You are on page 1of 28

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

KHOA GIÁO DỤC

TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN

ĐỀ TÀI: VẤN ĐỀ LỰA CHỌN ĐƯỜNG ĐỜI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM


LÝ CỦA THANH NIÊN (18-24 TUỔI)

Giảng viên hướng dẫn: Ts. Trần Thị Phương

Nhóm: 7

STT Họ và Tên MSSV Công việc thực hiện

1 Nguyễn Lê An 3123530001 Soạn nội dung phần 6

2 Lê Phan Gia Bảo 3123530009 Làm Powerpoint

3 Hà Gia Hân 3123530022 Soạn nội dung phần 3 và 5

4 Nguyễn Thị Phương Hoa 3123530028 Soạn nội dung phần 1 và 2

5 Đào Lê Khanh 3123530035 Làm Powerpoint

6 Nguyễn Hoàng Kim Nga 3123530054 Làm Word: Soạn nội dung phần 4

7 Hồ Thị Thanh Nhàn 3123530063 Làm Powerpoint

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2024


1
MỤC LỤC
Bài 10:............................................................................................................... 3
1.Sự phát triển thể chất..................................................................................... 3
2. Tự xác định ở tuổi thanh niên........................................................................6
2.1. Tự đánh giá.........................................................................7
2.2. Lựa chọn đường hướng tương lai......................................7
3. Chọn nghề, tìm việc và học việc.....................................................................9
4. Các mối quan hệ giao tiếp và quan hệ thân tình...........................................13
4.1. Các mối quan hệ giao tiếp................................................13
4.1.1. Giao tiếp với người lớn........................................................................13
4.1.2. Giao tiếp với bạn bè.............................................................................14
4.2. Các mối quan hệ thân tình...............................................15
4.2.1. Tình bạn..............................................................................................15
4.2.2. Tình yêu...............................................................................................15
4.2.3. Vấn đề tình dục ở tuổi thanh niên......................................................16
4.2.3.1. Một số nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ tình dục sớm.......................18
4.2.3.2. Mang thai và sinh con sớm................................................................19
5. Sự phát triển nhận thức và hình thành thế giới quan...................................22
5.1. Sự phát triển nhận thức...................................................22
5.2. Hình thành thế giới quan.................................................23
6. Một số đặc điểm tâm lý của thanh niên sinh viên.........................................26
6.1 Hoạt động học tập của thanh niên sinh viên...................26
6.2 Đời sống tình cảm của thanh niên sinh viên....................27
6.3 Định hướng giá trị của thanh niên sinh viên...................28

2
Bài 10:
VẤN ĐỀ LỰA CHỌN ĐƯỜNG ĐỜI VÀ SỰ PHÁT
TRIỂN TÂM LÍ TUỔI THANH NIÊN (18 – 23 TUỔI)
1. Sự phát triển thể chất
 Ở tuổi thanh niên, sự phát triển về thể chất của con người đã đã đạt
đến mức hoàn thiện: Số lượng lớn các nơ-ron thần kinh, số lượng xi-
nap của các tế bào thần kinh có chất lượng hoàn hảo đảm bảo cho khả
năng liên lạc rộng khắp, chi tiết, tinh tế và linh hoạt giữa vô số các
kênh.
 Hoạt động não bộ trở nên nhanh nhạy, đặc biệt chính xác so với các lứa
tuổi khác.
 Hệ xương, cơ bắp phát triển ổn định,đồng đều tạo ra nét đẹp hoàn mĩ ở
người thanh niên: Các yếu tố về thể lực như: sức nhanh, sức bền, độ
dẻo dai, linh hoạt đều phát triển đến mức đỉnh cao.
(Theo một số nghiên cứu thì sức mạnh tay, chân, cơ bắp của con người có
sức mạnh và dẻo dai nhất vào khoảng 20 - 23 tuổi. Vì thế, không quá ngạc
nhiên khi đa số vận động viên thể thao đạt thành tích đỉnh cao nhất của mình
ở giai đoạn tuổi thanh niên.)
Ví dụ: Một số VĐV trong và ngoài nước sau
 Nguyễn Thị Ánh Viên - Cựu nữ VĐV, khi 19 tuổi cô đã giành 8 huy
chương vàng, 1 huy chương bạc, 1 huy chương đồng cho Việt Nam và
phá 8 kỷ lục và được công nhận là vận động viên ngoài Singapore xuất
sắc nhất tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2015 ở Singapore.
 Viktor Axelsen -VĐV cầu lông người Đan Mạch với thành tích nổi bật
vô địch Giải cầu lông Châu Âu đơn nam: 2016 (năm 22 tuổi),vô địch
Giải cầu lông Đan Mạch mở rộng đơn nam: 2015, 2016, 2017, 2018,
2019, 2020,...
 Hanyu Hanzuru (07/12/1994) là cựu vận động viên trượt băng nghệ
thuật chuyên nghiệp người Nhật Bản thi đấu ở hạng mục đơn nam.
Hanyu đã đi vào lịch sử với tư cách vận động viên người châu Á đầu
tiên đoạt huy chương vàng Olympic hạng mục Đơn nam tại Olympic
Sochi 2014. Ở độ tuổi 19, anh trở thành vận động viên đơn nam trẻ nhất
vô địch Olympic sau Dick Button (năm 1948). Năm 2018, tại Olympic
Pyeongchang (thế vận hội mùa đông), anh trở thành người đầu tiên
giành hai huy chương vàng Olympic liên tiếp sau 66 năm kể từ danh
hiệu liên tiếp của Button (năm 1948 và 1952).
 Nguyên nhân:
 Trong vài chục năm gần đây, chất lượng cuộc sống cải thiện dẫn đén
chất lượng ăn uống được nâng cao

3
 Điều kiện, công cụ, phương pháp tập luyện ngày càng cải thiện (Dẫn
chứng là xuất hiện rất nhiều phòng tập thể hình với những công cụ,
máy móc tập luyện hiện đại, Yoga,...)
 Nó lý giải phần nào cho việc các kỷ lục thể thao thế giới liên tục bị phá
bỏ. Thành tích của các vận động viên ngày nay thì tốt hơn nhiều so với
những năm 1980.
 Tuy nhiên thể chất của thanh niên cũng rất khác nhau: Bên cạnh những
người khỏe mạnh cũng có những người hay ốm đau,bệnh tật. Tình
trạng sức khỏe kém bắt nguồn từ:
 Sự thiếu hụt dinh dưỡng.
 Lối sống không lành mạnh, ít tập luyện.
 Làm việc quá sức .
 Những căn bệnh mãn tính đã xuất hiện từ thời kì thước (Viêm
khớp, tim mạch, ung thư, tiểu đường,..)
 Sự khác nhau về thể chất giữa hai giới: Nhìn chung nam giới sẽ khỏe
hơn nữ giới.
 Chân tay của nữ ngắn hơn nam.
 Tổ chức cơ bắp của nữ kém hơn nam.
 Xương, khớp và chi nhỏ hơn nam.
 Phổi của nam lớn gấp rưỡi nữ.
 Nam trung bình có 4,5 lít máu, ở nữ là 3,6 lít.
 Ở nam 40% trọng lượng cơ thể do cơ bắp tạo nên, còn ở nữ là 35%
(theo Don Baucum2002)
Nam Nữ
Nam thanh niên có vai Các cô gái thì có ngực và 
rộng, hông hẹp, các cơ tay hông đầy đặn, eo thon (thắt
Truyền thống
và chân khỏe mạnh. đáy lưng ong) được coi là
hấp dẫn, khéo nuôi con.
Những chàng trai không Các cô gái gầy, thon thả,
quá cơ bắp, nét mặt thanh chân dài cũng được coi là
Hiện đại tú, thông minh, lãng mạn xinh đẹp và hấp dẫn hơn.
thường được nhiều cô gái
hâm mộ.
Do đó những đặc điểm hình thể được xem là hấp dẫn ở nam và nữ cũng khác
nhau.
 Quan niệm về vẻ đẹp ở 2 giới tính qua thời gian:
Ở mọi thời đại thì vẻ đẹp cơ thể, sức nhanh, sức bền, độ dẻo dai, linh hoạt
của thanh niên luôn hấp dẫn con người.
 Ứng dụng trong lĩnh vực thời trang, kinh doanh: Các nhà thiết kế, kinh
doanh, nhãn hàng thường lấy hình ảnh cơ thể lý tưởng của thanh niên
quảng cáo cho sản phẩm của mình.
Ví dụ: Đại sứ thương hiệu các hãng thời trang xa xỉ: Rosé (YSL), Anya
Taylor – Joy (Dior), Zendaya (Bvlgari),… Các hãng thể thao: Neymar
4
(PUMA), Michael Jordan (gương mặt đại diện của Nike cho dòng giày Air
Jordan), …

2. Tự xác định ở tuổi thanh niên


 “Tự xác định” là cấu trúc tâm lý quan trọng của tuổi thanh niên, bao
gồm ý thức về bản thân như một thành viên của xã hội và sự xác định
vị trí của mình trong xã hội đó.
 Đặc điểm:
 Tự xác định xuất hiện trên cơ sở sự phát triển đến mức độ cao của ý
thức: Thanh niên không chỉ ý thức về các phẩm chất và năng lực của
bản thân một cách đơn thuần như tuổi thiếu niên, mà còn ý thức bản
thân với tư cách là một thành viên của xã hội: Tôi là ai, sẽ làm gì, có
những mục tiêu nào, có ước mơ gì, có lập trường như thế nào trước
những lời khuyên của cha mẹ, bạn bè, thầy cô,…
Ví dụ: Các bạn đã ý thức được mình là ai, quan tâm về các hành động của
mình, bắt đầu viết nhật kí bằng nhiều hình thức, xây dựng bản thân theo một
hình mẫu lý tưởng nào đó.
 Khả năng đối chiếu quá khứ, hiện tại và tương lai: Nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng, cấu trúc tự xác định có liên quan tới khả năng
đối chiếu quá khứ, hiện tại và tương lai. Cảm giác nối tiếc không
thể quay ngược thời gian thường hay đi liền với cảm giác sợ thời
gian trôi nhanh quá.
Ví dụ: Những chàng trai cô gái lúc thì thấy mình rất trẻ con, lúc thì ngược lại,
thấy mình rất già từng trải. Chỉ mãi sau này họ mới dần dần có được mối liên
hệ tương đối cân bằng giữa bản thân như một đứa trẻ con trong quá khứ với
hình ảnh bản thân như một người bắt đầu trưởng thành trong tương lai.
 Sự phát triển nhân cách: Chính khả năng ý thức được mối liên hệ
giữa quá khứ, hiện tại và tương lai là điều quan trọng đối với sự
phát triển nhân cách. Những thanh niên tích cực vươn tới tương lai
một cách có ý thức, có kế hoạch thường là những người cảm thấy
hài lòng về những gì đã diễn ra trong quá khứ và hiện tại. Họ
muốn bứt phá, vươn tới tương lai không phải vì muốn chạy trốn
hiện tại, mà là vì tin rằng phía trước còn nhiều điều tốt đẹp hơn.
Ví dụ: Bạn A muốn trờ thành một bác sĩ và từ nhỏ bạn đã hay xem hoạt hình,
phim ảnh về ngành này. Khi lớn hơn nhiều thì bạn đã có những kế hoạch, mục
tiêu cho mình để đạt được ước mơ của bạn. Dù rất khó khăn nhưng bạn chưa
từng bỏ cuộc kết quả là bạn đã đậu vào trường mình thích, tin rằng tương lai
bạn sẽ có thể cứu chữa cho bệnh nhân.
2.1. Tự đánh giá
 Đứng trước ngưỡng cửa cuộc sống của người trường thành, thanh niên
thường cảm thấy háo hức và lo âu trước những nhiệm vụ và mục tiêu

5
lớn lao phía trước. Nếu không có đủ tự tin, không chấp nhận bản thân
thì khó có thể mạnh mẽ tiến lên trên bước đường tương lai của mình. Vì
vậy, việc hình thành tự đánh giá tích cực ở tuổi thanh niên là rất cần
thiết.
 Nhìn chung, ở thanh niên có sự ổn định dần về nhân cách: Thanh niên
chấp nhận bản thân mình hơn so với thiếu niên, lòng tự trọng của các
em nhìn chung cao hơn, khả năng tự điều chỉnh hành vi và xúc cảm
tăng lên rõ rệt.
Ví dụ: Ở tuổi thiếu niên, khi bị một bạn nào đó chê bai về ngoại hình
(bodyshaming) của mình các em thường sẽ nổi nóng, quát lại bạn vì lúc đó
ngoại hình là thứ mà các em rất để ý và nhạy cảm. Nhưng khi tới tuổi thanh
niên, các bạn đã chấp nhận được bản thân mình hơn, ổn định cảm xúc hơn và
không còn phản ứng thái quá như trước => việc phản ứng, giải quyết vấn đề
khi bị bodyshaming ở tuổi thiếu niên và thanh niên khác nhau.
 Tâm trạng của nhiều thanh niên mới lớn trở nên ổn định và tươi sáng
hơn: Mặc dù còn rất nhiều khó khăn trước mắt nhưng đa số thanh niên
đều cảm thấy nhẹ nhõm và vui sướng vì đã qua thời kỳ phụ thuộc hoàn
toàn vào cha mẹ, hàng ngày làm một đống bài tập, thời khóa biểu dày
đặc và áp lực của những kỳ thi. Bây giờ các em có thể tự lựa chọn con
đường đi riêng cho mình. Điều này thỏa mãn nhu cầu độc lập đang phát
triển mạnh mẽ ở lứa tuổi thanh niên. (Có thể được thể hiện qua việc các
sinh viên có công việc làm thêm part-time, vừa học vừa làm thêm để
kiếm tiền)
Ví dụ: Khi mới lên đại học, học xa nhà chúng ta thường sẽ có suy nghĩ vui
mừng vì cuối cùng cũng có thể sống cuộc sống của riêng mình. Đó là không
phải suốt ngày nghe theo sự quản thúc của cha mẹ, có thể không làm bài tập,
đi chơi về trễ,...
 Về hình thức, những thanh niên trẻ tuổi bề ngoài trong chững chạc,
điểm tĩnh và cân bằng hơn nhiều so với tuổi thiếu niên.
2.2. Lựa chọn đường hướng tương lai
 Tuổi thanh niên, đó là thời gian lựa chọn đường đi cho cuộc đời. Ở họ
xuất hiện những kế hoạch và mong ước thực hiện những kế hoạch đặt ra
 Bắt đầu từ nửa năm học cuối cùng của thời phổ thông, nhiều bạn trẻ đã trở
nên căng thẳng trước nhiệm vụ quan trọng là làm gì sau khi tốt nghiệp
phổ thông: đi làm, học nghề, hay tiếp tục học ở bậc cao hơn.
Ví dụ: Gần những tháng sắp thi đại học thì loại trừ những bạn đã có mục tiêu,
xác định được ngành, trường mình muốn vào học thì còn rất nhiều bạn phân
vân với các suy nghĩ như:
 Bây giờ gia cảnh nhà mình không được tốt thì liệu mình nên đi
học tiếp đại học hay cao đẳng không?
 Mình muốn đi nghĩa vụ quân sự sau khi học hết 12 nhưng mình
lại sợ quên hết kiến thức cấp 3 khi học đại học.
6
 Bản thân mình thấy mình học không tốt lắm thì mình nghỉ học đi
học nghề, đi làm luôn có ổn không?
 Mình không biết bản thân mình thích gì, muốn là gì và muốn trở
thành người như thế nào,....
 Mình và người yêu đã yêu nhau lâu rồi, cả hai gia đình đều
khuyến khích kết hôn và sẽ cho hai đứa một số vốn để làm ăn.
Mình có nên nghỉ học để lập gia đình sớm không?
 Liệu có nên đi du học không?
 Một số hướng tương lai của thanh niên: Gồm 4 hướng phổ biến
Ưu điểm Nhược điểm
Học cao  Được cung cấp những tri  Tiếp tục học có nghĩa
đẳng, thức và kỹ năng cần thiết là tiếp tục cuộc sống
đại học cho cuộc sống của người phụ thuộc vào cha
trưởng thành, mở cửa cho mẹ và ít kinh nghiệm
họ bước vào tầng lớp tri thực tiễn. Điều mà
thức của xã hội. nhiều thanh niên
 Đồng nghĩa với việc học sẽ không mong muốn.
có công việc yêu thích và  Phần lớn thời gian
cuộc sống đảm bảo. đào tạo của học Đại
 Mở rộng mối quan hệ, có học là lý thuyết nhiều
điều kiện giao lưu và tiếp hơn về thực hành,
xúc với nhiều người. làm người học khó
 Phần lớn mặt bằng chung tiếp thu.
thu nhập của những người
học Đại học cao hơn so với
hướng học nghề.
 Đa phần các nhà tuyển
dụng sẽ ưu tiên tuyển
những người có bằng cấp
và được đào tạo chính quy,
bài bản.
Đi làm  Mang lại thu nhập ngay.  Không có nhiều cơ
lập  Người thanh niên sẽ cảm hội nghề nghiệp để
nghiệp thấy tự chủ và thực sự lựa chọn, không có
trưởng thành. cơ hội phát triển bản
 Công việc còn mang lại thân và thu nhập thấp
kinh nghiệm sống và các nếu không có kiến
kỹ năng thực tiễn khác. thức chuyên môn.
Học  Thời gian đào tạo ngắn,  Theo thực tế của xã
nghề chi phí đào tạo thấp, cơ hội hội thì hầu như theo
việc làm sau khi ra trường học nghề thì sau khi
cũng khá cao. học xong công việc

7
 Được thực hành các điều sẽ vất vả hơn so với
đã học ngay trên thực tế những người lao
nên giúp người học tiếp động trí óc của học
thu nhanh chóng và nắm Đại học.
bắt kỹ năng ngắn hơn.  Mức thu nhập có thể
coi là thấp hơn tùy
từng vị trí.
 Công việc và ngành
nghề.
Tham  Trong môi trường quân  Giờ giấc, kỷ luật và
gia đội, thanh niên lại có cơ cường độ tập luyện
nghĩa hội rèn luyện thân thể, ý cao khiến nhiều
vụ trí, tính kỷ luật, tình thần thanh niên cảm thấy
quân sự đồng đội, lòng dũng cảm thật khó khăn.
và tinh thần yêu nước.  Việc phải phục tùng
tuyệt đối mệnh lệnh
của cấp trên thực sự
là thử thách đối với
những người có lối
sống tự do.
 Dù là lực chọn con đường nào thì sự rèn luyện nhân cách, việc xác định
mục tiêu phấn đấu rõ ràng, sự nỗ lực vươn lên, tính ham học hỏi đều rất
cần thiết cho sự thành công của mỗi người thành niên. Mỗi người sẽ có
những định hướng phù hợp riêng cho bản thân và lựa chọn con đường nào
tốt nhất cho mình. Mỗi hướng đi sẽ có những kết quả khác nhau nhưng
điều quan trọng là sự đam mê và cần nỗ lực hết sức với lựa chọn đó.

3. Chọn nghề, tìm việc và học việc


3.1. Chọn nghề
Bước vào tuổi thanh niên, mỗi người phải tự đặt cho mình việc chọn nghề để
chuẩn bị cuộc sống tự lập. Đây là vấn đề hệ trọng khi vào đời và là một trong
những vấn đề thực tiễn đầu tiên người thanh niên cần giải quyết.
PGS. TS Trần Thành Nam đưa ra năm nguyên tắc chọn nghề:
 Nguyên tắc 1: Chỉ nên chọn nghề phù hợp với sở thích và hứng thú của bản
thân.
 Nguyên tắc 2: Chỉ nên chọn nghề mà bản thân có đủ điều kiện đáp ứng:
- Năng lực đáp ứng được các yêu cầu của nghề nghiệp.
- Tính cách phù hợp với tính chất của lao động của nghề nghiệp.
- Sức khoẻ phù hợp, đảm bảo với cường độ và tính chất lao động.
- Điều kiện, hoàn cảnh gia đình đáp ứng được chi phí đào tạo, nuôi
dưỡng nghề….

8
 Nguyên tắc 3: Chỉ chọn ngành, chọn nghề khi đã có hiểu biết đầy đủ về
ngành/nghề (điều kiện, xu hướng phát triển, môi trường, tính chất, khó khăn,
thách thức...).
 Nguyên tắc 4: Không chọn nghề mà xã hội không còn nhu cầu.
 Nguyên tắc 5: Chọn nghề đáp ứng được những giá trị mà bản thân coi là
quan trọng và có ý nghĩa.
Những thanh niên trẻ cần phải biết được khả năng, thiên hướng và tố chất
của mình. Đồng thời hiểu rõ những yêu cầu, nội dung, điều kiện và xu hướng phát
triển của các ngành nghề trong xã hội. Trên cơ sở đó lựa chọn nghề phù hợp nhất
với bản thân. Việc chọn nghề là một hoạt động định hướng về giá trị, định hướng
cuộc sống khi con người đã thực sự có ý thức về bản thân mình. Đó là dấu hiệu của
sự trưởng thành qua giáo dục và tự giáo dục.
Gia đình, nhà trường cũng như dư luận xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến việc
chọn nghề của thanh niên. Các nhóm bạn bè, các tập thể trong trường, trong lớp
của học sinh, sinh viên cũng có tác động không nhỏ tới quyết định chọn nghề của
tuổi trẻ. Chính những ảnh hưởng này cũng gây một số hệ lụy không nhỏ đến quyết
định chọn nghề của thanh niên. Trên thực tế ở nước ta hiện nay, thanh niên 18 tuổi
hầu như chưa có nhận thức đầy đủ về những lĩnh vực ngành nghề mình chọn. Phần
lớn các bạn chọn ngành nghề theo ý kiến của cha mẹ, gia đình hoặc theo trào lưu
xã hội, chọn theo bạn bè.
 Một số dẫn chứng cụ thể:
 Theo Nguyễn Thị Thu Hương, sinh viên năm 3 Trường ĐH Kinh tế
TP.HCM, kể: “Hồi nhỏ mình ước mơ sau này trở thành cô giáo nhưng khi
học xong lớp 12, ba mẹ không cho mình thi vào ngành sư phạm. Ba mẹ nói,
mình hãy chọn trường nào ngành kinh tế mà học mới có tương lai chứ làm
cô giáo lương ba cọc, ba đồng làm sao cuộc sống khấm khá nổi. Giờ theo
học ngành kinh tế nhưng thú thật mình không có khả năng bươn chải và
nhạy bén với thị trường nên không biết sau này cuộc sống có tốt như kỳ
vọng của ba mẹ không nữa”. (Theo Báo Lao Động)
 Minh Anh hiện đang là sinh viên năm 2, Đại học Kinh tế thuộc Đại học
Quốc gia Hà Nội - 1 trong những trường TOP về kinh tế bên cạnh Đại học
Kinh tế Quốc dân hay Học viện Tài chính. Tuy là sinh viên nhưng giờ đây,
Minh Anh đang sống trong cảnh thức khuya dậy sớm khi vừa phải đối đầu
với kì thi giữa kỳ ở trường, vừa ôn lại kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi đại
học sắp tới. Minh Anh tâm sự: “Sau khi tốt nghiệp THPT, em và ba bạn
cùng lớp quyết định cùng nhau thi vào trường Kinh tế. Một phần là vì trường
cũng là trường được cho là "hot" trong nhiều năm, một phần bọn em cũng
muốn học cùng nhau, có thể tiếp tục chơi với nhau, sau này lại còn làm cùng
ngành nữa thì rất vui. Tuy nhiên học xong năm đầu tiên em cảm thấy khá áp
lực, có phần buồn và chán nản vì đó không phải là ngành học mình yêu
thích. Em quyết định năm nay thi lại vào Đại học Y nhưng cũng rất hoang
mang vì không biết có đỗ không”. (Theo Báo Tuổi Trẻ)
9
 Vì chọn sai ngành nghề mà nhiều bạn trẻ khi đi học không hạnh phúc, không
nghiêm túc và đa số tốt nghiệp với bằng trung bình hoặc bỏ học. Đau đớn nhất
là mất niềm tin vào bản thân, tâm lý chán nản, mông lung với tương lai của
chính mình , thất nghiệp, không phát triển nghề nghiệp, lãng phí thời gian,
công sức, tiền bạc… Hay trên thực tế có những bạn chấp nhận học những
ngành nghề mình không yêu thích, hứng thú nhưng khi cầm tấm bằng ra trường
các bạn lại làm ở những lĩnh vực không liên quan đến ngành học của mình.
Thực trạng làm “ trái ngành” rất phổ biến ở hiện nay.
Hoạt động giáo dục hướng nghiệp của nhà trường hiện nay chưa hiệu quả,
việc giáo dục, định hướng nghề nghiệp cho con cái của cha mẹ trong gia đình hiện
nay cũng chưa được quan tâm đúng mức đã không giúp được gì nhiều cho thanh
niên trong công việc quan trọng này (Phan Mạnh Hà, 2011)
3.2. Tìm việc và học việc
Ở thanh niên tuổi 18 ngoài lựa chọn bước vào cánh cổng đại học ra thì còn
rất nhiều con đường khác cho các bạn không muốn cũng như gặp một số vấn đề
riêng (điều kiện gia đình, học lực, ngành nghề không cần bằng đại học,...) không
thể vào đại học. Nhưng hầu hết thanh niên không vào đại học sẽ đi theo 2 hướng
chính: tìm việc và học việc.
Tuy nhiên những thanh niên quyết định đi làm luôn ngay sau khi tốt nghiệp
phổ thông, không trải qua đào tạo kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp gặp không ít khó
khăn trong quá trình tìm việc:
 Không xác định và không định hình được sẽ làm công việc gì và tìm việc
như thế nào.
 Xin việc theo sự giới thiệu của người quen, bạn bè, quảng cáo,…
 Tỉ lệ cạnh tranh cao.
 Cạnh tranh với cả những người có kinh nghiệm, có tay nghề lâu năm.
 Không đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động
 Một số doanh nghiệp hay người thuê sẽ yêu cầu ứng cử viên phải có kinh
nghiệm, tay nghề, kĩ năng mềm,… nhưng đây lại là những điểm yếu của thanh
niên mới tốt nghiệp phổ thông, chưa được trải nghiệm và tiếp xúc với các lĩnh
vực công việc.
 Dễ bị người khác trục lợi và lừa đảo
 Đồng ý với những điều kiện lao động không bình đẳng: làm thử 3 tháng không
lương, nếu nhà tuyển dụng “thấy được” thì sẽ kí hợp đồng tuyển dụng chính
thức.
 Sa vào bẫy với những trang mạng tuyển nhân viên bán hàng online, “ việc
nhẹ lương cao”.
 Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra nạn thất nghiệp ở người trẻ
tuổi.
Có thể thấy thanh niên trẻ tuổi không bằng cấp, kinh nghiệm gặp khá nhiều
rủi ro trong tìm việc. Chính vì vậy các bạn trẻ cần phải tìm cách khắc phục bằng
10
cách trang bị cho bản thân một số kỹ năng xã hội, học một số kiến thức và kỹ
năng nghề nào đó trước khi đi làm.
Đăng ký học nghề tại các trường dạy nghề để được đào tạo bài bản sau đó đi
làm và dần dần nâng cao tay nghề để thành thạo hơn. Thời gian học nghề khá
ngắn, tầm 3 – 8 tháng tùy vào từng công việc. Do đó trong thời gian trải nghiệm
bạn dễ thay đổi nghề hơn nếu nhận thấy công việc chưa thật sự phù hợp, hay
cũng có thể chọn những người lành nghề để học hỏi, tiếp thu những kỹ năng,
kiến thức nghề nghiệp mới, thực hành rèn luyện bản thân. Một số ngành nghề
hiện nay không nhất thiết cần đến bằng đại học hay những nghề thanh niên
chọn mà các trường đại học chưa đào tạo thì việc lựa chọn học việc thay vì học
đại học cũng là một hướng đi khá tốt.
Ví dụ: may vá, sửa xe, nấu ăn, làm đẹp, spa,...
Ngoài học hỏi những kỹ năng, thao tác làm nghề ra thanh niên còn cần phải
hiểu rõ giá trị và đạo đức nghề nghiệp. Hầu hết thanh niên rất sáng dạ và nhanh
nhẹn. Họ có khả năng tiếp thu, lĩnh hội các tri thức và kỹ năng nghề nghiệp
phức tạp nhất. Điều quan trọng là yêu thích nghề lựa chọn, ham học hỏi và rèn
luyện đạo đức nghề nghiệp. Vấn đề rèn luyện cái tâm, cái đức trong bất kỳ công
việc gì bao giờ cũng là vấn đề quan trọng nhất.
Ví dụ: về đạo đức nghề nghiệp kế toán, kế toán phải giữ bí mật các thông tin
liên quan đến tài chính, thông tin ngân hàng của doanh nghiệp, cùng với mã số
thuế và tài khoản ngân hàng của nhân viên. Ngoài ra kế toán cũng cần tuân theo
các quy tắc và thủ tục để giảm thiểu rủi ro pháp lý, thường xuyên cập nhật các
quy định và chính sách mới.
Kinh doanh buôn bán thì không lừa lọc khách hàng, đặt lợi ích khách hàng
lên hàng đầu.
 Như vậy, trong giai đoạn tuổi thanh niên, con người chọn nghề và học những
tri thức, kỹ năng, các nguyên tắc đạo đức cơ bản của nghề. Khi tìm được việc
làm rồi thì thanh niên bắt đầu giai đoạn thích ứng với công việc và môi trường
làm việc mới. Các phẩm chất nhân cách, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp và kỹ
năng xã hội là những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến khả năng thích ứng
với công việc mới của thanh niên.

4. Các mối quan hệ giao tiếp và quan hệ thân tình


4.1. Các mối quan hệ giao tiếp
4.1.1. Giao tiếp với người lớn
 Cha mẹ
 Nội dung giao tiếp:
 Những vấn đề tương lai, đặc biệt là vấn đề lập nghiệp.

11
 Với riêng người cha, thì thanh niên thường sẽ thảo luận nhiều về
những kế hoạch quan trọng và những biện pháp để đạt các mục đích
đề ra, những khó khăn liên quan tới học tập.
 Với riêng người mẹ, thì thanh niên thường sẽ thảo luận nhiều về
những vấn đề thường ngày của cuộc sống, thái độ, quan điểm và
những tình cảm nảy sinh. (Phạm vi giao tiếp của thanh niên với người
mẹ thường rộng hơn so với người cha)
 Nguyên nhân thanh niên giao tiếp với cha mẹ:
 Mong muốn có được sự thông hiểu của cha mẹ - đây là điều có vị trí
quan trọng nhất đối với thanh niên trong bước đường tự xác định, tìm
việc cũng như tìm người yêu (Theo Kuragina I.IU., Koliuxki V.N.,
2005)
 Mong muốn cha mẹ “trở thành những người bạn và những người có
thể đưa ra những lời khuyên chân thành và có ích” (Theo Kuragina
I.IU., Koliuxki V.N., 2005)
 Đa số các thanh niên khi được hỏi tới đều cho rằng gia đình luôn là
nơi các em cảm thấy tự tin và yên tâm hơn cả.
 Ngoài ra thanh niên còn giao tiếp với những người lớn khác như: thầy cô
giáo, cha mẹ của bạn thân, những người họ hàng => Thanh niên cần tới sự
giúp đỡ, sự chia sẻ kinh nghiệm và làm việc của họ.
 Tác động: Giao tiếp với người lớn vẫn có ảnh hưởng quan trọng đối với quá
trình tự xác định và hình thành nhân cách của thanh niên, đặc biệt là giao
tiếp với cha mẹ.
 Lưu ý,
 Mối quan hệ với người lớn tuy tin cậy nhưng vẫn giữ một khoảng
cách nhất định.
 Nội dung của giao tiếp rất có ý nghĩa với thanh niên nhưng đó không
phải là trao đổi thân tình.
 Giao tiếp với người lớn không thật sự giúp các em tự khám phá bản
thân hay cảm thấy gần gũi thật sự về mặt tâm lí.
 Ý kiến nhận được từ phía cha mẹ, người lớn cần được các em sàng
lọc và kiểm tra trong giao tiếp bình đẳng với bạn bè trước khi được
tiếp nhận.
Ví dụ:
 Một số bộ phận bố mẹ có xuất thân từ những vùng quê lạc hậu, cổ hủ có thể
nhờ làm mai mối, hối thúc con cái của mình kết hôn sớm/nhanh có con, có
cháu…
 Một số gia đình có nguồn thu nhập chính từ công việc lao động chân tay có
thể ngăn cản con/cháu không nên học cao/học quá nhiều hoặc học đại học
mà giới thiệu con cháu mình nên đi làm lao động chân tay/ xuất khẩu lao
động ở những nước phát triển…

12
Nên quan tâm tới những lưu ý đã được đề cập ở trên: Vì mối quan hệ giao
tiếp với người lớn không phải là mối quan hệ giao tiếp thân tình (thanh niên không
thật sự cởi mở, không thể hiện được toàn bộ “cái tôi thật chất” của bản thân) và
giữa thanh niên với người lớn không có quá nhiều điểm chung về quan điểm sống
(bởi môi trường lớn lên, hoàn cảnh sống trong bối cảnh lịch sử - xã hội như thế
nào…). Thế nên nếu phạm phải những lưu ý trên thì giữa thanh niên và người lớn
có thể xảy ra hiểu nhầm hoặc tranh cãi gây mất lòng không đáng có.
4.1.2. Giao tiếp với bạn bè
 Nội dung giao tiếp:
 Những vấn đề về giao tiếp cá nhân thân tình, theo kiểu rãi bầy, xưng
tội, thú nhận, truyền đạo.
 Những tình cảm, ý nghĩ, sở thích, đam mê của bản thân.
 Những nỗi thất vọng lớn nhất, về mối quan hệ bạn bè khác giới và về
nhiều vấn đề bí mật khác.
 Về cuộc sống thực chứ không phải phác thảo về tương lai.
 Nguyên nhân thanh niên giao tiếp với bạn bè:
 Có được sự thông hiểu lẫn nhau, sự gần gũi nội tâm, chân tình và cởi
mở.
 Khi giao tiếp với bạn bè, “cái tôi thật chất” của thanh niên mới thật sự
được bộc lộ tối đa
 Tác động: Giao tiếp với bạn bè có vai trò quan trọng đối với sự hình thành
cái Tôi của thanh niên. Nhờ loại giao tiếp này, thanh niên dần biết chấp nhận
và tôn trọng bản thân.
4.2. Các mối quan hệ thân tình
4.2.1. Tình bạn
 Khái niệm: Tình bạn là mối quan hệ gần gũi, dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau,
sự gắn bó và các sở thích chung. Trong tình bạn, con người có thể trải lòng
mình và trở thành chính mình ở một mặt nào đó (quan điểm, nhận thức, tình
cảm, hành vi). Tình bạn thường nảy sinh, hình thành và phát triển trong
những hoat động chung.
 Đối tượng giao tiếp là những ai?
 Những người đã từng học cùng, làm việc cùng, hay cùng phục vụ trong quân
đội (đa số đối với nam). Tuy nhiên, không phải ai cùng nhau hoạt động trong
lĩnh vực nào đó đều trở thành bạn bè.
 Những người có những điểm giống nhau về một hoặc một số điểm trong: sở
thích, tuổi tác, thành phần xã hội, giới tính, trình độ văn hoá, giá trị sống,
quan điểm xã hội.
 Tình bạn có vai trò quan trọng trong đời sống tình cảm của thanh niên
4.2.2. Tình yêu
Thế nào là một mối quan hệ tình yêu healthy?
 Tôn trọng bản thân và đối phương
13
 Gắn bó lẫn nhau nhưng vẫn phải tôn trọng nhau: hoà chung làm một
nhưng vẫn phải giữ được bản sắc riêng
 Nguyên nhân thanh niên cần có tình yêu: Vì thanh niên có các nhu cầu xã
hội về tình cảm ấm áp, sự thông hiểu, sự gắn bó tâm hồn, tính trách nhiệm
và cùng theo đó là sự cuốn hút, hấp dẫn lẫn nhau về mặt sinh học.
 Vấn đề thường gặp trong tình yêu của thanh niên: mẫu thuẫn giữa nhu cầu
tình cảm, sự gắn bó yêu thương với những ham muốn tính dục
Nhiều khi bản thân thanh niên cũng không hiểu tại sao ta yêu thương
người này nhưng lại cứ bị hấp dẫn tình dục bởi người khác?
 Nhu cầu tình dục thông thường cùng nhận thức xã hội, thẩm mỹ và
đạo đức ở thanh niên đã phát triển đến độ cao.
 Sự mơ mộng và lãng mạn đặc trưng của tuổi trẻ: các em gắn cho tình
yêu một ý nghĩa thiêng liêng, trong sáng và cố gắng ứng xử đúng với
ý nghĩ cao đẹp của mình.
 Sự chín muồi tính dục diễn ra vô cùng mạnh mẽ (đặc biệt là ở các em
nam, đôi khi lại thúc đẩy những hành vi bản năng vô thức, khiến các
em dễ bị cuốn hút bởi những đối tượng hấp dẫn (không phải người
yêu của mình)
 Tác động: Tình yêu giúp thoả mãn nhu cầu giao tiếp thân tình của thanh
niên một cách đầy đủ.
 Lưu ý: Việc thanh niên yêu ai và yêu như thế nào có thể ảnh hưởng mạnh
mẽ tới đời sống tình cảm của con người ở tuổi trưởng thành.
Ví dụ: Nếu thanh niên trải qua một mối tình với đầy đủ những khung bậc cảm xúc,
sự thăng hoa trong tình yêu cũng như là một mối quan hệ lành mạnh thì khả năng
cao thanh niên này sẽ trở nên chính chắn và có đủ kinh nghiệm cũng như trải
nghiệm ở tuổi trưởng thành. Và ngược lại, nếu thanh niên trải qua một mối quan hệ
độc hại, mang đầy tính tiêu cực trong quá khứ thì không ít nhiều sẽ gây trở ngại
cho những mối quan hệ ở tuổi trưởng thành. Thanh niên có thể trở nên e dè hơn, tự
ti, luôn trong tâm thế phòng vệ, lo sợ bản than sẽ bị ruồng bỏ hoặc bỏ rơi.
4.2.3. Vấn đề tình dục ở tuổi thanh niên
 Xã hội ngày trước có gì khác với ngày nay
 Sự khác biệt giữa XH ngày trước và XH ngày nay:
 Trước đây, phần lớn mọi người coi tình dục là một chủ đề đáng
xấu hổ và tình dục trước hôn nhân là hành vi trái đạo đức.
 Ngày nay, quan niệm về tình dục đã thay đổi đáng kể, đa số mọi
người đều nhận thức rằng đây là nhu cầu thiết yếu chứ không phải
là 1 chủ đề xấu hổ cần né tránh như trước nữa. Cũng như nhìn
nhận tình dục trước hôn nhân không phải là 1 tội ác đáng lên án
mà điều đó phụ thuộc vào sự lựa chọn lối sống của cá nhân mỗi
người.

14
 Nguyên nhân:
 Sự xuất hiện và phổ biến rộng rãi các phương tiện dụng cụ tránh
thai (bao cao su nam/nữ, thuốc tránh thai hằng ngày/cấp tốc,
phương pháp đặt vòng tránh thai, miếng dán tránh thai,…)
 Các phương tiện truyền thông đại chúng, các kênh truyền hình cáp
cởi mở hơn khi đề cập tới vấn đề này.
Ví dụ: Chiến dịch truyền thông SexED:VERTISING cùng bạn trẻ "cởi nút" về tình
dục an toàn
 Sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc thể hiện nhu cầu tình dục:
 Nam thanh niên đa số ý thức được tương đối rõ ràng cụ thể nhu cầu quan hệ
tình dục của mình.
 Nữ thanh niên thì có nhiều khác biệt cá nhân: một số cô gái cũng cảm thấy
những cảm giác và nhu cầu tình dục mạnh mẽ như các chàng trai. Nhưng
phần lớn phái nữ cảm thấy có nhu cầu tình cảm gắn bó, yêu thương, được
tôn trọng, khích lệ, quan tâm, săn sóc rõ ràng hơn là bản thân nhu cầu quan
hệ tình dục.
 Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt giữa nam và nữ:
 Nam giới thường có ham muốn tình dục nhiều hơn phụ nữ: trong khi phần
lớn phụ nữ sẽ bước vào giai đoạn mãn kinh sau tuổi 50 dẫn tới những suy
giảm về ham muốn tình dục thì đàn ông trưởng thành dưới 60 có nhu cầu
tình dục khá thường xuyên.
 Đàn ông có đam mê tình dục lớn hơn: đàn ông thường ham muốn quan hệ
tình dục nhiều hơn phụ nữ từ khi bắt đầu yêu đến nhiều năm sau đó. Thậm
chí trong một số trường hợp đàn ông còn có xu hướng tìm đến các biện pháp
tình dục không lành mạnh và bất hợp pháp để thỏa mãn nhu cầu.
 Sự khơi dậy ham muốn tình dục của nữ giới phức tạp hơn: các xúc cảm
trong quá trình quan hệ tình dục của phụ nữ khá phức tạp và không nhất
thiết phải là sự tiến triển như đàn ông là kích động, hứng thú, đỉnh điểm và
trở lại bình thường. Đối với phụ nữ, việc hưng phấn thể chất có thể đi trước
trải nghiệm tâm lý của ham muốn, trong khi đàn ông thì ham muốn đi trước
hưng phấn.
 Ham muốn tình dục của phụ nữ chịu ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố văn hóa
xã hội: thái độ, sự thể hiện cũng như ham muốn tình dục của phụ nữ chịu
nhiều ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài hơn so với nam giới.
 Sự khác biệt về thời gian đạt cực khoái: theo nghiên cứu thì đàn ông mất 4
phút từ khi bắt đầu giao hợp đến lúc xuất tinh, trong khi phụ nữ lại mất hơn
10 phút mới có thể đạt được cực khoái. Bên cạnh đó thì khả năng đạt cực
khoái của phái nữ cũng thấp hơn nhiều so với nam giới với chỉ khoảng 1/3
số lần giao hợp.

15
4.2.3.1. Một số nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ tình dục sớm
Thực trạng đáng báo động: Chỉ trong 6 năm, tỉ lệ quan hệ tình dục của của trẻ vị
thành viên trước 14 tuổi tăng gấp 2 lần, từ 1,45% (năm 2013) lên mức 3,51%
(năm 2019). (Theo Báo Thanh niên).
 Giáo dục
 Những thanh thiếu niên thất học hoặc học kém thường tìm đến tình dục như
một cách thể hiện bản thân. Trong khi đó những thanh niên được giáo dục và
học hành bài bản thường có khuynh hướng quan hệ tình dục muộn hơn.
 Ở Việt Nam hiện nay, việc triển khai, giảng dạy về giáo dục giới tính, bao
gồm cả vấn đề tư vấn giới tính và tình dục không được chú trọng đúng mực.
Điều này khiến trẻ vị thành viên không thể trang bị kiến thức cần thiết về
quan hệ tình dục, tác hại nguy hiểm của việc quan hệ tình dục sớm...
 Cách khắc phục:
 Đưa giáo dục giới tính trở thành một bộ phận trong chương trình giáo
dục nhằm để trang bị kiến thức về giới tính cũng như sức khoẻ tình
dục dành cho học sinh trong độ tuổi thanh thiếu niên.
 Cần bổ sung thêm tư vấn giới tính và tình dục vào trong tư vấn tâm lí
học đường.
 Mối quan hệ trong gia đình
 Những bạn trẻ có xu hướng quan hệ tình dục sớm thường có mối quan hệ
giao tiếp khá lỏng lẻo với cha mẹ. Trái lại, giao tiếp có “chất lượng” sẽ tạo
nên sự hài hoà trong việc biết kiềm chế tình dục. (Dựa trên các nghiên cứu
tìm hiểu ảnh hưởng qua lại giữa mối quan hệ cha mẹ - con cái với hành vi
tình tình dục của thanh thiếu niên).
 Nhiều trường hợp cha mẹ hay chọn cách né tránh hoặc cấm đoán khi cuộc
nói chuyện xuất hiện những chủ đề có liên quan đến tình dục thường dễ
khiến cho con trẻ bị bức bối, khó chịu, nảy sinh mâu thuẫn và dẫn đến
những hệ luỵ đáng tiếc.
 Cách khắc phục:
 Tại nhà, bố mẹ nên dành thời gian trò chuyện tâm sự, giữa mẹ với con
gái, bố với con trai. Cởi mở hơn trong các cuộc nói chuyện khi có chủ
đề tình dục xen ngang nhằm mục đích để hiểu và phòng tránh chứ
không phải né tránh và cấm đoán cực đoan theo chiều hướng tiêu cực.
 Cho con tham gia các lớp ngoại khóa, sinh hoạt chủ đề, phòng tư vấn
về giáo dục giới tính tuổi vị thành niên từ sớm. Trang bị cho con trẻ
kỹ năng sống và biết cách từ chối trước những đòi hỏi hoặc dụ dỗ từ
bạn tình, những cách ứng xử hợp lý trong mọi tình huống để giúp con
tránh được những nguy cơ có thể đến với chúng.
 Những yếu tố sinh học.
 Do tuổi dậy thì bắt đầu sớm hơn so với thế hệ trước. Có thể do các yếu tố
như dinh dưỡng, tâm lý, môi trường sống... ("Khi trẻ dậy thì sớm hơn thì sẽ
dẫn đến khả năng quan hệ tình dục sớm hơn" - Bác sĩ chuyên khoa 2 Lâm

16
Hiếu Minh, Phòng khám Tâm lý, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM chia
sẻ).
 Đối với thanh thiếu niên trong giai đoạn dậy thì, các tuyến sinh dục hoạt
động tích cực và tính trội của giới tính xuất hiện theo hiệu ứng hoạt động
của hormone giới tính. Cùng với đó, chức năng sinh sản theo từng giới cũng
được hình thành để duy trì nòi giống => dậy thì sớm => quan hệ tình dục
sớm.
 Mạng xã hội.
 Gây áp lực đối về tiêu chuẩn hình mẫu “vẻ đẹp tình dục”: Mạng xã
hội thường tạo ra áp lực về việc trông giống các người nổi tiếng,
người mẫu và những hình mẫu về vẻ đẹp về tình dục. Điều này có thể
dẫn đến việc tự ti ở những người trẻ tuổi và họ có thể cảm thấy cần
phải “tương tác tình dục” sớm để chạy theo kịp những tiêu chuẩn này.
Ví dụ: Quảng cáo web đen, những đường link trá hình vào web 18+; những
KOL/Influencer hoặc những Content Creator lạm dụng những yếu tố liên quan tình
dục đển làm content bẩn…
 Thúc đẩy sự tiếp xúc và giao tiếp trực tuyến: Mạng xã hội cung cấp
một phương tiện dễ dàng để giao tiếp và kết nối với những người
khác, thậm chí là những người mà ta không hề quen biết. Điều này có
thể dẫn đến việc thanh niên tiếp xúc với những người có ý đồ xấu, dẫn
đến nguy cơ của quan hệ tình dục sớm hoặc lạm dụng/quấy rối tình
dục trực tuyến.
Kết quả điều tra của UNICEF năm 2016 cho thấy, 74% trẻ em và trẻ vị thành niên
ở Việt Nam tin rằng các em có nguy cơ bị xâm hại tình dục hoặc bị lợi dụng trên
mạng. Một thực trạng đáng lo ngại là số tuổi của trẻ em bị xâm hại qua mạng
ngày càng trẻ hoá. (Theo Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam).
4.2.3.2. Mang thai và sinh con sớm
 Thực trạng: Theo báo cáo của Quỹ Dân số Liên hợp quốc 2022 (UNFPA),
Việt Nam thuộc nhóm 20 nước có tỷ lệ nạo phá thai vị thành niên cao nhất
thế giới. Hàng năm tại Việt Nam có khoảng 300.000 ca nạo phá thai, trong
số này 30% là ở độ tuổi 15-19 với 70% là học sinh, sinh viên. (Theo Bộ y tế
Việt Nam).
 Nguyên nhân:
 Dậy thì sớm + không được trang bị về kiến thức giáo dục giới tính: Ở độ
tuổi này, thanh niên bắt đầu xuất hiện chức năng tình dục, sinh sản, nhu cầu
tình dục xuất hiện nhưng phần lớn lại không đủ kĩ năng để kiểm soát ham
muốn tình dục, không được trang bị về kiến thức phòng tránh thai an toàn
nên thường quan hệ tình dục trước độ tuổi được các chuyên gia khuyến cáo.
 Quan niệm lệch lạc về tình dục: Một số thanh niên có suy nghĩ lệch lạc về
việc quan hệ tình dục như “chơi không bao mới là ngầu”, “bầu thì về nhà

17
anh nuôi”, vân vân,… nên tình trạng bỏ nhà, bỏ gia đình chạy theo tiếng gọi
của con tim để sống thử ngày càng tăng cao.
 Vấn nạn tảo hôn (vùng cao Việt Nam): Tình trạng tảo hôn đang là một vấn
đề nhức nhối, cản trở tiến trình nâng cao chất lượng dân số, chất lượng cuộc
sống của mỗi người, mỗi gia đình, toàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi và
cả đất nước. Tình trạng này xuất hiện nhiều nhất ở ùng núi Tây Bắc Việt
Nam.
 Thực trạng vấn nạn tảo hôn: Tỷ lệ người dân tộc thiểu số tảo hôn
được công bố khiến cả nhà quản lý và người làm công tác dân số hết
sức bất ngờ - năm 2014 với 26,6% và tới tận năm 2019 con số đó vẫn
duy trì với mức cao ngát ngưỡng là 21,9%. (Theo web
dangcongsan.vn)
 Hậu quả:
Theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) mỗi năm có khoảng 16 triệu trẻ em
gái từ 15 - 19 tuổi sinh con, cứ 10 trẻ vị thành niên thuộc nhóm này thì 9 người
đã lập gia đình. Các biến chứng khi mang thai và khi sinh tiếp tục là những
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ với các em gái tuổi 15 - 19 ở các nước
có thu nhập thấp và trung bình. (Theo Bộ y tế Việt Nam).
 Đối với cá nhân các nam, nữ thanh niên:
 Làm cha mẹ sớm dễ bị căng thẳng, khủng hoảng tâm lý, tổn thương
tình cảm và thiếu điều kiện tốt trong cuộc sống, đặc biệt là ở người
mẹ với hiện tượng trầm cảm sau sinh. Đây là nguyên nhân dẫn đến
những hành động đáng tiếc xảy ra như tự tử,…
 Những biến chứng do phá thai không an toàn nếu không được xử
lý kịp thời không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng
đến chức năng sinh sản về sau. Nguy cơ vô sinh hiếm muộn về sau
là rất cao.
 Mặc khác, khi mang thai ngoài ý muốn, nếu phát hiện sớm thì
những thanh niên này thường dắt nhau đến những "dịch vụ phá
thai không an toàn" để bỏ thai, từ đó gây ra những biến chứng
nặng nề như sót nhau, sót màng, băng huyết, thủng tử cung, thậm
chí là đe dọa tính mạng.
 Đối với những đứa con khi được sinh ra ngoài ý muốn:
 Con của các bà mẹ vị thành niên thường có tỉ lệ nhẹ cân, bệnh tật,
suy dinh dưỡng, sinh non và tử vong cao gấp nhiều lần so với con
của các bà mẹ tuổi trưởng thành.
 Đặc biệt là người mẹ dễ bị trầm cảm khi mang thai và sau sinh, họ
có thể trở nên điên loạn, bạo hành, đánh đập hoặc tệ nhất giết chết
đứa con do mình đứt ruột sinh ra.
 Nếu phát hiện muộn khi thai đã lớn thì có trường hợp để sanh bình
thường nhưng sau đó cho con vào trại trẻ mồ côi hoặc cho người

18
khác nuôi => đứa trẻ lớn lên trong môi trường không được trọn
vẹn về tình yêu thương.
 Đối với kinh tế – xã hội
 Khi có thai ở tuổi vị thành niên phải gián đoạn việc học hành, khó
khăn về kinh tế và không kiếm được việc làm, dẫn trẻ vị thành
niên vào con đường bế tắc.
 Hạnh phúc gia đình có thể bị rạn nứt, dễ lâm vào cảnh éo le, ảnh
hưởng đến tương lai của trẻ vị thành niên. Tỷ lệ ly hôn cao, dễ bị
phân biệt đối xử.
 Nhiều trường hợp bạn trai trốn tránh trách nhiệm, ruồng bỏ, gia
đình và xã hội không chấp nhận dẫn đến người mẹ dễ bị căng
thẳng và khủng hoảng tâm lý.
 Cách khắc phục:
 Phòng tránh, rà soát.
 Trường học cần đưa giáo dục giới tính trở thành một môn học chính
thức trong chương trình giáo dục => nhằm trang bị đầy đủ các kiến
thức về phòng tránh cũng như nhìn nhận quan hệ tình dục là chủ đề
cần cởi mở hơn để nói về (để tránh trường hợp cấm đoán hay bài trừ
tiêu cực).
 Gia đình, cha mẹ cần dạy dỗ cũng như hướng dẫn, trò chuyện nhiều
hơn cùng con trẻ để biết thêm về các mối quan hệ khác của con (tình
bạn, tình yêu) để theo dõi sát sao, kiểm soát đúng cách, phòng tránh
các tình huống đáng tiếc có thể xảy ra.
 Bản thân các thanh niên cần phải học cách yêu thương và bảo vệ
chính mình. Chỉ giữ những mối quan hệ chất lượng quanh mình, thanh
lọc bớt những mối quan hệ kém chất lượng hay những kẻ có ý đồ xấu
với bản thân.
 Xử lí, khắc phục hậu quả: Trường hợp nữ thanh niên có thai: thanh niên
có thể chọn giữ hoặc phá thai.
 Khi thanh niên chọn giữ thai và sinh con:
 Tập trung vào việc chăm sóc và nuôi dưỡng đứa con, thúc đẩy
giá trị và phẩm chất đạo đức cho con bạn: Đảm bảo rằng bạn
cung cấp cho con bạn một môi trường ấm áp, an toàn và yêu
thương. Hãy dành thời gian để chăm sóc, nuôi dưỡng và phát
triển cả về sức khoẻ thể chất và tinh thần cho đứa con. Dạy cho
con bạn về giá trị và phẩm chất đạo đức quan trọng như lòng
nhân ái, trung thực, và tôn trọng người khác.
 Nam và nữ thanh niên cần tự học hỏi và phát triển bản thân,
tham gia vào cộng đồng: Dành thời gian để phát triển bản thân
qua việc học hỏi và rèn luyện kỹ năng mới. Điều này có thể bao
gồm việc đi học, tham gia vào các khóa học trực tuyến, hoặc
tìm kiếm cơ hội việc làm để cải thiện tình hình tài chính và
tương lai của bạn và con bạn. Hãy tham gia vào các hoạt động

19
cộng đồng và tổ chức xã hội để gắn kết với cộng đồng và tạo ra
một môi trường tích cực cho con bạn để phát triển.
 Tạo điều kiện thuận lợi cho con học hỏi và phát triển: Hỗ trợ
con bạn trong việc học hỏi và phát triển bằng cách cung cấp cho
họ các cơ hội học tập và trải nghiệm đa dạng. Khuyến khích sự
sáng tạo và tò mò của con bạn. Tìm kiếm các nguồn hỗ trợ và
tư vấn về việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ em. Điều này có thể
bao gồm việc tham gia các lớp học về cha mẹ học tập, tìm kiếm
sự hỗ trợ từ các tổ chức địa phương, cộng đồng hoặc gia đình,
người thân.
 Thúc đẩy sự phát triển xã hội và tương tác xã hội: Hãy khuyến
khích con bạn tham gia vào các hoạt động xã hội và tương tác
với người khác để phát triển kỹ năng giao tiếp và xây dựng mối
quan hệ xã hội tích cực.
 Khi thanh niên chọn phá thai:
 Phải đảm bảo được sức khoẻ thể chất của người nữ thanh niên:
Tìm đến những trung tâm y tế, bệnh viện, bác sĩ uy tín để được
tư vấn và thăm khám một cách chuyên nghiệp. Lựa chọn những
biện pháp phá thai an toàn với thời gian tuần tuổi thai nhi.
Trong và sau khi quá trình phá thai diễn ra, nữ thanh niên cần
tuân thủ lịch trình theo dõi sức khoẻ vì phá thai có thể gây ảnh
hưởng xấu nghiêm trọng về thể chất của người mẹ.
 Phải đảm bảo được sức khoẻ tinh thần của người nữ thanh
niên: Phá thai có thể gây ra những biễn chứng xấu về mặt cảm
xúc và cần sự hỗ trợ tâm lý từ xã hội. Người nữ thanh niên có
thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hoặc những chuyên
gia tâm lí.

5. Sự phát triển nhận thức và hình thành thế giới quan


5.1. Sự phát triển nhận thức
Sau khi đã đạt được trình độ thao tác hình thức ở tuổi thiếu niên thì nhận
thức của con người vẫn tiếp tục phát triển và có sự khác biệt giữa thiếu niên và
thanh niên trong việc nhận thức và hiểu biết thế giới. Nhận thức của thanh niên
có những biến đổi về chất so với tuổi thiếu niên:
 Thanh niên mong muốn dùng tri thức của mình để cải tạo thế giới và
bước đầu tìm cách giải quyết các vấn đề thực tiễn do cuộc sống đặt ra.
 Bước sang tuổi thanh niên, các chức năng tâm lý của con người cũng có
nhiều thay đổi, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển trí tuệ, khả năng tư
duy.
 Hoạt động tư duy của thanh niên rất tích cực và có tính độc lập tư duy lý
luận phát triển mạnh hơn so với những giai đoạn trước đó.

20
 Sự phát triển mạnh của tư duy lý luận liên quan chặt chẽ với khả năng
sáng tạo. Nhờ khả năng khái quát thanh niên có thể tự mình phát hiện ra
những cái mới.
Các quan hệ xã hội của thanh niên được mở rộng. Trong các quan hệ đó
người lớn, kể cả thầy cô giáo và bố mẹ đều nhìn nhận thanh niên như những người
"chuẩn bị thành người lớn và đòi hỏi họ phải có các cách ứng xử phù hợp với vị
thế của mình. Mặt khác, khác với học sinh lớp dưới, học sinh cuối cấp 2 và học
sinh cấp 3 đứng trước một thách thức khách quan của cuộc sống: phải chuẩn bị lựa
chọn cho mình một hướng đi sau khi tốt nghiệp phổ thông, phải xây dựng cho
mình một cuộc sống độc lập trong xã hội… Những thay đổi trong vị thế xã hội, sự
thách thức khách quan của cuộc sống dẫn đến làm xuất hiện ở lứa tuổi thanh niên
những nhu cầu về hiểu biết thế giới hiểu biết xã hội và các chuẩn mực quan hệ
người - người, hiểu mình và tự khẳng định mình trong xã hội...
Tuy nhiên, trong những năm đầu, nhận thức của thanh niên vẫn còn mang
tính khuôn mẫu và cứng nhắc. Lý do là các bạn quen với phương thức học tập dập
khuôn ở thời phổ thông và chưa có trải nghiệm thực tế. Đến cuối giai đoạn này,
nhận thức của họ mới trở nên linh hoạt và mềm dẻo hơn.
Năm 1970, W. Perry đã tiến hành cuộc nghiên cứu về những biến đổi các
quá trình tư duy ở sinh viên trường đại học trong 4 năm học ở trường. Các kết quả
đã cho thấy:
 Sinh viên năm đầu thường nhìn nhận thế giới và hiểu các tri thức thu
được một cách cứng nhắc, hơi thái quá. Họ luôn có xu hướng tìm
kiếm chân lý và những tri thức tuyệt đối.
 Năm tiếp theo, sinh viên không tránh khỏi việc phải đối mặt với
những quan điểm và lý thuyết khác nhau, họ có cảm giác những tri
thức tiếp nhận được từ giảng viên rất lộn xộn và không rõ ràng.
 Năm sau nữa, sinh viên bắt đầu chấp nhận và đánh giá cao một thực tế
là luôn có những quan điểm khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau về
cùng một vấn đề. Họ bắt đầu hiểu được rằng con người có quyền đưa
ra những ý kiến khác nhau, và họ đi đến kết luận rằng có thể nhìn
nhận sự việc theo cách khác nhau phụ thuộc vào hoàn cảnh.
 Dần dần sinh viên hiểu được rằng họ phải lựa chọn các giá trị, các
phương án và các quan điểm nhất định và có trách nhiệm về chúng,
mặc dù bước đầu họ mới chỉ thực hiện điều đó trên phương diện lý
thuyết, trong các nghiên cứu hay các kỳ thi trắc nghiệm.
 Như vậy từ năm thứ nhất đế năm thứ tư, sinh viên đã chuyển từ quan
điểm tuyệt đối sang quan điểm tương đối và tiếp theo là tự mình lựa
chọn các quan điểm, ý tưởng và niềm tin phù hợp với mình. Perry coi
khía cạnh phát triển của trí tuệ đó là đặc điểm đặc trưng trong nhận
thức của tuổi thanh niên sinh viên.

21
Ví dụ: Giai đoạn đầu chập chững trên giảng đường đại học, chúng ta vẫn còn chưa
quen với cách học mới – lối học tập đòi hỏi sự chủ động và sự tự giác cao hơn.
Chính vì thế không ít tân sinh viên đã vô cùng bối rối trong việc phân bổ thời gian
cho việc học.
5.2. Hình thành thế giới quan
Khái niệm: Có thể xem thế giới quan là toàn bộ những quan niệm
chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, về bản thân và cuộc sống của
con người trong thế giới đó, về mối quan hệ của con người với thế giới, mà
từ đó định hướng hoạt động của từng người.
Ví dụ: Cùng một sự kiện là đại dịch Covid - 19, có người cho là tốt, là trời định,
không thể chống lại, có người cho là vô cùng xấu, là đại họa, có thể chống lại. Có
người thì mệt mỏi, than trời, oán trách, có người thì tích cực tham gia chống lại,
đồng lòng cùng Chính phủ quyết tâm diệt bệnh…
Cấu trúc: Thế giới quan, không chỉ là hệ thống tri thức, đó là hệ
thống quan điểm, niềm tin, thể hiện ở thái độ của con người đối với thế giới
và những định hướng giá trị cơ bản của họ.
 Tri thức: là kết quả của hoạt động nhận thức, là mắt xích khỏi điểm
trong cấu trúc thế giới quan, là lĩnh vực hoạt động nghiên cứu nhằm
mục đích tạo ra sự hiểu biết mới về tự nhiên, xã hội và tư duy. Mang
tính khoa học. để tri thức khoa học không phải là tư liệu chết đối với
con người, thì nó phải được con người kiểm tra, tiếp thu và tin tưởng.
Đó là quá trình tri thức kết hợp với niềm tin để trở thành quan điểm,
lập trường của cá nhân con người.
 Niềm tin: là hiện tượng đặc biệt của nhận thức, là chỗ dựa vững chắc
của thế giới quan, nó tạo ra sức mạnh mãnh liệt và ý nghĩa cuộc sống
lớn lao cho con người. Để tạo lập niềm tin cần có một lượng tri thức,
kinh nghiệm và yếu tố cảm xúc lồng vào.
 Quan điểm: là cái đặc trưng của ý thức con người tạo nên cốt lõi của
thế giới quan. Là hạt nhân tinh thần của cá nhân, con người không có
quan điểm là con người đã đánh mất cái "tôi" của chính mình. Quan
điểm của con người không tự nhiên mà có, nó được sản sinh và phát
triển trong quá trình giao tiếp, học hỏi ở tự nhiên, ở xã hội loài người,
ở sự nắm bắt những nét đẹp văn hoá của toàn nhân loại, Quan điểm
bám rễ rất chắc vào trong đời sống tâm tư, tình cảm của chúng ta. Tuy
nhiên, nó không bất biến, khi xã hội có những bước ngoặc lịch sử, hệ
thống tri thức của con người thay đổi, thì quan niệm cũng thay đổi
theo và chỉ có những quan điểm đúng đắn phù hợp với hiện thực
khách quan, mang lại hiệu quả thiết thực có khả năng phục vụ đời
sống con người, mới tồn tại và phát triển được.
Các nghiên cứu tâm lý học cho thấy rằng thế giới quan về lĩnh vực đạo đức
bắt đầu hình thành ở con người từ tuổi thiếu niên. Song sang tuổi thanh niên, ý
22
thức đạo đức đã được phát triển lên một bậc cao hơn cả về mặt nhận thức tình cảm
và hành vi. Về mặt nhận thức HS THPT không chỉ có khả năng giải thích một cách
rõ ràng các khái niệm đạo đức, quy chúng vào một hệ thống nhất định thể hiện một
trình độ khái quát cao hơn, mà ở họ còn xuất hiện một cách có ý thức nhu cầu xây
dựng các chính kiến đạo đức của riêng mình về các vấn đề mà cuộc sống đặt ra. Ở
khía cạnh tình cảm, các chuẩn mực đạo đức đã có được những ý nghĩa riêng tư đối
với học sinh THPT, nhờ đó các hành vi tương ứng với các chuẩn mực đạo đức nhất
định có thể khơi dậy ở họ những xúc cảm đặc biệt.
 Tuổi thanh niên là giai đoạn quyết định đối với sự hình thành thế giới quan
và nhân sinh quan (hình thành thái độ yêu thích với âm nhạc, nhạc cụ) của
con người vì chính vào giai đoạn này, sự phát triển thể chất, nhận thức và
tình cảm cá nhân đã đạt đến độ chín muồi. Hay nói cách khác, tuổi thanh
niên là giai đoạn định hình nhân cách.
 Ở độ tuổi này đa số họ hành động theo quan điểm riêng của mình, ít bị ảnh
hưởng bởi ý kiến của người xung quanh. Những tri thức đã được tích lũy về
thế giới, về bản thân và xã hội tích hợp lại thành hệ thống, gắn bó chặt chẽ
tạo nên thế giới quan tương đối bền vững, ổn định. Quan điểm về thế giới
của thanh niên có thể mang tính duy vật, cũng có thể mang tính duy tâm,
hoặc dựa trên những quan điểm của nhóm xã hội hay tôn giáo nhất định.
Ví dụ: Sinh viên A và sinh viên B có hai thế giới quan khác nhau về công việc và
thành công. Sinh viên A tin rằng thành công chỉ đạt được thông qua việc làm việc
cật lực, không ngừng nỗ lực và kiên nhẫn. Trong khi đó, sinh viên B tin rằng thành
công phụ thuộc vào sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, sự hài lòng cá nhân
và tìm kiếm ý nghĩa trong mọi hoạt động. Khi gặp khó khăn trong học tập, sinh
viên A có xu hướng áp lực bản thân để làm việc nhiều hơn, không chịu dừng lại để
nghỉ ngơi hay xem xét các phương pháp học hiệu quả. Trong khi đó, sinh viên B có
xu hướng tổ chức thời gian sao cho cânbằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân.
Họ biết rằng sự nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng cũng quan trọng để duy trì hiệu
suất cao trong học tập. Vai trò của thế giới quan trong trường hợp này là ảnh
hưởng đến cách mà sinh viên A và sinh viên B tiếp cận với việc học và xử lý khó
khăn. Thế giới quan của mỗi người đã định hình niềm tin, giá trị và phương pháp
tiếp cận riêng, ảnh hưởng đến quyết định và hành động của từng sinh viên. Điều
này cho thấy vai trò quan trọng của thế giới quan trong cuộc sống của sinh viên, vì
nó có thể tác động sâu sắc vào suy nghĩ, cảm xúc và hành vi hàng ngày.
 Thế giới quan của con người không bất biến mà luôn vận động và phát triển.
Mỗi bước ngoặt của cuộc sống làm con người ta một lần nữa, rồi một lần
nữa xem xét, đánh giá và điều chỉnh lại thế giới quan của mình.
Ví dụ: Thời phong kiến người xưa cho rằng đàn ông năm thê bảy thiếp là thể hiện
sự phong độ, còn phụ nữ phải chủ động nạp thiếp cho chồng để thể hiện đức hạnh
làm bao dung, rộng lượng của một người vợ. Nhưng đến khi xã hội ngày một phát
triển và thay đổi con người lại có quan điểm khác trong hôn nhân, ngày nay mọi

23
người đều thấy hôn nhân phải là một mối quan hệ chỉ riêng hai người và không thể
xuất hiện người thứ ba.
Không phải thanh niên nào cũng đã hình thành được thế giới quan ổn định,
hình thành hệ thống những niềm tin rõ ràng và vững chắc cho mình. Theo Erikson,
trong giai đoạn này, khả năng độc lập, tự chủ, ý chí nghị lực, tinh thần trách nhiệm
của cá nhân là khá cao. Ở lứa tuổi thanh niên này, con người có khuynh hướng tạo
mối tương quan với người khác một cách riêng tư và thân mật hơn.
Nếu thất bại, người thanh niên sẽ vụng về trong giao tiếp xã hội và khó kết
thân với người khác, nhất là những người khác phái. Nếu không có được sự yêu
thương, con người có xu hướng cô lập, vị kỷ, tự say mê với chính mình.
 Tóm lại, tuổi thanh niên là giai đoạn ổn định dần về nhân cách. Đó là giai đoạn
hình thành hệ thống những quan điểm bền vững đối với bản thân và thế giới.
Cấu trúc tâm lý mới quan trọng của lứa tuổi thanh niên là “tự xác định” bản
thân và hình thành thế giới quan.

6. Một số đặc điểm tâm lý của thanh niên sinh viên


Phần lớn thanh niên lựa chọn con đường học tiếp ở bậc cao hơn. Vì họ ý
thức được rằng trình độ và học vấn có thể giúp họ có lương cao hơn, vị trí xã hội
tốt hơn. Ngoài ra, những người học đại học còn được trải nghiệm một giai đoạn
thanh niên sôi nổi, lãng mạn. Vì vậy, trở thành sinh viên các trường đại học, đặc
biệt các trường uy tín luôn là ước mơ của rất nhiều người.
18 tuổi, sinh viên đã là một công dân với đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ
trước pháp luật. Có thể nói, họ là những người trưởng thành. Tuy nhiên, do đang
ngồi trên ghế nhà trường, chưa tham gia trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất nên
tính chất trưởng thành của người thanh niên sinh viên có những nét đặc trưng riêng
và về mặc xã hội muộn hơn so với những người đi làm.
6.1 Hoạt động học tập của thanh niên sinh viên
 Đây là hoạt động cơ bản và quan trọng của thanh niên sinh viên nhưng nó có
những tính chất và sắc thái mới, khác so với việc học ở phổ thông.
 Học ở phổ thông là những kiến thức cơ bản được trải dài, rộng để học
sinh chuẩn bị kỳ thi trung học phổ thông.
 Còn khi bước vào giảng đường đại học, sinh viên sẽ được chú trọng
vào những môn liên quan đến ngành mình nên hoạt động học tập
trong các trường đại học sẽ mang tính chuyên ngành, phạm vi hẹp
hơn, sâu sắc hơn.
 (Có nhiều tác giả cho rằng) Học đại học là học phương pháp tự học.
 Thời gian học trên lớp ít, trung bình có khoảng 3 tiếng/1 môn => đòi
hỏi sinh viên cần phải tự tìm hiểu và nắm bắt kiến thức từ các tài liệu,
sách vở thì mới hiểu rõ và nhớ được bài.

24
 Ngoài ra quan điểm này còn xuất phát từ thực tiễn là tri thức nhân loại
thật khổng lồ và mỗi ngày kho tàng tri thức đó lại được tăng lên với
tốc độ chóng mặt.
 Nghiên cứu khoa học là một dạng hoạt động tự học bậc cao của sinh viên
 Sinh viên là người phát hiện các vấn đề và sử dụng phương pháp khoa
học để giải quyết các vấn đề đó.
 Các chuyên gia có kinh nghiêm sẽ làm cố vấn cho sinh viên mỗi khi
cần sự trợ giúp đỡ.
 Nhiều công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên có giá trị khoa
học và thực tiễn cao, được ứng dụng để giải quyết các vấn đề an sinh
xã hội.
Ví dụ:
 Lĩnh vực Khoa học xã hội: đề tài "Xây dựng cẩm nang nâng cao nhận thức
về sức khỏe tâm thần cho học sinh trung học phổ thông" của nhóm sinh viên
Trường ĐH Sư phạm TP HCM.
 Lĩnh vực Khoa học, y dược: đề tài "Đặc điểm viêm phổi cộng đồng nặng có
nhiễm RSV, Adenovirus ở trẻ từ 2 tháng đến 24 tháng nhập khoa Hô hấp,
Bệnh viện Nhi đồng 1" của nhóm sinh viên Khoa Y, ĐHQG TP HCM
 Lĩnh vực Tài nguyên và môi trường: đề tài "Nghiên cứu chế tạo màng nhựa
sinh học từ phế phẩm nông nghiệp hạt bơ booth Việt Nam" của nhóm sinh
viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM.
 Hoạt động học tập của sinh viên thực sự là hoạt động trí tuệ có cường độ cao và
có tính lựa chọn rõ rệt.
Một trong những điều giúp sinh viên chú trọng vào việc học của mình là
động cơ học tập:
 Động cơ học tập của sinh viên rất đa dạng và thường bị chi phối các yếu tố
kinh tế - xã hội và điều kiên gia đình cụ thể. (Đó là những động cơ xuất phát
từ các nhu cầu nhận thức, lập nghiệp, khẳng định vai trò của mình trong xã
hội như: học để kiếm việc làm nuôi gia đình, học để nâng cao tri thức,...)
 Động cơ học tập còn bị chi phối bởi chính chương trình và phương pháp dạy
học trong trường đại học.
 Khi bước vào giảng đường đại học, là một môi trường mới lạ, khác so với
phổ thông (không còn sự giám sát chặt chẽ từ giáo viên như trước; không chỉ
hấp thụ kiến thức được truyền đạt còn phải phát triển kỹ năng tự học, tự
nghiên cứu; các hoạt động ngoại khóa đa dạng, có nhiều sinh viên từ nhiều
vùng miền khác nhau,...) nên việc sinh viên thích nghi được với môi trường
đại học cũng là cách đạt được kết quả tốt.
 Ngoài học tập, sinh viên còn tham gia tích cực vào các hoạt động chính trị -
xã hội, văn hóa, thể dục thể thao. Việc tham gia vào các tổ chức chính trị,
đoàn thể xã hội như: Đoàn sinh viên, hội sinh viên,... vừa có ý nghĩa phát

25
triển nhân cách toàn vẹn của họ, vừa góp phần vào sự thành công của các
hoạt động xã hội.
6.2 Đời sống tình cảm của thanh niên sinh viên
Có thể nói, giai đoạn tuổi thanh niên sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực
nhất của những loại tình cảm cao cấp như tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình
cảm thẩm mĩ, tình bạn, tình yêu.
 Tình cảm trí tuệ của sinh viên thể hiện ở sự say mê tìm kiếm, mở rộng
kiến thức. Họ học tập không chỉ ở giảng đường mà còn tích cực khám
phá kho tàng tri thức của nhân loại qua nhiều cách tự học. Tình cảm trí
tuệ ở mức độ cao sẽ giúp sinh viên có cái nhìn tích cực trong học tập.
 Tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ ở tuổi sinh viên biểu lộ một chiều
sâu rõ rệt. Với trình độ nhận thức cao, lại được tiếp xúc với khối lượng
lớn những tri thức khoa học, văn hóa, xã hội tình cảm đạo đức và thẩm
mỹ của sinh viên có thể được lý giải, phân tích một cạc có cơ sở.
 Tình bạn tiếp tục phát triển ngày càng sâu sắc hơn. Những bạn bè cùng
học phổ thông thường vẫn tiếp tục chiếm vị trí quan trọng (vì đó là những
tình cảm rất trong sáng và sâu sắc). Ngoài ra, khi lên đại học, thanh niên
sinh viên lên đại học lại có thêm những tình bạn mới không kém bền
vững
 Bên cạnh tình bạn, tình yêu ở sinh viên cũng phát triển với một sắc thái
mới. Sinh viên đón nhận tình yêu với trình độ học vấn cao, nhân cách
phát triển toàn diện, khác hoàn toàn với các lứa tuổi trước đó. Nên, nhìn
chung, tình yêu ở tuổi sinh viên rất đẹp, lãng mạn và có trách nhiệm.
6.3 Định hướng giá trị của thanh niên sinh viên
 Định hướng giá trị là những giá trị được chủ thể nhận thức và đánh giá
cao. Nó có ý nghĩa định hướng, điều khiển, điều chỉnh thái độ, hành vi,
lối sống của chủ thể để vươn tới những giá trị đó.
 Định hướng giá trị có tính bền vững tương đối, không bất biến theo thời
gian, hoàn cảnh. Thông thường, định hướng giá trị phát triển mạnh vào
cuối tuổi thiếu niên, đầu tuổi thanh niên, khi con người đứng trước việc
chọn hướng đi cho cuộc đời.
 Do hoàn cảnh sống, điều kiện giáo dục cũng như khả năng tự phấn đấu
rèn luyện khác nhau mà mỗi sinh viên lại phát triển theo những cách
khác nhau. Đây là một số ví dụ về các nhóm sinh viên có đinh hướng giá
trị khác nhau:
 Sinh viên tiếp tục được bố mẹ chu cấp đầy đủ và nhiệm vụ chính
không khác phổ thông là mấy. (Hằng ngày của họ là đến lớp và học
bài đầy đủ, họ không bận tâm lắm về nghề nghiệp tương lai vì đã có
ba mẹ, người quen giúp đỡ).
 Sau khi đỗ đại học, sinh viên có tâm trạng “xả hơi”. Nên họ tận dụng
mọi cơ hội để vui chơi, giao lưu và không bận tâm lắm vào việc học.

26
(Các sinh viên này hầu như không lĩnh hội được kiến thức chuyên sâu
=> khi thi, chỉ cố gắng cho qua môn, không qua thì học lại. Khi tốt
nghiệp thì điểm số cũng vớt vát, kiến thức hời hợt).
 Ngoài việc học, sinh viên còn tham gia các hoạt động xã hội, làm
thêm và có mối quan hệ giao tiếp với thầy cô, bạn bè. (Sinh viên biết
cân bằng tốt thì sẽ không ảnh hưởng đến việc học, còn kiếm thêm
được chi phí chi trải cho sinh hoạt).
 Sinh viên rất quan tâm đến nghề nghiệp tương lai của mình. Nên ngay
từ những ngày đầu, họ đã tập trung, nghiêm túc vào việc học (Họ hỏi
các sinh viên năm trên và giáo viên về cách học, cách ôn thi. Luôn tìm
hiểu khá kỹ về yêu cầu ngành nghề của mình).
 Việc định hướng giá trị đúng đắn không chỉ ở gia đình, xã hội, mà còn chính ở
bản thân của mỗi sinh viên. Bản thân sinh viên cần chú trọng việc tự rèn luyện
nhân cách, tự phát triển và tự giáo dục bản thân để trở thành những người có ý
thức, có trình độ, và có đạo đức.

27
28

You might also like