You are on page 1of 3

Lấy tài liệu Kinh tế tại HI DUE Z Group nhé

KIỂM TRA GIỮA KỲ


MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Thời gian: 90 phút
CÂU 1 (5 điểm):
Thế giới quan là gì? Trong các yếu tố cấu thành thế giới quan, yếu tố nào quan trọng
nhất, vì sao?
CÂU 2 (5 điểm):
Từ nội dung của Nguyên lý về phát triển: Sinh viên chọn 1 trong 2 câu hỏi sau:
- Vì sao trong sự phát triển lại có sự kế thừa? Nêu 1 dẫn chứng, phân tích để chứng minh.
- Vì sao trong sự phát triển lại có tính thụt lùi? Nêu 1 ví dụ dẫn chứng, phân tích để
chứng minh.

BÀI LÀM

CÂU 1:
● Thế giới quan là gì?
Trả lời:
Định nghĩa về thế giới quan:
- Thế giới quan là khái niệm triết học chỉ hệ thống các tri thức, quan điểm, tình cảm, niềm
tin, lý tưởng xác định về thế giới và về vị trí của con người (bao hàm cả cá nhân, xã hội
và nhân loại) trong thế giới đó. Thế giới quan quy định các nguyên tắc, thái độ, giá trị
trong định hướng nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.
Nguồn gốc của thế giới quan:
- Thế giới quan ra đời từ chính cuộc sống hiện thực của con người. Rõ ràng, chúng ta
thấy rằng trong quá trình tồn tại và phát triển thì con người phải liên hệ với thế giới.
Muốn vậy, con người phải hiểu biết về tự nhiên, về xã hội và hiểu biết chính bản thân
mình. Từ đó, con người lý giải nhiều vấn đề của thế giới này. Và chính thông qua việc lý
giải, đặt ra những câu hỏi và trả lời những câu hỏi đó, thì các quan niệm về thế giới quan
được hình thành.
Cấu trúc của thế giới quan:
- Thông thường, khi nói đến thế giới quan, chúng ta thường đề cập đến hai yếu tố cơ bản,
bao gồm: TRI THỨC và NIỀM TIN; bên cạnh đó, còn có: tình cảm, ý chí, lý tưởng, v.v.
Hình thức của thế giới quan:
- Thế giới quan huyền thoại (thần thoại).
- Thế giới quan tôn giáo.
- Thế giới quan triết học.
Vai trò của thế giới quan duy vật biện chứng:
- Thế giới quan duy vật biện chứng giúp con người hình thành những quan điểm khoa
học về thế giới. Và thông qua những quan điểm khoa học đó, nó giúp định hướng cho con
người trong nhận thức thế giới hiện thực. Đặc biệt, với thế giới quan duy vật biện chứng,
thấy được mối quan hệ tác động qua lại những vật chất và ý thức, nó phát huy được vai
trò tích cực, sáng tạo của con người trong việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.
- Thế giới quan duy vật biện chứng là cơ sở để chúng ta có thể đấu tranh chống lại quan
niệm duy tâm, tôn giáo, các quan điểm phản khoa học.
● Trong các yếu tố cấu thành thế giới quan, yếu tố nào quan trọng nhất, vì sao?
Trả lời:
- Quả thực, mỗi yếu tố cấu thành thế giới quan đều có vị trí riêng, nhưng xét đến cùng thì
tri thức đóng vai trò quan trọng nhất, vì tri thức là cơ sở trực tiếp hình thành thế giới
quan.
- Xét thấy mỗi yếu tố trong thế giới quan nếu tách rời nhau thì không phải là thế giới
quan, và cũng không tạo thành thế giới quan được. Tuy nhiên, tri thức đóng vai trò quan
trọng nhất, được xem là nhân tố cơ bản, cốt lõi nhất. Bởi lẽ, muốn cải tạo được sự vật,
trước hết con người phải có sự hiểu biết sâu sắc về sự vật đó. Và ngay từ khái niệm, thế
giới quan là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới, nên hiểu biết
(tri thức) sai, dẫn đến thái độ, hành vi sai, dẫn đến thất bại. Nên hiểu đúng (có tri thức
đúng về thế giới là quan trọng nhất).
- Do vậy, tích cực tìm hiểu, tích lũy tri thức về thế giới xung quanh là yêu cầu thường
xuyên của con người trên bước đường cải tạo thế giới.

CÂU 2:
● Vì sao trong sự phát triển lại có sự kế thừa? Nêu 1 dẫn chứng, phân tích để chứng
minh.
Trả lời:
Trong sự phát triển lại có sự kế thừa. Vì đây là đặc trưng cơ bản nhất của phủ định biện
chứng. Sự vật, hiện tượng mới ra đời không thể là sự phủ định tuyệt đối, phủ định sạch
trơn, đoạn tuyệt một cách siêu hình đối với sự vật, hiện tượng cũ. Sự vật, hiện tượng mới
ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ, chứ không phải ra đời từ hư vô, vì vậy trong sự vật, hiện
tượng mới còn giữ lại, có chọn lọc và cải tạo các yếu tố còn tác dụng, còn thích hợp với
chúng, trong khi vẫn gạt bỏ mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của sự vật, hiện tượng cũ đang
gây cản trở sự vật mới tiếp tục phát triển. Do đó, phủ định biện chứng là sự phủ định
nhưng đồng thời cũng là sự khẳng định.
Ví dụ: Việt Nam Giữa thế kỷ XIX - Đầu thế kỷ XX. Từ năm 1897, thực dân Pháp bắt đầu
tiến hành các cuộc khai thác thuộc địa lớn: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 -
1914) do toàn quyền Đông Dương Paul Doumer (Pôn du me) thực hiện và Cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929) đã đưa dân tộc chúng ta vào tình cảnh vô cùng lầm
than. Gắn với các cuộc khai thác thuộc địa đó, giai cấp công nhân Việt Nam được hình
thành, kế thừa và mang những đặc điểm nổi bật:
- Bị giới tư sản, nhất là bọn đế quốc thực dân, áp bức, bóc lột nặng nề. => Vì giai cấp
công nhân Việt Nam phải chịu 3 tầng áp bức: đó là Đế quốc (Pháp), phong kiến (TD Pháp
áp dụng hình thức bóc lột theo kiểu phong kiến để thống trị) và tư sản. => Bởi lẽ thế, kẻ
thù của Dân tộc Việt Nam cũng là kẻ thù của Giai cấp công nhân Việt Nam.
- Có quan hệ gắn bó với nông dân => Vì những người lao động gắn liền với cái cuốc, cái
cày, con trâu và đồng ruộng (gọi là nông dân) bị Thực dân Pháp và địa chủ phong kiến
bóc lột nặng nề, đặt ra nhiều sưu cao thuế nặng, dẫn đến bị tước đoạt ruộng đất và bần
cùng hoá; do vậy, họ đi vào các nhà máy, xí nghiệp, công xưởng, khu đồn điền, v.v. và trở
thành công nhân. Có thể nói, công nhân từ nông dân mà ra, do vậy, hai giai tầng này có
quan hệ khăng khít với nhau.
- Hơn thế, họ được kế thừa truyền thống yêu nước nồng nàn của dân tộc. => Vì giai cấp
công nhân Việt Nam sinh ra và lớn lên ở một đất nước có nhiều truyền thống tốt đẹp.
Đặc biệt là truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm vì
nền độc lập Dân tộc
- Sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, nên đã nhanh chóng vươn lên
thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên
tiến của thời đại.

= => Giai cấp công nhân Việt Nam: Có ý thức tổ chức kỷ luật cao; có tinh thần Cách
mạng triệt để.
Đây được xem là giai cấp “có sức mạnh đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản” (Marx)

You might also like