You are on page 1of 31

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Giảng viên: ThS. Mai Trương Khánh Linh


Khoa Tài chính – Ngân hàng
Trường Đại học Ngoại thương
Email: linhmtk@ftu.edu.vn
NỘI DUNG MÔN HỌC
 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
 CHƯƠNG 3: THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
 CHƯƠNG 4: LỢI SUẤT, RỦI RO VÀ MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN CAPM
 CHƯƠNG 5: CHI PHÍ VỐN & CƠ CẤU VỐN
 CHƯƠNG 6: QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG
 CHƯƠNG 7: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
 MỤC TIÊU MÔN HỌC

Hiểu các quyết định tài chính doanh nghiệp, mục tiêu tài chính doanh nghiệp Chương 1

Nắm được kỹ thuật và công cụ phân tích tài chính Chương 2

Hiểu các phương pháp thẩm định cơ hội và dự án đầu tư Chương 3

Hiểu thước đo lợi suất và rủi ro của các cơ hội và dự án Chương 4

Hiểu được về nguồn vốn dài hạn, cơ cấu vốn và chính sách cổ tức Chương 5

Hiểu nguyên tắc quản lý vốn ngắn hạn Chương 6

Hiểu về chính sách cổ tức của doanh nghiệp Chương 7


10% 30% 60%
HỌC TẬP & ĐÁNH GIÁ

Chuyên cần Giữa kỳ Cuổi kỳ


100%
 Tài liệu tham khảo:
 Giáo trình: Ross và cộng sự (2009), Corporate finance, phiên bản 10, nhà xuất bản McGraw-Hill
 Luật doanh nghiệp 2020
 CFA Institute (2019), CFA Program Curriculum 2020 Level 1 Volume 4, Wiley-Blackwell
 Phan Thị Cúc và cộng sự (2009), Giáo trình tài chính doanh nghiệp
CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Giảng viên: ThS. Mai Trương Khánh Linh


Khoa Tài chính – Ngân hàng
Trường Đại học Ngoại thương
Email: linhmtk@ftu.edu.vn
NỘI DUNG CHƯƠNG 1
 Doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp
 Khái niệm Tài chính doanh nghiệp
 Mục tiêu & Vai trò của Tài chính doanh nghiệp
 Mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành
 Thị trường tài chính & Môi trường kinh doanh của Doanh nghiệp
 Giả thuyết thị trường hiệu quả
DOANH NGHIỆP & CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?

Theo luật doanh nghiệp 2020/QH14

“Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành
lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”
CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
Loại hình Khái niệm Ưu điểm Nhược điểm

Doanh nghiệp tư nhân Được sở hữu và điều hành bởi 1  Thủ tục thành lập đơn giản,  Chịu trách nhiệm cá nhân
cá nhân không đòi hỏi nhiều vốn vô hạn
 Chủ DN nhận toàn bộ lợi  Không có tư cách pháp
nhuận nhân
 Chủ DN toàn quyền quyết  Hạn chế về kỹ năng và
định kinh doanh chuyên môn quản lý
 Không có các hạn chế pháp  Hạn chế khả năng huy động
lý đặc biệt vốn

Công ty hợp danh Ít nhất 2 thành viên là chủ  Dễ dàng thành lập  Chịu trách nhiệm vô hạn
sở hữu chung của công ty,  Có tư cách pháp nhân  Khó giải quyết khi có mâu
cùng kinh doanh dưới 1  Có thể huy động vốn từ thuẫn giữa các thành viên
tên chung. Ngoài ra còn thành viên  Tiềm ẩn mâu thuẫn giưa các
có các thành viên góp  Có thể thêm thành viên thành viên
vốn. tham gia
CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

Loại hình Khái niệm Ưu điểm Nhược điểm

Công ty Trách nhiệm Các chủ sở hữu chịu trách  Chịu trách nhiệm hữu hạn  Không được phát hành cổ
hữu hạn nhiệm hữu hạn về khoản  Có tư cách pháp nhân phiếu
nợ, nghĩa vụ và tài sản của doanh nghiệp  CSH có thể chuyển nhượng  Sự chuyển giao quyền sở
• Công ty TNHH 1 toàn bộ hoặc 1 phần tài sản hữu của 1 thành viên phải
thành viên của DN cho các tổ chức cá được sự chấp thuận của các
nhân khác thành viên khác
• Công ty TNHH 2  Có thể huy động vốn từ  Dễ nảy sinh mâu thuẫn
thành viên trở lên nhiều thành viên
 Tận dung kiến thức chuyên
môn từ nhiều thành viên

Công ty cổ phần Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó:  Cổ đông chịu trách nhiệm  Tốn chi phí và thời gian
 Vốn điều lệ được chia thành nhiều hữu hạn thành lập
phần bằng nhau gọi là cổ phần  Dễ thu hút vốn thông qua  Đánh thuế 2 lần
 Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số phát hành chứng khoán  Tiềm ẩn mâu thuẫn giữa
lượng tối thiểu là 3 và không hạn chế  Có thể hoạt động mãi mà ông chủ và người làm thuê
số lượng tối đa không bị giới hạn tuổi thọ  Tiềm ẩn nguy cơ mất khả
 Cổ đông chịu trách nhiệm về khoản nợ của CSH năng kiểm soát của những
và nghĩa vụ tài sản khác của doanh  Có khả năng chuyển nhà sáng lập
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp nhượng quyền SH dễ dàng
vào doanh nghiệp
 Cổ đông có quyền tự do chuyển
nhượng cổ phần của mình cho người
khác
KHÁI NIỆM TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

 Tài chính: Hệ thống các quan hệ kinh tế, trong đó diễn ra việc dịch chuyển các nguồn lực khan
hiếm thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ

 Tài chính Doanh nghiệp: Hệ thống các quan hệ kinh tế, trong đó diễn ra việc dịch chuyển các
nguồn lực thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong một Doanh nghiệp.
BẢN CHẤT TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

 Tài chính Doanh nghiệp: Hệ thống các quan hệ


kinh tế, trong đó diễn ra việc dịch chuyển các nguồn
lực thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ
trong một Doanh nghiệp.

o Quan hệ giữa Doanh nghiệp và Nhà nước


o Quan hệ giữa Doanh nghiệp và các chủ thể Tài
chính khác
o Quan hệ giữa Doanh nghiệp và người lao động
o Quan hệ giữa Doanh nghiệp và Chủ sở hữu
NỘI DUNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Tài chính Doanh nghiệp: Bộ môn khoa học nằm trong phạm vi quản trị doanh nghiệp giúp nhà
quản trị trả lời 4 câu hỏi nhằm đưa ra các quyết định

1. Doanh nghiệp nên đầu tư vốn vào đâu  Quyết định đầu tư

2. Doanh nghiệp nên huy động vốn như thế nào để tài trợ cho hoạt động đầu tư của mình
 Quyết định huy động vốn

3. Doanh nghiệp phân phối lợi nhuận như thế nào  Quyết định phân phối lợi nhuận

4. Doanh nghiệp làm thế nào để quản lý các hoạt động tài chính hàng ngày của mình
 Quyết định quản lý tài chính ngắn hạn
Đảm bảo nguồn vốn trong
doanh nghiệp

VAI TRÒ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP


Nâng cao hiệu quả hoạt động
doanh nghiệp

Kiểm soát tình hình doanh


nghiệp
MỤC TIÊU TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

 Gia tăng lợi nhuận?


 Tăng thị phần?
 Giảm chi phí?

TỐI ĐA HOÁ GIÁ TRỊ CỦA CHỦ SỞ HỮU DOANH NGHIỆP


VỊ TRÍ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP

Kế toán trưởng Trưởng phòng tài chính


 Kế toán chi phí  Hoạch định đầu tư vốn
 Quản trị chi phí  Quản trị tiền mặt
 Xử lý dữ liệu  Quản trị khoản phải thu
 Kiếm soát nội bộ  Phân chia cổ tức
 Lập báo cáo tài chính  Quan hệ với ngân hàng và các
 Lập kế hoạch tài chính tổ chức tín dụng
 Báo cáo với cơ quan nhà nước  Quan hệ với nhà đầu tư
 Quản trị bảo hiểm và rủi ro
GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH (CFO)

Giám đốc Tài chính kiêm kế toán trưởng Cựu giám đốc tài chính
Vinamilk Vingroup

Ông Lê Thanh Liêm Bà Dương Thị Mai Hoa


ThS Tài chính & Thương mại quốc tế (Anh) ThS Quản trị Kinh doanh (Bỉ), ACCA

• 1994: Nhân viên kế toán–giá thành–tổng hợp, • 25 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực
phòng Kế Toán tài chính
• 2003: Phó phòng Kế toán • Giữ nhiều chức vụ chủ chốt tại các ngân hàng
• 2005: Kế toán trưởng như: Kế toán trưởng NH Credit Lyonnais
• 2015: Quyền giám đốc Điều hành Tài chính VN, Giám đốc tài chính công ty Oracle VN
kiêm Kế toán trưởng Pte, Tổng giám đốc NH VIB..
MÂU THUẪN GIỮA LỢI ÍCH CHỦ SỞ HỮU VÀ NGƯỜI ĐIỀU HÀNH

 Mâu thuẫn người đại diện


Xuất phát từ sự tách rời quyền sở hữu
với việc điều hành khiến nhà quản lý
có xu hướng hành động vì lợi ích cá
nhân thay vì lợi ích của cổ đông

 Phát sinh chi phí đại diện

Là chi phí có liên quan đến các xung


đột lợi ích giữa cổ đông và nhà quản
lý doanh nghiệp
MÂU THUẪN NGƯỜI ĐẠI DIỆN

 VÍ DỤ

• Vinalines
• Ông Dương Chí Dũng – Tổng giám đốc, Chủ • Ngân hàng Đông Á Bank (Trần Phương Bình)
tịch HĐQT Vinalines
Thưởng cho người đại diện
theo kết quả công việc

GIẢI PHÁP
Triển vọng phát triển nghề
MÂU THUẪN NGƯỜI ĐẠI DIỆN nghiệp của nhà quản lý

Vai trò của Quản trị công ty


MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
 Môi trường kinh doanh (Business Environment): là tổng thể các yếu tố, các nhân tố
(bên ngoài và bên trong) vận động tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
 Doanh nghiệp tồn tại trong một môi trường kinh doanh nhất định. Môi trường kinh doanh
là giới hạn không gian mà ở đó doanh nghiệp tồn tại và phát triển
 Môi trường kinh doanh tác động Tích cực & Tiêu cực đến doanh nghiệp, đưa đến cho
doanh nghiệp cả những Cơ hội & Thách thức, đòi hỏi nhà quản trị phải luôn theo dõi,
nghiên cứu MTKD.
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

Một số môi trường chủ yếu hợp thành môi trường kinh doanh
ảnh hưởng đến Quản trị tài chính doanh nghiệp

 Môi trường Kinh tế – Tài chính


 Môi trường Pháp lý
 Môi trường Văn hoá
 Môi trường Xã hội
 Môi trường Công nghệ và thông tin
 Môi trường Sinh thái
 Môi trường Quốc tế
MÔI TRƯỜNG KINH TẾ – TÀI CHÍNH

Ảnh hưởng của Môi trường Kinh tế – Tài chính đến Quản trị tài chính doanh nghiệp

 Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế


 Tình trạng nền kinh tế
 Lãi suất thị trường
 Lạm phát
 Chính sách kinh tế và tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp
 Mức độ cạnh tranh
 Thị trường tài chính
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
 Thị trường tài chính (Financial Markets) Là nơi diễn ra việc mua bán các tài sản tài chính
 Hàng hoá của Thị trường này là các tài sản tài chính

 Tại sao thị trường tài chính tồn tại?

(1) Doanh nghiệp cần vốn


(2) Doanh nghiệp muốn đầu tư

 Thông qua việc mua bán chuyển nhượng các công cụ tài chính, vốn nhàn rỗi từ các nhà đầu tư,
doanh nghiệp, tổ chức.. Sẽ được chuyển đến các chủ thể cần vốn.
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Vai trò của Thị trường Tài chính đối với doanh nghiệp

 Khơi thông các nguồn vốn và dẫn vốn, giúp doanh nghiệp tạo vốn và tăng vốn
 Kích thích tiết kiệm và đầu tư
 Làm gia tăng tính thanh khoản của tài sản tài chính
 Giúp giám sát các hoạt động của doanh nghiệp
• Thị trường tiền tệ
Theo thời hạn
• Thị trường vốn

Theo mục đích • Thị trường sơ cấp


hoạt động • Thị trường thứ cấp
PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Theo hình thức • Thị trường tập trung


tổ chức • Thị trường OTC
Theo thời hạn

 Thị trường tiền tệ (Money market)


Là thị trường nơi diễn ra các giao dịch chuyển nhượng, mua bán quyền sử dụng các công cụ tài chính ngắn hạn.
Thị trường này bao gồm: Thị trường cho vay ngắn hạn, Thị trường ngoại hối, Thị trường liên ngân hàng, Thị

trường chứng khoán ngắn hạn


 Hàng hoá của thị trường tiền tệ có đặc điểm chung là các chứng khoán nợ có thời hạn từ 1 năm trở xuống,
có tính thanh khoản cao, độ rủi ro thấp và lợi suất kỳ vọng thấp cho nhà đầu tư

 Thị trường vốn (Capital market)


Là thị trường nơi diễn ra các giao dịch chuyển nhượng, mua bán quyền sử dụng các khoản vốn dài hạn (thời
hạn trên 1 năm) như: Thị trường cầm cố bất động sản, thị trường chứng khoán dài hạn, thị trường tín dụng thuê
mua
 Hàng hoá trên thị trường vốn bao gồm trái phiếu, cổ phiếu, vay thế chấp, tín dụng thuê mua, chứng khoán
phái sinh… có độ rủi ro cao hơn và thường có mức lợi tức cao hơn.
HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Giả thuyết thị trường hiệu quả (Efficient Market


Hypothesis – EMH)
Một thị trường chứng khoán hiệu quả là thị trường mà
trong đó giá chứng khoán phản ánh đầy đủ những thông
tin liên quan đến giá trị nội tại của chứng khoán
HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Giả thuyết thị trường hiệu quả - Hàm ý với doanh nghiệp/ Nhà đầu tư

Trong một thị trường hiệu quả


 Thông tin được phản ánh tức thời vào giá, và giá chứng khoán có thể đã điều chỉnh trước khi nhà đầu tư có
thời gian để giao dịch, nên nhà đầu tư chỉ nên kỳ vọng đạt được mức sinh lợi bình thường.
 Doanh nghiệp cũng chỉ kỳ vọng nhận được giá trị ”đúng” của chứng khoán khi phát hành ra công chúng, giá
chứng khoán chỉ bằng với hiện giá dòng tiền và doanh nghiệp không thể “đánh lừa” nhà đầu tư
HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Các hình thức khác nhau của Thị trường hiệu quả Tất cả thông tin (được
công bố & thông tin
nội bộ)
 Hình thức hiệu quả yếu (Weak-form efficiency)
 Hình thức hiệu quả trung bình (Semistrong-form efficiency)
Tất cả thông tin được
 Hình thức hiệu quả mạnh (Strong-form efficiency) công bố

Thông tin về giá trong


quá khứ
Thanks
ThS. Mai Trương Khánh Linh
Khoa Tài chính - Ngân hàng
Email: linhmtk@ftu.edu.vn

You might also like