You are on page 1of 9

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC UEH – TRƯỜNG KINH DOANH –

KHOA QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


BỘ MÔN: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Đề tài:

PHÂN TÍCH LÝ LUẬN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VỀ


CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT, HIỆN
TƯỢNG TRONG THẾ GIỚI. VẬN DỤNG LÝ LUẬN NÀY VÀO
HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN CỦA BẢN THÂN.

GVHD: TS. Ngô Quang Huy


Họ và tên: Nguyễn Ngọc Như Ý
Mã học phần: 22C1PHI51002302
Khóa – Lớp: Khóa 48 – BA003
MSSV: 31221024419

TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 12 năm 2022


A. Mở đầu:
Phép biện chứng duy vật đc xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý,
những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh đúng đắn hiện thực. Trong
hệ thống đó, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển là hai nguyên lý khái
quát nhất. Vì thế Ph.Angghen đã định nghĩa: phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn
khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên,
của xã hội loài người và của tư duy. Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật là 2
nguyên lý cơ bản và đóng vai trò xương sống trong phép duy vật biện chứng của triết
học Mác. Nguyên lý về sự phát triển là một trong hai nguyên lý quan trọng, là cơ sở
hình thành quan điểm toàn diện. Phát triển là đặc trưng phổ biến, phát triển là một tất
yếu khách quan.

A. Nội dung:

Chương 1: Nguyên lý về sự phát triển và cách thức diễn ra của sự phát triển.

1.1. Nguyên lý về sự phát triển:


- Khái niệm phát triển: Là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện
đến hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn.
- Nguyên lý về sự phát triển là nguyên tắc lý luận mà trong đó khi xem xét sự vật,
hiện tượng khách quan phải luôn đặt chúng vào quá trình luôn luôn vận
động và phát triển (vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp,
từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật).
- Tính chất của sự phát triển:

+ Phát triển mang tính khách quan – nghĩa là phát triển của sự vật là tự thân,
nguồn gốc của phát triển nằm ngay trong sự vật, không phụ thuộc vào ý muốn chủ
quan của con người, chỉ phụ thuộc vào mâu thuẫn bên trong sự vật.

VD: Để đạt được chứng chỉ IELTS thì chúng ta cần giải quyết mâu thuẫn ở bên
trong chính quá trình nhận thức của chúng ta, đó là mâu thuẫn giữa cái chúng ta đã
biết với yêu cầu của trình độ, những cái đã biết về kĩ năng (4 kĩ năng) còn rất hạn
chế trong khi yêu cầu thì rất lớn. Vậy khi muốn phát triển trình độ tiếng Anh
thì chúng ta cần thông qua việc học, phải thực hành, giao tiếp, tích lũy kiến thức thì
mới đủ năng lực để đạt được kết quả mà chúng ta mong muốn.

+ Phát triển mang tính phổ biến – phát triển diễn ra ở tất cả mọi lĩnh vực, từ tự
nhiên, xã hội và tư duy. Từ hiện thực khách quan đến những khái niệm, những
phạm trù phản ánh hiện thực ấy.

VD: Sự phát triển qua các hình thái xã hội: Công xã nguyên thủy - Chiếm hữu nô
lê - Phong kiến - Tư bản chủ nghĩa - Công xã chủ nghĩa.

+ Phát triển mang tính kế thừa - Sự phát triển tạo ra cái mới phải trên cơ sở chọn
lọc, kế thừa, giữ lại, cải tạo ít nhiều những bộ phận, đặc điểm, thuộc tính… còn tác
dụng, còn thích hợp với chúng; đồng thời cũng đào thải, loại bỏ những gì tiêu cực,
lạc hậu, không tích hợp của cái cũ.

VD: Sự ra đời học thuyết Mác kế thừa 3 tiền đề lý luận (Triết học cổ điển Đức,
kinh tế chính trị học cổ điển Anh và CNXH không tưởng Pháp) mặc dù phê phán
những cái học thuyết đã có từ trước, nhưng nhờ có những học thuyết đó thì Mác và
Angghen mới có thể xây dưng lên được Chủ nghĩa Mác với 3 bộ phận cấu thành là
Triết học Mác, Kinh tế chính trị Mác và Chủ nghĩa xã hội khoa học.

+ Phát triển mang tính đa dạng, phong phú – tức là tuỳ thuộc vào hình thức tồn
tại cụ thể của các dạng vật chất mà phát triển diễn ra cụ thể khác nhan. Chẳng hạn,
ở thế giới hữu cơ, phát triển thể hiện ở sự tăng cường khả năng thích nghi của cơ
thể trước môi trường; ở khả năng tự sản sinh ra chính mình với trình độ ngày càng
hoàn thiện hơn Trong xã hội, phát triển thể hiện ở khả năng chinh phục tự nhiên,
cải tạo xã hội phục vụ con người. Trong tư duy, phát triển thể hiện ở việc nhận thức
vấn đề gì đó ngày càn đầy đủ, đúng đắn hơn.

VD: Cái cây đặt trong bóng tối thì sự phát triển khác vs cái cây đc để ngoài trời.
Hay cùng là sinh viên một trường nhưng sự phát triển của mỗi sinh viên là khác
nhau bởi vì trình độ, năng lực, kĩ năng khác nhau, sự tác động của môi trường cũng
khác nhau.

- Vai trò của Nguyên lý về sự phát triển trong Phép biện chứng duy vật:
+ Cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát triển xu hướng biến đổi của nó để
không chỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại, mà còn dự báo được khuynh hướng
phát triển của nó trong tương lai.
+ Phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn với đặc điểm, tính chất, hình thức
khác nhau nên cần tìm hình thức, phương pháp tác động phù hợp.
+ Phải sớm phát hiện và ủng hộ cái mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho nó phát
triển; chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến.
+ Trong quá trình thay thế cái cũ bằng cái mới phải biết kế thừa các yếu tố tích cực
từ cái cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới.
1.2. Quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất và
ngược lại – Cách thức của sự phát triển:
- Ph.Angghen đã khái quát quy luật này: “Những thay đổi đơn thuần về lượng,
đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất”
- Khái niệm lượng dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về
mặt quy mô, trình độ phát triển, tốc độ và nhịp điệu vận động và phát triển của
sự vật, hiện tượng. Đặc điểm cơ bản của lượng là tính thường xuyên biến đổi.
- Khái niệm chất dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng
làm cho sự vật, hiện tượng là nó mà không phải là sự vật, hiện tượng khác (trả
lời cho câu hỏi sự vật, hiện tượng đó là gì? Và giúp phân biệt nó với sự vật,
hiện tượng khác). Đó có thể là tính chất, trạng thái, yếu tố, v.v của sự vật. Đặc
điểm cơ bản của chất: có tính ổn định tương đối. Mỗi sự vật, hiện tượng
không phải có một chất mà có nhiều chất. Chất của sự vật được biểu hiện qua
những thuộc tính của nó. Chỉ những thuộc tính cơ bản mới tạo thành chất của
sự vật Tuy nhiên, sự phân chia thuộc tính thành thuộc tính cơ bản và thuộc tính
không cơ bản cũng chỉ mang tính tương đối.

VD: Chất của đồng chỉ bộc lộ ra khi đồng tác động qua lại với nhiệt độ, không khí,
điện, vv… Chất của một người được bộc lộ ra qua quan hệ của người đó với những
người khác và qua công việc mà người đó làm. v.v

- Độ là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và quy định lẫn nhau giữa
chất với lượng; là giới hạn tồn tại của sự vật, hiện tượng mà trong đó, sự thay
đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất; sự vật, hiện tượng vẫn là nó,
chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác.
- Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó, sự thay đổi về lượng đạt tới chỗ phá vỡ
độ cũ, làm cho chất của sự vật, hiện tượng thay đổi, chuyển thành chất mới, thời
điểm mà tại đó bắt đầu xảy ra bước nhảy.
- Bước nhảy là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa về chất của sự vật,
hiện tượng do những thay đổi về lượng trước đó gây ra, là bước ngoặt cơ bản
trong sự biến đổi về lượng (bước nhảy toàn bộ; bước nhảy cục bộ; bước nhảy
tức thời; bước nhảy dần dần).
- Quy luật này còn có chiều ngược lại: Khi chất mới ra đời lại có sự tác động
trở lại lượng của sự vật trên nhiều phương diện như làm thay đổi kết cấu, quy
mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật.
- Tóm lại, sự thống nhất giữa lượng và chất trong sự vật tạo thành độ của sự vật.
Những thay đổi về lượng dần dần đến giới hạn nhất định thì xảy ra bước nhảy,
chất cũ bị phá vỡ, chất mới ra đời cùng với độ mới. Đó chính là cách thức phát
triển của sự vật. Qúa trình này diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng
vận động, biến đổi.
1.3. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu cách thức của sự phát triển:

- Phải nhận thức được cả mặt lượng, chất, xác định được điểm nút và lựa chọn hình
thức bước nhảy phù hợp.

VD: Khi lưa chọn UEH là đích đến tiếp theo thì từ khi còn là học sinh cấp 3 chúng ta cần
phải xây dựng ra chiến lược trong 3 năm đó. Xác định khả năng hiện tại của mình, cần làm gì
để đỗ vào UEH, tìm hiểu về yêu cầu của trường, xét tuyển vào trường theo phương thức nào.

- Tránh nóng vội chủ quan khi chưa tích lũy đủ về lượng đã muốn thay đổi về chất.

VD: Chúng ta (sinh viên) phát triển theo từng thời kì từ năm 1 đến năm 4 để có thể tốt nghiệp
ra trường thì cần lên một kết hoạch cụ thể cho từng năm, từng quá trình để có thể phân phối
thời gian, trí tuệ, sức lực sao cho phù hợp chứ không thể mới năm 1 mà đã muốn tốt nghiệp.

- Tránh bảo thủ trì trệ khi lượng đã tích lũy đủ nhưng vẫn không thực hiện bước nhảy
để chất mới ra đời thay thế cho chất cũ.
VD: Khi đã ôn luyện IC3 đủ thời gian và vượt qua các bài kiểm tra thử trong khóa học
thì cần phải đi thi để lấy bằng.

Chương 2: Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận từ quy luật Lượng – Chất vào hoạt
động nhận thức và hoạt động thực tiễn của bản thân.

2.1. Vận dụng vào hoạt động nhận thức:

2.2. Vận dụng vào hoạt động thực tiễn:

- Tự tìm hiểu công việc tương lai ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường (bằng
cách lên các trang tuyển dụng, tìm việc,...) để biết được kĩ hơn yêu cầu của nhà tuyển
dụng, từ đó chú ý trau dồi, học các kĩ năng mềm, chứng chỉ tương ứng để khi ra trường
đáp ứng được yêu cầu của công việc và có cơ hội làm việc theo mong muốn.
VD: Em muốn sau khi ra trường có cơ hội làm việc tại vị trí Nhân viên kinh doanh.
Em đã tìm hiểu yêu cầu công việc là cần bằng cấp chuyên ngành Quản trị kinh doanh,
các kỹ năng (kỹ năng bán hàng, giao tiếp, thành thạo tin học văn phòng, ngoại ngữ,
phần mềm CRM…). Xác định hiện tại mình đang theo học ngành Quản trị kinh doanh
tại UEH và sẽ có bằng cử nhân Quản trị kinh doanh trong vòng 3,5-4 năm nữa. Trong
thời gian đó em sẽ học và thi lấy bằng tin học IC3, MOS, bằng tiếng Anh TOEIC, trau
dồi các kĩ năng mềm… để đáp ứng đủ yêu cầu công việc sau này.

- Mỗi học sinh, sinh viên cần phải tích đủ lượng. Thể hiện với các lộ trình bài giảng
theo chương trình học. Đảm bảo các tiếp cận với các dạng, các mức độ bài tập khác
nhau. Tương ứng với các cấp học theo chương trình đào tạo. Khi lượng đạt tới giới hạn
điểm nút thì mới được thực hiện bước nhảy. Nó đảm bảo mang đến hiệu quả của cả
một giai đoạn. Không được nôn nóng, đốt cháy giai đoạn. Vì sẽ không mang đến chất
lượng học nếu không chăm chỉ, chịu khó.
VD: Muốn có GPA cao, đạt được học bổng thì cần vạch ra kế hoạch học tập cụ
thể cho từng môn, từng kì. Ôn luyện đủ các dạng bài tập, học tập theo lộ trình,
theo hướng dẫn của giảng viên để đạt được mục tiêu GPA tối thiểu 8.0. Tích cực
tham gia các hoạt động tích lũy điểm rèn luyện để thỏa yêu cầu điểm rèn luyện
trên 80 hoặc trên 90 (tùy loại học bổng).

You might also like