You are on page 1of 66

PHONG TRÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM

LIÊN ĐOÀN PHÊRÔ ĐOÀN CÔNG QUÍ


GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG
- - -     - - -

NGHIÊM TẬP
VÀ KỸ NĂNG SINH HOẠT

Thiếu nhi GX Lộc Tấn


MỤC ĐÍCH CỦA THIẾU NHI THÁNH THỂ
Mục Đích Của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể
Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể là một đoàn thể Công Giáo tiến hành
nhằm mục đích qui tụ các trẻ em quanh Chúa Giêsu Thánh Thể để
huấn luyện chúng trở nên những con người hoàn thiện và Ki tô hữu
đích thực. Tạo một môi trường tốt và những hoàn cảnh thuận lợi để
thanh thiếu niên sống Tin Mừng, làm tông đồ và góp phần xây dựng
xã hội theo tinh thần Tin Mừng.
Để thực hiện mục đích này Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể dựa trên
hai loại phương pháp: Phương pháp siêu nhiên và phương pháp tự
nhiên. “Việc huấn luyện để làm tông đồ phải bao hàm việc toàn diện
con người cho phù hợp với nhân cách và hoàn cảnh của mỗi người".
Phương pháp giáo dục của Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể
1. Giáo dục theo tâm lý lứa tuổi
Để huấn luyện thiếu nhi cần phải dựa vào diễn biến tâm lý của trẻ,
chia các em theo từng lứa tuổi để có những hình thức giáo dục thích
ứng:
a. Ấu (7-9 tuổi): trẻ hướng nội, biết thưởng thức thiệng nhiên, nảy nở
những suy nghĩ. Giúp trẻ chiêm ngắm và cầu nguyện, phát triển những
tâm tình tôn giáo. Khai tâm đời sống Ki tô giáo.
b. Thiếu (10-12 tuổi): trẻ hướng ngoại, thích vui chơi theo nhóm, tôn
trọng lề luật, xây dựng ý tưởng. Lấy Chúa Giê su làm trọng tâm, xây
dựng tương quan giữa trẻ với Chúa Giê su.
c. Nghĩa (13-15 tuổi): thời kỳ chủ quan, nhiều mơ mộng, đam mê
chuyển dần sang nhận biết khả năng trí tuệ, biết sử dụng ý chí. Với

Thiếu nhi GX Lộc Tấn


lòng hăng say đầy nhựa sống, lý tưởng cao, các em cùng hăng hái ra
khơi với Chúa. Sự phân chia này có tính tương đối vì diễn biến tâm lý
nơi con người thường phức tạp tùy vào hoàn cảnh, tùy điều kiện giáo
dục… Tuy nhiên, sự phân chia giúp người hướng dẫn nắm được
những nét chính yếu trong tâm lý để giúp đỡ các em hữu hiệu hơn.
2. Phương pháp vui mà học
Thông qua trò chơi, chuyện kể, bài hát, vũ điệu, trại và tổ chức hàng
đội, các em học hỏi được nhiều điều bổ ích. Những ý niệm trừu tượng,
những tâm tình nhân bản, những mầu nhiệm cao siêu có thể thông
truyền cho các em nhờ những phương thế hấp dẫn, cụ thể.
3. Phương pháp hàng đội
Giúp trẻ tự quản, giúp nhau tự giáo dục, xây dựng ý thức kỷ luật
chung, cùng nhau làm điều tốt, dám lãnh nhận trách nhiệm và chịu
trách nhiệm. Trẻ được trao trách nhiệm thực sự sẽ dấn than rất hăng
say, những gì các em tự mình làm được dù không hoàn hảo nhưng các
em sẽ rất trân trọng. Gây cho các em tinh thần đoàn kết yêu thương,
giúp các em có óc sáng kiến và suy tư.
I. Bản chất của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể:
- Phong Trào TNTT là một đoàn thể Công Giáo Tiến Hành nhằm
quy tụ các trẻ em quanh Chúa Giêsu Thánh Thể để huấn luyện các
em trở nên những con người hoàn thiện và là Kitô hữu đích thực.
- Phong Trào lấy tinh thần Đạo Binh Thánh Giá thời Trung cổ là bảo
vệ và tô điểm đền thờ thiêng liêng là tâm hồn của các em thiếu hi với
vũ khí là Cầu Nguyện, Rước Lễ, Hy Sinh và Làm Việc Tông Đồ.
- 1865 Phong Trào được khởi xướng từ hội Tông Đồ Cầu Nguyện
bên Pháp.
- 1929 Phong Trào được thành lập tại Việt Nam do hai cha dòng

Thiếu nhi GX Lộc Tấn


Xuân Bích.
- 1965 Phong Trào đổi tên từ Nghĩa Binh Thánh Thể thành Thiếu
Nhi Thánh Thể Việt Nam. Và đưa phương pháp sinh hoạt trẻ vào
như một phương cách giáo dục giai đoạn mới.
- 1971 Hoàn thiện tài liệu huấn luyện.
- 2003 Tái thành lập Phong Trào.
- Trải qua 75 năm, danh xưng và phương pháp giáo dục có thay đổi
nhưng bản chất vẫn không thay đổi. Đó là: Thiếu Nhi Thánh Thể
vẫn được biết đến như là một Đoàn Thể Công Giáo tiến hành, là
trường giáo dục Thiếu nhi và hướng dẫn cá em làm tông đồ theo
Công đồng Vaticanô II dạy : “Người trẻ phải trở nên những Tông Đồ
đầu tiên và trực tiếp của giới trẻ trong khi chính họ hoạt động tông
đồ giữa người trẻ và nhờ người trẻ tuỳ theo môi trường xã hội họ
đang sống”.(TĐGD, số 12)

II. Mục đích:


- Có hai mục đích:
1. Đào luyện thanh thiếu nhi về hai phương diện : tự nhiên và siêu
nhiên để giúp các em trở thành những người hữu ích và là những
Kitô hữu tốt lành.
+ Về phương diện tự nhiên: các em được giáo dục để trở thành
những con người kiện toàn về thể chất, tinh thần và nhân cách.
+ Về mặt siêu nhiên: các em được giáo dục trở thành nười Kitô hoàn
hảo với nền tảng đạo đức chắc chắn, hiểu biết giáo lý, lương tâm
ngay thẳng, sống đạo trưởng thành, hăng hái dấn thân trong công
việc tông đồ. Ý thức và nhiệt thành sống ơn gọi căn bản của mình là
Nên Thánh và Làm Tông Đồ.
2. Đoàn ngũ hóa Thiếu Nhi để hướng dẫn các em truyền thông Tin

Thiếu nhi GX Lộc Tấn


Mừng, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Tin Mừng.
- Như vây, hai mục đích này đòi hỏi lẫn nhau và bổ sung cho nhau,
không thể thiếu một trong hai.

III. Tôn chỉ:


- Sống Lời Chúa và kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể trong sự Cầu
Nguyện, Rước Lễ, Hy Sinh và Làm Việc Tông Đồ. Nhất là làm tông
đồ như Công Đồng Vatican II dạy:" Giới trẻ phải làm tông đồ trước
tiên và trực tiếp cho giới trẻ" (TĐGD, 12) như vậy:
+ Thánh kinh và Thánh Thể là nền tảng và tôn chỉ của Phong Trào.
+ Lòng tôn sùng Mẹ Maria để Mẹ dẫn đưa các em đến nới Chúa.
+ Sống noi gương các bậc tiền nhân là các Anh Hùng Tử Đạo Việt
Nam.
+ Sống gắn bó với giáo hội và việc tông đồ bằng sự yêu mến và vâng
phục Đức Thánh Cha vị thủ lãnh Phong Trào.

Thiếu nhi GX Lộc Tấn


NGHIÊM TẬP

Thiếu nhi GX Lộc Tấn


I. TỔNG QUÁT
Nghiêm tập là những hành động, cử chỉ được thực hiện một cách
đồng bộ, liên kết giữa người điều khiển và người được điều khiển, qua
đó các hiệu lệnh được thi hành dứt khoát, gọn gàng, trật tự, nhanh
chóng và dễ hiểu hầu đạt hiệu quả kỷ luật cao.
Để chỉ huy giỏi, điều hành vững và tăng uy tín, Người điều khiển
phải hiểu, nắm vững các quy định và cách thực hành về nghiêm tập:
- Người điều khiển:
+ Luôn đứng về tư thế nghiêm khi điều khiển trừ tư thế
“Nghỉ”.
+ Khẩu lệnh, thủ lệnh, âm lệnh và cờ lệnh phải dứt khoát,
rõ ràng.
- Người được điều khiển:
+ Sẵn sàng thực hiện các yêu cầu trong trật tự và nhanh
nhẹn.
+ Nghiêm túc trong đội hình.
+ Nắm vững cách thực hiện đội hình, tư thế.

II. QUY ĐỊNH


1. CÁCH RA LỆNH
Để ban hành lệnh nghiêm tập, Người điều khiển ban dự lệnh
trước rồi mới ra động lệnh sau.
Thí dụ:
Dự lệnh Động lệnh

Thiếu nhi GX Lộc Tấn


“Chuẩn bị chào… Chào”
“Đằng sau… Quay”

2. HIỆU LỆNH
Phong Trào sử dụng những hiệu lệnh sau đây:
- Khẩu lệnh: Dùng tiếng hô bằng miệng để ra lệnh.
- Thủ lệnh: Dùng tay để ra lệnh.
- Âm lệnh: Dùng âm thanh của còi, tù và, trống… để ra lệnh.
- Cờ lệnh: Dùng cờ để ra lệnh.
Trong thực hành, các hiệu lệnh trên được phối hợp trước, sau
hoặc cùng một lúc để ra lệnh tập họp đội hình.
Khi tập họp, Người điều khiển sử dụng các hiệu còi sau đây:
* Chuẩn bị: ‒ (T)
* Tập họp chung: ‒ ‒ ‒ (O)
* Ấu nhi: •‒ ‒• (AN)
* Thiếu nhi: ‒ ‒• (TN)
* Nghĩa sĩ: ‒ • ••• (NS)
* Huynh Trưởng: •••• ‒ (HT)
* Đội Trưởng: ‒ •• ‒ (ĐT)
* Nghỉ: ‒ (T)
* Nghiêm: • (E)
* Nhanh lên: •• •• •• •• (I I I I)

Thiếu nhi GX Lộc Tấn


* Cấp cứu: ••• ‒ ‒ ‒ ••• (SOS)

3. KHẨU HIỆU
Các khẩu hiệu Phong Trào sử dụng là châm ngôn của các ngành
như:
* Ấu nhi: Vâng lời
* Thiếu nhi: Bác ái (Chung cho 3 ngành)
* Nghĩa sĩ: Dấn thân
* Huynh Trưởng: Phụng sự
Lưu ý: Mỗi khẩu hiệu chỉ hô 1 lần.

4. THẾ ĐỨNG
4.1. Thế đứng nghỉ không cầm cờ:
Chân trái đưa sang trái một bước bằng vai, bàn tay trái nắm
cổ tay phải và để sau lưng (ngang thắt lưng).
4.2. Thế đứng nghỉ có cầm cờ:
Chân trái đưa sang trái một bước bằng vai, bàn tay
trái nắm lại để sau lưng (ngang thắt lưng). Tay phải cầm
cờ đưa ra phía trước xéo sang bên phải. Cán cờ chấm đất
trước đầu ngón chân cái của chân phải.
4.3. Thế đứng nghiêm không cầm cờ:
Đứng thẳng người, hai gót chân sát vào nhau, hai bàn chân mở
ra một góc 45 độ, hai tay xuôi tự nhiên theo thân người.

Thiếu nhi GX Lộc Tấn


4.4. Thế đứng nghiêm có cầm cờ:
Đứng thẳng người, kéo cờ sát vào người. Tay phải
cầm cờ ngang thắt lưng, hai gót chân sát vào nhau, hai
bàn chân mở ra một góc 45 độ, tay không cầm cờ xuôi
tự nhiên theo thân người.

5. CÁCH ĐỔI THẾ


Người điều khiển có thể đổi từ thế nghỉ sang thế nghiêm hoặc
ngược lại bằng một trong những cách sau đây:
5.1. Dùng khẩu lệnh:
- Người điều khiển hô khẩu hiệu Ngành, tên đội, tên sa mạc,…
Đoàn sinh đáp và trở về tư thế nghiêm.
Thí dụ: THIẾU NHI – BÁC ÁI
(Nghỉ) (Nghiêm)
- Hoặc Người điều khiển hô: NGHỈ – NGHIÊM. Đoàn sinh thực
hiện theo khẩu lệnh.
5.2. Dùng thủ lệnh:
* Dùng thủ lệnh nghỉ:
- Tay phải Người điều khiển nắm lại, giơ cao, vòng trên đỉnh đầu,
lòng bàn tay hướng về phía trước.
- Bàn tay trái nắm lại để sau lưng (ngang thắt lưng).
- Chân trái đưa sang trái một bước bằng vai.
* Dùng thủ lệnh nghiêm:
- Bước 1: Người điều khiển làm động tác như ở thủ
lệnh nghỉ.

Thiếu nhi GX Lộc Tấn


- Bước 2: Tay phải Người điều khiển phất mạnh xuống, đồng
thời chân trái rút về tư thế nghiêm.
5.3. Dùng âm lệnh:
- Tiếng dài (‒): Thế nghỉ
- Tiếng ngắn (•): Thế nghiêm
5.4. Dùng cờ lệnh:
* Dùng cờ lệnh nghỉ:
- Người điều khiển đưa chân trái sang trái một bước bằng vai, tay
trái nắm lại để sau lưng (ngang thắt lưng). Tay phải cầm cờ đưa ra
phía trước xéo sang bên phải.
- Cán cờ chấm đất trước đầu ngón chân cái của chân phải.
* Dùng cờ lệnh nghiêm:
- Bước 1: Người điều khiển làm động tác như cờ lệnh nghỉ.
- Bước 2: Kéo cờ sát vào người, tay cầm cờ ngang thắt lưng.
Đồng thời chân trái rút về thế nghiêm, tay trái xuôi tự nhiên theo thân
người.

6. CÁCH CHÀO
6.1. Khi không cầm cờ:
Đưa bàn tay phải lên ngang vai, ngón cái ép vào lòng bàn tay,
bốn ngón kia thẳng, khuỷu tay ép sát vào người.
6.2. Khi cầm cờ:
- Hất nhẹ cán cờ sang bên trái, bàn tay trái đón lấy
cán cờ giữ ngang thắt lưng. Cán cờ vẫn để trước đầu
ngón cái chân phải.

Thiếu nhi GX Lộc Tấn


- Bàn tay phải đưa lên chào như khi không cầm cờ.
* Lưu ý: Khi chào cấp trên, phải đợi cấp trên chào lại – hạ tay, đoàn
sinh mới hạ tay xuống và vẫn giữ ở tư thế nghiêm.

7. CÁC THẾ QUAY


7.1. Quay bên phải:
- Người điều khiển dùng khẩu lệnh: “Bên phải… Quay”.
- Hoặc Người điều khiển dùng cờ lệnh: tay phải cầm cờ đưa thẳng
ra phía trước hợp với thân mình một góc 90 độ và hất về phía bên phải
của đoàn sinh (hất về phía bên trái của Người điều khiển).
- Khi nhận lệnh quay, đoàn sinh lấy gót chân phải và mũi chân
trái làm trụ, xoay về bên phải một góc 90 độ, nhấc chân trái đặt sát gót
chân phải đứng về tư thế nghiêm.
7.2. Quay bên trái:
- Người điều khiển dùng khẩu lệnh: “Bên trái… Quay”.
- Hoặc Người điều khiển dùng cờ lệnh: tay phải cầm cờ đưa thẳng
ra phía trước hợp với thân mình một góc 90 độ và hất về phía bên trái
của đoàn sinh (hất về phía bên phải của Người điều khiển).
- Khi nhận lệnh quay, đoàn sinh lấy gót chân trái và mũi chân
phải làm trụ, xoay về bên trái một góc 90 độ, nhấc chân phải đặt sát
gót chân trái đứng về tư thế nghiêm.
7.3. Quay đàng sau:
- Người điều khiển dùng khẩu lệnh: “Đàng sau… Quay”.

Thiếu nhi GX Lộc Tấn


- Khi nghe dự lệnh: “Đàng sau”, đoàn sinh nhấc bàn chân phải
lên đưa ra đàng sau, đặt mũi bàn chân phải đứng chấm đất cách xa gót
chân trái một bàn chân.
- Khi nghe động lệnh: “Quay”, đoàn sinh lấy gót chân trái làm
trụ, mũi chân phải quay theo về phía sau theo hướng tay phải một góc
180 độ, hai tay vẫn xuôi và sát thân người, chân tự động đứng về tư
thế nghiêm.

* Lưu ý: Nếu cầm cờ, tay vẫn giữ cờ xuôi sát thân người khi quay.

8. BƯỚC CHUYỂN VỊ TRÍ


- Bước qua trái: Người điều khiển dùng khẩu lệnh: “Bên trái 1
(2, 3,…) bước… Bước”.
- Bước qua phải: Người điều khiển dùng khẩu lệnh: “Bên phải 1
(2, 3,…) bước… Bước”.
- Bước đàng trước: Người điều khiển dùng khẩu lệnh: “Đàng
trước 1 (2, 3,…) bước… Bước”.
- Bước đàng sau: Người điều khiển dùng khẩu lệnh: “Đàng trước
1 (2, 3,…) bước… Bước”.
- Bước đều: Người điều khiển dùng khẩu lệnh: “Bước đều…
Bước”.

Thiếu nhi GX Lộc Tấn


- Đứng lại: Người điều khiển dùng khẩu lệnh: “Đứng lại…
Đứng”.

9. NGỒI VÀ ĐỨNG
9.1. Tư thế ngồi:
- Người điều khiển dùng khẩu lệnh: “VỀ ĐẤT”.
- Đoàn sinh đáp: “HỨA”. Đồng thời ngồi ngay xuống theo trình
tự chân phải bắt chéo trước chân trái và ngồi xuống.
* Đối với nữ: khi mặc jupe: hai chân sát nhau, quỳ xuống và gấp chân
sang trái.
* Nếu có cờ: gác cán cờ trên vai phải, lá cờ nằm phía sau lưng.
9.2. Tư thế đứng:
- Người điều khiển dùng khẩu lệnh: “HƯỚNG TÂM”.
- Đoàn sinh đáp: “LÊN”. Đồng thời đứng dậy ngay và rút chân
phải về tư thế nghiêm.

10. DI HÀNH
- Người điều khiển dùng khẩu lệnh: “Đằng trước…
Bước”.
- Khi dừng lại, Người điều khiển dùng khẩu lệnh:
“Đứng lại… Đứng”.
* Nếu có cờ:
- Kẹp cán cờ dưới nách.
- Tay phải giữ xuôi 1/3 cán cờ sát người và lá cờ ở phía sau lưng.

Thiếu nhi GX Lộc Tấn


11. TAN HÀNG
- Người điều khiển để hai tay chéo trước ngực,
hai bàn tay nắm lại, lòng bàn tay úp về phía ngực
nhưng không sát ngực.
- Người điều khiển dùng khẩu lệnh: “GIẢI
TÁN”, đồng thời hai tay vung ra.
- Đoàn sinh đáp: “VUI”, đồng thời vung cao hai tay, nhảy lên và
giải tán hàng ngay lập tức.

12. CÁCH SO HÀNG ĐỘI


Khi đến vị trí tập họp, Đội trưởng phải so hàng Đội để ổn định
hàng ngũ (trừ tập họp hình tròn và bán nguyệt).
Đội trưởng đứng ở thế nghiêm dùng khẩu lệnh so hàng đội:
“(Phêrô), hàng dọc nhìn trước… Thẳng”, đồng thời với thủ lệnh sau:
+ Khi có cầm cờ: Đội trưởng đưa tay phải cầm cờ nâng lên
trước mặt, cánh tay duỗi thẳng.

+ Khi không cầm cờ: Đội trưởng đưa tay phải thẳng ra trước mặt, bàn
tay nắm lại hướng song song mặt đất.

Thiếu nhi GX Lộc Tấn


Nếu thấy hàng chưa thẳng, Đội trưởng sẽ dùng cờ lệnh hay thủ
lệnh bằng cách đưa qua đưa lại để đội viên chỉnh lại hàng ngũ.
Trong khi so hàng, người đội viên đứng đầu đưa thẳng cánh tay
phải lên cao, năm ngón tay khép lại, lòng bàn tay hướng về phía trái.
Còn các đội viên khác đưa tay phải chạm lên vai phải người trước mặt.
Khi thấy hàng đã thẳng, Đội trưởng hô “Thôi”; đồng thời hạ cờ
hoặc hạ tay xuống. Các đội viên hạ tay xuống đứng ở tư thế nghiêm.
Đội trưởng hô khẩu hiệu Đội.
Đội trưởng quay lại cùng đội viên chờ lệnh hoặc hô khẩu lệnh
chào khi trình diện.

13. CÁCH TẬP HỌP


Trước khi tập họp, Người điều khiển thổi 1 tiếng còi dài để chuẩn
bị, sau đó dùng hiệu còi để tập họp (xem phần hiệu còi).
Nghe lệnh tập họp, các đội nhanh chóng theo thủ lệnh của Người
điều khiển để tập họp thành những đội hình sau đây:
13.1. Hàng dọc từng đội
Người điều khiển đưa tay phải thẳng ra trước mặt, bàn tay nắm lại
hướng song song mặt đất.

Thiếu nhi GX Lộc Tấn


Các đội chạy thẳng tới trước mặt Người điều khiển và đứng vào vị
trí theo thứ tự từ trái sang phải, đội này cách đội kia một cánh tay, cách
Người điều khiển 3 đến 6 bước, Đội trưởng đứng đầu, Đội phó đứng
cuối.
+ Các đội lần lượt so hàng và hô khẩu hiệu đội.
+ Đội trưởng Đội trực hô chào Người điều khiển.
13.2. Hàng dọc cả đoàn
Người điều khiển đưa tay phải ra trước mặt 135 độ (đưa từ dưới
lên), bàn tay nắm lại hướng mặt đất.
Các đội theo thứ tự chạy vòng quanh Người điều khiển ngược
chiều kim đồng hồ rồi tập họp thành một hàng dọc, cách Người điều
khiển 3 đến 6 bước.
+ Đội trưởng Đội trực so hàng và hô chào Người điều khiển.
13.3. Hàng ngang từng đội
Người điều khiển nắm tay phải để trước ngực, bàn tay hướng mặt
đất.
Các đội theo thứ tự chạy vòng quanh Người điều khiển ngược
chiều kim đồng hồ, từng đội lần lượt đứng hàng ngang trước mặt Người
điều khiển, cách Người điều khiển 3 đến 6 bước, đội sau cách đội trước
một cánh tay.
+ Các đội lần lượt so hàng và hô khẩu hiệu đội.
+ Đội trưởng Đội trực cho đội hình quay bên trái và hô chào Người
điều khiển.
13.4. Hàng ngang cả đoàn

Thiếu nhi GX Lộc Tấn


Người điều khiển đưa thẳng tay phải ngang vai, bàn tay nắm lại hướng
mặt đất.
Các đội theo thứ tự chạy vòng quanh Người điều khiển ngược chiều
kim đồng hồ, rồi sắp hàng ngang trước mặt Người điều khiển, cách
Người điều khiển 3 đến 6 bước.
+ Đội trưởng Đội trực quay lại so hàng, rồi cho đội hình quay bên
trái và hô chào Người điều khiển.
13.5. Hình chữ U
Người điều khiển đưa tay phải ngang vai, bàn tay nắm lại, cánh tay
gập lại thành một góc vuông.
Các đội theo thứ tự chạy vòng quanh Người điều khiển ngược
chiều kim đồng hồ và xếp thành hình chữ U trước mặt Người điều
khiển. Đội trưởng Đội trực ngừng lại khi tới ngang phía trái của Người
điều khiển. Đội phó cuối cùng sẽ dừng lại ở ngang phía phải của Người
điều khiển.
+ Lần lượt so hàng các cạnh hình.
+ Đội trưởng Đội trực cho đội hình quay bên trái và hô chào Người
điều khiển.
13.6. Hình vòng tròn
Người điều khiển giơ hai tay vòng trên đầu, các đầu ngón tay chạm
nhau, lòng bàn tay hướng về phía đỉnh đầu.
Các đội theo thứ tự chạy vòng quanh Người điều khiển ngược
chiều kim đồng hồ cho đến khi có hiệu lệnh của Người điều khiển thì
dừng lại và tự động quay vào trong.
* Lưu ý:

Thiếu nhi GX Lộc Tấn


+ Các đội chỉ được bắt bài hát khi Người điều khiển yêu cầu.
+ Khi chạy, các đội liệu sau cho đội hình luôn luôn tròn và không
bị đứt quãng.
13.7. Hình nửa vòng tròn (Hình bán nguyệt)
Tay phải Người điều khiển nắm lại, giơ cao, vòng trên đỉnh đầu,
lòng bàn tay hướng về phía trước.
Các đội thứ tự chạy vòng quanh Người điều khiển ngược chiều kim
đồng hồ theo hình bán nguyệt. Đội trưởng Đội trực dừng lại khi tới
ngang phía trái của Người điều khiển. Đội phó cuối cùng sẽ chấm dứt
ở ngang phía phải của Người điều khiển.
+ Các đội cứ dậm chân tại chỗ cho đến khi có hiệu lệnh của Người
điều khiển thì dừng lại và tự động quay vào trong.
+ Đội trưởng Đội trực hô chào Người điều khiển.
13.8. Hình rẽ quạt
Người điều khiển đưa cao hai tay (từ dưới lên trên) thành hình chữ
V, năm ngón tay khép lại, lòng bàn tay quay vào nhau.
Các đội theo thứ tự chạy vòng quanh Người điều khiển ngược kim
đồng hồ, rồi đứng vào vị trí của đội mình, cách Người điều khiển 3 đến
6 bước, làm thành một hình nan quạt mà Người điều khiển là tâm quạt.
+ Các đội lần lượt so hàng và hô khẩu hiệu đội.
+ Đội trưởng Đội trực hô chào Người điều khiển.

14. CÁCH TRÌNH DIỆN


14.1. Đội

Thiếu nhi GX Lộc Tấn


- Đội trưởng dẫn Đội chạy vòng quanh Người điều khiển ngược
chiều kim đồng hồ, đứng hàng ngang trước mặt Người điều khiển, cách
Người điều khiển 3 đến 6 bước.
- Đội trưởng so hàng, hô khẩu hiệu đội, cho quay bên trái và chào
Người điều khiển.
- Cả đội nhận chỉ thị. Sau đó, Đội trưởng hô chào Người điều
khiển, cho đội quay sang phải và dẫn đội về vị trí.
14.2. Cá nhân
- Người được lệnh trình diện đứng trước Người điều khiển (hoặc
người được chỉ định trình diện), cách khoảng 3 bước.
- Đứng về thế nghiêm, chào Người điều khiển.
- Sau khi nhận lệnh, chào Người điều khiển rồi về vị trí.

Thiếu nhi GX Lộc Tấn


NGHI THỨC CỜ



I. NGHI THỨC CỜ
1. Rước cờ
- Đội trực đến trình diện Người điều khiển để lãnh cờ và rước ra
vị trí chào cờ.
- Khi tới cột cờ, Đội Trưởng so hàng ngang đội hướng về cột
cờ. Những người cầm cờ không phải giơ tay chào hay so hàng.
- Buộc cờ: Cần 2 người (một người giữ và một người buộc).
Tuyệt đối giữ không để cờ chạm đất. Nếu không đủ người, cờ sẽ vắt
lên vai .
2. Gấp cờ
- Gấp lại làm 3 theo chiều dài, để mặt phải của cờ ra ngoài và huy
hiệu Thánh Giá vào giữa.
- Hai người cầm hai đầu lần lượt gấp lại thành hình vuông và
huy hiệu Thánh Giá nằm trên.
II. NGHI THỨC CHÀO CỜ - HẠ CỜ
1. Nghi Thức Chào Cờ
1.1. Không có cột cờ
- Tập họp đội hình chữ U, người cầm cờ đã cuộn sẵn vào cán,
đứng bên trái đội hình.
- Trưởng điều hợp cho đoàn sinh chỉnh tề đồng phục. Sau đó,
trưởng điều hợp mời các trưởng và quan khách vào trong đội hình.
- Trưởng điều hợp đứng góc đối diện với cờ và hô khẩu hiệu:
Thiếu Nhi - Bác Ái. (hoặc khẩu hiệu trại)
- Cho lệnh chào trưởng và quan khách.
- Trưởng điều hợp mời trưởng và quan khách hướng về phía cờ.
- Trưởng điều hợp hô "Nghi lễ chào cờ bắt đầu"

1 Lộc Tấn
Thiếu nhi GX
- Người cầm cờ tiến ra giữa.
- Trưởng điều hợp hô: Chào cờ.... Chào! (Mọi người giơ tay chào)
- Trưởng điều hợp hô: Thôi! (Tất cả bỏ tay xuống)
- Hát Thiếu Nhi Tân Hành Ca.
- Trưởng điều hợp hô "Nghi lễ chào cờ đã xong" và mời
trưởng và quan khách hướng về phía đoàn sinh.
 Câu chuyện dưới cờ.
 Khai mạc.
 Nghi thức.
 …………………
- Cảm ơn quan khách. Chào tiễn quan khách
1.2. Có cột cờ
- Thực hiện như không có cột cờ.
- Phân công người kéo cờ.
- Sắp xếp đội hình cho phù hợp.
2. Nghi Thức Hạ Cờ
2.1. Hạ cờ trại. (Có cột cờ)
- Buổi chiều: Cờ sẽ được hạ trước khi mặt trời lặn.
- Đội Trực dẫn đội đến cột cờ và chỉ định người kéo cờ.
- Cho lệnh chào cờ, sau đó người kéo cờ tiến lên mở dây.
- Trưởng trực thổi một hồi còi dài (Tất cả mọi người đứng
nghiêm hướng về cột cờ)
- Đội trưởng đội trực cho lệnh chào cờ và những người trong đội
nghi lễ. Cờ bắt đầu được kéo xuống.
- Sau khi hạ cờ, trưởng trực thổi một tiếng còi ngắn. Mọi người
tiếp tục công việc của mình.
- Đội trực lo gấp cờ và rước về nơi cất giữ hay trao lại cho trưởng
trực.
2.2. Hạ cờ bế mạc.
 Có cột cờ.

2 Lộc Tấn
Thiếu nhi GX
- Tập họp và mời Trưởng như nghi thức chào cờ.
- Khen thưởng (nếu có)
- Câu chuyện bế mạc - Lời cám ơn tổng kết.
- Cho lệnh những người kéo cờ lên mở dây và chuẩn bị.
- Mời tất cả hướng về cờ.
- Hô Chào cờ ... Chào ! (tất cả giơ tay chào - không hát)
- Khi cờ xuống hết, cho lệnh “thôi”.
- Mời các trưởng hướng về đoàn sinh.
- Hát ca tạm biệt. (nối vòng tròn trại sinh, tay trái đặt lên trên
tay phải)
- Chào chung và giải tán.
 Không có cột cờ.
- Thực hiện các bước như trên nhưng thay vì hạ cờ chúng ta sẽ
cuốn cờ lại vào cán cờ.
 Lưu ý: Tất cả nội các trường hợp ví dụ ở trên là dành cho
trại nếu sử dụng trong các hoàn cảnh khác thì thay đổi phần
nội dung.
III. CỜ DANH DỰ.
1. Trao cờ Danh Dự :
- Được lệnh lên lãnh cờ, Đội Trưởng cho đội viên sửa soạn y
phục chỉnh tề.
- Đội Trưởng hô tên đội, cả đội đáp lại khẩu hiệu đội.
- Đội Trưởng dẫn đội chạy đến sắp thành hàng ngang trước hàng
Trưởng và quan khách cách ba bước, lấy vị trí của vị Chủ Tọa làm
chuẩn đứng giữa.
- Đội trưởng so hàng, cho quay bên trái và chào hàng Trưởng và
quan khách.
- Đội Trưởng tự động tiến lên trước vị Chủ Tọa cách ba bước
(không chào). Tay phải đưa thẳng cờ lên, rồi hạ cờ nằm ngang vai

3 Lộc Tấn
Thiếu nhi GX
về phía trước, hợp với thân mình một góc 90 độ, tay trái cầm cán
cờ sát nách, lòng bàn tay hướng xuống đất.
- Chờ gắn cờ xong, Đội Trưởng đưa thẳng cờ lên rồi hạ xuống
và chuyển cờ ngay sang tay trái để bắt tay người phát thưởng.
(Trường hợp có phát bằng khen thì chuyển cờ sang tay trái, tay phải
nhận bằng khen và chuyển ngay sang tay trái để bắt tay người phát
thưởng). Sau khi phát thưởng xong, Đội Trưởng chào và tự động
trở về vị trí Đội.
- Đội Trưởng ra lệnh cho Đội chào hàng Trưởng và quan khách.
Sau đó di chuyển Đội về vị trí.
 Lưu ý : Cờ Danh Dự được gắn bên dưới cờ Đội.
2. Chuyển cờ Danh Dự :
- Cả hai Đội lần lượt thực hiện việc trình diện Đội.
- Đội sắp lãnh Cờ Danh Dự (A) đứng trước Đội đang giữ Cờ
(B).
- Hai Đội Trưởng cùng cầm cờ tiến lên trước mặt vị Chủ Tọa
cách ba bước. Đội Trưởng B đứng phía trái Đội Trưởng A. Tay phải
đưa thẳng cờ lên, rồi hạ cờ nằm ngang vai về phía trước, hợp với
thân mình một góc 90 độ, tay trái cầm cán cờ sát nách, lòng bàn tay
úp xuống đất.
- Vị Chủ Tọa đến tháo cờ Danh Dự của Đội B gắn sang cho Đội
A. Gắn xong, Đội Trưởng A đưa thẳng cờ lên rồi hạ xuống và
chuyển cờ ngay sang tay trái để bắt tay người trao cờ. Bắt tay chúc
mừng xong, cả hai Đội Trưởng tự động trở về vị trí Đội.
- Đội Trưởng A ra lệnh cho cả hai Đội cùng chào hàng Trưởng
và Quan Khách.
- Sau đó hai Đội trưởng dẫn đội về vị trí theo thứ tự đội A trước
đội B sau.

4 Lộc Tấn
Thiếu nhi GX
KỸ NĂNG SINH HOẠT

Thiếu nhi GX Lộc Tấn


CÁC LOẠI NÚT DÂY CƠ BẢN

Dưới đây là 15 nút dây cơ bản nhất và công


dụng đầy đủ của nó

1. NÚT CHỊU ĐƠN.

Không cho một đầu dây


chui qua một lỗ nhỏ. Làm
dây kéo nước giếng ( làm điểm tựa cho bàn
tay khi kéo một vật hoặc thùng nước )
2. NÚT CHỊU KÉP

Công dụng giống nút


chịu đơn nhưng để lại
gút to hơn,chắc chắn
hơn. Ngày xưa các Thầy
tu thường dùng làm
tràng hạt ( vì thế còn gọi
là nút thầy tu )

Thiếu nhi GX Lộc Tấn


3. NÚT SỐ 8
Giống như nút chịu
đơn, nhưng do có
xoắn thêm
một vòng nên chắc
chắn hơn.Ứng dụng
làm thang dây.

4 - NÚT DẸT.
Là nút nối thông dụng
nhất thế giới. Dùng để

nối hai đầu dây


có tiết diện bằng
nhau. Dùng buộc
đồ, gói hàng,
buộc kết thúc

Thiếu nhi GX Lộc Tấn


dây băng cứu thương.

5. NÚT BÒ (ĐẦU BÒ)


Được phát hiện do
cách làm sai của nút
Dẹt.
Khi làm xong nó có
hình thù giống như cái
sừng bò. Dùng để buộc dây kẽm gai hàng rào.
**giữa nút dẹt và nút bò, để phân biệt dễ
dàng bạn nên nhớ sau

Thiếu nhi GX Lộc Tấn


khi hoàn thành đối với nút dẹt thì có 1 bên là
hai đầu dây nằm trên và 1 bên là 2 đầu dây
nằm dưới
ngược lại nút bò sau khi hoàn thành 1 bên là
1 dây nằm trên 1 dây nằm dưới và bên còn lại
cũng là 1 sợi nằm trên 1 sợi nằm dưới.**
6.NÚT CHÂN CHÓ

Dùng để thâu dây. Nút chân chó còn giúp


ta lấp đi
một chổ sờn ở giữa của thân dây.
7.NÚT THỢ DỆT
Dùng để nối chỉ dệt, nối 2 đầu dây không
bằng nhau.

còn đây là THỢ DỆT KHÓA SỐNG


Dùng để buộc góc mái lều có may sẵn vòng
dây vải

Thiếu nhi GX Lộc Tấn


8.NÚT THÒNG LỌNG

- Dùng để bắt súc vật


- Buộc một sợi dây vào một vật cố định ( cột,
đinh, vòng sắt…)
- Buộc xiết một vật nào đó ( có thể nới rộng
vòng nút to hay nhỏ tùy ý )

Thiếu nhi GX Lộc Tấn


9.NÚT KÉO GỖ
Dùng để kéo gỗ, chức năng xiết như nút
thòng lọng.
Ứng dụng để căng dây phơi đồ hoặc mắc
võng vào thân cây.
10.NÚT SƠN CA (hay còn gọi là nút ĐẦU
CHIM)
- Dùng để treo phần
giữa dây lên một xà
ngang

Thiếu nhi GX Lộc Tấn


- Có thể dùng để buộc xiết một bó củi để kéo
đi.
- Trong dựng lều Sơn ca là nút thông dụng để
buộc góc lều

** Ta nhận thấy ở nút KÉO GỖ và nút SƠN


CA đều có công dụng là "kéo gỗ", tuy nhiên
cũng nên phân biệt nếu đó là 1 bó củi vừa và
không quá lớn ta có thể dùng Sơn Ca, còn là 1
bó củi quá lớn thì dùng
nút sơn ca là không
khả thi, lúc đó nút
KÉO GỖ là tối ưu nhất
**
11.NÚT THUYỀN
CHÀI

Thiếu nhi GX Lộc Tấn


- Dùng để neo thuyền vào cọc trên bờ
- Dùng để buộc đầu lều ( cố định bạt với đầu
gậy )
- Là khởi đầu cho tất cả các nút ráp nối cây.
12.GHẾ ĐƠN

Thiếu nhi GX Lộc Tấn


** Có 1 câu thần chú để giúp bạn biết cách
làm nút ghế đơn dễ nhất, bây giờ hãy nhìn
vào hình trên nhé : đầu tiên bạn làm 1 cái
vòng nhỏ như hình 1, sau đó 1 tay cầm 1 đầu
dây và bạn koi đầu dây đó là con rắn, bây giờ
cùng đọc thần chú nhé....Con rắn từ dưới
hang chui lên (h.2) - bò qua cái cây (h.3) -
chui lại về hang (h.4)........siết lại cho chặt là
ta đã dc nút ghế đơn rồi**

Công dụng: Dùng để kéo một người từ dưới


sâu lên hay
thả một người từ trên cao xuống
13.NÚT CHẠY
- Được sử dụng
thường xuyên nhất
cho những góc lều
Thiếu nhi GX Lộc Tấn
với cọc nhỏ. trường hợp dây ngắn vẫn làm
được.
-Dùng để căng lều, nhưng thường thì người ta
căng lều
bằng nút thòng lọng ngược,ít dùng nút CHẠY
tuy nhiên
trong những trường hợp dây ngắn thì nút chạy
là phù hợp nhất

14. MỘT VÒNG HAI


KHÓA
Dùng để khóa lại những nút
dây buộc neo.

15. NÚT NỐI CHỈ CÂU

Thiếu nhi GX Lộc Tấn


- Dùng để nối chỉ câu
- Nối 2 đầu dây trơn bằng nhau.
- Dùng để kéo màn sân khấu hay rạp hát
982154149

Thiếu nhi GX Lộc Tấn


TÌM HIEÅU VEÀ MAÄT THÖ
I. NHÖÕNG KHAÙI NIEÄM CÔ BAÛN
1. Maät thö :
- Mật thư là việc dịch rất sát nghĩa từ cryptogram có gốc từ tiếng
Hy Lạp: Kryptor (bí mật) và Gramma (bản văn thư). Qua đó ta có thể
thấy mật thư có ý nghĩa đơn giản là một bản tin được biết bằng các ký
hiệu, các con số hay theo một cách sắp xếp bí mật nào đó mà người
gửi và người nhận thỏa thuận trước với nhau nhằm giữ kín nội dung
trao đổi.
* Mật thư thường có 2 phần: Bản tin (mật mã) và chìa khóa.
- Bản mật mã [ciphertext]: Là những ký tự hoặc hình vẽ, thoạt
đầu có vẽ rất khó hiểu. Sau khi nghiên cứu kỹ chìa khóa, ta sẽ tìm ra
hướng giải bằng cách đối chiếu những dữ kiện mà chìa khoá đã gợi ý.
- Chìa khóa: Là một hình thức gợi ý cho người dịch tìm ra hướng
giải mật thư. Chìa khóa có thể là một câu thơ hoặc một ký hiệu nào đó
bằng hình vẽ. Ký hiệu của chìa khóa là: O=n. Thật ra hầu hết các chìa
khóa dùng trong các mật thư sinh hoạt không nhất thiết phải là chìa
khóa đúng nghĩa. Chìa khóa có thể là một tiếng, một từ, một nhóm từ
hoặc những số đếm chen vào bản tin ở bất kỳ vị trí nào tuy theo sự
thỏa thuận trước của hai bên trao đổi mật thư.
- Sau khi giải mã xong, ta sẽ được một bản văn hoàn chỉnh, ta gọi
đó là: Bạch văn (plaintext). Là một văn bản hoàn chỉnh, tức là sau khi
dịch xong, ta viết ra thành một bức thư bình thường mà ai cũng có thể
đọc được.
2. Moät soá töø chuyeân moân :
- Baûn vaên goác ( baïch vaên )
- Bản mật mã, mã hóa (mật thư)
- Giaûi maõ (dịch mật thư)
- Chìa khoùa (key)
NHÖÕNG ÑIEÀU CAÀN LÖU YÙ KHI MAÕ HOÙA HOAËC GIAÛI MAÕ
- PHAÛI BIEÁT CAÙC QUY ÖÔÙC VEÀ:
+ QUOÁC NGÖÕ ÑIEÄN TÍN
+ BAÛNG MORSE
+ SEMAPHORE
Thiếu nhi GX Lộc Tấn
- MAÕ HOÙA:
+ Coù noäi dung
+ Choïn heä thoáng maõ hoùa
+ Thieát laäp khoùa (chuù yù ñeán ñoái töôïng giaûi)
- GIAÛI MAÕ:
+ Ñoïc khoùa (chuù yù caùc töø khoùa)
+ Suy luaän, tìm caùch giaûi
BẢNG MORSE

E . T _
I .. M __
S ... O ___
H .... CH _ _ _ _

A ._ N _
U .._ D _..
V ..._ B _...

W .__ G __.
P .__. X _.._

R ._. K _._
L ._.. Y _.__
F .._. Q __._

C _._.
J .___
Z __..

THÁP MORSE

Thiếu nhi GX Lộc Tấn


-
QUOÁC NGÖÕ ÑIEÄN TÍN:

Caùc daáu thanh AÂ : AA


Daáu saéc : S EÂ : EE
Daáu huyeàn : F (Q ; L) OÂ : OO
Daáu hoûi : R (Z) Ñ : DD
Daáu ngaõ : X Ô : OW
Daáu naëng : J (V) Ö : UW
Caùc nguyeân aâm ÖÔ : UOW
Ă : AW
II.CAÙC HEÄ THOÁNG MAÄT THÖ :
- Khi bước vào thế giới bao la rộng lớn của mật thư hẳn chúng ta
không thể biết được tất cả, nhưng để phục vụ cho sinh hoạt dã ngoại
và nâng cao tầm hiểu biết, chúng ta có thể chia mật thư ra làm 4 hệ
thống:
1. Heä thoáng thay theá.
2. Heä thoáng dời chỗ.
3. Heä thoáng ẩn giấu.
4. Heä thoáng bảng tra.
1.Heä thoáng thay theá (substitution):
- Moãi maãu töï cuûa baûn tin ñöôïc thay theá baèng moät kyù hieäu maät maõ.
+ Số thay chữ 1 + Mật mã ẩn số
+ Chữ thay chữ + Tọa độ, v.v…
Thiếu nhi GX Lộc Tấn
SỐ THAY CHỮ
Maät thö :
14,21,15,23,3,19 / 21,15,15,14,7,19 / 4,4,21,15,23,3,10.
Khoùa : baét ñaàu hoïc ñeám.
A B C D E F G H I
1 2 3 4 5 6 7 8 9
J K L M N O P Q R
10 11 12 13 14 15 16 17 18
S T U V W X Y Z
19 20 21 22 23 24 25 26
CHỮ THAY CHỮ
1. Maät thö : ZBJVD/ PNPF/ QQBBVW/ GEHJBJATM/ UBCW/ AR.
Khoùa : A = N ; N = A
A B C D E F G H I J K L M
N O P Q R S T U V W X Y Z
2. Maät thö : BD, GI, TV, BD, RT / AC, ZB, MO, IK / UW, TV, HJ
.
Khoùa : AC = B.
A B C D E F G H I
J K L M N O P Q R
S T U V W X Y Z

TỌA ĐỘ
Maät thö:
MS,MS,ME,ME,RS,IS AI,MG,AU,IG,AE MU,AU,MG
Khoùa : Theo leänh tröôûng, ñoäi GIUSE xeáp haøng ngang, ñoäi MARIA
xeáp haøng doïc.

G I U S E
M A B C D E
A F G H
Thiếu nhi GX Lộc Tấn
I J
2.Heä thoáng dôøi choã (transposition):
- Chuyeån dòch xaùo troän traät töï caùc maãu töï cuûa moãi tieáng hoaëc cuûa
caû baûn tin.
+ Bão cuốn + Xoắn ốc
+ Mưa rơi + Xuống thang máy
+ Dợn sóng + Hình một nét
+ Cóc nhảy + Rắn ăn đuôi
+V.v...
a. MT 1 : GNOO CQHN AHTJ NABS CUHC.
Khoùa: Ñi giaät luøi (Đọc ngược)
b. MT 2 : SCUHC JNAB QHNAHT GNOOC.
Khoùa: Ñi lui, ñi tôùi

c. MT 3: G Q
N H J S
O N N C
O A A U
C H B H
Thiếu nhi GX Lộc Tấn
T C
Khoùa: Löng vaøo tröôùc
Maät thö 4 :
N G S D D
O W C S U
O O * S O
U U N U W
S I O O C
Z Z Z Z J
Khoùa : Troïng Thuûy ra khoûi thaønh.
3.Heä thoáng aån giaáu (concealment) :
- Caùc yeáu toá cuûa baûn tin ñöôïc nguïy trang döôùi moät hình thöùc
naøo ñoù.
+ Mực vô hình + Quấn giấy vào gậy
+ Ráp giấy + Lá cây
+ Báo chí – sách chuyện
+ V.v…
Baûn tin aâm baûn : “Möïc voâ hình”.
Möïc Giaûi
- Nöôùc traùi caây: cam, chanh, ñaøo, - Hô löûa.
- Nöôùc ñöôøng, nöôùc Coca-cola - Hô löûa.
- Maät ong, söõa - Hô löûa.
- Giaám, pheøn chua, saùp ( neán ) - Hô löûa.
- Huyeát thanh, xaø boâng - Nhuùng nöôùc.
- Tinh boät (nöôùc côm, chaùo loûng, cheø..)

4. Heä thoáng baûng tra :


- Các yếu tố của bản tin có sẵn do người truyền và người nhận
thống nhất với nhau.
+ Semaphore
+ Chuồng bò
+ Chuồng bồ câu
+ Hình vẽ
Thiếu nhi GX Lộc Tấn
I. CÁC HỆ THỐNG MẬT THƯ:
1. Hệ thống thay thế:
Mỗi mẫu tự của bản tin được thay thế bằng một ký kiệu mật mã.
Ví dụ 1: Các mẫu tự được thay thế bằng số:
ABCDEFGH…XYZ.
1 2 3 4 5 6 7 8 … 24 25 26
Như thế ta có nội dung mật mã của chữ: “TIẾN LÊN” là:
20, 9, 5, 5, 14, 19 – 12, 5, 5, 14 = TIEENS – LEEN
Ví dụ2: Các mẫu tự được thay thế bằng chữ:
OTT: A = d
MT: Q, E, R – A, L, K, G – I, B, B, R, C.
GIẢI
- Bảng giải mã:
ABCDEFGH…XYZ.
d e f g h I j k … a b c.
- Nội dung mật thư:
thu – donj – leeuf = thu dọn lều.
Ví dụ 3: Các mẫu tự được thay thế bằng hình vẽ.
+ Mật thư Morse:
Dạng mật thư này là dùng các hình vẽ hoặc các ký hiệu tương xứng
mã Morse, có nghĩa là các ký hiệu và hình vẽ sẽ có sự thể hiện dài,
ngắn – lớn, nhỏ – nhiều, ít – cao, thấp … Nói chính xác hơn, mã
Morse là một dạng mật thư.
* Các dạng thể hiện:
- Dạng chấm – gạch: - / . - . / . - / . . / . - - - ( TRẠI)
- Dạng núi – đồi :
- Dạng trăng khuyết – trăng tròn : - - - - .
- Dạng hình âm nhạc : ♫ - ♪♫ ♪ - ♪♫ - ♪♪.
- Dạng ký hiệu:
Mẫu tự : A – aAa – aA – aa – aAAA
Số : I – 1 I 1 – 1 I – 1 1 – 1 I I I
Tiếng còi : te – tích te tích – tích te – tích tích – tích te te te .
2. Hệ thống dời chỗ:
Trong hệ thống này thì nội dung bản tin không dùng ký hiệu, nhưng
các mẫu tự của mỗi tiếng hoặc trật tự của các tiếng của bản tin được
dịch chuyển hay xáo trộn.
Thiếu nhi GX Lộc Tấn
Ví dụ1: Bắt tà vẹt
OTT: Xiết ốc Tà – vẹt đường ray.
MT: V T U I W E N E G N X S
- Giải mã:
Lấy từng cặp mẫu tự (2 chữ kế nhau là 1 cặp) xếp thành dạng thanh
ngang (tà – vẹt) đường ray như sau:
VUWNGX
।।।।।।
TIEENS
- Đọc theo hàng ngang, từ trái sang phải, ta có nội dung bản tin là:
VUWNG TIEENS = VỮNG TIẾN.
Ví dụ2: Đặt đường ray
: Chặt đôi thanh sắt để đặt đường ray.
:VWGTENUNXIES
- Giải mã: Chia đôi mật thư và xếp thành 2 hàng ngang (2 đường ray
song song) như sau:
VWGTEN
।।।।।।
UNXIES
- Đọc theo cột dọc, từ trái sang phải, ta có nội dung bản tin: VỮNG
TIẾN.
Ví dụ3: Mật mã ô vuông
OTT: Gió thổi theo hướng Đông Bắc
MT:
CUBTF
HSJHN
CNOOR
AAOAY
HCGXZ
- Giải mã:
Đông Bắc
- Đọc theo chiều mũi tên, ta có nội dung bản tin là: CHÚC BẠN
THÀNH CÔNG
- “A R X Y Z” là phần chữ thêm vào cho đủ số ô vuông.
3. Hệ thống ẩn dấu:
Mật thư ẩn dấu, là loại mật thư mà các yếu của bản tin tuy vẫn giữ vị
Thiếu nhi GX Lộc Tấn
trí bình thường và không bị thay thế bằng các ký hiệu, nhưng lại được
ngụy trang dưới một hình thức nào đó.
Ví dụ 1: Lấy 1 mẫu tự, bỏ 1 mẫu tự.
OTT: Điểm số 1, 2. Thằng một bắt sống, thằng 2 giết chết.
MT: H N A K N I H I F O Q U U O A E A L N E L Y U H C O S E 1
3 2 N H O.
- Giải mã: Ta chỉ đánh số 1 ,2 cho từng mẫu tự (1 trước – 2 sau) cho
đến hết. Ghép các mẫu tự mang số 1 lại với nhau ta được nội dung của
bản tin.
- Nội Dung: HANHF QUAAN LUCS 12 GIOWF = HÀNH QUÂN
LÚC 12 GIỜ.
Ví dụ 2: Bỏ 1 chữ, lấy 1 chữ.
OTT: “Bước ra một bước một dừng
Trông xa nàng đã tỏ chừng nẻo xa” (Kiều)
MT: CẢ ĐỘI AI NÀO MÀ ĐẾN CHỖ ĐÍCH VỀ TRƯỚC THÌ SẼ
CÓ ĐƯỢC MƯỜI MỘT QUẢ NÃI TRÁI CHUỐI BOM.
- Giải mã: Gợi ý của câu thơ muốn chúng ta cũng đánh số 1, 2 (bước,
dừng) như ở ví dụ 1. Nhưng ở mật thư này thì ta chỉ ghép các chữ
mang số 2 lại với nhau ta được nội dung của bản tin (tức là dừng thì
lấy, bước thì bỏ) .
- Nội dung: ĐỘI NÀO ĐẾN ĐÍCH TRƯỚC SẼ ĐƯỢC MỘT NÃI
CHUỐI.
Ví dụ 3: Mật thư viết bằng hóa chất không màu.
Chìa khóa là một câu gợi ý chỉ nước hoặc lửa để giải mã. Ví dụ như:
- Tôi lạnh quá (dùng lửa hơ)
- Tôi khát quá (nhúng nước)
- Hãy tắm rửa sạch sẽ để nhận tin vui (nhúng nước)
- Vui ánh lửa trại (dùng lửa hơ)
* Một số hóa chất không màu dùng để viết mật thư:
MỰC HÓA CHẤT
1) Nước trái cây ( cam, chanh, đào,…)
2) Nước đường
3) Mật ong
4) Giấm
5) Sữa
6) Phèn chua
Thiếu nhi GX Lộc Tấn
7) Sáp
8) Nước coca – cola
9) Xa bông
10) Huyết thanh
11) Tinh bột (cơm, cháo, chè, đậu,…)
GIẢI MÃ
1) – 8): hơ lửa
9) Nhúng nước
10) Nhúng nước
11) Teiturediode (Thuốc sát trùng thông thường)
II. GIỚI THIỆU MỘT SỐ MẬT THƯ THÔNG DỤNG:
1. Hệ thống thay thế:
OTT: Nguyên tử lượng Oxy
MT: 4, 9, 22, 4, 20 – 3, 2, 15, 11 – 23, 22, 10 – 12, 9, 16, 6, 19.
*Giải mã: O = 16
* Nội dung: Chúc bạn vui khỏe.
OTT: Tuổi Mười Bảy Bẻ Gẫy Sừng Trâu
MT: 25,4,17,25,15,9,17,19,10,3,2,10,23,19,9,9,11,5,15.
*Giải mã: U = 17
* Nội dung: Chúc mừng năm mới.
OTT: I = 9 1 , S = 9 2
MT: 201,242, 112 – 41, 151, 42, 11 – 22, 51, 212, 211, 222,
*Giải mã:Mật thư 2 tầng (J= 101, T=102)
* Nội dung: Thu dọn lều.
OTT: Vua đi chăn dê
MT: K, D, X, V, C – Q, O, X, F, G – S, R, F – Z, E, R, K, D, P – Q,
X.
*Giải mã: A = D
* Nội dung: Ngày trại vui chúng ta.
OTT: B = 0h30 – T = 9h30
MT: 93, 4, 6, 23 – 93, 83, 0, 4, 43 – 93, 83, 10, 7, 11, 63, 3 – 123.
*Giải mã: A = 0h; B = 0h30; C = 1h; D = 1h30…
* Nội dung:Tìm gặp trại trưởng Z.
OTT: Một đoàn trai gái tắm bên sông
Hò hẹn cùng nhau cuộc lấy trồng
Một chị, một chồng dư một chị
Thiếu nhi GX Lộc Tấn
Một chị hai chồng 4 chồng không
Hỏi đoàn trai gái đó có bao nhiêu nam (M) và bao nhiêu nữ(N).

MT: 16, 4, 5, , 1, 1, 10 – 10, 5, 1, 1, 10 – 7, 21, 14 – 9, 11, 19, 5, 15.


*Giải mã: M = 9; N = 10
* Nội dung:Thiên niên kỷ mới.
OTT: Bảng hàng cột
MT :
3112212222113
1113132312313
2111123112111
*Giải mã:
BẢNG 1 BẢNG 2 BẢNG 3
ABCJKLSTU
DEFMNOVWX
GHIPQRYZ
- Sau khi lập bảng, các bạn sẽ đọc nội dung mật mã theo hàng dọc
(Bảng 3 hàng 1 cột 2 = T…)
* Nội dung: Tập họp ngay
OTT: Nguyên tích, phụ te
MT: NW/. ya3 + it + kelu + o4 – aklm + utio + z3 + bmn + aohi / AR.
*Giải mã: Nguyên âm: a, o, e, i, u. Các chữ còn lại là phụ âm
* Nội dung: Bạch lồ
OTT: Núi cao, Hố sâu ta chẳng nản
Đường Dài, Ngắn trơn vẽ bước đi
*Giải mã: Núi = Dài (Te) ; Hố = Ngắn (Tích)
* Nội dung: Vé khỏe.
OTT: B = NI = DE = TS
MT: NN,ES, MT, EM ,IN – MT, EM, AE – KE, TM, MT, TE, ME,
AE, - NN, MT, TM,
TE, TN – ST, EE, E, E, TE – T, ET, TT, IE.
*Giải mã: Đây là mật thư “ghép Morse”: B (. . . -) = NI (- . ..) = …
* Nội dung: Chờ ở cổng công viên Lê Văn Tám .
2. Hệ thống dời chỗ:
OTT: “Được Ngọc” đừng chia cho ai

Thiếu nhi GX Lộc Tấn


MT: NW. / ỷK – mệin – òhk – nêuq / AR.
*Giải mã: Đây là mật thư “Đọc ngược”. Các bạn đọc ngược từng chữ,
hoặc đem mật thư soi vào gương thì sẽ đọc được nội dung.
* Nội dung: Kỷ niệm khó quên.
OTT: Đuôi có xuôi thì đầu mới lọt.
MT: NW./ FOOH – SCAB – NAOGN – SUAHC / AR.
*Giải mã: Đây là mật thư “đọc ngược”. Các bạn đọc ngược cả bản tin
hoặc đem mật thư soi vào gương thì sẽ đọc được nội dung.
* Nội dung:Cháu ngoan Bác Hồ
OTT: CHÓA KHÌA
MT: Đỗ mội, mử cột, ngến đười, bỉ chan, đuy hễ, mận nhệnh, mệnh
lới.
*Giải mã: Đây là mật thư “nói lái 2 chữ”
* Nội dung: Mỗi đội cử một người đến ban chỉ huy để nhận lệnh mới.
14:
RSTRAWN
AINGDAG
AOWLBXS
BOACKNQ
FUNRYGU
NSJIAOA
AODDJNA
*Giải mã: Đọc theo hình xoắn ốc như chìa khóa đã gợi ý
* Nội dung: : Clb kỷ năng dã ngoại suối trắng quận đoàn ba AR.
OTT: Tòa nhà 4 tầng` .
“Theo hành lang rồi xuống thang máy”
MT:
CHUAANR
KHAIMAB
LUWARCI
RAIJTJJ
Giải mã: Đọc theo hình chữ L nằm ngang:
* Nội dung: Chuẩn bị khai mạc lửa trại
OTT: 1 3 4 2
MT: T M N H R I G J A
*Giải mã: Theo thứ tự cho ở chìa khóa, mẫu tự thứ nhất ở vị trí đầu
Thiếu nhi GX Lộc Tấn
cùng, mẫu tự thứ 2 ở vị trí cuối cùng, bản tin đi dần vào giã theo kiểu
con rắn ăn chiếc đuôi của chính mình.
* Nội dung: Tạm nghỉ.
OTT: 3 1 2 4
MT: J W D F O C H W D O I Z
*Giải mã: Mật thư biến thể của rắn ăn đuôi
* Nội dung: CHỜ ĐỢI Z (Mẫu tự Z vô nghĩa, thêm vào cho đủ
nhóm).
OTT: CAM RANH
MT: H E I A F – O F G G – T L A B W – J R Y O – U E J A – N T A
I – D U N Y.
*Giải mã: Sắp 7 nhóm mẫu tự thành 7 cột dọc và đánh số thứ tự:
1 2 3 4 5 6 7
HO T J U N D
E F L R E T U
I G A Y J A N
A GB O A I Y
F W
Đánh số thứ tự cho chìa khóa: Số 1 cho mẫu tự A thú nhất, số 2 cho
Mẫu tự A thứ hai, vì không có B nên C mang số 3 và cứ thế tiếp tục…
CAMRAN H
3 1 5 7 2 6 4
Cuối cùng ghép các cột vào chìa khóa rồi đọc theo hàng ngang:
C A M R ANH
3 1 5 7 2 6 4
T H U D O N J
L E E U F T R
A I J N G AY
BA AY G I O
WF
· Nội dung: Thu dọn lều trại ngay bây giờ.
OTT: Con đường AIDS
MT: XAYH – AHUC – IRBN – ELEJ – UDDN – NOWW – DFDG –
UMAI.
*Giải mã: Đây là mật thư đọc ngược từng cụm theo kiểu cách chữ
theo gợi ý của chìa khóa: AIDS ta đọc ở Việt Nam là SIDA. Sau khi
Thiếu nhi GX Lộc Tấn
các cụm được mã hóa xong ta sẽ đọc được nội dung bản tin.
* Nội dung: HÃY CHUẬN BỊ LÊN ĐƯỜNG ĐI MAU
OTT: PEPSI
MT: Có bao biết đến sự sống của loài người – mình yêu thật nhiều
cảnh trí thiên nhiên đẹp.
*Giải mã: Khi lấy chữ PEPSI dem soi gương thì các bạn sẽ thấy các
chữ hiện ra trong gương như các con số :1 2 9 3 9. Do vậy, mỗi cụm
của mật thư đều có 9 chữ. Để đọc được nội dung của mật thư, ta chỉ
cần đọc theo số thứ tự của từng cụm.
* Nội dung:Có bao người biết người mình yêu đẹp thật đẹp .
3. Hệ thống ẩn dấu:
OTT: Gõ trống theo điệu VALSE
MT: THE – RAZ – OWS – WEAR – IN – VOTE – KNEW – OF –
WIVES – ITS – JOY – THE – RADIO – TS – ABC – YOU –
MAXIM
*Giải mã: Điệu valse có nhịp là “Bùm – chát chát”. Ta chỉ ghi 3 chữ
Bùm chát chát ứng với 3 mẫu tự. Ghi từ đầu cho đến hết bản bản tin
mật thư. Ghi xong, ta chỉ lấy những chữ có chữ “Bùm”thì các bạn sẽ
có nội dung thật của bản tin. (Chát chát: là tín hiệu giã được chèn
vào)
* Nội dung: TRỞ VỀ VỊ TRÍ CŨ
OTT: Bé trước, lớn sau
MT: Bồ câu pháp – Kiến ôn – Vi khuẩn hãy – Bướm phương – Ruồi
tập .
*Giải mã: Nội dung thật được chèn vào các tín hiệu giã là các con vật.
Ta chỉ cần xếp các con vật theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và gạch bỏ tên
các con vật đi thì ta sẽ có nội dung thật.
* Nội dung: HÃY ÔN TẬP PHƯƠNG PHÁP.
OTT: Theo dấu chân anh.
MT:
NHEEUFT ROU NGHEOALAWNGTRUWLANGSY
I AMETHRHUMOONAI ANHO I J ESO O I OAHOAN
HOOHI SOOAS AWFDADOTMOSEAN UAF DASAOA
KHOFCACSAP H UI BON HAANJHON GKI DI NTHAM
*Giải mã:Đọc bản tin theo chữ N thì sẽ đọc được nội dung.
* Nội dung: Khi nào hết cỏ tháp mười nhân dân ta mới hết người đánh
tây nam .
Thiếu nhi GX Lộc Tấn
OTT: BD = C , NQ = OP
MT: BD, FJ, XD, NP, AK, FV, AM, UC, VP,DK, MR, DP, AY, CA,
OE, GK, KA.
*Giải mã:Như chìa khóa đã gợi ý. Ta chỉ cần lấy mẫu tự ở giữa 2 mẫu
tự giã trong mật thư.
* Nội dung: CHÀO NGÀY HỌP MỚI.
OTT: Không được dùng thuốc Aspirine.
MT: TAHU – DSONJ – LEPEUF – TIRAIJ – CHUARANR – BIJI –
TRONWR –VEEFE.
*Giải mã: Trong mật thư này thì ký hiệu giã là những mẫu tự A, S,P,
I, R, N, E. Ở mỗi cụm mẫu tự ta chỉ bỏ một mẫu tự giã, ta sẽ được nội
dung thật.
* Nội dung: THU DỌN LỀU TRẠI CHUẨN BỊ TRỞ VỀ.
OTT: Đem tử hình các tù nhân mang số
MT: V1EE2F3 – L4EE5U6F7 – C8H9I10R11 – H12U13Y14.
*Giải mã: Trong mật thư này ký hiệu giã là những con số. Ta bỏ các
con số đi thì sẽ có nội dung thật.
* Nội dung: VỀ LỀU CHỈ HUY
OTT: Hoa mai 5 cánh báo xuân về
MT: Denta CHIR – Tổ ong GIOIR – Cửu Long BA – Thống nhất
HOOIJ – Tứ giác HUY – Vô cực THUWS – Con ngỗng THI – Hoa
mai DDOOI – Cầu vòng LAANF.
*Giải mã: Đây là mật thư kết hợp An dấu và dời chỗ: Ký hiệu giã là
những con số tượng hình, Những con số tượng hình gợi ý để ta sắp
xếp mật thư lại theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
* Nội dung: HỘI THI CHỈ HUY ĐỘI GIỎI LẦN BA.
OTT: Thân em như chiếc thuyền trôi dạt
Sóng xô ra, rồi sóng lại đưa vào.
MT: Chân yêu cuối sống ở sống vẫn yêu là
Đời lý là cùng và đời là chỉ yêu .
*Giải mã: Nội dung thật được xếp theo hình gợn sóng, bắt đầu từ chữ
một hàng 1 rồi đến chữ 2 hàng 2, chữ 3 hàng 1 và chữ 4 hàng 2...và cứ
thế tiếp tục cho đến hết mật thư.
* Nội dung: Chân lý cuối cùng ở đời vẫn chỉ là yêu yêu là sống và
sống là yêu

Thiếu nhi GX Lộc Tấn


OTT: Anh cả – em út bị bắt cầm tù
MT:
Đến không ai mở cổng
Trường hợp này về ngay
Sau này sẽ có khi
Họp sức làm cho xong.
*Giải mã: Lấy chữ đầu và chữ cuối của mỗi hàng ta sẽ được nội dung
thật
* Nội dung: Đến cổng trường ngay sau khi họp xong.
OTT: Nguy______ = Hiểm , ______Hiểm = Nguy
MT:___TÒI,BÍ___,TIỂU ___,
__NỐI,__ĐUỔI,__VẮT,__VỰC,__TƯỢC,__GŨI ,THỐNG_
*Giải mã: chìa khóa nói rất rõ, ta chỉ điền chữ thích hợp vào chỗ
trống, ta sẽ có nội dung thật.
* Nội dung: TÌM MẬT THƯ TIẾP THEO TRONG KHU VƯỜN
GẦN NHẤT.
4. Giới thiệu một số thuật ngữ gợi ý thường dùng trong chìa khóa mật
thư thay thế
(sưu tầm) :
A: Người đứng đầu(Vua, anh cả,..), át xì, ây
B: Bò, Bi, 13,…
C: Cê, cờ, trăng khuyết
D: Dê, đê
E: e thẹn, 3 ngược, tích
F: ép, huyền
G: Gờ, ghê, gà
H: Hắc, đen, thang, hờ, hát
I: cây gậy, ia, ai, số một
J: Dù, gi, móc, boy, nặng
K: Già, ca, kha, ngã ba số 2
L: En, eo, cái cuốc, lờ
M: Em, mờ,
N: Anh, nờ,
O: Trăng tròn, bánh xe, cái miệng, trứng
P: Phở, phê, chín ngựơc
Q: Cu, rùa, quy, ba ba, bà đầm.
Thiếu nhi GX Lộc Tấn
R: Hỏi,
S: Ech, Việt Nam, hai ngược
T: Tê, Ngã ba số 1, te
U: Mẹ, you,
V: Vê, vờ, Hai,
W:Oai, kép, anh em song sinh,
X: Kéo, ích, Ngã tư
Y: Ngã ba số 3
Z: Kẽ ngoại tộc, anh nằm, co
1.Loại mật mã Trung Hoa:
Nguyên tắc: dựa vào 7 nốt nhạc:
Do R Mi Fa S La Si
e ol
Kỳ số: 1 2 3 4 5 6 7
Bảng
tra

A B C D E F G H I J K L M
1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6
      
N O P Q R S T U V W X Y Z
7 1’ 2’ 3’ 4’ 5’ 6’ 7’     
1 2 3 4 5
* Ví
dụ:
Mật thư:  
7 1 2 2’ 3 – 6’ 4’ 7’ 1’ 2 7 7 4’ – 6’ 4’ 1 2 3
   
: ta hát nhạc Trung Hoa.
Đối chiếu với bảng tra ta dịch nội dung là: Gặp Trưởng Trại.

PHÂN CẤP CÁC LOẠI MẬT THƯ DÀNH CHO CÁC NGÀNH
ẤU – THIẾU - NGHĨA
Những Điều Lưu Ý Khi Thực Hiện Mật Thư:

Thiếu nhi GX Lộc Tấn


- Đối với việc sử dụng mật thư trong sinh hoạt dã ngoại, trò chơi
lớn, người soạn cần phải chú ý những điều sau để mật thư đạt yêu cầu.
+ Phù hợp với trình độ trí tuệ và kinh nghiệm giải mật thư của
trại sinh.
+ Phù hợp với lứa tuổi, hoàn cảnh và nơi chốn sinh hoạt.
+ Phù hợp với mục đích, yêu cầu và thời gian của toàn buổi trại.
+ Mật thư phải chính xác và rõ ràng.
+ Bí ẩn, trí tuệ, phiêu lưu, hoạt động tập thể và tiếng cười đó là
những yếu tố tạo cho mật thư có sức hấp dẫn cao độ, khiến nó trở
thành một trò chơi bổ ích trong những buổi sinh hoạt ngoài trời.
- Vì vậy chúng ta có thể phân cấp các hệ thống mật thư phù hợp với
tâm lý và độ tuổi của các ngành như sau:
*MẬT THƯ DÀNH CHO NGÀNH ẤU:
“Ñieàu toâi nghe, toâi seõ queân
Ñieàu toâi thaáy, toâi seõ nhôù
Ñieàu toâi laøm, toâi seõ hieåu”
- Theo nhö nhöõng thoáng keâ vaø nghieân cöùu phöông phaùp sö phaïm cho
tuoåi aáu, thì vieäc söû duïng hình aûnh ñi ñoâi vôùi nhöõng vieäc laøm ñôn
giaûn trong caùc khoaù hoïc seõ giuùp caùc em tieáp nhaän deã daøng vaø hieåu
bieát baøi nhieàu hôn. Vì vậy ta có thể sử dụng “Hệ Thống Dời Chỗ”
dành cho lứa tuổi ngành Ấu.
1 Các loại mật thư dành cho ngành Ấu Cấp 1 và Cấp 2:
- Do các em con nhỏ chưa thể hiểu sâu rộng nên bắt các em suy nghĩ
sâu xa là điều rất khó dói với các em nên ở lứa tuổi này cho các em
dịch những mật thư đơn giản không phải suy nghĩ mà nhìn vào mật
thư các em thấy ngay trên mật thư.
VD1:
Bản tin: THAM DỰ NGÀY TRẠI LÀ NIỀM VUI THÚ BIÊT
BAO
Viết tât cả những từ đã được gạch chân xuống dưới ta có đáp án:
DỰNG LỀU
VD1:
Khóa: Tập trung các đội trưởng để nhận lệnh
Bản tin: ĐẾN phòng áo
PHÍA sau nhà thờ,
Thiếu nhi GX Lộc Tấn
BẮC thang leo lên mái
Các em sẽ thấy ngay mật thư muốn nói gì. Chỉ việc lấy các chữ đã viết
hoa là giải được mật thư nhanh chóng.

2. Mật thư dành cho ngành Ấu Cấp 3:


- Ở lứa tuổi này, các em có thể suy nghĩ, biết phân biệt nhưng cũng
không thể ra những mật thư quá khó chỉ nên cho các em suy nghĩ rồi
suy luận một chút. Tuổi này các em cũng đã được làm quen với quốc
ngữ điện tín nên chúng ta có thể áp dụng thêm “Hệ Thống Thay Thế”
cho các em.
VD1:
Khóa: Hãy làm dấu thánh giá
Bản tin:
Hãy
Giê
Chúa Thể Thánh mến
su
yêu

- Hướng dẫn các em giải mật thư như làm dấu thánh giá.
VD2:
Khóa: . tích - tè
Bản tin: - / . - /. - /. - - . / . - - - /. . . . / - - - / . - - . / . - - - /

*MẬT THƯ DÀNH CHO NGÀNH THIẾU


- Ở lứa tuôi này các em bắt đầu tìm tòi, nên cho các em tập
suy nghĩ, như thế sẽ tạo được niềm vui thích khám phá cho các em.
Lứa tuổi này các em cũng đã bắt đầu quen với quốc ngữ điện tín nên
chúng ta sẽ sử dụng “Hệ Thống Thay Thế, Hệ Thống Dời Chỗ và Hệ
Thống Bảng Tra” để làm mật thư cho các em. Chúng ta sẽ sử dụng
các hệ thống theo mức độ từ dễ đến khó dành cho các cấp.
- Cấp 1: Biết sử dụng 2 dạng mật thư. Hệ Thống Dời Chỗ
- Cấp 2: Biết sử dụng 4 dạng mật thư. Hệ Thống Thay Thế, Hệ
Thống Dời Chỗ
- Cấp 3: Biết sử dụng 6 dạng mật thư. Hệ Thống Thay Thế, Hệ
Thống Dời Chỗ và Hệ Thống Bảng Tra
Thiếu nhi GX Lộc Tấn
*MẬT THƯ DÀNH CHO NGÀNH NGHĨA

- Ở độ tuổi này các em có thể suy nghĩ và tư duy suy luận cao, các em
thích khẳng định và chứng tỏ mình. Vì vậy chúng ta có thể sử dụng
hầu hết tất cả 4 hệ thống mật thư: Dời Chỗ, Thay Thế, Bảng Tra và Ẩn
Giấu để thực hiện mật thư cho các em.
Nghĩa Sĩ Cấp 1: Biết sử dụng 7 loại mật thư Dời Chỗ, Thay
Thế, Bảng Tra
Nghĩa Sĩ Cấp 2: Biết sử dụng 8 loại mật thư. Dời Chỗ, Thay
Thế, Bảng Tra và Ẩn Giấu
Nghĩa Sĩ Cấp 3: Biết sử dụng 10 loại mật thư. Dời Chỗ, Thay
Thế, Bảng Tra và Ẩn Giấu

CHUỒNG BÒ

Neáu:

ST = 1 UV = 2
WX = 3 YZ = 4

Thiếu nhi GX Lộc Tấn


CHUỒNG BỒ CÂU

HƯỚNG DẪN GIẢI MẬT THƯ


1. Xác Định Hệ Thống Mật Thư:
- Khi giải mật thư ta nhìn vào nội dung mật thư và khóa để ước
đoán xem mật thư thuộc hệ thống nào và dạng nào. Đây là bước khá
quan trọng vì nó giúp ta giải được nhanh hơn và tránh đi lạc hướng.
Do đó để có thể xác định ngay từ đầu, bạn cần nắm rõ các hệ thống cơ
bản của mật thư. Tuy nhiên ở những dạng mật thư khó (kết hợp nhiều
hệ thống) thì bạn nên xác định từng hệ thống một. Hệ thống nào cần
giải trước, hệ thống nào cần giải sau.
2. Những Điều Lưu Ý Khi Thực Hiện Mật Thư:
- Đối với việc sử dụng mật thư trong sinh hoạt dã ngoại, trò chơi
lớn, người soạn cần phải chú ý những điều sau để mật thư đạt yêu cầu.

Thiếu nhi GX Lộc Tấn


+ Phù hợp với trình độ trí tuệ và kinh nghiệm giải mật thư của
trại sinh.
+ Phù hợp với hoàn cảnh và nơi chốn sinh hoạt.
+ Phù hợp với mục đích, yêu cầu và thời gian của toàn buổi trại.
+ Chính xác và rõ ràng.
+ Bí ẩn, trí tuệ, phiêu lưu, hoạt động tập thể và tiếng cười đó là
những yếu tố tạo cho mật thư có sức hấp dẫn cao độ, khiến nó trở
thành một trò chơi bổ ích trong những buổi sinh hoạt ngoài trời.
3. Cách Giải Mã Mật Thư
+ Phải hết sức bình tĩnh
+ Tự tin nhưng không được chủ quan.
+ Nghiên cứu khóa giải thật kỹ.
+ Đặt các giả thiết và lần lượt giải quyết.
+ Đối với việc giải mật thư trong trò chơi lớn, ta nên sao y bản chính
và chia thành nhiều nhóm nhỏ để dịch. Như thế, ta sẽ tận dụng được
hết những chất xám trí tuệ ở trong đội. Tránh tình trạng xúm lại, chụm
đầu vào tranh dành xem một tờ giấy để rồi kết quả không đi tới đâu,
mà dễ làm rách tờ giấy mật thư của chúng ta.
+ Cuối cùng, nếu dịch xong, ta viết lại bản bạch văn cho thật rõ
ràng, sạch sẽ và đầy đủ ý nghĩa.

Thiếu nhi GX Lộc Tấn


E – DẤU ĐƯỜNG
---oOo---
I. KHÁI NIỆM:
Dấu đường là những ký hiệu làm cho người tham gia giao
thông biết và thực hiện, đi đúng hướng, an toàn trong khi tham gia
giao thông.
Đối với trò chơi dấu đường trong hoạt động trại, chỉ sử dụng
nó cho vui, làm quen dần với các ký hiệu giao thông trên đường
bộ, từ đó có thể áp dụng vào trong giao thông nhanh hơn khi học
luật giao thông đường bộ.
II. MỘT SỐ DẤU ĐƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG TRẠI:

: Bắt đầu đi.


: Đi theo hướng này.
: Đi nhanh lên.
: Chạy theo hướng này.
: Đi chậm lại.
: Chướng ngại vật phải vượt qua.
: Rẽ trái.

: Rẽ phải.

: Hai đoàn nhập 1.

n : Chia 2 đoàn, một đoàn đi n người.

X : Đường cấm.

: Chú ý, nguy hiểm.

: Quay lại.
Thiếu nhi GX Lộc Tấn
: An toàn, bình an.

: Nước không uống được.

: Nước sạch uống được.

n : Chờ ở đây n phút.

n n : Có mật thư hướng này cách n mét.

: Trại ở hướng này.



 : Đích.

* Chú ý:
- Đánh dấu ở bên phải đường, ngang tầm mắt và dễ nhìn thấy

- Mỗi dấu đường không cách xa quá 50 mét.

- Dấu chỉ hưởng mật thư chỉ đúng hướng, tương đối chính xác về
khoảng cách.
- Ghi đúng ký hiệu khi hướng dẫn người chơi./.

Thiếu nhi GX Lộc Tấn


Kỹ năng sinh hoạt ngoại khóa – Công tác Đoàn Đoàn Khoa MT & TNTN

D – MẬT THƯ
---YoOoZ---
I. MẬT THƯ LÀ GÌ?
Mật thư là văn bản được viết dưới dạng đặt biệt, theo những qui ước nhất định,
phải đúng những nguyên tắc có sẵn hoặc suy luận để giải.
Một số từ chuyên môn:
- Văn bản gốc (bạch văn): nội dung cần truyền đạt (bản tin).
- Khoá: dung để hướng dẫn cách giải. Ký hiệu:
- Mã khoá: chuyển bạch văn sang dạng mật thư.
- Dịch mã: chuyển thư sang dạng bạch văn (quá trình dịch mã).
Tuỳ theo quan điểm sắp xếp và cách sử dụng chúng ta có nhiều cách sắp xếp theo
các hệ thống mật thư khác nhau.
II. CÁC BƯỚC SOẠN MỘT MẬT THƯ:
Khi cần soạn ra một mật thư ta cần làm theo các bước sau:
Bước 1:Viết nội dung bức thư (bạch văn).
- Ta nghĩ ra một nội dung nào đó cần truyền đạt đến người khác. Viết ra đầy đủ (chú
ý các dấu thanh và dấu mũ) ngắn gọn và đầy đủ ý, không dài dòng.
Bước 2: Chọn dạng mật thư.
- Chọn dạng mật thư nào đó sao cho phù hợp với trình độ của người nhận mạt thư.
Bước 3: Mã hoá.
- Căn cứ theo yêu cầu của Mật thư, ta cần lượt chuyển những từ ngữ của nội dung
bản tin thành mât mã. Đối chiếu thật cẩn thận để tránh bị sai sót.
Bước 4: Cho chìa khoá.
Chìa khoá phải sáng sủa, rõ ràng, gợi ý cho người dịch dễ dàng tìm được hướng giải.
đừng để người giải phải mất thì giờ giải cái chìa khoá của ta đưa ra.
III. CÁC DẠNG MẬT THƯ THÔNG DỤNG:
1. Biến thể từ Morse:
a. Một hai:
Người ta ký hiệu như sau:
Số 1 = Tíc ( y )
Số 2 = Te ( )
Ngắt chữ = số 0.
Từ các ký hiệu trên chúng ta có thể chuyển thành tính hiệu Morse một cách bình
thường.
Ví dụ:

Trang 1
Thiếu nhi GX Lộc Tấn
Kỹ năng sinh hoạt ngoại khóa – Công tác Đoàn Đoàn Khoa MT & TNTN

Mật thư: 1211 0 2122 0 111 – 2 0 112 0 1222 – 2 0 121 0 222 0 21 0 221 0 222 –
1211 0 12 0 1121 – 21 0 2210 112 0 222 0 122 0 11 0 1121 211 0 211 0 222 0 12 0 21 0
1121 – 1112 0 11 0 1 0 1 0 21 – 211 0 21 0 12 0 112 0 1121 – 2 0 11 0 1 0 1 0 21 0 –
2121 0 112 0 121 – 2 0 222 0 222 0 121 – 2222 0 112 0 122 0 2121 0 111 – 211 0 211 0
222 0 12 0 12 0 21 0 1121
: Một ngắt hai dài .
Bản tin được dịch là: LÝ TỰ TRỌNG LÀ NGƯỜI ĐOÀN VIÊN ĐẦU TIÊN
CỦA TỔ CHỨC ĐOÀN.
b. Chẵn, lẻ:
Số lẻ = Tíc (y)
Số chẳn = Te ( )
Như vậy, các số 1, 3, 5, 7, 9 được ký hiệu bằng Tíc, và những số 2, 4, 6, 8 được ký
hiệu bằng Te.
* Ví dụ:
Mật thư: 214, 35, 68 – 297, 413, 682, 468, 25, 467, 9183, 5279, 14, 5367 – 89,
241, 536, 284, 768, 91, 3527, 491, 635, 824, 682, 79, 1468, 3572, 91, 3, 5, 47 – 691, 835,
72, 94, 136, 5789, 2, 13, 5, 7, 49, 2143, 576, 98, 123 – 4, 682, 468, 527, 4682, 914, 368,
2547, 913 – 657, 891, 246, 824, 35, 7682.
: Chẳn lẻ
Bản tin được dịch là: KIM ĐỒNG LÀ NGƯỜI ĐỘI VIÊN ĐẦU TIÊN CỦA TỔ
CHỨC ĐỘI.
2. Từ ghép:
Từ ghép trong tiếng việt là một khối vững chắc về kết cấu, về ngữ âm và về nghĩa,
thông thường gồm 2 từ tố gắn chặt vào nhau không thể bị chia cắt, tách rời hoặc không
thể chen vào giữa những từ tố bằng những từ khác. Như vậy, từ tố này có thể gợi nghĩ đến
từ tố kia. Chẳng hạn: nguy…sẽ gợi cho ta từ nguy hiểm,…
* Ví dụ:
Mật thư: Vỗ…, cắm…, …trường, …tối, …nướng, …cháo, …ngắn.
: Bí… = Mật
…Mật = Bí.
Bản tin được dịch là: VỀ TRẠI LẬP TỨC NẤU CƠM NGAY.
3. Tục ngữ - thành ngữ:
Tục ngữ, thành ngữ, ca dao hoặc những câu thơ nổi tiếng cũng là những khối vững
chắc, cố định. Ta dễ dàng đoán ra một tiếng nào đó bị mất đi trong một câu tục ngữ, thành
ngữ. với loại mật thư này, đòi hỏi người soạn mật thư phải có trình độ khá phong phú về
kiến thức văn học.
* Ví dụ: Mật thư:
Có công mài sắt có,…nên kim
Tôi…đi cấy còn trong nhiều bề
Nghĩa mẹ như…trong nguồn chảy ra

Trang 2
Thiếu nhi GX Lộc Tấn
Kỹ năng sinh hoạt ngoại khóa – Công tác Đoàn Đoàn Khoa MT & TNTN

Lời rằng…mệnh cũng là lời chung


Trông mưa trông nắng trông…trông đêm
Mất lòng trước được lòng…
Có sức người sỏi đá cũng thành…
Bao nhiêu tấc đất tấc…bấy nhiêu.
: Điền vào chỗ trống.
Bản tin được dịch là: NGÀY NAY NƯỚC BẠC NGÀY SAU CƠM VÀNG.
4. Tọa độ:
Mật thư tọa độ là mật thư rất phong phú và đòi hỏi phải có sự chính xác cao. Xuất
phát từ kiến thức của binh chủng pháo binh. Tọa độ là hình thức xác định một điểm nào
đó mà đường trục ngang và trục đứng đã được biết trước. Theo đó ta tạm sắp xếp 25 chữ
cái La Tinh (không tính chữ Z) vào trong 25 ô chia đều các cạnh (mỗi cạnh 5 ô) trong
một hình vuông lớn như trục vẽ dưới. Khi giải mã, ta chỉ cần đối chiếu trục ngang và trục
đứng là ta đã được nội dung cần tìm.
Bảng tra
1 2 3 4 5
A A B C D E
B F G H I J
C K L M N O
D P Q R S T
E U V W X Y
* Ví dụ:
Mật thư: A1-C4-B3/ A5-C3/ C4-B3-E1-E3/ D5-B3-A5-A5-D3/ D5-A1-E5/ A3-B3-A1-
A1-C4.
:A = 5; E = Y
Bản tin được dịch là: ANH EM NHUW THEER TAY CHAAN (Anh em như thể
tay chân).
5. Loại đọc ngược:
Mật thư: ĐỎ ĐẤT ĐƯỜNG THEO ĐI.
: Được ngọc.
Bản tin được dịch là: ĐI THEO ĐƯỜNG ĐẤT ĐỎ.
6. Loại chữ thay chữ:
Bảng tra
A B C D E F G H I J K L M
C D E F G H I J K L M N O
N O P Q R S T U V W X Y Z
P Q R S T U V W X Y Z A B

Trang 3
Thiếu nhi GX Lộc Tấn
Kỹ năng sinh hoạt ngoại khóa – Công tác Đoàn Đoàn Khoa MT & TNTN

* Ví dụ:
Mật thư: Z W C C V U – J C V S !
:A=C
Đối chiếu với bảng tra ta dịch nội dung là: XUẤT PHÁT
7. Loại số thay chữ:
Bảng tra
A B C D E F G H I J K L M
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
N O P Q R S T U V W X Y Z
14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26
* Ví dụ:
Mật thư: 24-21-1-1-20-19 + 16-8-1-20-19.
:A=1
Đối chiếu với bảng tra ta dịch nội dung là: XUẤT PHÁT.
8. Loại mật mã Trung Hoa:
Nguyên tắc: dựa vào 7 nốt nhạc:
Do Re Mi Fa Sol La Si
Kỳ số: 1 2 3 4 5 6 7
Bảng tra
A B C D E F G H I J K L M
1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6
y y y y y y y
N O P Q R S T U V W X Y Z
7 1’ 2’ 3’ 4’ 5’ 6’ 7’ y y y y y
1 2 3 4 5
* Ví dụ:
Mật thư: y y
7 1 2 2’ 3 – 6’ 4’ 7’ 1’ 2 7 7 4’ – 6’ 4’ 1 2 3
y y y y
: ta hát nhạc Trung Hoa.
Đối chiếu với bảng tra ta dịch nội dung là: Gặp Trưởng Trại.

Trang 4
Thiếu nhi GX Lộc Tấn
Kỹ năng sinh hoạt ngoại khóa – Công tác Đoàn Đoàn Khoa MT & TNTN

E – DẤU ĐƯỜNG
---YoOoZ---
I. KHÁI NIỆM:
Dấu đường là những ký hiệu làm cho người tham gia giao thông biết và thực hiện, đi
đúng hướng, an toàn trong khi tham gia giao thông.
Đối với trò chơi dấu đường trong hoạt động trại, chỉ sử dụng nó cho vui, làm quen
dần với các ký hiệu giao thông trên đường bộ, từ đó có thể áp dụng vào trong giao thông
nhanh hơn khi học luật giao thông đường bộ.
II. MỘT SỐ DẤU ĐƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG TRẠI:
: Bắt đầu đi.
: Đi theo hướng này.
: Đi nhanh lên.
: Chạy theo hướng này.
: Đi chậm lại.
: Chướng ngại vật phải vượt qua.
: Rẽ trái.

: Rẽ phải.

: Hai đoàn nhập 1.

n : Chia 2 đoàn, một đoàn đi n người.

X : Đường cấm.

: Chú ý, nguy hiểm.

: Quay lại.

: An toàn, bình an.

: Nước không uống được.

: Nước sạch uống được.

Trang 5
Thiếu nhi GX Lộc Tấn
Kỹ năng sinh hoạt ngoại khóa – Công tác Đoàn Đoàn Khoa MT & TNTN

n : Chờ ở đây n phút.

: Có mật thư hướng này cách n mét.


n
: Trại ở hướng này.

: Đích.
z

* Chú ý:
- Đánh dấu ở bên phải đường, ngang tầm mắt và dễ nhìn thấy
- Mỗi dấu đường không cách xa quá 50 mét.
- Dấu chỉ hưởng mật thư chỉ đúng hướng, tương đối chính xác về khoảng cách.
- Ghi đúng ký hiệu khi hướng dẫn người chơi./.

Trang 6
Thiếu nhi GX Lộc Tấn

You might also like