You are on page 1of 21

ĐỀ CƯƠNG PHÁP LUẬT KINH TẾ

I. Câu hỏi 40 điểm


Câu 1: So sánh giữa công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
và công ty cổ phần?
Công ty TNHH 2 tv trở
Tiêu chí Công ty cổ phần
lên
Thành viên Cá nhân, tổ chức
Tối thiểu 2, tối đa 50 thành Không giới hạn, tối thiểu
Số lượng
viên là 3
TNHH dựa trên số vốn đã TNHH dựa trên số vốn đã
Chế độ trách nhiệm
góp góp
Tính chất liên kết Quen biết, tin cậy Vốn góp
Bản chất công ty Đối nhân + đối vốn Đối vốn
Tư cách pháp nhân Có tư cách pháp nhân
Kết nạp thành viên Được thành viên đồng ý Dễ dàng
Sử dụng lợi nhuận Bảo toàn vốn và đảm bảo thanh toán
Phức tạp: Công ty mua lại
Chuyển nhượng phần vốn -> Chuyển nhượng cho
Tự do, linh hoạt
góp thành viên -> Không hết
mới ra bên ngoài
Không được phát hành cổ
Phát hành chứng khoán Được phát hành tất cả
phiếu
Tăng, giảm vốn điều lệ Hoàn toàn tự do
Cơ cấu tổ Sở hữu Đại hội đồng cổ đông
chức Hội đồng thành viên
Quản lý Hội đồng quản trị
Điều hành Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
Câu 2: So sánh giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên?
Công ty TNHH 1 thành
Tiêu chí Doanh nghiệp tư nhân
viên
Chủ sở hữu Cá nhân Cá nhân hoặc tổ chức
Khả năng sở hữu
Không được Không có sự hạn chế
doanh nghiệp khác
Tư cách pháp nhân Không có Có
Chế độ trách nhiệm TNVH TNHH dựa trên vốn điều lệ
Chế độ tài sản Không có sự tách bạch Có tách bạch
Phát hành chứng Không được phát hành bất kỳ Không được phát hành cổ
khoán loại chứng khoán nào phiếu
Theo quy định của pháp luật
Do chủ doanh nghiệp chủ
Tăng, giảm vốn điều lệ (tăng quá sẽ chuyển đổi mô
động
hình)
Chủ doanh nghiệp toàn Bảo toàn vốn và đảm bảo
Sử dụng lợi nhuận
quyền sử dụng thanh toán
Chủ sở hữu hoàn toàn tự
Tổ chức quản lý quyết (thuê người khác hoặc Theo quy định của pháp luật
tự quản lý)

Câu 3: So sánh phá sản doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp?
Tiêu chí Phá sản doanh nghiệp Giải thể doanh nghiệp
Nguyên nhân 1 nguyên nhân: Mất khả năng Nhiều nguyên nhân:
thanh toán nợ khi đến hạn
- Hết thời hạn hoạt động
- Doanh nghiệp tự quyết định
- Không đủ số lượng thành
viên tối thiểu
- Bị thu hồi giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp
Tính chất thủ tục Thủ tục tư pháp: Tòa án là cơ Thủ tục hành chính: Thực hiện
quan tiến hành thực hiện thủ thủ tục hành chính tại cơ quan
tục theo quy định của Luật phá đăng ký kinh doanh
sản
Nghĩa vụ trả nợ Sau khi có quyết định phá sản, Doanh nghiệp chỉ được giải
toàn bộ tài sản còn lại của thể khi đảm bảo thanh toán hết
doanh nghiệp sẽ được chi trả các khoản nợ và nghĩa vụ tài
cho các khoản và chủ nợ theo sản khác
thứ tự mà pháp luật quy định
Chấm dứt hoạt Đôi khi không làm chấm dứt Chấm dứt sự tồn tại và hoạt
động hoạt động của doanh nghiệp vì động của doanh nghiệp
có thể chủ nợ sẽ mua lại toàn
bộ doanh nghiệp và tiếp tục
sản xuất kinh doanh. TH này
chỉ thay đổi chủ sở hữu doanh
nghiệp
Hậu quả pháp lý - Doanh nghiệp có thể bị chấm - Doanh nghiệp bị chấm dứt
dứt hoạt động, xóa thông tin hoạt động, xóa thông tin trong
khỏi sổ đăng ký kinh doanh sổ đăng ký kinh doanh
hoặc được tái cơ cấu, thay đổi
- Chủ DN có thể thành lập và
chủ sở hữu
quản lý một doanh nghiệp mới
- Chủ DN đã bị tuyên bố phá ngay sau đó
sản không được thành lập và
quản lý doanh nghiệp mới
trong khoảng thời gian nhất
định (từ 1 – 3 năm)

Câu 4: Trình bày khái niệm và phân tích đặc điểm của hợp đồng trong
thương mại?
 Khái niệm: Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại giữa thương nhân với
thương nhân hoặc thương nhân với các chủ thể khác trong việc mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi.
 Phân tích đặc điểm:
 Đặc điểm chung theo pháp luật dân sự:
- Yếu tố cơ bản nhất là sự thỏa hiệp giữa các ý chí (nguyên tắc hiệp ý) giữa các bên.
Trong nhiều trường hợp, nhà nước can thiệp vào việc ký hợp đồng (giới hạn quyền tự do
giao kết hợp đồng) để tránh sự lạm dụng, vi phạm quyền tự do hợp đồng. Hợp đồng phải là
giao dịch hợp pháp có sự chấp thuận hợp lẽ công bằng, hợp pháp luật, hợp đạo đức.
- Ý chí chỉ phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý khi người giao kết có đầy đủ năng
lực hành vi để xác lập hợp đồng
- Yếu tố đối tượng trong hợp đồng: Sự thống nhất ý chí của các bên phải nhằm vào một
đối tượng cụ thể không bị cấm đưa vào các giao dịch dân sự - kinh tế
 Những đặc điểm riêng biệt của hợp đồng thương mại:
* Chủ thể:
Chủ thể của hợp đồng thương mại chủ yếu được giao kết giữa thương nhân với thương
nhân hoặc giữa thương nhân với chủ thể khác không phải là thương nhân
Thương nhân bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động
thương mại một cách độc lập thường xuyên và có đăng ký kinh doanh
VD: Công ty TNHH A giao kết hợp đồng với công ty cổ phần B, bán cho B 1000 đôi
giày thể thao
* Nội dung:
Hợp đồng thương mại được giao kết trong quá trình các bên tiến hành thực hiện hoạt
động thương mại.
Hoạt động thương mại được hiểu là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục
đích sinh lợi khác. (Điều 3 Luật Thương mại 2005)
* Hình thức của hợp đồng:
Hợp đồng thương mại được giao kết dưới các hình thức bằng lời nói, bằng văn bản hoặc
được xác lập bằng hành vi cụ thể.
Đối với các loại hợp đồng mà pháp luật quy định phải được thành lập thành văn bản
hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương thì phải tuân theo các quy định
đó.
Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp
dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Luật Thương mại 2005 quy định hình thức của hợp đồng thành hai nhóm. Nhóm hình
thức hợp đồng phải thể hiện bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý
tương đương; Nhóm hình thức hợp đồng được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc
được xác lập bằng hành vi cụ thể.
* Mục đích giao kết hợp đồng:
Mục đích giao kết hợp đồng là những lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được
khi giao kết hợp đồng. Bản chất của hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi. Cho nên, mục đích hướng tới của hợp đồng thương mại chính là lợi nhuận thu
được từ hoạt động kinh doanh thương mại.

Câu 5: Phân tích quá trình giao kết hợp đồng trong thương mại?
Trình tự giao kết hợp đồng là quá trình thoả thuận giữa các bên. Trong quá trình này các bên sẽ bàn bạc,
trao đổi, thương lượng với nhau để đi kết ký kết hợp đồng. Quá trình này gồm hai bước sau đây:
1. Đề nghị giao kết hợp đồng
• Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị
này của bên đề nghị đối với bên được đề
nghị (bên được đề nghị gồm bên đã được xác định trong đề nghị hoặc là công chúng.
• Một vài lưu ý:
 Thứ nhất, trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời đề nghị đó, nếu bên đề
nghị lại giao kết hợp đồng với người thức ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi
thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh
(khoản 2 Điều 386 BLDS 2015).
 Thứ hai, thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau (Điều 388 BLDS
2015):
 Do bên đề nghị ấn định, với quy định này thì bên đưa ra đề nghị được quyền chủ động ổn định thời
điểm có hiệu lực của đề nghị giao
kết hợp đồng.

 Nếu bên đề nghị không ấn định thời điểm có hiệu lực thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể
từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp pháp luật có liên quan có quy định
khác.
 *Các trường hợp được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:
- Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân, được chuyển đến trụ sở, nếu bên
được đề nghị là pháp
nhân.
* Lưu ý: Khi chúng ta chuyển đề nghị giao kết hợp đồng đến nơi cư trú của cá nhân thì người nhận phải là
người được đề nghị đó,
hoặc vợ, chồng, cha, mẹ, con trên mười tám tuổi của người được đề nghị. Cho nên nếu chúng ta gửi đến
nơi cư trú của người được đề nghị nhưng chúng ta lại giao đề nghị cho người hàng xóm của người được đề
nghị thì sẽ không được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng. Đối với pháp nhân cũng tương tự
vậy, chúng ta cũng phải gửi đến cho người đại diện có thẩm quyền của pháp nhân trong việc nhận đề nghị
giao kết hợp đồng. Ví dụ: Giám đốc công ty, thứ ký giám đốc, văn thư.
- Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;
- Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác.
 Thứ ba, thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng. Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút
lại đề nghị giao kết hợp đồng trong
trường hợp sau đây (Điều 389 BLDS 2015):

 Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời
điểm nhận được đề nghị:
 Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được
thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi
điều kiện đó phát sinh.
• * Lưu ý: Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đó là đề nghị mới.
 Thứ tư, huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 390 BLDS 2015):
- Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể hủy bỏ đề nghị nếu đã nêu rõ quyền này trong đề nghị và bên được
đề nghị nhận được thông
báo về việc hủy bỏ đề nghị trước khi người này gửi thông báo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
 Thứ năm, chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 391 BLDS 2015):
- Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng;
2. Bên được đề nghị trả lời không chấp nhận;
3. Hết thời hạn trả lời chấp nhận;
4. Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực
5. Khi thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực;
6. Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời.
 Thứ sáu, trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Điều 395 BLDS 2015).
- Trường hợp khi bên đề nghị chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi sau khi bên được
đề nghị trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có giá trị, trừ trường hợp nội
dung giao kết gắn liền với nhân thân bên đề nghị.
2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
• Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội
dung của đề nghị.
• Một vài lưu ý:
 Thứ nhất, sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ
trường hợp có thỏa thuận hoặc
theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.
 Thứ hai, thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng (Điều 394 BLDS 2015):
- Trong trường hợp bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi
được thực hiện trong thời hạn
đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được
coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.
- Trong trường hợp bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu
được thực hiện trong một thời hạn hợp lý.

 *Lưu ý:
 Trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị
biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu
lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị.
 Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua phương
tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường
hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn trả lời.
 Khi bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề
nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới (Điều 392 BLDS 2015).
 Trường hợp bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng sau đó chết, mất năng lực
hành vi dân sự hoặc có khó khan trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việc trả lời chấp nhận giao
kết hợp đồng vẫn có giá trị, trừ trường hợp nội dung giao kết gắn liền với nhân thân bên được đề
nghị.
 Rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng (Điều 397 BLDS 2015):
 Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu
thông báo về việc rút lại này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp
nhận giao kết hợp đồng.
Câu 6: So sánh phương thức thương lượng, hòa giải và trọng tài để giải
quyết tranh chấp thương mại?
Tiêu chí Thương lượng Hòa giải Trọng tài
Khái niệm Là hình thức giải Là hình thức giải Là hình thức giải
quyết tranh chấp quyết tranh chấp quyết tranh chấp
thường không cần với sự tham gia của thông qua hoạt
đến vai trò tác động bên thứ ba, đóng động của trọng tài
của bên thứ ba. Các vai trò làm trung với tư cách là bên
bên cùng nhau bàn gian để hỗ trợ hay thứ ba độc lập
bạc, thỏa thuận để thuyết phục các bên nhằm chấm dứt
tự giải quyết các tranh chấp tìm xung đột bằng việc
bất đồng. kiếm các giải pháp đưa ra một phán
nhằm chấm dứt quyết buộc các bên
xung đột hay bất tham gia tranh chấp
hòa. phải thực hiện.
Người giải quyết Các bên tranh chấp
Các bên tranh chấp Trọng tài
thông qua bên thứ 3
Vai trò của bên thứ
Không có Tư vấn, phân tích Đưa ra phán quyết
3
Tính thiện chí Quan trọng Quan trọng Ít quan trọng
Tính bí mật Cao nhất Bí mật Bí mật
Chi phí Rất ít Ít tốn kém Chi phí cao
Tính ràng buộc Phán quyết có tính
Tự nguyện Tự nguyện
pháp lý bắt buộc
Thời gian giải
Nhanh
quyết
Ưu điểm - Thuận tiện, nhanh - Cơ hội thành công - Có thể chỉ định
chóng, đơn giản, cao hơn vì có người trọng tài viên giỏi,
linh hoạt, hiệu quả thứ 3 làm trung gian từ đó giải quyết
và ít tốn kém hòa giải (tính khách tranh chấp nhanh
quan) chóng, chính xác
- Bảo vệ được uy
tín của các bên và - Các bên có thêm - Mềm dẻo, linh
bí mật trong kinh điều kiện hiểu nhau, hoạt, phù hợp với
doanh từ đó mối quan hệ môi trường kinh
đối tác thêm bên doanh
vững
- Có tính đảm bảo
thi hành
Nhược điểm - Kết quả giải quyết - Kết quả giải quyết - Vẫn tiềm ẩn nguy
phụ thuộc vào thiện phụ thuộc vào thiện cơ lộ bí mật kinh
chí của các bên chí của các bên doanh
- Không được đảm - Uy tín, bí mật kinh - Tốn kém
bảo thi hành do doanh có thể bị ảnh
- Mối quan hệ bạn
không chịu sự chi hưởng
hàng, đối tác sẽ bị
phối của cơ chế bắt
rạn nứt, thậm chí
buộc nào
cắt đứt quan hệ

II. Câu hỏi 30 điểm


Câu 1: Trình bày khái niệm Doanh nghiệp và phân tích các điều kiện để
doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?
Khái niệm: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn
định được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các
hoạt động kinh doanh. (Khoản 10 điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020)
Các điều kiện để doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp: (Quy
định tại khoản 1 điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020)

 Ngành nghề đăng kí kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh

Khoản 1 điều 7 Luật doanh nghiệp 2020 đã nêu rõ: Doanh nghiệp có quyền tự do kinh
doanh ngành, nghề mà luật không cấm. Theo đó, 08 ngành nghề mà pháp luật cấm hoạt
động đầu tư kinh doanh được quy định cụ thể tại Điều 6 Luật đầu tư 2020 bao gồm:
- Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
- Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
- Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự
nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật
hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý,
hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
- Kinh doanh mại dâm;
- Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
- Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
- Kinh doanh pháo nổ;
- Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Bên cạnh đó, đối với việc kinh doanh những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì
doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện Luật định trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh.

 Tên của doanh nghiệp được đặt đúng theo quy định của pháp luật (Quy định tại điều 37,
38, 39 và 41 của Luật Doanh nghiệp 2020)
- Theo đó, tên tiếng Việt của doanh nghiệp phải bao gồm hai thành tố theo thứ tự là
loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
- Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty
TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc
“công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công
ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN”
hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
- Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z,
W, chữ số và ký hiệu.
- Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa
điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên
các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
- Tên doanh nghiệp không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên doanh
nghiệp khác đã đăng ký; (Quy định tại điều 41 của luật này)
- Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên
của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên
riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ
chức đó;
- Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức
và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho doanh nghiệp.
- Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một
trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên
riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng
nước ngoài.
- Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng
nước ngoài.
 Có hồ sơ đăng kí kinh doanh hợp lệ

Quy định tại các điều 19, 20, 21 và 22 Luật Doanh nghiệp 2020
- Đầy đủ giấy tờ theo quy định
- Nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ
- Tùy từng loại hình doanh nghiệp và nội dung đăng ký mà chủ thể đăng ký doanh
nghiệp cần nộp các loại giấy tờ khác nhau phù hợp với yêu cầu của pháp luật.
- Người thành lập doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của các
nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký.
 Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí
- Người thành lập doanh nghiệp phải nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp
hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ
thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký
doanh nghiệp.
- Lệ phí đăng ký doanh nghiệp có thể được nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh
doanh hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký kinh doanh.
Đối với trường hợp đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử, pháp luật quy định miễn
phí, lệ phí cho chủ thể đăng ký.

Câu 2: Trình bày về phân loại công ty dựa trên tiêu chí là tính chất liên
kết và chế độ trách nhiệm?
 Công ty đối nhân ( Công ty trọng nhân)
+ Công ty đối nhân là loại công ty mà trong đó các thành viên thường quen biết nhau. Họ
liên kế thành lập công ty với nhau là do tín nhiệm nhau để cùng kinh doanh kiếm lời, sự
hùn vốn là yếu tố thứ yếu.
+ Đặc điểm:
- Sự quen biết, tin cậy lẫn nhau là yếu tố đầu tiên và là điều kiện bắt buộc thực tế để
thành lập công ty. Sự tin cậy, tín nhiệm là cơ sở hình thành và tồn tại của công ty. Vì
vậy nhiều trường hợp thành viên rút khỏi công ty làm công ty giải thể.
- Công ty không có tư cách pháp nhân, các thành viên có tư cách thương mại độc lập
và phải chịu thuế thu nhập cá nhân, công ty không bị đánh thuế.
- Không có sự tách bạch về tài sản cá nhân và tải sản doanh nghiệp. Các thành viên
hoặc 1 vài thành viên có trách nhiệm phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ
của công ty.
+ Các loại công ty đối nhân:
- Công ty hợp danh: Là loại hình công ty mà các thành viên cùng nhau tiến hành hoạt
động thương mại dưới 1 hãng chung và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về
mọi khoản nợ của công ty.
- Công ty hợp vốn đơn giản: là loại hình công ty có ít nhất 1 thành viên chịu trách
nhiệm vô hạn (thành viên nhận vốn), còn những thành viên khác chịu trách nhiệm
hữu hạn với số vốn góp vào công ty (thành viên góp vốn).
 Công ty đối vốn ( Công ty trọng vốn)
+ Công ty đối vốn ra đời sau các công ty đối nhân. Công ty đối vốn không quan tâm đến
nhân thân người góp vốn mà chỉ quan tâm đến phần vốn góp.
+ Đặc điểm:
- Việc thành lập công ty chỉ quan tâm đến phần góp vốn
- Công ty đối vốn có tư cách pháp nhân, các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về mọi
khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn mà họ góp vào công ty (TNHH).
- Có sự tách bạch về tàn sản của công ty và tài sản của các thành viên, còn gọi là
nguyên tác phân tác tài sản.
+ Các loại công ty đối vốn:
- Công ty cổ phần
- Công ty trách nhiệm hữu hạn.

Câu 3: Trình bày thứ tự phân chia tài sản khi Tòa án tuyên bố phá sản
doanh nghiệp?
Khi tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp thì tài sản doanh nghiệp được phân chi theo thứ
tự:
1) Chi phí phá sản
2) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao
động và các quyền lợi khác theo hợp đồng và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết
3) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.
4) Nghĩa vụ tài chính với nhà nước: khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ
trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản
không đủ thanh toán nợ.
5) Trường hợp giá trị tài sản sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định mà vẫn còn
thì phần còn lại này thuộc về:
- Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên
- Chủ doanh nghiệp tư nhân
- Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông công ty
cổ phần
- Thành viên công ty hợp danh
Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định thì từng đối tượng cùng một
thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

Câu 4: Trình bày căn cứ để áp dụng các loại chế tài trong thương mại?
Căn cứ chung để áp dụng chế tài:

 Có hành vi vi phạm: Bao gồm các hành vi thực hiện không đúng hoặc không thực
hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Đây là căn cứ cần được đưa ra chững minh trong việc
áp dụng đối với tất cả các hình thức chế tài.

 Có thiệt hại vật chất thực tế xảy ra. Căn cứ này bắt buộc phải được viện dẫn khi
áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại

 Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế.

 Có lỗi của bên vi phạm, đây là căn cứ bắt buộc phải có để áp dụng đối với tất cả
các loại chế tài

Tùy từng trường hợp, mức độ vi phạm khác nhau mà các chủ thể có thể phải chịu
những loại chế tài khác nhau sau đây:

 Buộc thực hiện đúng hợp đồng: căn cứ áp dụng là có hành vi vi phạm, có lỗi của
bên vi phạm
 Phạt vi phạm: căn cứ áp dụng là có hành vi vi phạm, có lỗi của bên vi phạm, có
thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng.
 Bồi thường thiệt hại: căn cứ áp dụng là có hành vi vi phạm, có thiệt hại thực tế, có
mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, có lỗi của bên vi phạm
 Tạm ngừng thực hiện hợp đồng: căn cứ áp dụng là xảy ra hành vi vi phạm mà các
bên đã thỏa thuận hành vi vi phạm này là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp
đồng. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng
 Đình chỉ thực hiện hợp đồng: căn cứ áp dụng là xảy ra hành vi vi phạm mà các bên
đã thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ
của hợp đồng
 Hủy bỏ hợp đồng: căn cứ áp dụng xảy ra hành vi vi phạm mà các bên thỏa thuận là
điều kiện hủy bỏ hợp đồng. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng

Câu 5: Trình bày các trường hợp vô hiệu của hợp đồng và hậu quả pháp
lý của hợp đồng vô hiệu?
 Hợp đồng vô hiêu toàn bộ
- Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm pháp luật, trái đạo đức xã hội
Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực
hiện những hành vi nhất đinh. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa
người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
VD: Hành vi buôn bán chất ma túy
- Hợp đồng vô hiêu do bị nhầm lẫn
Khi một bên có lỗi vô ý làm bên kia nhầm lẫn về nội dung hợp đồng mà xác lập hợp
đồng thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của hợp đồng, nếu
bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng
vô hiệu.
VD: Bên A bán cho bên B 1 chiếc xe ô tô bị hỏng điều hòa mà quên không thông báo, B
đòi A giảm giá hoặc thay điều hòa mới nhưng A không chịu. B có quyền yêu cầu Tòa án
tuyên bố hợp đồng vô hiệu
- Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa
Khi một bên tham gia hợp đồng do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Tòa
án tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
Lừa dối là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiều
sai lệch về chủ thể, tính chất đối tượng hoặc nội dung của hợp đồng nên đã xác lập hợp
đồng.
Đe dọa là hành vi cố ý của một người hoặc bên thứ ba buộc bên kia thực hiện hợp đồng
nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình
và người thân của mình.
- Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của
mình.
Người có năng lực hành vi dân sự những đã xác lập hợp đồng vào đúng thời điểm
không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu toà án tuyên bố
hợp đồng đó vô hiệu.
VD: Người có năng lực hành vi bình thường nhưng ký hợp đồng trong lúc say rượu
- Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định hình thức
Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức hợp đồng là điều kiện có hiêu lực của
hợp đồng mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án, cơ
quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình
thức của hợp đồng trong một thời hạn, quá hạn đó mà không thực hiện thì hợp đồng vô
hiệu.
VD: Bên A và bên B thỏa thuận mua bán nhà nhưng không ký hợp đồng bằng văn bản theo
quy định của pháp luật, khi có tranh chấp xảy ra, Tòa yêu cầu các bên hoàn tất thủ tục
trong một thời hạn nhất định nhưng không bên nào thực hiện. Theo yêu cầu của một hoặc
các bên, Tòa án có thể tuyên bố hợp đồng này vô hiệu
 Hợp đồng vô hiệu từng phần
Hợp đồng vô hiêu từng khi một phần của hợp đồng bị vô hiệu nhưng không ảnh hưởng
đến hiệu lực của phần còn lại của hợp đồng.
 Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu:
Hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền nghĩa vụ của các hợp
đồng từ thời điểm xác lập.
Khi hợp đồng vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu hoàn trả cho nhau
những gì đã nhận; nếu không hoàn trả bằng hiện vật phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp
tài sản, hoa lợi, lợi tức thu được bị tích thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây
thiệt hại phải bồi thường
Câu 6: Nêu khái niệm và phân tích các ưu, nhược điểm của phương thức
giải quyết tranh chấp bằng tòa án?
 Khái niệm: Tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp do cơ quan Tòa án của Nhà nước
thực hiện
- Ưu điểm:
- Phán quyết của Tòa án được đảm bảo thi hành
- Giải quyết có thể qua nhiều cấp xét xử, bảo đảm được chính xác, công bằng khách quan
và đúng với pháp luật
- Có một số quyền hạn đảm bảo cho việc giải quyết được nhanh chóng, khách quan, bảo vệ
quyền lợi chính đáng các bên: triệu tập nhân chứng, thu thập chứng cứ, áp dụng các biện
pháp khẩn cấp tạm thời.
- Nhược điểm:
- Thủ tục thiếu linh hoạt, phức tạp, thời gian giải quyết kéo dài đó dễ tạo sự ngần ngại cho
các đương sự khi lựa chọn phương thức này
- Bí mật kinh doanh bị tiết lộ
- Tốn kém các chi phí như: thuê luật sư, án phí và các chi phí khác phục vụ cho quá trình
giải quyết tranh chấp.

III. Khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích?


1. Các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn đã góp
vào công ty.
 Sai. Vì thành viên của công ty hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn quy định tại điểm b
khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020: “Thành viên hợp danh phải là các nhân,
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty”

2. Số lượng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có
thể lên tới 100 thành viên.
 Sai. Công ty TNHH một thành viên chỉ có duy nhất một thành viên là một tổ chức
hoặc một các nhân làm chủ sở hữu (Theo khoản 1 điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020)
và công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên
là tổ chức, cá nhân (Theo khoản 1 điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020)

3. Số lượng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
không bị giới hạn
 Sai. Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành
viên là tổ chức, cá nhân (Theo khoản 1 điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020)

4. Điều kiện để trở thành Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty hợp danh là phải
có số vốn góp cao nhất trong công ty.
 Sai. Theo khoản 1 điều 182 Luật Doanh nghiệp 2020: “… Hội đồng thành viên bầu
một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên…”

5. Trong mọi trường hợp, thành viên hợp danh không được là thành viên hợp
danh của công ty hợp danh khác.
 Sai. Theo khoản 1 điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020: “Thành viên hợp danh không
được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công
ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn
lại”

6. Các công ty hợp danh có số vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên có quyền phát
hành trái phiếu doanh nghiệp.
 Sai. Theo khoản 3 điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020: “Công ty hợp danh không
được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào”

7. Thành viên hợp danh trong công ty hợp danh bắt buộc là cá nhân
 Đúng. Theo điểm b khoản 1 điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020: “Thành viên hợp
danh phải là cá nhân”

8. Thành viên hợp danh có quyền tự do tặng cho phần vốn góp của mình cho các
thành viên trong gia đình.
 Sai. Theo khoản 3 điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020: “Thành viên hợp danh không
được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức,
các nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh.”
9. Khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì mọi chủ nợ đều được quyền
yêu cầu mở thủ tục phá sản.
 Sai. Theo khoản 1 điều 5 Luật Phá sản 2014: “Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có
bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03
tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện
nghĩa vụ thanh toán.”

10.Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp không được tiếp tục
thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh.
 Sai. Theo khoản 1 điều 47 Luật Phá sản 2014: “ Sau khi có quyết định mở thủ tục
phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh, nhưng phải
chịu sự giám sát của Thẩm phán và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài
sản.”

11.Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp (mắc nợ) và chủ nợ có
quyền thỏa thuận chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành khoản nợ có bảo
đảm bằng tài sản của doanh nghiệp.
 Sai. Theo điểm d khoản 1 điều 48 Luật Phá sản 2014:
“1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, cấm doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện
các hoạt động sau:
d) Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần
bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.”

12.Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do vi phạm
pháp luật buộc phải tuyên bố phá sản.
 Sai. Khi đó doanh nghiệp sẽ bị giải thể, không phải là phá sản. Theo điểm d khoản 1
điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020:
“1. Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây:
d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quán lý
thuế có quy định khác.”

13.Chủ nợ có quyền yêu cầu bất kỳ thành viên trong công ty hợp danh thanh toán
toàn bộ khoản nợ của công ty.
 Sai. Vì theo khoản 2 điều 4 luật phá sản 2014: “Phá sản là tình trạng của doanh
nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định
tuyên bố phá sản.”
14.Trong quan hệ hợp đồng trong thương mại, một bên vi phạm hợp đồng, bên bị
vi phạm có quyền phạt vi phạm.
 Sai. Bên bị vi phạm chỉ được phạt vi phạm khi đã có thỏa thuận trong hợp đồng theo
điều 300 Luật thương mại 2005: “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi
phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả
thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.”

15.Mọi hợp đồng được ký kết giữa thương nhân với thương nhân đều là hợp đồng
trong thương mại.
 Sai. Theo khoản 1 điều 3 Luật Thương mại 2005: “Hoạt động thương mại là hoạt
động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư,
xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”
 Như vậy, nếu hợp đồng được ký kết giữa thương nhân với thương nhân không nhằm
các mục đích trên không thể gọi là hợp đồng thương mại.

16.Trong quan hệ hợp đồng trong thương mại, một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ
hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ
thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng.
 Sai. Vì bên vi phạm chỉ được sử dụng 1 trong 3 chế tài trên, theo Điều 308, Điều
310, Điều 312 Luật Thương mại 2005

17.Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong trường hợp bên đó vi
phạm do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
 Đúng. Tại điểm d khoản 1 điều 294 Luật Thương mại 2005:
”1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp
đồng.”

18.Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng không vượt quá 8% giá trị của
toàn bộ hợp đồng
 Sai. Không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Theo điều 301
Luật thương mại 2005: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng
mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không
quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều
266 của Luật này.”
19.Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất trực tiếp và gián tiếp mà
bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra.
 Sai. Theo khoản 2 điều 302 Luật thương mại 2005: “Giá trị bồi thường thiệt hại bao
gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm
gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có
hành vi vi phạm.”

20.Đình chỉ hợp đồng làm cho hợp đồng không có hiệu lực kể từ thời điểm giao
kết.
 Sai. Theo khoản 1 điều 311 Luật thương mại 2005: “Khi hợp đồng bị đình chỉ thực
hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các
bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có
quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng.”
 Như vậy, trước khi đình chỉ hợp đồng, kể từ thời điểm giao kết, hợp đồng vẫn có
hiệu lực và các bạn vẫn phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình

21.Tranh chấp trong thương mại giữa các bên phát sinh buộc phải được giải quyết
tại Toà án
 Sai. Có 4 phương thức giải quyết tranh chấp thương mại:
- Thương lượng
- Hòa giải (theo Nghị định 22/2017/NĐ-CP)
- Trọng tài (Luật Trọng tài thương mại 2010)
- Tòa án (Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)
22.Việc giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án chỉ có thể thực hiện được nếu hai
bên tranh chấp có thỏa thuận bằng văn bản.
 Sai. Không nhất thiết phải có thỏa thuận bằng văn bản thì hai bên mới giải quyết
tranh chấp thông qua Tòa án được. Nếu hai bên ban đầu thỏa thuận giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài thương mại, nhưng trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì sẽ
tiến hành khởi kiện theo điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010: “Trong trường hợp
các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì
Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả
thuận trọng tài không thể thực hiện được.”

23.Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ tranh chấp trong kinh
doanh thương mại là hai năm, kể từ ngày nộp đơn lên Tòa.
 Sai. Không phải kể từ ngày nộp đơn lên Tòa, là kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp
pháp bị xâm phạm theo điều 319 Luật Thương mại 2005: “Thời hiệu khởi kiện áp
dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích
hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 của
Luật này.”

24.Nếu một bên trong tranh chấp thương mại không đồng ý với phán quyết của
Hội đồng Trọng tài, thì có quyền yêu cầu Hội đồng Trọng tài cấp trên xét xử
phúc thẩm.
 Sai. Theo khoản 5 điều 4 Luật thương mại 2005: “Phán quyết trọng tài là chung
thẩm” , vậy nên không có việc xét xử lại nếu một bên không đồng ý với phán quyết.

You might also like