You are on page 1of 10

^-^

-CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG


Câu hỏi 1: Vấn đề cơ bản của triết học là vật chất và ý thức đúng hay sai?
tại sao
sai
- vì vấn đề cơ bản của triết học là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức mối quan
hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học cho thế giới có vô vàn
những sự kiện sự vật hiện tượng diễn ra trong suy đến cùng nó chỉ thuộc hai
nhóm hiện tượng. sự vật hiện tượng quá trình đó là vật chất hoặc tinh thần mà
thôi. Vì vậy các nhà triết học theo sát giữa vật chất và ý thức cái nào có trước cái
nào quyết định cái nào.
- vì nó là điểm xuất phát của các học thuyết triết học vì đều phải đi vào giải
quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức một cách trực tiếp hay gián tiếp
- là cơ sở phân chia hình thành các trường phái triết học khác nhau nếu Học
thuyết nào cho rằng vật chất là cái cớ trước cái quyết định ý thức thì đó là chủ
nghĩa duy vật khoa học chất nào cho rằng ý thức là cái cớ trước cái quyết định
vật chất đó là chủ nghĩa duy tâm giải quyết vấn đề cơ bản của triết học không
chỉ các định được nền tảng và điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của
triết học mà nó còn là tiêu chuẩn để xác định lập trường thế giới quan của các
triết gia và học thuyết của họ.
- vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt mỗi bạn phải trả lời cho một câu hỏi lớn
mặt thứ nhất và ý thức và vật chất cái nào có trước cái nào có sau cái nào quyết
định cái nào tùy thuộc vào câu trả lời và phân chia thành chủ nghĩa duy vật và
chủ nghĩa duy tâm. Nhất nguyên luận và nhị nguyên luận. mặt thứ hai con người
có khả năng nhận thức được thế giới hay không.
câu hỏi 2: Chủ nghĩa mác-lênin ra đời là tất yếu của lịch sử đúng hay sai?
tại sao?
Đúng, bởi vì nó hội đủ các điều kiện khách quan và chủ quan
+ điều kiện khách quan
điều kiện về kinh tế xã hội
tiền đề lý luận
tiền đề khoa học tự nhiên
+ điều kiện chủ quan: hai bộ óc Thiên Tài Của Các mác và Ăngghen đã khái
quát, kế thừa, có phê phán giá trị cao nhất của tư tưởng nhân loại về lý luận về,
khoa học tự nhiên, cũng như những hiểu biết sâu sắc thực tiễn phong trào cách
mạng đấu tranh của giai cấp công nhân. từ đó tư tưởng chủ nghĩa Mác trở thành
ngọn cờ lý luận của phong trào công nhân quốc tế và chọn thành học thuyết cách
mạng khoa học trong nhận thức và cải tạo thế giới

1
^-^
tóm lại sự ra đời của chủ nghĩa Mác Lênin là tất yếu lịch sử. Nó không chỉ là sự
phản ánh thực tiễn của xã hội Tây Âu, nhất là thực tiễn phong trào công nhân
tây âu lúc đó. mà còn là sự phát triển hợp logic của lịch sử tư tưởng nhân loại.
câu hỏi 3: bộ não người là yếu tố trực tiếp quyết định cho sự ra đời của ý
thức đúng hay sai? tại sao?
sai
- theo chủ nghĩa duy vật biện chứng ý thức có hai nguồn gốc tự nhiên và xã hội
trong đó nguồn gốc tự nhiên là tiền đề quan trọng còn một gốc xã hội đóng vai
trò quyết định đối với sự phát triển của ý thức. bộ não người thuộc nguồn gốc tự
nhiên không quyết định còn yếu tố lao động thuộc về nguồn gốc xã hội là yếu tố
đóng vai trò quyết định sự hình thành ý thức. Theo C. Mác lao động là quá trình
diễn biến giữa người với tự nhiên một quá trình trong đó bạn thân con người
đóng vai trò môi giới, điều tiết và giám sát trong sự trao đổi vật chất giữa người
với tự nhiên.
- lao động là điều kiện đầu tiên và chủ yếu để con người tồn tại.
- Lao động cung cấp cho con người những phương tiện cần thiết để đồng thời
lao động sáng tạo ra bản thân con người.
- một trong những sự khác nhau căn bản được con người với động vật là ở chỗ
động vật sử dụng các sản phẩm có sẵn trong giới tự nhiên, còn con người khi
nhờ lao động mà bắt giới tự nhiên phục vụ mục đích của mình, thay đổi nó bắt
nó phục vụ những nhu cầu của mình. Chính thông qua hoạt động lao động nhằm
cải tạo thế giới khách quan và con người mới có thể phản ánh được thế giới
khách quan với có thể ý thức về thế giới đó.
- nhờ có lao động con người tác động vào thế giới khách quan, bắt thế giới
khách quan bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động
của mình thành những hiện tượng nhất định và các hiện tượng tác động vào bộ
óc người hình thành những tri thức về tự nhiên và xã hội
như vậy ý thức được hình thành chủ yếu do hoạt động cải tạo thế giới khách
quan của con người mà con người có thể phản ánh TGKQ, làm biến đổi thế giới
đó
=> vì thế có thể nói khái quát rằng lao động Tạo ra ý thức tư tưởng hoặc nguồn
gốc cơ bản của ý thức tư tưởng là sự phản ánh thế giới khách quan và đóng góp
của con người trong quá trình lao động của con người. nhu cầu của lao động cần
nhờ lao động và ngôn ngữ hình thành. ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất
mang nội dung ý thức.
Câu hỏi 4: ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất đúng
hay sai? tại sao?
đúng
thông qua hoạt động của con người ý thức có thể tác động theo hai hướng

2
^-^
~một là ý thức phản ánh phù hợp với hiện thực khách quan, thúc đẩy hoạt động
của con người trong quá trình cải tạo thế giới vật chất
~hai là ý thức phản ánh không phù hợp với hiện thực khách quan sẽ kìm hãm
hoạt động cải tạo thế giới KQ của con người.
- tính độc lập tương đối của ý thức được thể hiện trên những khía cạnh sau
+ Thứ nhất ý thức có thể thay đổi nhanh chậm, đi song hành so với hiện thực
nhưng nhìn chung nó thường thay đổi chậm so với sự biến đổi của thế giới Vật
Chất.
+ Thứ hai nhiều hoạt động thực tiễn Ý thức có thể làm biến đổi những điều kiện
hoàn cảnh vật chất. Thậm chí còn tạo ra thiên nhiên thứ hai phục vụ cho cuộc
sống của con người. con người dựa trên những tri thức về thế giới khách quan
Hiểu biết những quy luật khách quan. từ đó đề ra mục tiêu, phương hướng, biện
pháp và ý chí quyết tâm để thực hiện thắng lợi mục tiêu đã xác định
+ Thứ ba ý thức chỉ đạo hoạt động, hành động của con người. Nó có thể quyết
định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại.
+ Thứ Tư xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn
Câu hỏi 5: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức?
Theo quan điểm triết học mác-lênin vật chất và ý thức có mối quan hệ biện
chứng. trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động trở lại vật chất.
vật chất quyết định ý thức. vai trò quyết định của vật chất với ý thức được thể
hiện trên mấy khía cạnh sau
+ thứ nhất vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức
+ thứ hai vật chất quyết định nội dung của ý thức
+ thứ ba vật chất quyết định bản chất của ý thức
+ thứ tư vật chất quyết định sự biến đổi phát triển của ý thức.
- ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất. ý thức tác động trở
lại vật chất thông qua hoạt động của con người có ý thức có thể tác động trở lại
vật chất theo hai hướng
+ một là ý thức phản ánh phù hợp với hiện thực khách quan thúc đẩy hoạt động
con người trong quá trình cải tạo thế giới vật chất
+ hai là ý thức phản ánh không phù hợp với hiện tượng khách quan để kìm hãm
hoạt động cải tạo thế giới của con người
- tính độc lập tương đối của ý thức được thể hiện trên những khía cạnh sau
+ thứ nhất ý thức có thể thay đổi nhanh chậm đi xong hàng so với hiện thực
nhưng nhìn chung nó thường thay đổi chậm so với sự biến đổi của thế giới vật
chất

3
^-^
+ Thứ hai nhiều hoạt động thực tiễn Ý thức có thể làm biến đổi những điều kiện
hoàn cảnh vật chất Thậm chí còn tạo ra thiên nhiên thứ hai phục vụ cho cuộc
sống con người. con người dựa trên những tri thức về thế giới khách quan Hiểu
biết những quy luật khách quan từ đó đề ra mục tiêu phương hướng biện pháp và
ý chí quyết tâm để thực hiện thắng lợi mục tiêu đã xác định
+ thứ ba ý thức chỉ đạo hoạt động hành động của con người Nó có thể quyết
định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại
+ Thứ Tư xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn

PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT T25


Câu số 1: đoạn thơ sau trong bài thêm 1 của nhà thơ Trần Hòa Bình thể
hiện mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất như thế nào ?
Thêm một chiếc lá rụng Dĩ nhiên là tôi biết
Thế là thành mùa thu thêm một- lắm điều hay
thêm một tiếng chim gù nhưng mà tôi cũng biết
Thành ban may tinh khiết thêm một- phiền toái thay
trả lời
Trong cuộc sống đôi khi thêm một hoặc bớt đi một tức là yếu tố lượng thì sự vật
hiện tượng đã có sự thay đổi về chất.
+ “thêm một” tức là có thể biến đổi tần tần chuyển biến dần dần của lượng đều
dẫn đến sự thay đổi về chất.
+ đôi khi “thêm một” cũng có thể xuất hiện nhiều điều phiền toái không đúng ý
nhưng đôi khi “thêm một” cũng có thể làm cho mọi thứ trở nên đa dạng phong
phú hơn
vì vậy cần phải biết duy trì “độ” khi cần thiết phải luôn tích lũy về lượng để thay
đổi về chất
câu hỏi 2: có ý kiến cho rằng để có sự phát triển cần phải kìm hãm điều hòa
hoặc thủ tiêu sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
Em có đồng ý với ý kiến trên hay không? Tại sao? Bài học rút ra là gì?
trong cuộc sống để giải quyết một cách hiệu quả những mâu thuẫn bất đồng
nảy sinh đòi hỏi chúng ta phải có (rèn luyện) được những kỹ năng cơ bản
nào?
Liên hệ thực tiễn?
-- ý kiến trên không đúng, vì:
- kìm hãm điều hòa hoặc thuộc đối tượng đấu tranh giữa các mặt đối lập chính là
kìm hãm điều hòa thụ tiêu động lực của sự phát triển

4
^-^
- mâu thuẫn chỉ có thể giải quyết bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập chứ không
phải bằng con đường điều hòa mâu thuẫn
- vận dụng những hiểu biết trên và cuộc sống hàng ngày chúng ta cần phải biết
phân tích những mâu thuẫn trong nhận thức trong rèn luyện phẩm chất đạo đức
hãy phân biệt đâu là đúng đâu là sai tiến bộ lạc hậu để nâng cao nhận thức khoa
học muốn vậy phải không ngừng tham gia đấu tranh để bảo vệ cái đúng cái tiến
bộ chống lại những cái tiêu cực sai trái
- muốn giải quyết được mâu thuẫn một cách hiệu quả đòi hỏi chúng ta phải rèn
luyện, trang bị cho mình những kỹ năng để giải quyết những xung đột, mâu
thuẫn. (phương pháp giải quyết mâu thuẫn đúng đắn là phải biết phân tích thật
cụ thể một mâu thuẫn cụ thể, phải biết phân loại mâu thuẫn và tìm ra giải quyết
cụ thể đối với từng mâu thuẫn, phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn
và cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể trong quá trình xem xét và giải quyết
mâu thuẫn)
liên hệ với phương pháp phân tích và giải quyết mâu thuẫn một cách đúng đắn
của Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ sau Cách mạng tháng Tám
năm 1945 nước Việt Nam dân chủ cộng hòa phải đối mặt với hàng loạt những
khó khăn như “ngàn cân treo sợi tóc”. Đảng ta đã triệt để lợi dụng những mâu
thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, nhân nhượng có nguyên tắc, là sách lược khôn
khéo để giữ chức quyền của nước ta. Đảng ta đã triệt để lợi dụng mâu thuẫn thực
dân Pháp với quân Tưởng Giới Thạch về lợi ích để đề ra những lối sách khôn
kéo và linh hoạt khi thì tạm thời hòa hoãn với Tưởng để kháng chiến chống
Pháp. Từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 3 năm 1946, khi thì hòa hoãn với Pháp để
đuổi tưởng và tranh thủ thời gian để củng cố lực lượng cách mạng. Từ tháng 3
năm 1946 đến tháng 12 năm 1946, ngoài ta Đảng ta còn lợi dụng mâu thuẫn nội
bộ và những khó khăn của quân Tưởng để có đối cách khôn khéo và lợi dụng
mâu thuẫn trong nội bộ của thực dân Pháp.

Câu 3: Đọc đoạn ca dao để trả lời các câu hỏi sau trên cơ sở kiến thức triết học:
người ta đi cấy lấy công
tôi Nay đi cấy còn trông nhiều bề
trông trời trông đất trông mây
trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.
- vì sao những người nông dân phải quan sát thế giới xung quanh mình
- việc quan sát các sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh như trời đất mây
mưa nắng ngày đêm đem lại cho họ hiểu gì.
- những hiểu biết mà người nông dân nói trên có được sau một quá trình quan
sát thế giới xung quanh bắt nguồn từ đâu?
gợi ý trả lời

5
^-^
- hoạt động sản xuất diễn ra đúng mùa vụ đạt hiệu quả nên người nông dân nói
trên phải quan sát thế giới xung quanh.
- việc quan sát thế giới các sự vật hiện tượng xung quanh đem lại cho người
nông dân những hiểu biết những tri thức kinh nghiệm về thế giới xung quanh.
trời thiên văn đất địa lý địa chất mây mưa nắng khí tượng thủy văn ngày đêm
lịch nhằm giúp cho công việc của họ trở nên hiệu quả hơn.
- những hiểu biết mà người nông dân đó có được bắt nguồn từ những đòi hỏi của
quá trình lao động sản xuất nông nghiệp của chính họ.
- nhận thức của con người có được bắt nguồn từ thực tiễn. thực tiễn là cơ sở,
động lực, mục đích của quá trình nhận thức.

Câu 4: dựa vào kiến thức triết học về quy luật phủ định phủ định. Hãy luận giải
nội dung clip hát về cây lúa và rút ra bài học thực tiễn.
Gợi ý trả lời
- từ cuộc sống nô lệ đến cuộc sống tự do phải trải qua quá trình đấu tranh để có
những chàng trai Lái Máy Cày cô gái ngồi máy cấy là sự vật mới thay thế cho
chân lội bùn, kéo cày thay trâu trong thời kỳ không có đất thì nhân dân phải trải
qua một quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ và chịu nhiều tổn thất.
- trong cuộc sống cũng như trong học tập, khi phấn đấu vì mục tiêu nào đó đôi
khi chúng ta gặp những khó khăn, trở ngại nhưng chúng ta không nên nản lòng,
không bi quan trước sự thất bại tạm thời của cái mới mà phải cố gắng phấn đấu
rèn luyện. Có như thế thì chúng ta mới có thể tạo được cái mới trong học tập
cũng như thành công trong cuộc sống.
- vững tin vào sự tất thắng của cái mới, tin tưởng tuyệt đối vào sự thắng lợi của
cách mạng Việt Nam là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội cho nên đối với
sinh viên các em đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải nỗ lực học tập
vì tương lai tươi sáng, học tập vì ngày mai lập nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển
của kinh tế thị trường đòi hỏi những lao động có trình độ tay nghề cao phù hợp
với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây chính là các em đã
nhận thức cái mới và ủng hộ cái mới. Dù biết học hành là vất vả nhưng vẫn nỗ
lực và cố gắng.
- cần tránh thái độ cực đoan phủ định sạch trơn đối với quá khứ, cần tôn trọng
những giá trị đã tạo dựng nên trong quá khứ và tránh sự kế thừa một cách
nguyên si, thiếu chọn lọc đối với cái cũ. Để xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến
thiết lập nên nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa bây giờ là nhà nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam dân tộc ta phải trải qua một quá trình đấu tranh
lâu dài gian khổ và chịu rất nhiều từ tổn thất. Nhưng không vì vậy mà chúng ta
phủ định tất cả những gì thuộc về quá khứ như cơ sở vật chất kỹ thuật, các giá
trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Chúng ta may mắn được sinh ra trong thời kỳ
hòa bình, kinh tế hội nhập phát triển lại được học tập nâng cao trình độ hãy biết
sử dụng kiến thức như một hành trang để tự nhiên bước vào tương lai tươi đẹp
6
^-^

HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI t32


Câu hỏi 1: video các cuộc cách mạng công nghiệp và trả lời câu hỏi sau
em hiểu thế nào về vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển của lực
lượng sản xuất ?
gợi ý trả lời:
- Nội dung video giới thiệu về cuộc CMCN 1, 2, 3, 4. trong đó CMCN 1 được
bắt đầu bằng sự ra đời của máy hơi nước. CMCN 2 là sản xuất hàng loạt với
máy móc cơ khí. CMCN 3 là tự động hóa tin học hóa. đặc biệt là CMCN 4 là sự
phát triển vượt bậc với bước tiến mới của internet kết nối vạn vật trí tuệ nhân
tạo, tìm ra nguyên liệu mới, vật liệu mới.
- vai trò của cách mạng khoa học công nghệ vào sản xuất ngày càng tăng. khoa
học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp điều này được thể hiện
+ những phát minh sáng chế, những bí mật công nghệ trở thành nguyên nhân
của mọi biến đổi trong LLSX.
+ khoảng cách từ phát minh sáng chế với ứng dụng vào sản xuất đã được rút
ngắn làm cho năng suất lao động của cả xã hội tăng nhanh.
+ khoa học thâm nhập vào tất cả các yếu tố của sản xuất trở thành mắt khâu bên
trong của quá trình sản xuất.
+ tri thức khoa học được kết tinh “vật hóa” vào người lao động, người quản lý,
công cụ lao động và đối tượng lao động.
+ Sự phát triển của khoa học đã kích thích sự phát triển năng lực làm chủ sản
xuất của con người.
Câu hỏi 2: hãy dùng kiến thức về chủ nghĩa duy vật lịch sử để luận giải câu nói
của C Mác “những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những lực lượng
sản xuất. do có những lực lượng sản xuất mới loài người thay đổi phương thức
sản xuất của mình và do thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của
mình, loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình. cái cối xay
quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa. Cái cây cối xay chạy bằng hơi nước
đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp.”
(C. Mác và Ph.Ăngghen(1995), toàn tập tập 4, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Hà Nội trang 187)
gợi ý trả lời
câu nói trên của Mác đã nêu tư tưởng về vai trò của sự phát triển LLSX đối với
sự thay đổi của các QHSX.
LLSX và QHSX là hai mặt của một phương thức sản xuất, có tác động biện
chứng, trong đó LLSX quyết định QHSX, còn QHSX tác động trở lại to lớn đối
với LLSX.
7
^-^
vai trò quyết định của LLSX đối với QHSX: LLSX quyết định sự hình thành
QHSX. Nếu không có LLSX thì không có quá trình sản xuất. do đó không có
quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất tức là không có QHSX.
LLSX quyết định sự biến đổi QHSX, LLSX là nội dung của quá trình sản xuất
có tính năng động, cách mạng thường xuyên vận động và phát triển. QHSX là
hình thức xã hội của quá trình sản xuất có tính ổn định tương đối, trong đó nội
dung quyết định hình thức. nhưng LLSX quyết định sự ra đời của một kiểu
QHSX mới với công cụ lao động là phải cối xay bằng tay hình thành quan hệ
sản xuất trong xã hội là người nông dân phải lãnh chúa phong kiến Các công cụ
lao động thay đổi bằng hình ảnh cái cối xay chạy bằng hơi nước thì QHSX cũ bị
thay đổi theo hình thành QHSX mới đó là quan hệ giữa người công nhân với nhà
tư sản.

Câu hỏi 3: cơ sở hạ tầng là đường trường trạm đúng hay sai tại sao ? Liên hệ cơ
sở hạ tầng của nước ta hiện nay?
gợi ý trả lời: sai
vì theo chủ nghĩa duy vật biện chứng cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản
xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội nhất định còn điện đường trường trạm
là hạ tầng kỹ thuật để phát triển kinh tế xã hội của một địa phương. cơ sở hạ
tầng phản ánh chức năng xã hội của các quan hệ sản xuất với tư cách là cơ sở
kinh tế của các hiện tượng xã hội. cơ sở hạ tầng của một xã hội bao gồm: quan
hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mầm mống.
liên hệ với Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cơ
sở hạ tầng là có nhiều quan hệ sản xuất khác nhau. trong đó quan hệ sản xuất xã
hội chủ nghĩa đóng vai trò chủ đạo được thể hiện: nền kinh tế có nhiều thành
phần kinh tế Nhà nước kinh tế tư nhân kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. trong
đó kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trên cơ sở có nhiều hình hình thức sở
hữu khác nhau với sự đa dạng và phân phối.

CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ


Câu hỏi 1: theo Ph.Ăngghen “nhà nước chẳng qua chỉ là một bộ máy của một
giai cấp này dùng để trấn áp một tay cấp khác”
(C.Mác và Ăngghen(1995), toàn tập, tập 22 NXB. Chính trị quốc gia Hà Nội
trang 290- 291)
quan điểm trên thể hiện quan điểm triết học nào? Hãy luận giải?
gợi ý trả lời
- câu nói trên thể hiện quan điểm triết học duy vật lịch sử về bản chất của nhà
nước

8
^-^
giai cấp thống trị có quyền lực kinh tế trong xã hội là giai cấp lập ra và sử dụng
nhà nước như là công cụ để duy trì trật tự xã hội bảo vệ địa vị và quyền lợi của
giai cấp mình
về bản chất nhà nước là một tổ chức chính trị của 1 giai cấp thống trị về mặt
kinh tế nhằm bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của các giai cấp
khác.
- nhà nước dù có tồn tại dưới hình thức nào thì cũng phản ánh phải mang bản
chất giai cấp đây là điểm khác biệt nhà nước với các tổ chức xã hội khác

Câu 2: Xem video về đấu tranh giai cấp và trả lời câu hỏi: em hiểu đấu tranh giai
cấp là gì, vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự vận động và phát triển của xã
hội?
gợi ý trả lời:
- Đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giữa các tập đoàn người có lợi ích căn bản
đối lập nhau, không thể điều hòa được.
- đấu tranh giai cấp là động lực quan trọng trực tiếp của lịch sử
- vai trò
+ thực hiện bước chuyển từ hình thái kinh tế xã hội thấp lên hình thái kinh tế xã
hội cao hơn, tiến bộ hơn.
+ thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội
+ cải tạo xã hội, xóa bỏ các lực lượng xã hội hoạt động và cải tạo bản thân các
giai cấp cách mạng.
câu hỏi 3: nhà văn Tô Hoài đã viết mỗi trong văn biểu soi bóng thời đại mà nó ra
đời dùng kiến thức về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Hãy luận
giải quan điểm trên đúng hay sai? tại sao ?
gợi ý trả lời: đúng vì:
+ về lý luận: tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội quyết định nội dung quyết
định sự biến đổi của ý thức xã hội
+ về thực tiễn: các công trình về văn hóa, truyền thống làng xã Việt Nam cũng
đã chứng minh rằng ý thức làng xã của con người Việt Nam chính là sự phản
ánh của phương thức sản xuất tiểu nông với các hình thức tổ chức dân cư theo
cụm làng xã ổn định, bền vững trong suốt chiều dài lịch sử đến ngàn năm qua
biểu hiện ở một số đặc điểm: tính tự trị trong làng xã Việt Nam, trọng lệ làng
hơn phép nước, trọng tình làng nghĩa xóm, trọng danh dự.

Câu 4: Platon cho rằng: mỗi người sinh ra đều có một bản tính khác nhau và đều
nhằm làm một nghề nhất định. Ngay từ lúc mới sinh ra một số người đã có năng

9
^-^
lực làm chủ và đứng đầu, trái lại một số khác lại là những kẻ cày ruộng và làm
những nghề thủ công khác nhau.
Quan điểm trên thuộc trường phái triết học nào? Bằng kiến thức đã học hãy luận
giải về bản chất con người?
gợi ý
- quan điểm trên thuộc trường phái duy tâm khi bàn về bản chất con người
- theo platon bản chất con người được quyết định ngay từ khi nó mới ra đời quy
định tính cách và nghề nghiệp của người đó và không thay đổi được nó to một
lực lượng siêu nhiên Thần bí nào đó quyết định.
- theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử: Trong tính hiện thực của nó bản
chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội không có con người trừu tượng
thoát ly mọi điều kiện hoàn cảnh lịch sử xã hội chỉ trong toàn bộ các quan hệ xã
hội con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình tổng hòa các quan hệ
xã hội tạo nên bản chất của con người. Mối quan hệ xã hội có vị trí vai trò khác
nhau có tác động qua lại không tách rời nhau, các quan hệ xã hội thay đổi thì ít
hoặc nhiều, sớm hay muộn bản chất con người cũng sẽ thay đổi theo con người
là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử. Con người là sản phẩm của lịch sử của sự
tiến hóa lâu dài của giới hữu sinh
- con người luôn là chủ thể của lịch sử xã hội nhờ chế tạo công cụ lao động mà
con người tách khỏi loài vật, tách khỏi tới tự nhiên trở thành chủ chủ thể hoạt
động thực tiễn xã hội chính ở thời điểm đó. Con người bắt đầu làm ra lịch sử của
mình
---Hết rồi hihi---thanks vtnl_MECA ^.^

10

You might also like