You are on page 1of 71

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

ThS. Nghiêm Anh Thư


KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Email: nghiemanhthu@ftu.edu.vn
NỘI DUNG CHƯƠNG 2

PHẦN 1: BÁO CÁO TÀI CHÍNH


v Khái niệm về báo cáo tài chính
v Báo cáo tài chính cơ bản
PHẦN 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
v Khái niệm phân tích BCTC
v Mục đích của việc phân tích BCTC
v Quy trình phân tích BCTC
v Giới thiệu các kỹ thuật phân tích BCTC cơ bản
PHẦN 1: BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Khái niệm:

Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh
và dòng tiền trong kỳ của doanh nghiệp.

Ø Cho thấy thực trạng tài chính & Khả năng sinh lợi của DN, đặc biệt tới những người
có lợi ích liên quan (stakeholders)

Những ai có nhu cầu sử dụng thông tin phân tích BCTC để đưa ra quyết định kinh tế?
Bên trong và ngoài doanh nghiệp:
+ Bên trong: Nhà lãnh đạo, người lao động
+ Bên ngoài: Nhà nước, người cho vay (ngân hàng), nhà đầu tư
NGUỒN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Tìm Báo cáo tài chính ở đâu?

v Hệ thống công bố thông tin Công ty đại chúng của Uỷ ban chứng khoán:
• Địa chỉ: http://congbothongtin.ssc.gov.vn/

v Website của các sở giao dịch chứng khoán


• Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE): https://www.hsx.vn
• Sở GDCK Hà Nội (HNX): https://www.hnx.vn

v Website của các công ty chứng khoán

v Website của các công ty đại chúng

v Website của các chuyên trang tài chính, chứng khoán


• http://cafef.vn và https://vietstock.vn
Bảng cân đối kế toán

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

4 BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Thuyết minh Báo cáo tài chính


4 BÁO CÁO TÀI CHÍNH CƠ BẢN

NỘI DUNG BÁO CÁO

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Phản ánh Tình hình tài chính của 1 công ty tại 1 thời điểm nhất định

BÁO CÁO KẾT QUẢ HĐKD Phản ánh Kết quả kinh doanh của 1 công ty trong 1 thời kỳ

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ


Phản ánh Dòng tiền vào và dòng tiền ra của 1 công ty trong 1 thời kỳ và các hoạt
động ảnh hưởng đến dòng tiền đó

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH


Giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài
chính của Doanh nghiệp trong kỳ báo cáo
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Bảng cân đối kế toán là “Hình chụp” tình hình tài chính ?

Tên Công ty
Bảng cân đối kế toán
Tại ngày 31 tháng 12 năm....

TÀI SẢN NGUỒN VỐN

NỢ PHẢI TRẢ

QĐ đầu tư • Tài sản ngắn hạn • Nợ ngắn hạn QĐ tài trợ


• Tài sản dài hạn • Nợ dài hạn
VỐN CHỦ SỞ HỮU
Tổng tài sản Tổng nguồn vốn

Tổng tài sản (Assets) = Tổng Nợ (Liabilities) + Tổng vốn chủ sở hữu (Equity)

Vì sao bảng cân đối kế toán luôn cân đối ? Vì ở bất kỳ 1 hoạt động giao dịch nào thì luôn có 2 bút toán luôn dc thực hiện
song song cùng nhau nền tổng ts luôn bằng tổng nv
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Lưu ý khi phân tích Bảng cân đối kế toán:


v Tính thanh khoản
v Nợ so với vốn cổ phần
v Giá trị so với giá gốc
Ø Giá trị kế toán tài sản công ty được đề cập là giá trị ghi sổ hay giá trị sổ sách của tài sản
Ø Ghi nhận tài sản theo giá gốc (cost), không phải giá trị thị trường thực tế
Ø Giá trị thị trường (market value) là mức giá mà ở đó những người sẵn lòng mua và bán sẽ trao đổi tài
sản.

Theo em việc phân tích Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa thế nào ?
Để xem doanh nghiệp đang dựa chính vào nguồn vốn nào và tài sản chính là gì để đưa ra kết luận doanh nghiệp có đang hoạt động tốt
hay ko. Biết được quyết định vốn ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn - nợ ngắn hạn
Nếu dương => Tốt
Lợi ích: + Xem xét đc tính thanh khoản của công ty
+ Xem xét được nợ trên vốn chủ sở hữu (thể hiện cấu trúc vốn của cty)
+ Cho biết giá trị thị trường của tài sản so với giá trị gốc
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CÔNG TY XYZ
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NĂM………

v Doanh thu bán hàng thuần v Giá vốn hàng bán


v Doanh thu thuần hoạt động tài chính v Chi phí bán hàng
v Thu nhập thuần hoạt động khác (như thu mua v Chi phí quản lý doanh nghiệp
các ts của cty) v Chi phí hoạt động tài chính
v Chi phí hoạt động khác

v Tổng Lợi nhuận kế toán trước thuế

v Thuế thu nhập doanh nghiệp

v Tổng lợi nhuận kế toán sau thuế

Tổng lợi nhuận = Tổng Doanh thu – Tổng chi phí


BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Loại báo cáo này giúp ta tính được các chỉ số liên
quan đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Theo em việc phân tích Báo cáo kết quả


hoạt động kinh doanh có ý nghĩa thế nào?
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
CÔNG TY XYZ
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
NĂM………

v [ từ hoạt động kinh doanh


Lưu chuyển tiền
v Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
v Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

Lưu chuyển tiền thuần trong năm

Tiền đầu năm


Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái

Tiền cuối năm


BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

Tại sao cần có báo cáo lưu chuyển tiền


tệ khi đã có báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh?

Tài sản cố định hay tài sản dài hạn đều là dòng
tiền từ hd đầu tư
Phát hành cổ phiếu, trái phiếu, trả nợ,... là dòng
tiền từ hd tài chính
THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Nội dung:

v Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp


v Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
v Các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán đang áp dụng
v Các chính sách kế toán chủ yếu
v Thông tin bổ sung cho các khoản mục được trình bày trong Bảng cân đối kế toán
v Thông tin bổ sung cho các khoản mục được trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
v Thông tin bổ sung cho các khoản mục được trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
THẢO LUẬN

Q. Báo cáo tài chính có thể bị điều chỉnh, không


phản ánh đúng thực tế tình hình tài chính doanh
nghiệp. Vậy tại sao cần phân tích BCTC để hỗ trợ
quá trình đưa ra các quyết định kinh tế?
Đây là nguồn thông tin duy nhất
Nó cx đc đưa qua các bên kiểm toán kiểm duyệt r ms đưa ra công chúng nên sẽ ko sai lệch quá nhiều
BÊ BỐI KẾ TOÁN

☞ https://www.youtube.com/watch?v=msktkA4HFLg

☞ https://www.youtube.com/watch?v=e5qC1YGRMKI

Ø Mâu thuẫn người đại diện


Ø Gian lận báo cáo tài chính - How
Ø Đa dạng hoá danh mục đầu tư
Ø Thông tin nội gián

☞ https://www.youtube.com/watch?v=u_rfIboPyYs
PHẦN 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

v Khái niệm phân tích BCTC

Phân tích BCTC là quá trình sử dụng các công cụ và kỹ thuật


phân tích thích hợp để xem xét, đánh giá dữ liệu phản ánh trên
các BCTC cùng các mối quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu
trên BCTC nhằm cung cấp thông tin hữu ích, đáp ứng yêu cầu
thông tin từ nhiều phía của người sử dụng.

v Mục đích phân tích BCTC

Mục đích của việc phân tích BCTC là giúp người sử dụng thông
tin có căn cứ tin cậy và chắc chắn để đưa ra các quyết định kinh
doanh, giảm bớt sự phụ thuộc vào linh cảm, dự đoán và trực giác.
Quy trình/ Các bước phân tích Báo cáo tài chính

Bước Nội dung quy trình Kết quả

1 Xác định mục tiêu và phạm vi phân tích dựa trên vai • Mục tiêu
trò của nhà phân tích, dữ liệu đầu vào của khách hàng • Những câu hỏi cần được giải đáp
và các chính sách của tổ chức • Nội dung và bản chất của báo cáo cần thu thập
• Thời gian và ngân sách

2 Thu thập thông tin: Từ các báo cáo tài chính, các dữ • Báo cáo tài chính
liệu tài chính khác, dữ liệu thông tin kinh tế của ngành, • Các bảng dữ liệu tài chính
thông tin thu thập được từ các cuộc thảo luận với nhà • Các bảng thăm dò ý kiến đã được hoàn thành
quản lý, nhà cung ứng, khách hàng và đối thủ kinh
doanh.
v Quy trình phân tích BCTC

3 Xử lý dữ liệu • Báo cáo tài chính điều chỉnh


• Báo cáo tài chính theo tỷ trọng
• Các chỉ số và biểu đồ
• Dự báo

4 Phân tích và Diễn giải các dự liệu được xử lý • Kết quả phân tích

5 Phát triển và trao đổi kết quả phân tích: Kết luận và • Báo cáo trả lời những câu hỏi được đặt ra trong
Đề xuất giải pháp bước 1
• Đề xuất giải pháp liên quan tới mục tiêu của
phân tích BCTC

6 Theo sát • Cập nhật các giải pháp


KỸ THUẬT PHÂN TÍCH BCTC

v Phân tích theo chiều ngang và dọc (Common-size Analysis)

v Phân tích chỉ số với 5 nhóm chỉ số cơ bản

Phân tích theo chiều ngang: Phân tích 1 chỉ tiêu trong nhiều năm
Phân tích theo chiều dọc: Phân tích nhiều chỉ tiêu trong 1 năm
VÍ DỤ THỰC HÀNH

PRUFROCK CORPORATION
Phân tích theo chiều ngang và chiều dọc

v Phân tích theo chiều ngang


So sánh ngang là việc so sánh các chỉ tiêu phản ánh trên BCTC theo thời gian,
kỳ báo cáo với kỳ gốc.

v Phân tích theo chiều dọc


So sánh dọc sử dụng các mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trong cùng 1 BCTC hoặc
giữa các BCTC để đánh giá chất lượng hoạt động của doanh nghiệp trên các
mặt khác nhau.
Phân tích theo chiều dọc

v Phân tích theo chiều dọc Bảng cân đối kế toán


Phân tích theo chiều dọc bằng cách chia mỗi chỉ tiêu
trên bảng cân đối kế toán cho Tổng tài sản và thể
hiện kết quả dưới dạng %, từ đó cho thấy cơ cấu của
Bảng cân đối kế toán
𝑇ỷ 𝑡𝑟ọ𝑛𝑔 𝑡ừ𝑛𝑔 𝑐ℎỉ 𝑡𝑖ê𝑢 𝑐ℎ𝑖ế𝑚 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 %

𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ừ𝑛𝑔 𝑐ℎỉ 𝑡𝑖ê𝑢 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝐵𝐶Đ𝐾𝑇


= 𝑥 100%
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
Phân tích theo chiều dọc

v Phân tích theo chiều dọc Báo cáo kết quả


hoạt động kinh doanh

Phân tích theo chiều dọc của Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh bằng cách chia mỗi chỉ
tiêu của báo cáo cho Doanh thu
Phân tích theo chiều ngang

v Phân tích theo chiều ngang Bảng cân đối kế


toán

Phân tích theo chiều ngang Bảng cân đối kế toán:


bằng cách chia các chỉ tiêu phản ánh trên Bảng
CĐKT trong kỳ báo cáo với kỳ gốc
PHÂN TÍCH CHỈ SỐ (RATIO ANALYSIS)
v Kiểm tra và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp

v Tiêu chuẩn hoá các thông tin tài chính nhằm


Ø So sánh sự thay đổi và phát triển của doanh nghiệp qua các năm
Ø So sánh doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác cùng ngành

v Lưu ý:
Ø Việc tính toán chỉ số mới chỉ là bước đầu
Ø Quan trọng hơn là phân tích và diễn giải các chỉ số trong hoàn
cảnh cụ thể
NHÓM CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH

NHÓM CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH

Nhóm chỉ số Mô tả

Chỉ số Thanh khoản Nhóm các chỉ số thanh khoản: đo lường khả năng thực hiện các nghĩa vụ ngắn hạn của công ty.

Chỉ số nợ Nhóm các chỉ số nợ: đo lường khả năng thực hiện các nghĩa vụ dài hạn của công ty.

Chỉ số hoạt động Nhóm các chỉ số hoạt động: đo lường sự hiệu quả trong hoạt động của công ty, ví dụ như hoạt động
thu tiền hay quản lý hàng tồn kho

Chỉ số sinh lợi Nhóm các chỉ số sinh lợi: đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận từ những nguồn lực của công ty

Chỉ số thị trường Nhóm các chỉ số thị trường: so sánh giá trị thị trường của cổ phiếu công ty với các chỉ tiêu khác như
giá trị sổ sách hay lợi nhuận.
1. NHÓM CHỈ SỐ THANH KHOẢN – LIQUIDITY RATIOS

v Phân tích chỉ số thanh khoản cho phép đánh giá khả năng hoàn thành nghĩa vụ ngắn hạn của công ty à
Các chủ nợ sẽ đặc biệt quan tâm tới nhóm chỉ số này.

v Mỗi ngành khác nhau sẽ yêu cầu những mức độ thanh khoản khác nhau. Đánh giá 1 công ty có đủ thanh
khoản hay không cũng cần cân nhắc đến các yếu tố:
ü Nhu cầu vốn trong quá khứ
ü Khả năng thanh toán hiện tại
ü Nhu cầu về vốn dự kiến trong tương lai
1. NHÓM CHỈ SỐ THANH KHOẢN – LIQUIDITY RATIOS

Tài sản ngắn hạn


Ct1: Hệ số thanh toán hiện thời =
Nợ ngắn hạn
Nếu HSTT ≥ 1, doanh nghiệp có đủ
khả năng thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn và tình hình tài chính là
Ct2: Tiền mặt + Chứng khoán ngắn hạn + Phải thu bình thường hoặc khả quan.
Hệ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Ở ct2 đã loại bỏ hàng tồn kho vì hàng tồn kho có khả năng thanh khoản thấp nhất Nếu HSTT < 1, càng nhỏ thì khả
năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN
Tiền mặt + Chứng khoán ngắn hạn càng thấp
Ct3: Hệ số thanh toán tiền mặt =
Nợ ngắn hạn

Ở ct3, loại bỏ khoản phải thu vì nó có khả năng thanh toán thấp nhất

Vốn lưu động


Ct4: Vốn 𝐥ưu động trên tổng tài sản =
Tổng tài sản

Vốn lưu động = TS ngắn hạn - Nợ ngắn hạn

iàj kảl lmắl nạl


Ct5: Hệ số thời gian vận hành =
onj pní nrạs độlm stulm vìln xỗj lmàz
1. NHÓM CHỈ SỐ THANH KHOẢN – LIQUIDITY RATIOS

Tài sản ngắn hạn


Hệ số thanh toán hiện thời =
Nợ ngắn hạn

v Hệ số cho thấy tương quan giữa Tài sản ngắn hạn và Nợ ngắn hạn của công ty

Hệ số thanh toán hiện thời và thanh toán nhanh của Prufrock là bao nhiêu?
Ø Hệ số cao: công ty có tính thanh khoản cao, khả năng đáp ứng nghĩa vụ ngắn hạn tốt
Ø Hệ số thấp: công ty có tính thanh khoản thấp, phải dựa vào dòng tiền kinh doanh hay tài chính bên ngoài để chi
trả các nghĩa vụ trong ngắn hạn

v Hệ số này ảnh hưởng nhiều đến khả năng vay mượn của công ty
v Lưu ý: Trường hợp công ty vay nợ dài hạn để tăng lượng tiền mặt?
2. NHÓM CÁC CHỈ SỐ NỢ – SOLVENCY RATIOS

v Nhóm chỉ số cho thấy khả năng của công ty trong việc đáp ứng các khoản nợ và nghĩa vụ trong dài hạn (trên
1 năm hoặc ngoài 1 chu kỳ kinh doanh thông thường)

v Việc xem xét khả năng chi trả các khoản nợ trong dài hạn của công ty thường cần đến sự phân tích chuyên s
âu về cấu trúc tài chính của công ty
2. NHÓM CÁC CHỈ SỐ NỢ – SOLVENCY RATIOS

Tổng nợ
Hệ số nợ trên tổng tài sản = Khả năng công ty thực hiện các
Tổng tài sản
nghĩa vụ dài hạn
(trên 1 năm/1 kỳ kinh doanh)

Tổng nợ
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế


Tỷ số đảm bảo trả lãi vay =
Lãi vay

Tổng tài sản


Chỉ số đòn bẩy tài chính =
Vốn chủ sở hữu
2. NHÓM CÁC CHỈ SỐ NỢ – SOLVENCY RATIOS

Tổng nợ
Hệ số nợ trên tổng tài sản =
Tổng tài sản

Hệ số Nợ/TTS của công ty Prufrock năm 2012 là bao nhiêu?


v Hệ số cho biết bao nhiêu % tài sản được hình thành từ Nợ.
v Nhìn chung, Hệ số càng cao thì rủi ro tài chính càng cao và khả năng thanh toán càng thấp
Ø Hệ số càng nhỏ hơn 1: Doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu để mua sắm tài sản hoạt động à
Doanh nghiệp tự chủ về tài chính và chủ động trong kinh doanh, không phụ thuộc vào vay nợ.
Ø Hệ số càng gần 1: Doanh nghiệp huy động nhiều nợ để mua sắm tài sản, tình trạng rủi ro tài chính của doanh
nghiệp tăng lên và tính độc lập ngày càng giảm.
Ø Hệ số mang gía trị lớn hơn 1? Nợ phải trả lớn hơn tổng tài sản (Vốn chủ sở hữu âm do thua lỗ kéo dài) à
doanh nghiệp nằm trong tình trạng mất khả năng thanh toán.
2. NHÓM CÁC CHỈ SỐ NỢ – SOLVENCY RATIOS

Tổng nợ
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu

Hệ số Nợ/TTS của công ty Prufrock năm 2012 là bao nhiêu?


v Hệ số đo lường mối quan hệ giữa tổng bợ trên tổng vốn chủ sở hữu trong việc tài trợ tài sản.
v Nhìn chung, Hệ số càng cao thì mức độ tham gia tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng Nợ càng lớn, khả
năng thanh toán của doanh nghiệp càng thấp và ngược lại
2. NHÓM CÁC CHỈ SỐ NỢ – SOLVENCY RATIOS

†ợj lnuậl stướ‡ ˆãj ‰Šz ‰à snuế 𝑳ợj lnuậl stướ‡ snuế
Tỷ số đảm bảo trả lãi vay = = +1
†ãj ‰Šz †ãj ‰Šz

Tỷ số đảm bảo trả lãi vay của công ty Prufrock năm 2012 là bao nhiêu?
v Tỷ số cho thấy Thu nhập trước lãi vay và thuế của 1 công ty cao gấp bao nhiêu lần so với những khoản lãi vay phải
trả.
v Tỷ số càng cao (càng lớn hơn 1) cho thấy khả năng thanh toán tốt à Công ty có thể chi trả cho các khoản lãi vay nói
riêng và các khoản nợ nói chung từ hoạt động kinh doanh.
Ø Hệ số = 1: Lợi nhuận trước thuế = 0 à doanh nghiệp không lỗ không lãi, tình trạng này kéo dài cũng thể hiện doanh
nghiệp hoạt đông chưa hiệu quả
Ø Hệ số < 1: DN đang kinh doanh thua lỗ, lợi nhuận trước thuế âm, thu nhập không đủ bù đắp chi phí (kể cả chi phí lãi
vay)
Ø Hệ số > 1: DN kinh doanh có lãi, hệ số càng lớn hơn 1 thì hiệu quả kinh doanh càng cao, ít xảy ra rủi ro tài chính
2. NHÓM CÁC CHỈ SỐ NỢ – SOLVENCY RATIOS
Tổng tài sản
Chỉ số đòn bẩy tài chính =
Vốn chủ sở hữu

Chỉ số đòn bẩy tài chính của công ty Prufrock năm 2012 là bao nhiêu?
v Đòn bẩy tài chính là thuật ngữ dùng để phản ánh cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp
v Chỉ số này thể hiện mối quan hệ giữa nợ phải trả với vốn chủ sở hữu, phản ánh chính sách sử dụng nợ phải trả của
doanh nghiệp.
v Khi nợ phải trả tăng, đòn bẩy tài chính tăng và khi nợ phải trả giảm, đòn bầy tài chính giảm
v Có nhiều công thức xác định đòn bẩy tài chính, công thức trên dựa theo quan hệ giữa tổng tài sản với vốn chủ sở hữu
Ø Nếu chỉ số ĐBTC = 1: Toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng VCSH, DN không hề vay mượn, rủi ro sử
dụng đòn bẩy tài chính không xảy ra
Ø Nếu chỉ số ĐBTC > 1: Có sự tham gia tài trợ tài sản từ nợ. Mức độ tham gia càng lớn thì chỉ số ĐBTC sẽ càng lớn
hơn 1, nguy cơ xảy ra rủi ro do sử dụng đòn bẩy tài chính cao.
Ø Chỉ số ĐBTC < 0: Khi vốn chủ sở hữu âm. Nợ được sử dụng để tài trợ cho toàn bộ tài sản và bù đắp VCSH âm à
nguy cơ rủi ro tài chính đặc biệt nghiêm trọng
3. NHÓM CÁC CHỈ SỐ HOẠT ĐỘNG – ACTIVITY RATIOS

v Nhóm chỉ số cho thấy 1 công ty quản lý các hoạt động, đặc biệt là quản lý và sử dụng tài sản có hiệu quả không

à Tính hiệu quả này có ảnh hưởng trực tiếp lên tính thanh khoản nên 1 vài chỉ số hoạt động cũng hữu ích trong việc đánh
gía tính thanh khoản của công ty
3. NHÓM CÁC CHỈ SỐ HOẠT ĐỘNG – ACTIVITY RATIOS
Giá vốn hàng bán = Lợi nhuận gộp - doanh thu thuần

Giá vốn hàng bán 365


Vòng quay hàng tồn kho = Số ngày hàng tồn kho =
Hàng tồn kho trung bình Vòng quay hàng tổn kho

Doanh thu 365


Vòng quay các khoản phải thu = Số ngày phải thu =
Các khoản phải thu trung bình Vòng quay các khoản phải thu

Doanh số mua hàng thường niên 365


Vòng quay các khoản phải trả = Số ngày khoản phải trả =
Các khoản phải trả bình quân Vòng quay các khoản phải trả

Doanh thu Doanh thu


Vòng quay vốn lưu động = Vòng quay vốn cố định =
Vốn lưu động bình quân Tài sản cố định bình quân

Doanh thu
Vòng quay tổng tài sản =
Tổng tài sản
3. NHÓM CÁC CHỈ SỐ HOẠT ĐỘNG – ACTIVITY RATIOS

Doanh số mua hàng thường niên 365


Vòng quay các khoản phải trả = Số ngày khoản phải trả =
Các khoản phải trả bình quân Vòng quay các khoản phải trả

v Cho biết trong 1 năm bao nhiêu lần công ty thanh toán hết các khoản phải trả cho người bán.
v Vòng quay cao so với ngành: (1) Công ty không tận dụng hêt chính sách tín dụng (2) Công ty muốn trả sớm để
nhận được chiết khấu cao
v Vòng quay thấp so với ngành (1) Công ty gặp khó khăn trong việc trả nợ đúng hạn (2) công ty dùng chính sách
bán chịu của nhà cung cấp.

à Đánh giá thêm các chỉ tiêu khác như các chỉ số thanh khoản để xem công ty có đủ khả năng thanh toán hay
không
3. NHÓM CÁC CHỈ SỐ HOẠT ĐỘNG – ACTIVITY RATIOS

Doanh thu 365


Vòng quay các khoản phải thu = Số ngày phải thu =
Các khoản phải thu trung bình Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay khoản phải thu của công ty Prufrock năm 2012 là bao nhiêu? Số ngày khoản phải thu là bao nhiêu

v Vòng quay khoản phải thu cao (số ngày thấp) cho thấy (1) việc thu lại tiền hiệu quả (2) Hàm ý chính sách bán
hàng chịu của công ty khắt khe, dễ mất khách hàng cho đối thủ
v Vòng quay khoản phải thu thấp à Việc thu tiền hiệu quả không tốt
v Để đánh giá chính xác à có thể sử dụng việc so sánh tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp với ngành,
ngoài ra có thể dựa vào các thông tin về khoản dự phòng phải thu khó đòi và tổn thất tín dụng thực tế
3. NHÓM CÁC CHỈ SỐ HOẠT ĐỘNG – ACTIVITY RATIOS

Giá vốn hàng bán 365


Vòng quay hàng tồn kho = Số ngày hàng tồn kho =
Hàng tồn kho trung bình Vòng quay hàng tổn kho

Vòng quay hàng tồn kho của công ty Prufrock năm 2012 là bao nhiêu? Số ngày hàng tồn kho là bao nhiêu

v Vòng quay hàng tồn kho đánh giá tính hiệu quả của việc quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp, cho biết trong kỳ
kinh doanh, hàng tồn kho luân chuyển được mấy lần.
Ø Chỉ số càng lớn thì tốc độ hàng tồn kho luân chuyển càng cao, doanh nghiệp có điều kiện nâng cao khả năng sinh
lợi và hiệu quả kinh doanh.
Ø Chỉ số nhỏ cho thấy tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho thấp, chi phí lưu kho, lưu hàng, bảo quản tăngà hiệu quả
kinh doanh giảm và tăng rủi ro tài chính
v Khi chỉ số này cao hơn trung bình ngành (1) Công ty quản lý hàng tồn kho hiệu quả (2) Công ty chưa chuẩn bị đủ
hàng tồn kho à Cần dựa vào các yếu tố khác để đánh giá chuẩn xác như so sánh tốc độ tăng trưởng tương ứng
của công ty với trung bình ngành.
4. NHÓM CÁC CHỈ SỐ SINH LỜI – PROFITABILITY RATIOS

v Đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận trên số vốn đầu tư

v Các nhà phân tích và đầu tư đặc biệt coi trọng nhóm chỉ số khả năng sinh lời

v Chỉ số này càng cao càng thể hiện mức sinh lời lớn của công ty
4. NHÓM CÁC CHỈ SỐ SINH LỜI – PROFITABILITY RATIOS

Lợi nhuận sau thuế


Lợi nhuận biên sau thuế =
Doanh thu

Khả năng sinh lời phản


ánh vị thế cạnh tranh
EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay
của một công ty trên
thị trường, cũng như
khả năng quản lý của
công ty đó
EBITDA = EBIT + Khấu hao

Lợi nhuận sau thuế


ROA =
Tổng tài sản bình quân

Lợi nhuận sau thuế


ROE =
Vốn chủ sở hữu bình quân
4. NHÓM CÁC CHỈ SỐ SINH LỜI – PROFITABILITY RATIOS

Lợi nhuận sau thuế


Lợi nhuận biên sau thuế =
Doanh thu

Tính lợi nhuận biên sau thuế của Prufrock năm 2012
v Hệ số phản ánh Lợi nhuận sau thuế so với doanh thu thể hiện dưới dạng %
v Hệ số càng cao càng có lãi, Hệ số thấp nghĩa là doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc gia tăng lợi nhuận
v Biên lợi nhuận thường được dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành, và ảnh hưởng đến khả
năng đi vay của doanh nghiệp.
4. NHÓM CÁC CHỈ SỐ SINH LỜI – PROFITABILITY RATIOS

EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay

v Chỉ số là thước đo lợi nhuận của 1 công ty bao gồm tất cả thu nhập trừ đi chi phí, ngoại trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập.
v Cung cấp cho nhà đầu tư thông tin hữu ích để đánh giá hoạt động của 1 công ty mà không liên quan đến chi phí lãi vay và thuế
suất
v Phân tích này quan trọng khi so sánh các công ty trong 1 ngành mà có cấu trúc vốn hay môi trường thuế khác nhau
v Ví dụ:
v Công ty A và B có lợi nhuận ròng là $1 triệu và $0.8 triệu. Chi phí lãi vay lần lượt là $50,000 và $400,000. Hoạt động của
công ty nào đem lại lợi nhuận lớn hơn?
4. NHÓM CÁC CHỈ SỐ SINH LỜI – PROFITABILITY RATIOS

EBITDA = EBIT + Khấu hao

v Giống như EBITDA, chỉ số cho phép so sánh mức độ sinh lợi của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác và trung bình ngành
1 cách chính xác hơn, sau khi loại trừ những ảnh hưởng của các yếu tố:
Ø Cấu trúc vốn (ở khía cạnh chi phí lãi vay)
Ø Chi phí thuế (do quy định luật thuế khác nhau ở từng địa phương, ngành nghề và quy mô doanh nghiệp)
Ø Chi phí khấu hao tài sản cố định (vốn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các phương pháp kế toán khác nhau)
4. NHÓM CÁC CHỈ SỐ SINH LỜI – PROFITABILITY RATIOS

Lợi nhuận sau thuế


ROA =
Tổng tài sản bình quân

Tính ROA của Prufrock năm 2012


v ROA đo lường khả năng sinh lời của tài sản, cho biết 1 đồng tài sản tạo ra mấy đồng lợi nhuận sau thuế.
v ROA càng lớn thì khả năng sinh lời của tài sản càng cao à cho thấy cơ cấu đầu tư, trang bị, quản lý và
sử dụng tài sản hợp lý, hiệu quả,.. Và ngược lại.
v Có 1 số công thức cho ROA nhưng với môn học này chúng ta thống nhất sử dụng công thức trên
4. NHÓM CÁC CHỈ SỐ SINH LỜI – PROFITABILITY RATIOS

Lợi nhuận sau thuế


ROE =
Vốn chủ sở hữu bình quân

Tính ROE của Prufrock năm 2012


v ROE đo lường khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu.
v Tuy nhiên ROE chỉ phản ánh khả năng sinh lợi của VCSH theo giá trị sổ sách chứ không phải giá trị
thường, tức là không đại diện cho giá trị đầu tư thực sự của nhà đầu tư
5. NHÓM CÁC CHỈ SỐ THỊ TRƯỜNG– MARKET VALUE RATIOS

P Giá thị trường của cổ phiếu


=
E Thu nhập bình quân trên 1 cổ phiếu

P Giá thị trường của 1 cổ phiếu


=
B Giá sổ sách của cổ phiếu

Lợi nhuận sau thuế − Cổ tức ưu đãi


EPS =
Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành
5. NHÓM CÁC CHỈ SỐ THỊ TRƯỜNG– MARKET VALUE RATIOS

Lợi nhuận sau thuế − Cổ tức ưu đãi


EPS =
Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành

v EPS – Thu nhập trên 1 cổ phiếu Earning per share

v Là 1 chỉ báo về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.


v Giả sử công ty Prufrock có 33 triệu cổ phiếu đang lưu hành, với giá bán $88/ cổ phiếu vào thời điểm
cuối năm. EPS của công ty là bao nhiêu
KLCP: khối lượng cổ phiếu Tính khối lượng cổ phiếu bình quân (tính theo ngày lưu hành)

bắt đầu từ 1/7 đến 31/12)


𝐸𝑃𝑆 𝑝ℎ𝑎 𝑙𝑜ã𝑛𝑔

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔 − 𝐶ổ 𝑡ứ𝑐 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 ư𝑢 đã𝑖


=
𝐿ượ𝑛𝑔 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 đ𝑎𝑛𝑔 𝑙ư𝑢 ℎà𝑛ℎ + 𝐿ượ𝑛𝑔 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 𝑠ẽ đượ𝑐 𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 đổ𝑖

v EPS pha loãng:


Ø Được dùng trong các trường hợp công ty phát hành thêm trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, quyền chọn mua cổ phiếu..sẽ
được chuyển đổi thành cổ phiếu thường trong tương lai à Khiến cho chỉ số EPS của doanh nghiệp thay đổi
Ø Sự gia tăng số lượng của cổ phiếu thường không thêm nguồn tiền chảy vào, dẫn đến thu nhập của mỗi cổ phiếu bị giảm đi.
5. NHÓM CÁC CHỈ SỐ THỊ TRƯỜNG– MARKET VALUE RATIOS

v Hệ số P/E Price to Earning Ratio

P Giá thị trường của cổ phiếu =P/EPS


=
E Thu nhập bình quân trên 1 cổ phiếu

v P/E là 1 chỉ số quan trọng được sử dụng trong định giá cổ phiếu, đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường của 1 cổ phiếu (Price) và
Thu nhập trên 1 cổ phiếu (EPS) à Chỉ số thể hiện mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra cho 1 đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu
v Tính P/E của Prufrock năm 2012
v Thông thường P/E cao thể hiện sự kỳ vọng của nhà đầu tư về việc tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu sẽ cao hơn trong tương lai. Tuy
nhiên cũng có trường hợp P/E cao là biểu hiện của doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả khiến EPS thấp à Cần thêm thông tin để
nhận định.
v Tương tự P/E thấp tại 1 thời điểm có thể do nhiều nguyên do:
Ø Do doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn khiến EPS tăng, trường hợp này cổ phiếu đang bị định giá thấp và nên mua thêm vào
Ø Do doanh nghiệp thu được lợi nhuận bất thường nhưng không bền vững (thanh lý tài sản, bán công ty con..), nên giá thị trường
không tăng tương ứng với EPS
Ø Do các cổ đông hiện thời không thấy được tiềm năng phát triển của công ty nên bán chốt lời, giá cổ phiếu giảm và P/E thấp đi.
5. NHÓM CÁC CHỈ SỐ THỊ TRƯỜNG– MARKET VALUE RATIOS

v Hệ số P/B Price to Book ratio

P Giá thị trường của 1 cổ phiếu


=
B Giá sổ sách của cổ phiếu

v Giá trị ghi sổ của 1 cổ phiếu = (Tổng giá trị tài sản – Tài sản vô hình - Nợ)/ Số lượng cổ phiếu lưu hành = (VCSH - TS vô hình)/ Số lượng
cổ phiếu lưu hành
v P/B so sánh giá của 1 cổ phiếu với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Chỉ số cho biết giá thị trường của cổ phiếu đang cao gấp bao nhiêu
lần so với giá trị ghi sổ của doanh nghiệp. P/B thể hiện mối quan hệ giữa lợi tức yêu cầu và lợi tức thực tế của doanh nghiệp.
v Tính P/B của Prufrock năm 2012
v Nếu chỉ số > 1 cho thấy khả năng sinh lời trong tương lai của công ty được kỳ vọng cao hơn lợi tức yêu cầu. Chỉ số càng
cao càng cho thấy thị trường đang kỳ vọng về triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên P/B cao
do giá trị ghi sổ thấp vì doanh nghiệp có Nợ ở mức cao cũng ẩn chứa nhiều rủi ro về tài chính cho doanh nghiệp.
v Chỉ số P/B thấp vì một số nguyên nhân như:
Ø Nhà đầu tư đánh giá giá trị thị trường thấp hơn giá trị ghi sổ nên chỉ chấp nhận 1 mức giá thấp cho cổ phiếu.
Ø Doanh nghiệp đang trong giai đoạn phục hồi, kết quả kinh doanh được cải thiện lợi nhuận gia tăng khiến giá trị sổ sách tăng
à cổ phiếu đang bị định giá thấp và nên mua vào
PHÂN TÍCH DUPONT

v Mô hình DuPont là kỹ thuật được sử dụng để


phân tích khả năng sinh lời của 1 doanh
nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả
truyền thống. Trong phân tích tài chính,
người ta vận dụng mô hình DuPont để phân
tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính.
Chính nhờ sự phân tích mối liên kết này,
chúng ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã
ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích.
Ý NGHĨA PHÂN TÍCH DUPONT

v Cho thấy nguyên nhân khiến ROE thay đổi theo thời gian

v Giúp nhà quản lý quyết định lĩnh vực cần tập trung tác động nhằm nâng cao chỉ tiêu
ROE

v Cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa khả năng sinh lời của doanh nghiệp (ROE) với các
chỉ tiêu khác như đòn bẩy tài chính, thuế, hiệu suất sử dụng tài sản..
vMô hình phân tích DuPont truyền thống

†ợj lnuậl tòlm †ợj lnuậl tòlm iổlm sàj kảl


• = x
ªốl ‡nủ kở nữu iổlm sàj kảl ªốl ‡nủ kở nữu

ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính

ROE chịu ảnh hưởng bởi


Ø Hệ số ROA
Ø Hệ số đòn bẩy tài chính
Ø Nếu công ty không sử dụng đòn bẩy tài chính à ROE = ROA công ty ko vay nợ
Ø Nếu công ty vay nợ, đòn bẩy tài chính tăng. Khi công ty đi vay với mức lãi suất nhỏ hơn lợi suất thu được thì công ty vẫn sử dụng đòn bẩy
hiệu quả và giúp ROE tăng. Nếu chi phí lãi vay vượt quá lợi suất thu được, ROE sẽ giảm khi tăng nợ vì ảnh hưởng của khoản nợ làm suy yếu
ROA.

Ví dụ:
Trong VD này sự tăng lên của ROE là nhờ vào ROA hay đòn bẩy tài chính?
v Mô hình phân tích DuPont truyền thống (2)

†ợj lnuậl tòlm †ợj lnuậl tòlm ¬rŠln snu iổlm sàj kảl
• = x x
ªốl ‡nủ kở nữu ¬rŠln snu iổlm sàj kảl ªốl ‡nủ kở nữu

ROE = Hệ số lợi nhuận ròng x Hiệu suất sử dụng tài sản x Đòn bẩy tài chính

v Việc phân tách ROE hữu ích trong việc phân tích nguyên nhân thay đổi của ROE theo thời gian. Những thông tin này được nhà quản lý s
ử dụng để đưa ra các quyết định giúp làm tăng ROE

v Nếu muốn tăng ROE, doanh nghiệp cần phải vận dụng các biện pháp để tăng 3 nhân tố:

ü Tăng hệ số lợi nhuận ròng

ü Tăng hiệu suất sử dụng tài sản

ü Tăng đòn bẩy tài chính


• Mô hình phân tích DuPont mở rộng:

Lợi nhuận ròng Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Doanh thu Tài sản bình quân
ROE = x x x x
Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Doanh thu Tài sản bình quân Vốn chủ sở hữu bình quân

ROE = (a) x (b) x (c) x (d) x (e)

Ø ROE bị ảnh hưởng bởi 5 yếu tố:

(a): Gánh nặng về thuế của doanh nghiệp


(b): Gánh nặng lãi vay của doanh nghiệp
(c): Khả năng tạo ra lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên doanh thu
(d): Số lần luân chuyển tài sản
(e): Đòn bẩy tài chính
• Mô hình phân tích DuPont mở rộng:
LƯU Ý KHI PHÂN TÍCH CHỈ SỐ

v Tính đồng nhất hay không đồng nhất trong các


hoạt động kinh doanh của công ty

v Kết quả phân tích các nhóm chỉ số có thể


không đồng nhất

v Đánh giá mang tính chủ quan

v Việc sử dụng các phương pháp kế toán khác


nhau
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THỰC HÀNH
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THỰC HÀNH (1)
1. Để đánh giá khả năng hoàn thành các nghĩa vụ dài hạn của công ty, nhà phân tích có thể sử dụng chỉ số nào dưới đây:
A. Chỉ số hoạt động
B. Chỉ số thanh khoản
C. Chỉ số nợ

2. Hệ số nào dưới đây thường sẽ được công ty sử dụng trong việc đánh giá khả năng hoàn thành các nghĩa vụ trong ngắn hạn
A. Hệ số thanh toán hiện thời
B. Vòng quay các khoản phải trả
C. Lợi nhuận biên sau thuế

3. Nhà phân tích quan tâm đến hiệu quả hoạt động và tính thanh khoản của 1 công ty. Anh ta đã thu thập được những thông tin về công ty như sau:

Năm thứ 3 Năm thứ 2 Năm thứ 1


Số ngày hàng tồn kho 32 34 40
Số ngày phải thu 28 25 23
Số ngày phải trả 40 35 35

Dựa trên những thông tin này, nhà phân tích sẽ KHÔNG đưa ra kết luận nào sau đây:
A. Việc quản lý hàng tồn kho giúp làm tăng tính thanh khoản của công ty
B. Việc quản lý các khoản phải trả giúp làm tăng tính thanh khoản của công ty
C. Việc quản lý các khoản phải thu giúp làm tăng tính thanh khoản của công ty
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THỰC HÀNH (2)
4. Nhà phân tích đang đánh giá tính thanh khoản và khả năng đáp ứng các nghĩa vụ trong dài hạn của công ty X, thu thập được thông tin như sau:

Năm thứ 5 ($) Năm thứ 4 ($) Năm thứ 3 ($)


Tổng Nợ 2000 1900 1750
Tổng Vốn chủ sở hữu 4000 4500 5000

Nhà phân tích có khả năng đưa ra kết luận nào dưới đây:
A. Công ty đang giảm khả năng thanh toán dài hạn bởi tỷ lệ Nợ trên Vốn chủ sở hữu tăng từ 0.35 lên 0.5 từ năm thứ 3 lên năm thứ 5.
B. Công ty có tính thanh khoản giảm dần bởi tỷ lệ Nợ trên Vốn chủ sở hữu tăng từ 0.35 lên 0.5 từ năm thứ 3 lên năm thứ 5.
C. Công ty có tính thanh khoản tăng dần bởi tỷ lệ Nợ trên Vốn chủ sở hữu tăng từ 0.35 lên 0.5 từ năm thứ 3 lên năm thứ 5.

5. Với những dữ liệu của câu hỏi 4, thì nguyên nhân nào là lời giải thích hợp lý nhất cho các thông tin tài chính này.
A. Sự suy giảm trong vốn chủ sở hữu là do giá trị thị trường của cổ phiếu công ty giảm.
B. Nợ của công ty tăng lên 250$ (từ năm 3 tới năm 5) cho thấy các chủ nợ đang tín nhiệm công ty hơn.
C. Sự suy giảm trong vốn chủ sở hữu có thể do công ty làm ăn thua lỗ, trả cổ tức lớn hơn so với thu nhập hoặc mua lại cổ phiếu.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THỰC HÀNH (3)

6. Nhà phân tích quan sát thấy vòng quay hàng tồn kho của 1 doanh nghiệp giảm. Nguyên nhân nào có thể giải thích hiện tượng này 1 cách hợp lý nhất:
A. Công ty đã lắp đặt 1 hệ thống quản lý hàng tồn kho mới, cho phép việc quản lý hàng tồn kho hiệu quả hơn trước đây.
B. Do 1 vài vấn đề với hàng tồn kho cũ, công ty đã loại bỏ 1 lượng lớn hàng tồn kho từ đầu kỳ
C. Công ty lắp đặt 1 hệ thống quản lý hàng tồn kho mới nhưng gặp khó khăn trong quá trình vận hành, dẫn đến việc gấp đôi đơn hàng đặt với nhà cung cấp.

7. Câu nào dưới đây giải thích hợp lý nhất cho sự tăng lên của vòng quay các khoản phải thu
A. Công ty áp dụng chính sách tín dụng mới từ năm ngoái và bắt đầu cấp tín dụng cho các khách hàng có mức tín nhiệm thấp.
B. Do hệ thống tính điểm tín dụng bị lỗi, công ty đã có 1 lượng lớn các khoản không thu hồi được, và buộc phải xoá bỏ 1 lượng lớn khoản phải thu
C. Công ty đã áp dụng chính sách mới yêu cầu khách hàng trả tiền trong vòng 30 ngày thay vì 15 ngày như trước đây.

8. Giả định các yếu tố khác không thay đổi, điều gì dưới đây sẽ làm giảm ROA
A. Thuế suất giảm
B. Chi phí lãi vay giảm
C. Tài sản trung bình tăng
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THỰC HÀNH (4)

9. Hệ số P/E đo lường điều gì?


A. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập của mỗi cổ phiếu (EPS)
B. Đo lường mối quan hệ giữa cổ tức và giá thị trường
C. Thu nhập của mỗi cổ phiếu

10. Sự suy giảm của chỉ tiêu nào dưới đây được người cho vay đánh giá là tín hiệu tốt:
A. Tỷ số đảm bảo trả lãi vay
B. Hệ số nợ trên tổng tài sản
C. ROA

11. Nhà phân tích thu thập được thông tin từ 1 doanh nghiệp như sau:

Năm thứ 13 Năm thứ 14 Năm thứ 15


ROE 19.8% 20% 22%
ROA 8.1% 8% 7.9%
Hiệu suất sử dụng tài sản 2.0 2.0 2.1

Dựa vào các thông tin trên có thể kết luận rằng:
A. Hệ số lợi nhuận ròng và đòn bẩy tài chính giảm
B. Hệ số lợi nhuận ròng và đòn bẩy tài chính tăng
C. Hệ số lợi nhuận ròng giảm nhưng đòn bẩy tài chính tăng
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THỰC HÀNH (5)

12. Một nhà phân tích thu thập được dữ liệu về 2 công ty như sau:

Nhà phân tích có khả năng đưa ra kết luận nào dưới đây:
A. Công ty A với hệ số thanh toán hiện thời là 4.0 có tính thanh khoản cao hơn công ty B với hệ số thanh toán hiện thời là 1.2, nhưng công ty B có khả
năng thanh toán dài hạn tốt hơn với chỉ số Nợ trên Vốn chủ sở hữu thấp hơn.
B. Công ty A với hệ số thanh toán hiện thời là 0.25 có tính thanh khoản thấp hơn công ty B với hệ số thanh toán hiện thời là 0.83, và công ty A cũng có
khả năng thanh toán dài hạn kém hơn, do chỉ số Nợ trên vốn chủ sở hữu ở mức 200%, so với công ty B với chỉ số Nợ trên vốn chủ sở hữu là 30%
C. Công ty A với hệ số thanh toán hiện thời là 4.0 có tính thanh khoản cao hơn công ty B với hệ số thanh toán hiện thời là 1.2, và công ty A cũng có khả
năng thanh toán dài hạn tốt hơn với chỉ số Nợ trên vốn chủ sở hữu là 200%, so với công ty B với chỉ số Nợ trên vốn chủ sở hữu là 30%
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THỰC HÀNH (6)

13. Một công ty có số ngày phải thu là 19 ngày. Công ty muốn cải thiện chính sách tín dụng và giảm thời gian thu tiền từ khách hàng xuống 15 ngày. Doanh thu bán
chịu trong các năm gần đây của công ty là $300 triệu, và công ty muốn doanh thu này tăng lên mức $390 triệu. Để đạt được mục tiêu giảm số ngày phải thu thì tài
khoản phải thu khách hàng (AR) cần thay đổi như thế nào?
A. +0.41 triệu
B. - $0.41 triệu
C. -1.22 triệu

14. Giả sử các yếu tố khác không thay đổi, nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến sự suy giảm chỉ tiêu ROA?
A. Do thuế suất giảm
B. Do chi phí lãi vay tăng
C. Do tài sản trung bình tăng

15. Khi tiến hành dự đoán, nhà phân tích thường sẽ:
A. Dự đoán các khả năng chỉ dựa trên kết quả phân tích tài chính
B. Sử dụng kết quả phân tích tài chính, phân tích các thông tin khác và đánh giá chủ quan
C. Cố gắng dự đoán 1 cách chính xác nhất dựa vào kết quả phân tích tài chính
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THỰC HÀNH (7)

16. Một nhà phân tích tài chính thu thập được các dữ liệu như sau:

Dựa vào các thông tin trên, có thể đưa ra kết luận hợp lý nhất là trong thời gian từ năm thứ 13
đến năm thứ 15
A. Lợi nhuận biên và đòn bẩy tài chính của công ty giảm
B. Lợi nhuận biên và đòn bẩy tài chính của công ty tăng
C. Lợi nhuận biên giảm nhưng đòn bẩy tài chính tăng
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THỰC HÀNH (8)

17. Chỉ tiêu ROE được phân tách như sau:

Dựa vào các thông tin trên, nhà phân tích có thể đưa ra kết luận nào là hợp lý nhất:
A. Khả năng sinh lời và thanh khoản của công ty đều tốt hơn vào năm thứ 12
B. Năm 2012 thuế suất trung bình tăng đã triệt tiêu sự cải thiện của khả năng sinh lời, khiến
cho ROE không đổi.
C. Năm 2012 thuế suất trung bình tăng đã triệt tiêu sự cải thiện của hiệu quả hoạt động, khiến
cho ROE không đổi.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THỰC HÀNH (9)

18. Chỉ tiêu ROE của 2 công ty A và B được phân tách như sau:

Dựa vào các thông tin trên, nhà phân tích có thể đưa ra kết luận nào là hợp lý nhất:
A. Năm thứ 15, ROE của công ty A cao hơn ROE của công ty B, nguyên nhân là do công ty A
có thể đã mua vào các thiết bị mới, hiệu quả hơn.
B. Năm thứ 15, ROE của công ty A cao hơn ROE của công ty B, nguyên nhân là do công ty A
có lợi nhuận biên cao hơn.
C. Sự khác biệt giữa ROE của 2 công ty rất nhỏ, ROE của công ty A tương tự như công ty B do
công ty A đã tăng đòn bẩy tài chính.
BÀI TẬP THỰC HÀNH (1)

1. Một công ty có chỉ số Nợ /Vốn chủ sở hữu là 0.8; ROA là 9.7% và vốn chủ sở hữu là $735,000. Tính đòn bẩy tài chính, ROE và lợi nhuận
ròng của công ty? Tổng TS = Nợ + Vốn chủ sở hữu

2. Một công ty có doanh thu $2,700, tổng tài sản là $1,310 and chỉ số Nợ /Vốn chủ sở hữu là 1.2. Nếu ROE là 15% thì lợi nhuận ròng của
công ty là bao nhiêu? Nợ / Vốn CSH = 1.2 mà Nợ + Vốn CSH = 1310 => ....

3. Công ty A và B có chỉ số Nợ/Tổng tài sản lần lượt là 35% và 55%; chỉ số ROA là 9% và 7%. Công ty nào có chỉ số ROE lớn hơn?
(Nợ + Vốn CSH)/ Tổng TS =1
ROE = ROA * đòn bẩy tài chính
4. Một công ty có lợi nhuận ròng là $265,000, lợi nhuận biên là 9.3%, tài khoản phải thu khách hàng là $145,300. Giả sử 80% doanh thu là
bán chịu, tính số ngày các khoản phải thu? Tổng doanh thu = Lợi nhuận ròng /Lợi nhuận biên

5. Một công ty có chỉ số Nợ dài hạn/ Tổng tài sản là 0.35 và chỉ số thanh toán hiện thời là 1.25. Tài sản ngắn hạn là $950, doanh thu: $5,780;
lợi nhuận biên là 9.4% và ROE là 18.2%. Tính tài sản cố định thuần của doanh nghiệp.
Tài sản cố định thuần = Tổng tài sản - Tài sản ngắn hạn
Thanks
Giảng viên: ThS Nghiêm Anh Thư

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Email: nghiemanhthu@ftu.edu.vn

You might also like