,390 17,710,300 26,239,966

Trung Quốc 5,605,359 14,465,174 18,773,066 18,755,708 25,213,447

Hàn Quốc 4,621,247 6,314,660 7,442,083 8,856,123 8,686,606

Hồng Kông 3,791,374 5,105,474 5,141,767 4,758,430 5,960,191

Nhật Bản 3,226,907 4,054,461 4,457,720 4,760,468 4,827,391

Bảng 2.1: Bảng thể hiện giá trị xuất khẩu hàng hoá HS85 từ Việt Nam ra thế giới
và 5 quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 (đơn vị: nghìn USD).

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu hàng hoá HS85 từ
Việt Nam sang Mỹ tiếp tục tăng trong năm 2022, giá trị xuất khẩu các nhóm hàng trong mã
HS85 như sau:

Điện thoại các loại và linh kiện: Tính trong 2 quý đầu năm/2022, xuất khẩu mặt
hàng điện thoại các loại và linh kiện sang thị trường Mỹ đạt 6,61 tỷ USD, tăng 53,7% so
với cùng kỳ năm trước.

Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện: trị giá xuất khẩu nhóm hàng trong 2 quý
đầu năm 2022 sang Mỹ đạt 7,32 tỷ USD, tăng 26,9% so với cùng kỳ năm trước.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác: trong 2 quý đầu năm 2022, trị giá xuất
khẩu sang Mỹ là 9,49 tỷ USD, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nằm trong 3 quốc gia có giá trị lớn nhất mà Mỹ nhập
khẩu hàng hoá HS85.

16
Nguồn: Trade Map

Xuất khẩu 2017 2018 2019 2020 2021

Thế giới 355,992,790 366,231,793 351,073,776 343,401,025 415,975,908

Trung Quốc 150,052,430 155,938,401 128,542,370 114,456,405 135,123,702

Mexico 61,604,912 63,273,931 63,311,054 59,554,748 70,644,946

Việt Nam 11,062,596 11,128,021 21,768,384 27,550,847 36,291,962

Malaysia 24,725,506 25,524,473 26,186,986 26,357,602 32,086,170

Đài Bắc Trung 14,295,890 14,397,154 16,334,576 18,953,818 23,962,820


Hoa

Bảng 2.2: Bảng thể hiện giá trị nhập khẩu hàng hoá HS85 của Mỹ từ thế giới và
5 quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 (đơn vị: nghìn USD).

Từ bảng có thể thấy, giá trị nhập khẩu hàng hoá HS85 từ Việt Nam của Mỹ qua các
năm đều tăng. Trong giai đoạn 2017 - 2019, Việt Nam chỉ xếp thứ 4, thứ 5; nhưng từ năm
2020, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 3, vượt qua Malaysia và Đài Bắc Trung Hoa.

Như vậy, ngành hàng HS85 tại Việt Nam có khả năng tăng trưởng cao, tiềm năng
xuất khẩu lớn sang thị trường Mỹ. Trong tương lai, mặt hàng này còn phát triển nhanh, nổi
bật và chiếm giá trị hơn.

Nguồn: UNCTAD, 2012

Nhóm Phân loại NTMs

Các biện pháp kỹ thuật SPS (tiêu chuẩn vệ sinh và kiểm dịch động thực vật)

17
TBT (rào cản kỹ thuật đối với thương mại)

Kiểm tra trước khi giao hàng và các thủ tục khác

Các biện pháp bảo vệ thương mại có tính bắt buộc

Cấp phép, hạn ngạch và các biện pháp kiểm soát số lượng

Các biện pháp kiểm soát giá bao gồm thuế, phí bổ sung

Các biện pháp tài chính

Các biện pháp ảnh hưởng đến cạnh tranh

Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại


Các biện pháp phi kỹ thuật
Hạn chế phân phối

Hạn chế về dịch vụ sau bán hàng

Trợ cấp (không bao gồm trợ cấp xuất khẩu)

Hạn chế mua sắm của Chính phủ

Sở hữu trí tuệ

Quy tắc xuất xứ

Các biện pháp xuất khẩu Các biện pháp liên quan đến xuất khẩu

Bảng 2.3: Bảng thể hiện tóm tắt phân loại các biện pháp phi thuế quan.

18
2.2 Ảnh hưởng hàng rào phi thuế quan của Mỹ đối với ngành hàng mã HS85 của Việt
Nam
2.2.1 Yêu cầu về nhãn mác hàng hóa (Biện pháp kỹ thuật)
Nhãn mác hàng hóa là một trong những nội dung bắt buộc phải có trên hàng hóa
xuất nhập khẩu nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho phía vận chuyển và những người xử
lý hàng hóa như hải quan, nhà phân phối và người tiêu dùng. Khi xuất khẩu hàng hóa sang
Mỹ, đây được xem là một trong những yếu tố quan trọng và được quy định cũng như bị
kiểm soát chặt chẽ bởi pháp luật.
Đối với mặt hàng HS85, đa số các sản phẩm được quy định ghi nhãn và giám sát bởi
một số cơ quan chính phủ như: Ủy ban Thương mại Công bằng (FTC), Cục bảo vệ môi
trường (US EPA), Bộ năng lượng Hoa Kỳ (DOE), Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng
(CPSC), Cục Quản lý Sức khỏe và An toàn Lao động (OSHA),....
Về xuất xứ hàng hóa, mọi hàng hóa nhập khẩu sang Mỹ phải được dán nhãn không
thể tẩy xóa và tên nước xuất xứ phải được ghi bằng Tiếng Anh.
Về các thông tin chung trên bao bì đối với các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng, hai cơ
quan Ủy ban Thương mại Công bằng (FTC) và Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm
(FDA) thực thi theo đạo luật đóng gói và dán nhãn (The Fair Packaging and Labeling Act
- FPLA) bao gồm các yêu cầu cơ bản sau:
- Tên/nội dung sản phẩm
- Tên và địa chỉ của nhà sản xuất, nhà đóng gói, nhà nhập khẩu hoặc nhà phân phối
- Trọng lượng hoặc khối lượng, số lượng tịnh (net) của sản phẩm
Các yêu cầu về nhãn an toàn, Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (CPSC) quy
định các yêu cầu nhãn an toàn cho hàng ngàn loại chất, vật phẩm và sản phẩm nguy hiểm
khác nhau để được nhập khẩu vào Mỹ.
2.2.2 Quy định về sở hữu trí tuệ (Biện pháp kỹ thuật)
Như các quốc gia khác trên thế giới, Mỹ đã ban hành đạo luật riêng về nhãn hiệu
thương mại là Đạo luật Nhãn hiệu thương mại năm 1946 (Trademark Act) và Đạo luật liên
bang về sự lu mờ nhãn hiệu hàng hóa (The Federal Trademark Dilution Act). Những hình
thức sở hữu trí tuệ có thể gây cản trở đối với những mặt hàng xuất khẩu, chủ yếu là bằng
sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu và bí mật thương mại. Mục tiêu chính là để quốc gia này
19
bảo hộ các thương hiệu đã được đăng ký trong nước khỏi xâm hại và đồng thời thúc đẩy
phát triển kinh tế, phát triển khoa học công nghệ và thu hút đầu tư nước ngoài.
Cụ thể, Đạo luật về nhãn hiệu năm 1946 đề ra quy định cấm nhập khẩu những sản
phẩm làm nhái thương hiệu đã được đăng ký bản quyền và dễ gây nhầm lẫn hoặc tương tự.
Đồng thời, Việt Nam và cả Mỹ cũng đã trở thành thành viên trong một số hiệp định về sở
hữu trí tuệ như:
- Hiệp định TRIPs của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO
- Công ước Paris (Paris Convention)
- Nghị định thư Madrid (The Madrid Protocol)
Điều đó đồng nghĩa với việc Việt Nam phải có trách nhiệm thực thi và tuân theo các
quy định của các hiệp định đã ký kết.
2.2.3 Quy định về kỹ thuật, tiêu chuẩn (Biện pháp kỹ thuật)
Mỹ là một trong những thị trường khó tính, có yêu cầu kỹ thuật khắt khe. Theo
Sutech, tiêu chuẩn SA8000 là một trong 3 tiêu chuẩn (ISO 9000, ISO 14000 và SA 8000)
được xem như bắt buộc để các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hoá sang thị trường
Mỹ. Trong đó, SA8000 được biết đến là hệ thống quản lý đảm bảo an toàn môi trường làm
việc để phát triển nguồn nhân lực. Nội dung của tiêu chuẩn SA8000 bao gồm:
- Lao động trẻ em
- Lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc
- Sức khỏe và an toàn người lao động
- Tự do lập hội và quyền thương lượng tập thể
- Phân biệt đối xử
- Thực hành kỷ luật
- Giờ làm việc
- Lương và thù lao
- Hệ thống quản lý
Ngoài ra, khi xuất khẩu ngành hàng HS85 sang thị trường Mỹ thường gặp phải một
số hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật gồm:

20
Tiêu chuẩn về điều kiện và chất lượng sản phẩm: Đáp ứng đủ các thông số tiêu chuẩn
và kỹ thuật do Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ (Mỹ), ước tính hiện tại khoảng 44000 quy chế
và các quy định kỹ thuật hoặc thông số kỹ thuật riêng biệt.
Tiêu chuẩn về tính bảo mật của thông tin về các sản phẩm: Sản phẩm có nguồn gốc
trong nước được tôn trọng và bảo mật quy trình sản xuất theo cách thức bảo vệ các lợi ích
thương mại hợp pháp.
Tiêu chuẩn về kiểm định sản phẩm: Sản phẩm ngành hàng HS85 là các sản phẩm
công nghệ, phải qua quá trình kiểm định sử dụng thử trước khi xuất khẩu hàng loạt nhằm
đảm bảo về chất lượng sản phẩm như thời gian sử dụng, các lỗi xảy ra khi sử dụng.
Ngày nay, Chính phủ và người tiêu dùng tại Mỹ không chỉ quan tâm đến giá cả, chất
lượng, xuất xứ mà ngày càng chú trọng đến điều kiện làm việc của người lao động. Trong
quá trình ngành hàng linh kiện điện tử của Việt Nam đạt được sự phát triển mạnh mẽ khi
xuất khẩu vào thị trường Mỹ, việc đảm bảo các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn là một trong
những điều kiện quan trọng.
2.2.4 Chống bán phá giá và chống trợ cấp (Biện pháp bảo vệ thương mại tạm
thời)
Chống bán phá giá và chống trợ cấp là hai biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời
được Mỹ áp dụng nhiều nhất khi Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ. Chống
bán phá giá là biện pháp nhằm chống lại hiện tượng hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ với giá
thấp hơn giá bán tại thị trường nội địa nước xuất khẩu. Chống trợ cấp là biện pháp nhằm
chống lại mặt hàng được trợ cấp của Chính phủ nước xuất khẩu gây thiệt hại cho hàng hóa
nội địa của Mỹ.
Trên thực tế, Việt Nam vướng phải nhiều cuộc điều tra chống bán phá giá và chống
trợ cấp được khởi xướng ở Mỹ. Năm 2005, Mỹ điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm
tôm nước ấm từ Việt Nam. Ngoài ra, mặt hàng thép Việt bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá
xấp xỉ 200% và thuế chống trợ cấp hơn 256%. Riêng đối với ngành hàng HS85 của Việt
Nam khi nhập khẩu vào thị trường Mỹ, tháng 4/2022, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã thu
thập tài liệu điều tra pin năng lượng mặt trời bán phá giá. Nội dung Mỹ cáo buộc Việt Nam
đã nhập nguyên liệu từ Trung Quốc để sản xuất tế bào và mô-đun quang điện xuất khẩu

21
sang Mỹ. Trong khi đó, mặt hàng pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc bị Mỹ áp thuế
chống bán phá giá từ 15% đến 238% và thuế chống trợ cấp từ 11% đến 15%.
2.3 Khó khăn ngành hàng HS85 đang phải đối mặt từ hàng rào phi thuế quan của Mỹ
2.3.1 Đối với biện pháp kỹ thuật
Đối với tiêu chuẩn về tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng, Mỹ là một trong những thị
trường khó tính và có tiêu chuẩn khắt khe đối với hàng nhập khẩu, đặc biệt là ngành hàng
chuyên biệt HS85. Bởi Mỹ đi đầu công nghệ và đón đầu các xu hướng kỹ thuật của thời đại
mới. Vì vậy, khi xuất khẩu mặt hàng này, Việt Nam gặp một số bất lợi:
- Các doanh nghiệp điện tử Việt Nam không có công nghệ sản xuất hiện đại, nội lực
vốn đủ lớn để xuất khẩu các sản phẩm hoàn thiện phát triển, mà chỉ xuất khẩu các
sản phẩm nhỏ, phần tử của sản phẩm lớn. Như vậy cho thấy, Việt Nam xuất khẩu
mặt hàng với kim ngạch lớn nhưng lợi nhuận thu về chưa thực sự tối ưu. Điều này
đòi hỏi ngành hàng điện tử Việt Nam phải được đầu tư hơn, học hỏi các công nghệ
mới nhanh chóng và kịp thời để có thể xuất khẩu các mặt hàng hoàn thiện hơn với
lãi suất cao.
- Tiêu chuẩn về thông số sản phẩm nhiều đòi hỏi Việt Nam phải kiểm duyệt sản phẩm
kỹ càng trước khi sản xuất và xuất khẩu.
- Công nghệ thay đổi, các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm được cập nhật liên tục
yêu cầu Việt Nam phải chủ động nắm bắt, học hỏi các công nghệ mới cùng các thông
tin về quy định mới.
Đối với yêu cầu về nhãn mác hàng hóa, vì quy định về ghi nhãn do nhiều tổ chức
ban hành và giám sát nên Mỹ không có riêng một luật hay riêng một cơ quan chính phủ quy
định cho mọi loại nhãn sản phẩm. Việc tìm tất cả các luật và quy định liên quan đến sản
phẩm có kế hoạch xuất khẩu sẽ khó khăn và mất khá nhiều thời gian cho các doanh nghiệp
xuất khẩu. Trong một số trường hợp, việc ghi sai hoặc thiếu nhãn sản phẩm theo quy định
sẽ bị từ chối nhập cảnh tại cảng, hoặc bị phạt do hành vi vi phạm quy định về nhãn của
quốc gia này.
Đối với các quy định về sở hữu trí tuệ, một số doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
khi đang trong quá trình xuất khẩu quốc tế, đặc biệt là sang Mỹ, đôi khi sẽ dễ gặp phải

22
những khó khăn về mặt pháp lý về quy định sở hữu trí tuệ do chưa thực sự tìm hiểu và đánh
giá kĩ thị trường và điều luật tại quốc gia khác.
Đối với quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn, khả năng áp dụng tiêu chuẩn SA8000 của Việt
Nam còn nhiều hạn chế. Việc áp dụng đòi hỏi chi phí cao, các doanh nghiệp phải có tiềm
lực kinh tế tốt. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng linh kiện điện tử nhỏ và
vừa, không có khả năng chi trả. Ngoài ra, tiêu chuẩn SA8000 cản trở mục tiêu cắt giảm chi
phí để tăng lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam.
2.3.2 Đối với biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời
Tính đến năm 2022, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: nông sản,
thủy sản, dệt may, da giày… đều trải qua vụ kiện điều tra chống bán phá giá của Mỹ.
Thứ nhất, khó khăn mà mà Việt Nam phải đối mặt là thiếu nguồn lực. Vì các cuộc
điều tra thường diễn ra trong thời gian dài, đòi hỏi người có thẩm quyền trong doanh nghiệp
phải có hành xử đúng và giải pháp hợp lý. Điều này dẫn đến tốn kém về chi phí khi các vụ
kiện về chống bán phá giá diễn ra đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường
Mỹ.
Thứ hai, ngành hàng linh kiện điện tử của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường
Mỹ có tiềm lực cạnh tranh về giá. Vì vậy, việc đối mặt với biện pháp chống phá giá của
Mỹ, một quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong các vụ kiện chống bán phá giá sẽ mang lại
nhiều khó khăn cho Việt Nam.
2.4 Giải pháp khắc phục khó khăn ngành hàng HS85 Việt Nam đối mặt
2.4.1 Giải pháp của Chính phủ
Các cơ quan hoạch định chính sách phải nghiên cứu định lượng về tác động của các
biện pháp phi thuế quan đối với Việt Nam do Mỹ áp dụng từ đó giảm chi phí, gánh nặng
cho doanh nghiệp xuất khẩu, nhằm góp phần bảo vệ doanh nghiệp, sản phẩm.

Chủ động phổ biến các thông tin về biện pháp kỹ thuật, bảo đảm chất lượng hàng
hóa trong thương mại quốc tế với Mỹ. Đối với rào cản về tiêu chuẩn, kỹ thuật, Nhà nước
cảnh báo và đưa ra những hướng dẫn cụ thể, chi tiết dành cho các doanh nghiệp để tiết kiệm
được chi phí, tránh tối đa các khó khăn trong việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ.

23
Nhà nước cần tăng cường học hỏi kinh nghiệm giải quyết và ứng phó trước rào cản thương
mại quốc tế của Mỹ.

Đối với biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời, Việt Nam có nguồn nhân lực mỏng
để đối mặt với Mỹ - quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong các cuộc điều tra về chống bán
phá giá. Tuy nhiên, là một thành viên của WTO, Nhà nước Việt Nam có thể nhờ sự trợ giúp
của WTO về các vấn đề liên quan đến biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời của Mỹ.

2.4.2 Giải pháp của Doanh nghiệp


Các doanh nghiệp Việt Nam phải cập nhật, hiểu rõ hàng rào phi thuế quan của mỗi
nước xuất khẩu và áp dụng các biện pháp để vượt qua các hàng rào phi thuế quan mà mỗi
quốc gia, doanh nghiệp nước ngoài đặt ra. Theo nghiên cứu về số liệu của Ngân hàng Thế
giới, các biện pháp phi thuế quan chính được các quốc gia trên thế giới sử dụng như sau:
biện pháp kiểm dịch động thực vật là 37,5%; rào cản kỹ thuật đối với thương mại là 37,5%;
kiểm tra hàng hóa trước khi vận chuyển và các thủ tục khác là 1,3%; các biện pháp cấp
phép không tự động, cấm hạn ngạch là 2,4% (số liệu 2/2022).
Ngoài ra, việc nghiên cứu kỹ lưỡng các quy định về nhãn mác, đóng gói, vận chuyển
cũng giúp doanh nghiệp đảm bảo được tính an toàn, hợp pháp cho hàng hóa xuất khẩu và
hạn chế những rủi ro, rắc rối trong quá trình giao thương.
Đặc biệt, các doanh nghiệp nên tìm hiểu thị trường xuất khẩu Mỹ để tránh các tình
trạng vi phạm bản quyền và thương hiệu đã được đăng ký tại quốc gia này. Ngoài ra, khi
thành công tiếp cận thị trường quốc tế, doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu thương mại nói riêng để bảo vệ thương hiệu và thị
phần của mình.
Đối với nước Mỹ, một thị trường có nhiều kinh nghiệm trong việc tiến hành các cuộc
điều tra về chống bán phá giá, chống trợ cấp nên việc bảo đảm hệ thống giấy tờ, chứng từ
minh bạch để chứng minh cho chi phí sản xuất là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, các
doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt thông tin cảnh báo từ các cơ quan quản lý như Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công
Thương),...

24
Bên cạnh đó, Mỹ còn rất chú trọng đến chất lượng hàng hóa, đặc biệt là các mặt
hàng liên quan đến kỹ thuật trong thương mại quốc. Vì vậy, các doanh nghiệp cần cập nhật
thông tin nhanh chóng về các quy định và biện pháp kỹ thuật mà Mỹ áp dụng lên ngành
hàng HS85 để bảo vệ tiềm năng phát triển của ngành hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp cần
tham gia các buổi hội thảo trao đổi về các rào cản kỹ thuật để hình thành giải pháp thích
hợp nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực, đầu tư kiểm soát quy trình vận hành sản xuất của
các mặt hàng ngành linh kiện điện tử.

25
CHƯƠNG 3: HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN TRONG NGÀNH HÀNG HS85 CỦA
TRUNG QUỐC
3.1 Tổng quan xuất khẩu của ngành hàng HS85 từ Việt Nam sang thị trường Trung
Quốc
Tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng HS85 từ Việt Nam sang Trung Quốc là 55,196,966
nghìn USD. Cán cân thương mại đối với mặt hàng này là dương 8,654,778 nghìn USD.
Nguồn số liệu: Trade Map
Biểu đồ: Nhóm tự trình bày

Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ xuất khẩu mặt hàng HS85 của Việt Nam với
các nước trên thế giới năm 2021.
Có thể thấy Trung Quốc là khách hàng lớn của Việt Nam đối với mặt hàng HS85
năm 2021, chiếm 30,8% trong tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng HS85 của Việt Nam với thế
giới (175,979,739 nghìn USD).

26
Nguồn số liệu: Trade Map
Biểu đồ: Nhóm tự trình bày

Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá HS85 từ Việt Nam
sang Trung Quốc giai đoạn 2017-2021.
Có thể thấy xuất khẩu hàng hoá HS85 từ Việt Nam sang Trung Quốc đã tăng dần từ
giai đoạn 2017-2021, cụ thể đã tăng 282,36% trong giai đoạn 2017-2021 và đặc biệt là năm
2021 đã tăng 119,36% so với năm trước đó. Ngoài ra, Việt Nam còn có vị thế đáng kể trong
cơ cấu nhập khẩu mặt hàng HS85 của Trung Quốc với tỷ lệ 8,27% trong tổng giá trị nhập
khẩu vào năm 2021 và xếp vị trí thứ 4.
Nguồn: Trade Map

Hình ảnh 3.3: Biểu đồ thể hiện tăng trưởng nhập khẩu mặt hàng HS85 của Trung Quốc
với top 5 quốc gia xuất khẩu trong giai đoạn 2017-2021.

27
Biểu đồ cho thấy xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng trưởng khá ổn định.
Năm 2020, từ vị trí thứ 5 Việt Nam đã vượt qua Nhật Bản và xếp thứ 4 trong số các nước
xuất khẩu sang Trung Quốc. Biểu đồ 3.1.2 và 3.1.3 đã phán ánh khả năng tăng trưởng khả
quan, khá ấn tượng và hiệu quả của Việt Nam trong việc xuất khẩu mặt hàng này sang
Trung Quốc.
Nguồn số liệu: Trade Map

Mã Mặt hàng Giá trị xuất Tỷ trọng trong xuất Tỷ trọng trong
khẩu của Việt khẩu mặt hàng này nhập khẩu
Nam sang sang Trung Quốc trong mặt hàng này
Trung Quốc tổng giá trị xuất khẩu của Trung
(nghìn USD) của Việt Nam ra thế Quốc
giới

8517 Điện thoại và 23,393,751 27 2


linh kiện

8542 Mạch điện từ 18,603,674 53 12


tích hợp

8529 Bộ phận chỉ 7,691,715 51 10


dùng hoặc chủ
yếu dùng với
các thiết bị
thuộc các nhóm
từ 85.25 đến
85.28.

Bảng 3.1: Bảng thể hiện top 3 ngành hàng xuất khẩu chủ lực của ngành hàng HS85 của
Việt Nam sang Trung Quốc năm 2021

28
3.2 Ảnh hưởng hàng rào phi thuế quan của Trung Quốc đối với ngành hàng HS85 của
Việt Nam
3.2.1 Yêu cầu về ghi nhãn và đánh dấu (Biện pháp kỹ thuật)
Trung Quốc có hàng loạt quy định về nhãn và đóng gói phù hợp, những quy định
này đặc biệt quan trọng với hàng tiêu dùng. Trong một số trường hợp, hàng hóa không thỏa
mãn các quy định trên sẽ bị từ chối nhập cảnh vào Trung Quốc. Các cơ quan kiểm tra nhập
khẩu của Trung Quốc chỉ ra việc ghi nhãn là một trong những lý do chính dẫn đến các báo
cáo không tuân thủ. Các yêu cầu về ghi nhãn và đánh dấu hầu hết được thực hiện bởi các
cơ quan quản lý ngành khác nhau. Tất cả các sản phẩm được bán tại Trung Quốc phải được
đánh dấu bằng ngôn ngữ Trung Quốc. Nhiều sản phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc phải
nhận được China Compulsory Certification (CCC) trước khi bán. Các sản phẩm yêu cầu
nhãn hiệu CCC, ngoài việc trải qua quá trình đăng ký và thử nghiệm, phải có nhãn hiệu
được dán trên sản phẩm trước khi nhập khẩu hoặc bán ở Trung Quốc. Và nhiều sản phẩm
điện tử yêu cầu dấu CCC mới được nhập khẩu hoặc bán ở Trung Quốc.
3.2.2 Yêu cầu về sở hữu trí tuệ (Biện pháp kỹ thuật)
Nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa vi phạm độc quyền của the 2010 Shanghai World
Expo sẽ phải chịu các hình phạt từ hải quan và các luật có liên quan. Nếu không được phép,
xuất nhập khẩu trái phép hàng hóa vi phạm độc quyền của biểu tượng Olympic Bắc Kinh
2008, sẽ phải chịu hình phạt. Nghiêm cấm hàng hóa vi phạm quyền độc quyền của biểu
tượng Olympic xuất nhập cảnh từ Trung Quốc. Cấm nhập khẩu hàng hóa vi phạm quyền
sở hữu trí tuệ của 2010 Shanghai EXPO. Văn phòng điều phối hội chợ triển lãm thế giới
Thượng Hải của Trung Quốc đã áp dụng cho cơ quan hải quan việc bảo vệ logo tình nguyện,
khẩu hiệu tình nguyện, ban tổ chức tên tòa nhà chính. Nếu không được phép của chủ sở
hữu quyền, bất kỳ ai nhập khẩu hoặc xuất khẩu bất hợp pháp bất kỳ hàng hóa nào vi phạm
độc quyền của các nhãn hiệu Olympic nói trên sẽ bị điều tra.
3.2.3 Yêu cầu về chất lượng sản phẩm, an toàn và hiệu suất (Biện pháp kỹ thuật)
Việc nhập khẩu sản phẩm cơ điện trong danh mục nhập khẩu sản phẩm cơ điện theo
Giấy phép tự động phải tuân theo các quy định của pháp luật và các quy định hành chính.
Chất thải rắn nhập khẩu phải phù hợp với quy chuẩn quốc gia về bảo vệ môi trường và được
bộ phận phụ trách giám sát chất lượng nghiệm thu đạt tiêu chuẩn chất lượng. Mức phóng
29
xạ cho phép đối với các sản phẩm tiêu dùng đã được quy định trong Điều 4 của tiêu chuẩn
bảo vệ phóng xạ đối với sản phẩm tiêu dùng có chứa chất phóng xạ.
3.2.4 Kiểm tra giấy phép nhập khẩu (Biện pháp hạn chế định lượng)
Hàng hóa khi nhập khẩu vào Trung Quốc cần có giấy phép nhập khẩu. Đơn đăng ký
hoặc xin cấp phép nhập khẩu thường được gửi đến MOFCOM hoặc các đơn vị địa phương
có thẩm quyền. Với một số loại hàng hóa (ví dụ: máy móc, đồ điện tử), giấy phép sẽ được
cấp tự động đến tất cả người đăng ký, và chỉ được sử dụng để theo dõi quá trình nhập khẩu
chính xác hơn.
Các yêu cầu phức tạp về việc kiểm tra và cấp giấy phép nhập khẩu tương đối phù
hợp, quy định hàng hoá phải được kiểm tra tại điểm đến và/hoặc kèm theo giấy phép chính
thức được công nhận bởi chính phủ Trung Quốc (ví dụ: CCC và RoHS với hàng điện từ,
hoặc giấy chứng nhận không nhiễm dịch hại cho các sản phẩm nông nghiệp). Hàng hóa
không đạt tiêu chuẩn kiểm tra và/hoặc không kèm theo giấy phép quy định có thể bị tịch
thu hoặc hoàn trả. Yêu cầu để cấp giấy phép có thể bao gồm kiểm tra tại xưởng ở Việt Nam.

Trong một số trường hợp, phía Trung Quốc sẽ công nhận giấy phép được cấp bởi cơ
quan có thẩm quyền tại Việt Nam. Nếu không, phía Trung Quốc sẽ tiến hành quá trình kiểm
tra để đạt được giấy chứng nhận cần thiết. Một số hàng hóa đặc biệt (chủ yếu là hàng nông
nghiệp và đồ điện tử) sẽ bị yêu cầu chứng nhận từ chính phủ Trung Quốc đối với xưởng
hoặc phương tiện sản xuất tại Việt Nam (doanh nghiệp Việt Nam có thể phải chịu mức phí
cho quá trình điều tra từ phía Trung Quốc).

3.3 Khó khăn ngành hàng HS85 đang phải đối mặt từ hàng rào phi thuế quan của
Trung Quốc
Có thể nói hoạt động xuất khẩu ngành hàng HS85 của Việt Nam đang có sự phụ
thuộc vào hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc bởi Trung Quốc hiện nay là thị trường xuất
khẩu các mặt hàng điện tử và thiết bị điện lớn nhất của nước ta. Bên cạnh đó, Trung Quốc
đã và đang thực thi nhiều chính sách phi thuế quan đối với xuất nhập khẩu, trong đó có các
mặt hàng thuộc mã HS85. Với những yếu tố đề cập như trên, hàng rào phi thuế quan của
Trung Quốc đã khiến ngành hàng HS85 của Việt Nam gặp nhiều khó khăn:

30
3.3.1 Đối với biện pháp kỹ thuật
Cạnh tranh với các mặt hàng nội địa: Nổi tiếng là một đất nước với lòng tự tôn dân
tộc cao, Trung Quốc có nhiều chính sách thiên vị cho các doanh nghiệp trong nước. Cụ thể,
Trung Quốc hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa tối đa bằng các khoản trợ cấp. Bên cạnh đó,
chính phủ Trung Quốc cũng đặt ra quy định đối với những doanh nghiệp nước ngoài khi
thâm nhập thị trường Trung Quốc: phải liên doanh với doanh nghiệp trong nước mà không
được thành lập bằng 100% vốn nước ngoài. Những sự thiên vị này giúp cho doanh nghiệp
Trung Quốc có được nhiều lợi thế trong cạnh tranh về giá khi mà giá cả các mặt hàng Trung
Quốc được cho là ở mức rẻ nhất thế giới.
Sự hạn chế của tiêu chuẩn kiểm định, giám định hàng hóa của Việt Nam: Nhằm mục
đích đáp ứng nhu cầu thị trường và giảm thiểu rủi ro về hàng hóa không được nước nhập
khẩu tiếp nhận, bất cứ hàng hóa nào trước khi đi qua cửa khẩu đều cần kiểm duyệt kỹ lưỡng.
Tuy nhìn chung các tiêu chuẩn kiểm định, giám định hàng hóa của Việt Nam đã có nhiều
tiến bộ nhưng so với những yêu cầu khắt khe của các nước nhập khẩu mà cụ thể là Trung
Quốc thì Việt Nam còn cần nỗ lực hơn nữa trong việc cải tiến các khâu kiểm duyệt hàng
hóa xuất khẩu để đáp ứng được các yêu cầu đó.
3.3.2 Đối với biện pháp hạn chế định lượng
Không đạt được mức xuất khẩu tối đa: Tuy Trung Quốc là thị trường xuất khẩu mặt
hàng HS85 lớn nhất của Việt Nam nhưng mức xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn chưa phải
mức xuất khẩu tối đa mà Việt Nam có thể đạt được bởi các quy định về hạn ngạch đã hạn
chế xuất khẩu sang Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đảm bảo việc thực thi các
quy định bằng cách đặt ra các yêu cầu riêng biệt.
Các quy định khắt khe về nguồn gốc và giấy phép xuất khẩu: Trước đây các yêu cầu
về thủ tục và giấy tờ xuất khẩu tương đối đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên, kể từ 2018,
Trung Quốc triển khai đồng bộ nhiều biện pháp và chính sách siết chặt thực thi các quy
định đã ban hành, tiêu biểu có các biện pháp truy xuất nguồn gốc hàng hóa, yêu cầu cung
cấp các thủ tục và giấy phép xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp.
Từ đó, hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đã bị tác động và cần nhiều
thời gian để thích ứng linh hoạt với điều kiện này.

31
3.4 Giải pháp khắc phục khó khăn ngành hàng HS85 Việt Nam đối mặt
3.4.1 Giải pháp của Chính phủ
Thứ nhất, tăng cường đàm phán, vận động hành lang và quan hệ công chúng trong
giải quyết những tranh chấp thương mại. Chính phủ sẽ phối hợp giữa các bộ, ngành từ đó
đưa ra chủ đề tháo gỡ rào cản thị trường vào những phiên họp của các ủy ban liên chính
phủ với các nước. Chủ động nêu vấn đề TBT tại các diễn đàn khu vực như ASEAN, diễn
đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và các diễn đàn đa phương (WTO).
Tăng cường tham gia và thực hiện các thủ tục nhằm tạo thuận lợi cho thương mại. Ký kết
các hiệp định hợp tác hoặc công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn giữa Việt Nam và cơ quan
chức năng của các nước đối tác có hiệp định thương mại tự do (FTA), tăng cường thủ tục
kiểm tra, giảm thông quan. Chính phủ cần tích cực triển khai hơn nữa các cuộc đàm phán
đa phương và song phương nhằm tăng cường sự hợp tác, hiểu biết lẫn nhau, tranh thủ những
sự ủng hộ của các quốc gia, các tổ chức, đặc biệt là việc thừa nhận Việt Nam là nước có
nền kinh tế thị trường.
Thứ hai, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng (cán
bộ kỹ thuật) nhằm nâng cao năng lực thiết kế, tạo mẫu phát triển sản phẩm mới của ngành
điện tử. Chính phủ cần có các biện pháp phát triển khoa học công nghệ phục vụ cho sự phát
triển của ngành điện tử. Ưu tiên nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư đầu vào có công nghệ
cao, công nghệ tiên tiến và hàng hóa trong nước chưa sản xuất được. Tích cực thực hiện
các đề án tái cơ cấu ngành công nghiệp, từng bước tạo ra các sản phẩm có thương hiệu
trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường khu vực và toàn cầu, tham gia sâu
hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đầu tư máy móc để kiểm tra chất lượng sản phẩm và nâng
cao hiệu quả chế tạo. Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện toàn diện hơn
trong công tác kiểm tra. Nâng cao chất lượng sản phẩm điện tử từ khâu sản xuất không phải
là vấn đề xuất khẩu riêng của một thị trường cụ thể, mà là một quá trình sẽ giúp hầu hết các
ngành công nghiệp của Việt Nam nói chung và ngành điện tử Việt Nam nói riêng hội nhập
sâu hơn vào thị trường toàn cầu.
Thứ ba, nâng cao năng lực nhận thức và phổ biến thông tin đến các doanh nghiệp về
các rào cản kỹ thuật thương mại của Trung Quốc. Chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp
bằng cách cung cấp thông tin đặc biệt là hướng dẫn về cách sử dụng và tận dụng các ưu đãi
32
của hiệp định thương mại tự do (FTA) liên quan đến quy tắc xuất xứ, các biện pháp để đáp
ứng quy tắc xuất xứ và cách ngăn ngừa và xử lý các tranh chấp như bán phá giá, nâng cao
nhận thức về phòng vệ thương mại trong các hiệp hội và doanh nghiệp. Tập trung giải quyết
hiệu quả các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp của các nước đối với hàng hóa
xuất khẩu. Tăng cường điều tra, dự báo, cảnh báo các biện pháp phòng vệ thương mại áp
dụng đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Lựa chọn tập hợp các sản phẩm tiềm
năng để thiết kế và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại riêng cho các mặt hàng đó
trên thị trường.
Thứ tư, hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại Việt Nam theo chuẩn quốc tế.
Mục đích nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam bắt
buộc phải thực hiện nhanh, tích cực và chủ động hơn việc đổi mới, hoàn thiện hệ thống
pháp luật, chính sách trong nước. Việc xây dựng môi trường pháp lý theo hướng phù hợp
với các quy định và chuẩn mực quốc tế sẽ có tác dụng mạnh mẽ đến các doanh nghiệp.

3.4.2 Giải pháp của Doanh nghiệp


Thứ nhất, các doanh nghiệp nên chủ động cập nhật những thay đổi trong chính sách
luật pháp, đặc biệt là các quy định của thị trường Trung Quốc. Việc không cập nhật thông
tin thường xuyên sẽ khiến các doanh nghiệp rơi vào thế bị động và sẽ gặp rủi ro cao. Ngoài
ra, các doanh nghiệp cũng phải có những biện pháp tích cực để đối phó mỗi khi xảy ra tranh
chấp thương mại. Doanh nghiệp nên liên hệ với hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
(VEIA) và cơ quan có chuyên môn để biết thêm thông tin về các rào cản của thị trường điện
tử. Vì vậy, khi kinh doanh ở thị trường cụ thể, việc tham khảo ý kiến của đối tác địa phương
là cần thiết.
Thứ hai, tích cực điều tiết tăng trưởng xuất khẩu và luôn tập trung vào nghiên cứu
và phát triển thị trường. Tăng cường các hoạt động nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương
mại, xây dựng định hướng dài hạn nhằm nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh xuất
khẩu. Đặc biệt là phải vượt qua các yêu cầu khắt khe về chứng minh nguồn gốc xuất xứ của
nguyên phụ liệu sản xuất tại Việt Nam. Tăng nhanh tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu cho
ngành và giảm phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài. Tăng cường đầu tư phát triển
các ngành công nghiệp hỗ trợ. Đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất hàng hóa xuất khẩu để đảm
bảo đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ của thị trường Trung Quốc. Các doanh nghiệp
33
Việt Nam cần nghiên cứu thị trường nhằm nắm bắt thông tin về thị trường xuất khẩu, các
rào cản đang được áp dụng, dung lượng thị trường, đối thủ cạnh tranh,... Qua đó, doanh
nghiệp có thể chủ động ứng phó được trước những rào cản kỹ thuật mà thị trường này dựng
nên, tạo ra thế chủ động cho các doanh nghiệp điện tử Việt Nam khi thâm nhập thị trường
này.
Thứ ba, tăng cường năng lực sản xuất, xây dựng và kiện toàn sử dụng các hệ thống
tiêu chuẩn kỹ thuật theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Doanh nghiệp Việt Nam nên xây dựng
và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn theo đúng quy định quốc tế. Trước hết, doanh nghiệp nên
đầu tư hiệu quả cho hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống quy định về chất lượng và tiêu
chuẩn kỹ thuật đã được Trung Quốc áp dụng. Khoản đầu tư này gồm đầu tư vào nguồn
nhân lực, cụ thể là những người chuyên nghiên cứu và áp dụng các quy định về chất lượng
và tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm điện và điện tử. Ngoài ra, các doanh nghiệp nên đầu
tư xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sau khi tiến hành nghiên cứu để phù hợp với
thông lệ quốc tế và năng lực của doanh nghiệp.
Thứ tư, các doanh nghiệp Việt Nam cần hợp tác một cách thiện chí cùng các công
ty Trung Quốc. Chính điều này đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam tránh được một số rào
cản mà Trung Quốc dành cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.

34
CHƯƠNG 4: TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU NGÀNH HÀNG HS85 CỦA VIỆT NAM
Mặc dù gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình xuất khẩu do các biện pháp thuế
quan, hàng rào phi thuế quan nhưng việc ký kết quan hệ hợp tác hữu nghị và hiệp định
thương mại tự do đã góp phần giúp Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp điện tử nói
riêng có thêm những triển vọng mới trong tương lai.

4.1 Quan hệ hữu và hợp tác


4.1.1 Quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Trung Quốc
Kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác
giữa hai nước đã phát triển nhanh chóng và sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, đem lại nhiều
lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Thuận lợi hợp tác thương mại bắt đầu mở ra khi ASEAN
và Trung Quốc ký Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện tháng 11/2002. ACFTA
là khu vực mậu dịch tự do được ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc (có hiệu lực từ 2003).
Hiện nay, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường cung cấp
hàng hóa lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Mỹ). Theo thống
kê của Hải quan Trung Quốc, Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung
Quốc trong ASEAN và đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc trên thế giới trong 2
năm liên tiếp 2020, 2021. Nhiều nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt
kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên. Trong đó, lớn nhất là điện thoại và linh kiện. Đây là nhóm
hàng xuất khẩu “chục tỷ đô” đầu tiên của Việt Nam ở thị trường Trung Quốc khi mới tính
con số xuất khẩu trong 10 tháng năm 2021.
Chính quan hệ hữu nghị hợp tác lâu dài sâu rộng đó tín hiệu tốt lành cho triển vọng
phát triển thương mại của Việt Nam - Trung Quốc nói chung và việc xuất khẩu mặt hàng
điện tử của Việt Nam nói riêng.
4.1.2 Quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Hồng Kông
Trong những năm qua, quan hệ giữa Việt Nam và Đặc khu hành chính Hồng Kông
tiếp tục ghi nhận các bước phát triển mạnh mẽ, nhất là lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu
tư,… Đặc biệt, dù trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, năm 2021, trao đổi
thương mại Việt Nam và Hồng Kông vẫn duy trì đà tăng trưởng. Tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu của Việt Nam với Hồng Kông đạt 13,6 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2020.

35
Hồng Kông hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 5 tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam
cũng đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 7 của Hồng Kông và là đối tác thương mại
lớn thứ 2 của Hồng Kông trong khối ASEAN.
Việt Nam đã, đang và sẽ có rất nhiều triển vọng cho việc xuất khẩu và thương mại
giữa hai nước Việt Nam - Hồng Kông. Lý do cho mối quan hệ hợp tác hữu nghị cũng như
cho việc các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng nhiều thuận lợi khi xuất khẩu vì Hồng
Kông là một thị trường mở, phi thuế quan với hàng nhập khẩu, thủ tục xuất nhập khẩu thuận
tiện, quãng đường vận chuyển ngắn. Tuy nhiên, khâu hậu kiểm lại cực kỳ gắt gao và đặc
biệt bảo vệ người tiêu dùng do đó buộc doanh nghiệp phải nghiêm ngặt trong quy trình sản
xuất và áp dụng công nghệ cao trong bảo quản sản phẩm.
4.1.3 Quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt - Mỹ
Sau khi thiết lập quan hệ song phương vào năm 1995, quan hệ hữu nghị giữa Việt
Nam và Mỹ đang ngày càng phát triển tích cực và mạnh mẽ trên các lĩnh vực chính trị, kinh
tế, an ninh và giao lưu giữa nhân dân hai nước. Sự hợp tác càng được khẳng định rõ hơn
cho đến năm 2013, hai nước chính thức quyết định xác lập Quan hệ Đối tác toàn diện Việt
Nam - Hoa Kỳ. Đây được xem như một khuôn khổ tổng thể không chỉ phục vụ tốt hơn lợi
ích hai nước mà còn đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác ở châu Á- Thái Bình Dương
nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất
của Việt Nam, còn Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Mỹ. Đáng chú ý, một số
mặt hàng chủ lực của Việt Nam đang được xuất khẩu sang Mỹ tăng cao bao gồm điện thoại
và linh kiện, sản phẩm điện liên tục giữ vững những vị trí đầu kể từ năm 2016-2020.
Vậy nên, có thể nói, trong nhiều nhiều thập kỷ tới, Hoa Kỳ vẫn luôn là đối tác bền
bỉ của Việt Nam trong việc phát triển thương mại, đặc biệt là nhóm ngành xuất khẩu mặt
hàng thiết bị điện.
4.1.4 Quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam – EU
Hiệp định hợp tác và đối tác toàn diện Việt Nam – EU (PCA) chính thức được ký
kết vào ngày 27-6-2012 đã tạo nên một bước đột phá mới trong quan hệ giữa hai bên, thể
hiện cam kết của EU trong việc tiến tới mối quan hệ hiện đại, trên diện rộng và cùng có lợi
với Việt Nam từ đó đến nay. Hiện Việt Nam và EU có mối quan hệ rất sâu rộng với nhiều
36
chính sách, hiệp định có lợi cho đôi bên. Các khuôn khổ hợp tác đó đã đưa Việt Nam trở
thành một trong những quốc gia châu Á có quan hệ toàn diện, sâu rộng nhất với EU, nước
ASEAN duy nhất có tất cả các trụ cột hợp tác với EU. Cụ thể, EU hiện là một trong ba đối
tác thương mại và thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam (sau Trung Quốc,
Hoa Kỳ). Kim ngạch thương mại Việt Nam-EU đã tăng 17 lần trong 20 năm qua, đạt 56,45
tỷ USD năm 2019 và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU trong ASEAN
(sau Singapore), trong đó Việt Nam xuất khẩu vào EU 41,54 tỷ USD hàng hóa và nhập
khẩu từ EU 14,9 tỷ USD. Bên cạnh đó, EU còn nằm trong nhóm năm nhà đầu tư trực tiếp
nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam (cùng với Hàn Quốc, Nhật, Singapore và Đài Loan -
Trung Quốc). Các nhà đầu tư EU có ưu thế về công nghệ, đóng góp tích cực vào việc chuyển
giao công nghệ, tạo ra một số ngành, nghề mới và sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ
cao, tạo thêm nhiều việc làm mới là đòn bẩy phát triển ngành máy điện và các thiết bị điện
của Việt Nam.
Thông qua hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã tạo được quan hệ hữu nghị và hợp
tác sâu rộng, bền vững với nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này không chỉ giúp cho quá
trình thương mại tự do, xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi mà còn là cơ hội cho nước ta học
hỏi những tiến bộ công nghệ, những thành tựu về khoa học kỹ thuật, giúp ích cho sự phát
triển của ngành hàng điện tử trong nước từ đó tạo bước đệm cho triển vọng xuất khẩu của
ngành hàng.
4.2 Các hiệp định ký kết
4.2.1 Hiệp định Công nghệ thông tin (ITA)
Các nước đang phát triển vốn đã có lợi thế về giá thuê nhân công rẻ, khi tham gia vào
WTO, cụ thể là Hiệp định Công nghệ thông tin (ITA) sẽ bổ sung thêm hơn 200 sản phẩm công
nghệ thông tin vào danh sách miễn thuế theo cơ chế đối xử tối huệ quốc, đồng nghĩa với việc
toàn bộ 161 nước thành viên WTO sẽ được hưởng ưu đãi thuế bằng 0 tại thị trường các nước
thành viên cam kết xóa bỏ thuế quan đối với các sản phẩm này. Việt Nam là nước đang phát
triển, nhờ có ITA mà nhận được nhiều ưu đãi về thuế quan khi xuất khẩu những sản phẩm công
nghệ thông tin ra nước ngoài. Cộng với việc có lợi thế về lao động giá rẻ, Việt Nam càng thêm
có nhiều sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài, tiếp cận được nhiều hơn với nguồn vốn FDI.

37
Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành hàng điện tử, công nghệ thông tin
trong nước và sự xuất khẩu ngành hàng ra thế giới.
4.2.2 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA)
Nội dung cốt lõi của EVFTA là nhằm tự do hóa thuế quan và các hàng rào phi thuế
quan đối với các mặt hàng nhập khẩu chủ chốt giữa hai bên trong thời gian 10 năm. Đối
với Việt Nam, việc xóa bỏ thuế quan sẽ mang lại lợi ích cho các ngành công nghiệp xuất
khẩu chủ chốt, bao gồm cả sản xuất điện thoại và sản phẩm điện tử, dệt may, giày dép và
các sản phẩm nông nghiệp như cà phê. Đây không chỉ là những ngành công nghiệp chủ lực
của Việt Nam, mà còn là những ngành tập trung nhiều lao động nhất. EVFTA sẽ giúp tăng
khối lượng xuất khẩu của Việt Nam sang EU, từ đó tạo thuận lợi để mở rộng các ngành
công nghiệp, cả về vốn và việc làm.
Đối với ngành công nghiệp sản xuất điện tử và điện thoại vừa chớm nở của Việt
Nam, EVFTA có thể thúc đẩy ngành công nghiệp này vượt qua các quốc gia ngang hàng
trong ASEAN, đặc biệt là cỗ máy sản xuất điện tử của khu vực - Malaysia. Mặc dù, hiện
tại, ngành công nghiệp sản xuất điện tử của Việt Nam vẫn chưa phát triển rộng rãi,
nhưng EVFTA sẽ mang lại cho Việt Nam một cơ hội chưa từng có để có thể dẫn đầu về các
sản phẩm điện tử, và mở rộng ngành công nghiệp vừa chớm nở này có thể là một hướng đi
thông minh cho các doanh nghiệp địa phương.

4.2.3 Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA)
ACFTA viết tắt cụm “ASEAN-China Free Trade Area” là hiệp định Thương mại
hàng hóa ASEAN – Trung Quốc nhằm giảm thiểu các rào cản thương mại và tăng cường
mối liên kết kinh tế giữa các nước trong khối ASEAN và Trung Quốc. Hầu hết các mặt
hàng trong biểu thuế thuế nhập khẩu của các nước sẽ tham gia thực hiện cắt giảm và xóa
bỏ thuế nhập khẩu trong ACFTA (90% các mặt hàng sẽ phải xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập
khẩu, số còn lại phải sẽ cắt giảm xuống một mức nhất định). Cụ thể, theo Bộ Công Thương,
tỷ lệ xóa bỏ thuế quan trong ACFTA ở Việt Nam giai đoạn 2022 – 2027 vào khoảng 85,4%
số dòng thuế bao gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (nhóm 8539).
Vì vậy, đối với Việt Nam, ACFTA được xem như công cụ thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, cân bằng, ổn định đầu tư, xúc tiến phát triển thương mại song phương và hơn hết chống

38
lại tác động tiêu cực trong giai đoạn đại dịch COVID-19. Đặc biệt, đối với ngành thiết bị
điện tử, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng kỷ lục hơn 42% so với cùng
kỳ năm 2020, trị giá 11,85 tỷ USD. Có thể nói, trong tương lai, trên mặt trận kinh tế,
ASEAN và Trung Quốc cam kết tận dụng tối đa vai trò của ACFTA cũng như luôn cải
thiện, đổi mới để các bên đều tối đa hóa lợi ích, góp phần phát triển nền kinh tế khu vực
nói riêng và toàn cầu nói chung.
4.2.4 Hiệp định về quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
Với mục đích nhằm mở cửa thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại
đầu tư và thương mại liên quan đến quyền sở hữu đối với các sản phẩm của công dân và
pháp nhân hai nước, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đánh dấu bước tiến quan
trọng trong tiến trình bình thường hoá và phát triển mối quan hệ thương mại toàn diện giữa
Việt Nam và Hoa Kỳ.
Nhờ có quy chế này, hàng hoá Việt Nam được hưởng thuế suất thấp hơn hẳn khi vào
thị trường Hoa Kỳ, trung bình từ 40% xuống còn chỉ khoảng 3-4%. Hai bên cũng đồng ý
cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan đối với thương mại hàng hoá. Các hạn
ngạch, giấy phép kiểm soát xuất khẩu và nhập khẩu sẽ được loại bỏ. Hai năm sau khi Hiệp
định có hiệu lực, các bên hạn chế tất cả các loại phí và phụ phí dưới bất kỳ hình thức nào,
áp dụng đối với xuất nhập khẩu, và đảm bảo rằng những loại phí và phụ phí đó không phải
là một sự bảo hộ gián tiếp đối với sản xuất trong nước hoặc vì mục đích thu ngân sách.
Như vậy, nhờ những hiệp định thương mại được ký kết giữa Việt Nam và các quốc
gia trên thế giới, đặc biệt là những nước nhập khẩu chủ lực đã tạo điều kiện thuận lợi cho
sự phát triển của ngành hàng HS85 trong nước và triển vọng xuất khẩu của ngành hàng đến
các quốc gia khác qua những mức thuế suất ưu đãi, và những rào cản được giảm bớt.

39
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh cạnh tranh nhau gay gắt trên trường quốc tế, các quốc gia buộc phải
dựng lên hàng rào phi thuế quan nhằm bảo vệ cho hoạt động sản xuất trong nước trước
nguy cơ xâm nhập của hàng hóa nước ngoài. Qua đó, một lần nữa, ta thấy được việc hội
nhập và tự do hóa thương mại giữa các nền kinh tế trên thế giới đang dần mở ra nhiều cơ
hội tiềm năng cho các nước từng bước phát triển tiềm lực kinh tế quốc gia nhưng cũng đồng
thời tạo ra không ít thách thức trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Tham gia ký kết các FTA có nghĩa là Việt Nam đã bước vào sân chơi lớn, chấp nhận
đương đầu với khó khăn, thách thức mới. Để hội nhập quốc tế thành công, đòi hỏi sự phối
hợp nhuần nhuyễn, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành Trung ương và địa phương với doanh
nghiệp. Đồng thời, Việt Nam cần đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các quốc gia trên thế giới,
tận dụng hiệu quả các cơ hội, điều kiện thuận lợi, cùng với các nước thành viên chủ động
ứng phó với các tình huống khó khăn mới phát sinh trên các lĩnh vực, trao đổi kinh nghiệm
để tìm ra các giải pháp đổi mới phù hợp, thúc đẩy phát triển bền vững.

40
PHỤ LỤC THAM KHẢO
1. TS Nguyễn Bích Thủy. (2020). Rào cản phi thuế quan đối với xuất khẩu hàng hóa
của Việt Nam:
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/816734/rao-can-phi-thue-
quan-doi-voi-xuat-khau-hang-hoa-cua-viet-nam.aspx
2. ThS. Vũ Hồng Loan. (2014). Giải pháp nâng cao khả năng vượt qua các rào cản
phi thuế quan:
https://m.tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/giai-phap-nang-cao-
kha-nang-vuot-qua-cac-rao-can-phi-thue-quan-86758.html
3. Báo công thương (2019). Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp nông sản, thực phẩm
vượt rào cản phi thuế quan:
https://trungtamwto.vn/tin-tuc/14322-bo-cong-thuong-tang-cuong-ho-tro-doanh-nghiep-
nong-san-thuc-pham-vuot-rao-can-phi-thue-quan
4. Báo công thương. (2019). Ứng phó hàng rào phi thuế quan: Phải nắm vững thông
tin:
https://trungtamwto.vn/chuyen-de/14372-ung-pho-hang-rao-phi-thue-quan-phai-nam-
vung-thong-tin
5. International Trade Administration. (2022). Labeling/Marking Requirements:
https://www.trade.gov/knowledge-product/china-labelingmarking-
requirements?fbclid=IwAR1iQMO1SbtMR-aFVoEemT-
Bwhzq6s2dCkILmxaAnqr0zWER-D12JTeVeIY
6. Market Access Map. (2022). Market Access Conditions:
https://m.macmap.org/en//query/results?reporter=156&partner=704&product=854310&le
vel=6&fbclid=IwAR1yWbo2HZHtdfxCNqQHIMvQCQPEXJIAvQ-fnBrmbL8D-
EM_dKRaoaz4Q48
7. TTWTO VCCI. (2018). Quy định nhập khẩu tại Trung Quốc:
https://trungtamwto.vn/chuyen-de/12297-quy-dinh-nhap-khau-tai-trung-
quoc?fbclid=IwAR3PcGhMbHKM6f7Twk99QV__z8Dv97zQ_IIbDfMzbpQy-
wkaGoLiD1j-ucE
8. Laodong.vn. (2022). Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam:
41
https://laodong.vn/kinh-doanh/trung-quoc-tiep-tuc-la-thi-truong-xuat-khau-lon-cua-viet-
nam-1001244.ldo
9. Vietnam Customs Data. Mã HS Việt Nam 85 - Máy điện và thiết bị điện và các bộ
phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm
thanh truyền hình, bộ phận và phụ kiện của các loại máy:
https://www.vietnamtrades.com/vn/hts-code/electrical-machinery-equipment-parts-
thereof-sound-recorders-chapter-85
10. Bộ công thương. (2021). Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2020:
http://tbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/sach_bao%20cao-xnk%20viet%20nam_2020.pdf
11. Sutech. (2022). Thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn SA8000 tại Việt Nam như thế
nào?:
https://sutech.vn/thuc-trang-ap-dung-bo-tieu-chuan-sa8000/
12. Bản tin TBT An Giang. (2022). Cuộc điều tra của Mỹ đối với pin năng lượng mặt
trời từ Việt Nam và Đông Nam Á đi ngược lại mục tiêu khí hậu của chính quyền
Biden:
http://tbtagi.angiang.gov.vn/cuoc-dieu-tra-cua-my-doi-voi-pin-nang-luong-mat-troi-tu-
viet-nam-va-dong-nam-a-di-nguoc-lai-muc-tieu-khi-hau-cua-chinh-quyen-biden-
40267.html
13. Bộ công thương. (2022). Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế chống
bán phá giá và chống trợ cấp với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam:
https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/hoa-ky-khoi-xuong-dieu-tra-chong-lan-
tranh-thue-chong-ban-pha-gia-va-chong-tro-cap-voi-pin-nang-luong-mat-troi-nhap-
khau.html
14. HCC WTO. (2022). Một số vấn đề tiếp cận thị trường Mỹ:
https://www.hoinhap.org.vn/tiep-can-thi-truong/thi-truong-hoa-ky/29513-mot-so-van-de-
tiep-can-thi-truong-my.html
15. Chứng nhận Quốc tế (ICB). (2020). Tiêu chuẩn SA 8000 – Tiêu chuẩn về Trách
nhiệm xã hội:
https://chungnhanquocte.com/tieu-chuan-sa-8000/

42
16. Vnbusiness. (2022). Xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang thị trường Mỹ tăng
53,7%:
https://vnbusiness.vn/thi-truong/xuat-khau-dien-thoai-va-linh-kien-sang-thi-truong-my-
tang-53-7-1086882.html
17. Tạp chí Cộng sản. (2020). Rào cản phi thuế quan đối với xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam:
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/816734/rao-can-phi-thue-
quan-doi-voi-xuat-khau-hang-hoa-cua-viet-nam.aspx
18. TTWTO VCCI. (2019). Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp nông sản, thực phẩm vượt
rào cản phi thuế quan:
https://trungtamwto.vn/tin-tuc/14322-bo-cong-thuong-tang-cuong-ho-tro-doanh-nghiep-
nong-san-thuc-pham-vuot-rao-can-phi-thue-quan
19. Đinh Thị Bích Liên. Xuất khẩu máy tính, điện tử và linh kiện: Thực trạng và giải
pháp:
https://vioit.org.vn/vn/chien-luoc-chinh-sach/xuat-khau-may-tinh--dien-tu-va-linh-kien--
thuc-trang-va-giai-phap-4403.4050.html
20. U.S.Embassy & Consulate in VietNam. Quan hệ Việt Nam - Liên minh châu Âu 30
năm: Thực trạng, cơ hội, thách thức và triển vọng:
https://goeco.link/GHnxf
21. PGS, TS. Bùi Hồng Hạnh. (2020). Quan hệ Việt Nam - Liên minh châu Âu: Từ Hiệp
định khung về hợp tác đến Hiệp định Thương mại tự do:
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/the-gioi-van-de-su-kien/-
/2018/819660/quan-he-viet-nam---lien-minh-chau-au--tu-hiep-dinh-khung-ve-hop-tac-
den-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do.aspx
22. Tổng cục Thống kê. (2022). Xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện tăng cao, động
lực và kỳ vọng trong năm 2022:
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/04/xuat-khau-dien-tu-may-
tinh-va-linh-kien-tang-cao-dong-luc-va-ky-vong-trong-nam-2022/
23. Đoàn Huệ. (2021). Công nghiệp điện tử giữ vị trí quan trọng trong sản xuất công
nghiệp:
43
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-
tin?dDocName=MOFUCM215718
24. Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương. (2022). 85,4% dòng thuế trong ACFTA dự
kiến được xóa bỏ thuế quan tới năm 2027:
https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/85-4-dong-thue-trong-acfta-du-kien-
duoc-xoa-bo-thue-quan-toi-nam-2027.html
25. TTWTO VCCI. (2021). Báo cáo 10 năm phát triển của khu vực mậu dịch tự do
ASEAN - Trung Quốc:
https://trungtamwto.vn/file/20829/bao-cao-phat-trien-10-nam-khu-vuc-thuong-mai-tu-do-
asean--trung-quoc.pdf
26. TTWTO VCCI. (2006). Hỏi đáp về thuế ACFTA.
https://trungtamwto.vn/file/16192/Hoi%20dap%20ve%20thue%20ACFTA.pdf?fbclid=Iw
AR00SGXLsq5DW9Ay9yeOmqc_5_mcU1YMgCKO9hYPEHHjiMypXiePANp4Lm0
27. Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương. (2021). Điện tử - điểm sáng trong sản xuất
công nghiệp của Việt Nam.
https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/dien-tu-diem-sang-trong-san-xuat-
cong-nghiep-cua-viet-nam.html

28. Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương. (2021). Điểm danh mặt hàng công nghiệp
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam:

https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/diem-danh-mat-hang-cong-nghiep-
xuat-khau-chu-luc-cua-viet-nam.html

29. U.S.Embassy & Consulate in VietNam. Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam:

https://vn.usembassy.gov/vi/our-relationship-vi/policy-history-vi/us-vietnam-relations-vi/

30. International Trade Administration: https://www.trade.gov/

31. Market Access Map: https://www.macmap.org/

32. Vietnam Chamber of Commerce and Industry: https://vcci.com.vn

44

You might also like