You are on page 1of 7

Sinh viên: Nguyễn Thị Thoan

Mã sinh viên: 20010471


Đề bài: Anh/ chị hãy sưu tầm ít nhất 30 trường hợp không chuẩn về ngữ âm, từ
vựng, ngữ pháp để miêu tả , phân tích, nhận xét về những hiện tượng trên.
1. “TRẦM TRỒ” VỐN LÀ “TRẰM TRỒ”
Ngày nay, “trằm trồ” được coi là một cách viết sai chính tả. Nhưng thực tế,
đây là một từ cũ, đã xuất hiện trong rất nhiều từ điển uy tín. Thật vậy, Đại Nam
Quốc Âm Tự Vị giảng: “Trằm trồ: nói lặp đi lặp lại, nói líu lo; mới học nói như
con nít”. Từ điển Tiếng Việt của Lê Văn Đức thì giải thích: “Trằm trồ: “líu lo, cách
nói lăng xăng, nhiều tiếng mà ít nghĩa của trẻ con hoặc chỉ hành động ngắm nghía
một cách thích thú, sung sướng”.
Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên cũng cho biết “trằm trồ” là từ cũ
của “trầm trồ”, với ý nghĩa là thốt ra lời khen ngợi với vẻ ngạc nhiên, thán phục. Ví
dụ: “Những bức tranh thật đẹp khiến mọi người phải trầm trồ.”
Theo dẫn chứng từ các tư liệu trên, ta có thể thấy “trầm trồ” ban đầu là “trằm
trồ” với nét nghĩa “tiếng nói líu lo của con nít", sau biến âm rồi đổi sang dùng để
chỉ sự khen ngợi, thán phục như ngày nay.
2. “CÙNG MỘT GIUỘC” HAY CÙNG MỘT DUỘC”?
“Đừng để bị lừa, hai tên đó… với nhau đấy!”.
Trong trường hợp này, chúng ta sẽ dùng “cùng một giuộc” hay “cùng một
duộc”? Đáp án đúng là “cùng một giuộc”. Về điều này, Từ điển thành ngữ và tục
ngữ Việt Nam do Vũ Dung chủ biên có giảng: “Cùng một giuộc: cùng một loại,
cùng một bọn, cùng bản chất (xấu) như nhau”. Bên cạnh đó, Thành ngữ Tiếng Việt
của tác giả Nguyễn Lực và Lương Văn Đang cũng có giải thích tương tự.
Ngoài ra, trong truyện ngắn “Vụ mùa chưa gặt” nhà văn Nguyễn Kiên cũng
có sử dụng thành ngữ này: “Đi được một quãng xa, tôi nghĩ bụng: Ả này, thoạt
trông ra vẻ trang nghiêm, nhưng chắc cũng là quân trốn chúa lộn chồng, cùng một
giuộc như con mẹ hàng giò thật”. Tương tự, trong tác phẩm “Đất quê hương” của
Thủy Thủ có viết: “Tụi chúng nó có cả cái luật 10/59 bao bọc rồi, cùng một giuộc
với nhau cả, thằng trên binh vực thằng dưới thôi”.
Về từ “giuộc”, Từ điển Tiếng Việt do Văn Tân chủ biên giảng: “Giuộc: bè
lũ”. Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức; Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên
và Việt Nam tự điển của hội Khai Trí Tiến Đức cũng giảng tương tự.
Tóm lại, “cùng một giuộc” là cách dùng chính xác.
3. “DÀY VÒ” HAY “GIÀY VÒ”?
Đây là một từ được dùng để mô tả hành động làm cho kẻ khác hay chính bản
thân đau đớn, về mặt thể xác hoặc tinh thần. Tuy xuất hiện rất thường xuyên nhưng
không phải ai cũng có thể viết đúng từ này. “Dày vò” và “giày vò”, đâu mới là
cách dùng chính xác?
Để tìm câu trả lời, trước hết ta phải biết được định nghĩa của “dày” và
“giày”. Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên có giảng: “Dày (vật hình khối):
1. Có khoảng cách bao nhiêu đó giữa hai vật đối nhau, theo chiều có kích
thước nhỏ nhất (gọi là bề dày) của vật. Tấm ván… dày 5 centimet.
2. Có bề dày lớn hơn mức bình thường hoặc lớn hơn so với các vật khác.
Chiếc áo bông dày cộm, tường rất dày.
3. Có tương đối nhiều đơn vị hoặc nhiều thành tố sát vào nhau. Mái tóc
dày...
4.Nhiều, do được tích lũy liên tục trong quá trình lâu dài (nói về yếu tố tinh
thần): Dày kinh nghiệm… Ơn sâu, nghĩa dày”. Như vậy ta không tìm thấy nghĩa
nào của “dày” phù hợp để đi với “vò” cả.
Còn “giày” thì sao? Cũng từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên đã giải
thích: “Giày
1. Đồ dùng bằng da, cao su hoặc vải dày, có đế để mang ở chân, che kín cả
bàn chân. Giày da. Giày cao su. Giày
2. Giẫm đi giẫm lại nhiều lần cho nát ra. Lấy chân giày nát. Voi giày”. Thực
tế, nghĩa thứ hai của “giày” vốn chỉ là “làm nát ra bằng bất cứ cách nào”, nhưng do
bị ảnh hưởng của nghĩa thứ nhất nên bị thu hẹp thành “làm nát ra bằng chân.
Xét như trên, rõ ràng “giày vò” mới là từ chính xác. Thực tế, Việt Nam tự
điển của Lê Văn Đức đã xác nhận: “Giày vò: vò mạnh với hai tay: giặt đồ phải
giày vò nhiều mới sạch. Nghĩa rộng: Mần (?), bóp mạnh tay… Cồn cào đau đớn:
Gan ruột giày vò”. Đây cũng là minh chứng cho thấy “giày” không chỉ là chà xát
bằng chân. Từ “giày vò” về sau được khái quát lên trong từ điển tiếng Việt của
Hoàng Phê: “Giày vò: Làm cho đau đớn một cách day dứt. Bệnh tật giày vò.
Lương tâm giày vò”.
Tóm lại “giày vò” mới là từ chính xác. “Dày vò” chỉ là cách viết sai do sự
lẫn lộn d/gi mà ra.

4. “XỐC NỔI” HAY “SỐC NỔI”?


“Ngày trẻ, tôi rất …”. Ta cần điền gì vào chỗ trống: “xốc nổi" hay “sốc
nổi"?
Về điều này, “Từ điển Tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên ghi nhận “xốc
nổi” với nghĩa “hăng hái nhưng thiếu chín chắn”. Ví dụ: “tuổi trẻ xốc nổi”, “tính
xốc nổi”. Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên cũng giảng: “Xốc nổi: Bộp chộp,
nông nổi. Tính người xốc nổi".
Trong các tư liệu mà chúng tôi tham khảo thì không thấy “sốc nổi” được ghi
nhận mà chỉ có “sốc” với nghĩa “choáng, tình trạng toàn thân suy sụp đột ngột có
thể dẫn tử vong hoặc do tác động mạnh mẽ của những điều bất lợi cho bản thân”.
Ta có thể thấy, nghĩa của “sốc” không có sự liên quan đến “xốc nổi”.
Ngoài ra, “xốc” có một nghĩa là “tác động mạnh, nhanh gọn hoặc xông
thẳng tới” nên được xem như có nét nghĩa tương đồng để tạo nên từ “xốc nổi”.
Tóm lại, “xốc nổi" mới là cách viết đúng. Hẳn vì sự gần âm và gần nghĩa với
“shock" trong tiếng Anh mà trong một số trường hợp người ta đã nhầm “xốc nổi"
thành “sốc nổi".
5. “SA SẢ” HAY “XA XẢ”?
“Nó cãi lại tôi …, nó có coi tôi ra gì đâu.” Bạn sẽ điền gì vào chỗ trống:
“sa sả” hay “xa xả”?
Theo “Từ điển Tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên, “sa sả” là từ gợi tả lối
nói năng, mắng chửi, kêu khóc to, không ngớt lời và bằng một giọng làm người
nghe rất khó chịu. Chẳng hạn: “mắng sa sả, cãi nhau sa sả, khóc sa sả cả ngày”,...
Trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, từ “sa sả” cũng nhiều lần xuất hiện với
ngữ cảnh tương tự:
“Cái Tý ở trong cửa bếp sa sả mắng ra:
- Đã bảo u không có tiền, lại cứ nhằng nhằng nói mãi!”
“Xa xả" không thấy xuất hiện trong các tư liệu chính thống mà chúng tôi tra
cứu. Vì vậy, có thể kết luận, “sa sả” mới là cách viết đúng, còn “xa xả" chỉ là kết
quả của sự lầm lẫn giữa x và s mà thôi.
6. “NƯỚC XỐT" HAY “NƯỚC SỐT"?
Ở đây đang nói đến thứ nước lỏng, đôi lúc đặc quánh, thường ăn kèm với
các món đồ chiên. “Nước xốt" và “nước sốt", đâu mới là cách dùng thích hợp?
Về điều này, Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên giảng như sau: “Xốt:
Món phụ lỏng hay sền sệt dùng để chấm hay rưới một số món ăn". Việt Nam tự
điển của Lê Văn Đức thì giải thích: “Xốt: Nước lèo đỏ đỏ, chua chua, ngọt ngọt để
ăn chung với cá hay thịt chiên".
Còn “sốt" thì được Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên giảng là “chứng
của nhiều thứ bệnh thể hiện ở nhiệt độ trong người lên cao" hay “từ đặt sau câu chỉ
một ý quả quyết, dứt khoát và có nghĩa là “cả", “biết"” (như trong “chẳng có gì
sốt"). Cả hai nghĩa đều không liên quan đến nước chấm hay nước dùng.
Như vậy, đáp án đúng ở đây phải là “nước xốt". Học giả Lê Văn Đức cũng
cho biết thêm “xốt" ở đây chính là phiên âm của tiếng Pháp “sauce". Tuy trong
tiếng Pháp, từ này được bắt đầu bằng “s" nhưng do cách đọc nhẹ, không cong lưỡi
nên khi phiên âm sang tiếng Việt đã chuyển sang bắt đầu bằng “x". Một số trường
hợp tương tự có thể kể đến như “savon" phiên thành “xà phòng", “saucisse" phiên
thành “xúc xích".
Căn cứ vào các phân tích trên, ta thấy “nước xốt" là cách dùng thích hợp.
“Nước sốt" là kết quả của sự nhầm lẫn giữa “s" và “x" mà thành.
7. “DÈ SẺN” HAY “DÈ XẺN”?
“Dè sẻn" và “dè xẻn", đâu là cách dùng đúng?
Về điều này, Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học giảng: “dè sẻn: tự
hạn chế ở mức tối thiểu trong việc chi dùng”.
Từ điển này còn giảng riêng như sau:
- Dè: tự hạn chế trong việc chi dùng, chỉ dùng từng ít một.
- Sẻn: giảm sự tiêu dùng đến mức thấp nhất theo cách tính toán rất chặt chẽ, vì sợ
hết, sợ tốn.
Bên cạnh đó, Việt Nam tự điển của Hội Khai trí Tiến Đức cũng giải thích:
- Dè: dùng ít một đề phòng lúc thiếu.
- Sẻn: hà tiện, chặt chịa quá.
“Dè xẻn” cũng như “xẻn” không được ghi nhận trong các tư liệu trên.
Như vậy, “dè sẻn” mới là cách dùng đúng chính tả.
8. “LẠNG QUẠNG” HAY “LOẠNG QUẠNG”?
“Ngày nào ông ta cũng uống rượu say bét rồi đi … như vậy đó!”
Vậy, “loạng quạng” hay “lạng quạng”, đâu là từ đúng để điền vào chỗ trống?
Đáp án đúng là: “Loạng quạng”.
Về điều này, Từ điển từ ngữ Nam Bộ của Huỳnh Công Tín giải thích:
“Loạng quạng: Ở trạng thái không vững, ngả nghiêng”. Từ điển tiếng Việt do
Hoàng Phê chủ biên cũng giảng điều tương tự: “Loạng quạng: (Đi đứng) không
vững, không chủ động giữ được thế thăng bằng”.
Ngoài ra, “loạng quoạng” còn có một số nghĩa khác như:
- Đi “không có định hướng, mục đích”: Đi loạng quạng coi chừng té đó.
- Nói chuyện “tào lao, không đàng hoàng”: Chỗ người lớn anh nói năng loạng
quạng vậy là không được đâu.
- “Lơ đễnh, không tập trung vào công việc”: Sáng nay, loạng quạng thế nào mà lại
quên cầm theo tài liệu.
Điều này đã được giải thích trong từ ngữ Nam Bộ của Huỳnh Công Tín.
Tóm lại, “loạng quạng” là từ đúng, dùng để chỉ trạng thái không vững, chếch
choáng.
9. “GIANG NẮNG", “DANG NẮNG" HAY “DAN NẮNG"?
“... nhiều coi chừng bệnh nha con".
Trong trường hợp này, ta cần điền “giang nắng", “dang nắng" hay “dan
nắng"? Về điều này, Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học giảng như sau:
“Giang (1): Chim cùng họ với cò, nhưng lớn hơn, mỏ dài và cong.
Giang (2): Cây thuộc loại tre nứa, thân dẻo, gióng dài, thường dùng để đan lát hoặc
làm lạt buộc".
“Dang: Phơi trần ngoài nắng. Suốt ngày dang nắng".
“Dan (cũ): Dang. Dan nắng".
Như vậy, theo lối dùng hiện hành thì cách viết đúng ở đây là “dang nắng".
“Dan nắng" là lối viết cũ còn “giang nắng" là cách viết sai do sự lẫn lộn giữ “gi" và
“d".

10.“CỘC CẰN” HAY “CỌC CẰN"?


“Cộc cằn” và “cọc cằn”, đâu mới là cách dùng chính xác?
Về điều này, Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên giảng như sau: “cộc
cằn: như cục cằn… cục cằn: Dễ cáu bẳn, thô bạo (nói khái quát)”. Từ điển tiếng
Việt do Văn Tân chủ biên cũng giải thích: “Cộc cằn: Như cục cằn… Cục cằn: Dễ
phát bẳn và thô lỗ”. Cả hai tư liệu này đều không ghi nhận “cọc cằn".
Như vậy, có thể thấy “cộc cằn" mới là cách viết đúng. Ở đây, “cộc” (cục)
được định nghĩa là dễ phát cáu và có những phản ứng bằng lời nói, cử chỉ thô bạo,
hung tợn. Người lầm lì, ít nói, nhưng cục (cộc). Theo Tầm nguyên tự điển của Lê
Ngọc Trụ thì chữ này có xuất xứ từ chữ 侷 trong tiếng Hán mà âm Hán Việt hiện
hành là “cục", nghĩa là “nhỏ nhen, chật hẹp". Còn xuất xứ của “cằn" trong “cộc
cằn" thì hiện chưa rõ. Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức giảng: “Cằn:
Còi lại không lớn lên, mọc lên được: Cây cằn, lúa cằn". “Cằn" trong “cộc cằn" có
thể là từ này hoặc chỉ đơn thuần là một yếu tố láy vô nghĩa.
Tóm lại, “cộc cằn" mới là cách dùng chính xác. Người ta lầm thành “cọc
cằn" hẳn do sự gần gũi giữa âm “o" và “ô" và sự liên tưởng đến từ “cằn cọc", tức
“không sao lớn lên được" (Việt Nam tự điển, Hội Khai Trí Tiến Đức".

You might also like