You are on page 1of 3

BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ 

 
Họ tên: Nguyễn Thị Thuỳ 
MSSV: 21010682 
Môn học: Lý thuyết phát triển con người và học tập
 
Giải thích tình huống sau đây theo thuyết hành vi em đã học và đưa ra một số
biện pháp trị liệu dựa trên thuyết hành vi.
“Sau khi bị quấy rối, C cảm thấy sợ tất cả đàn ông, kể cả bố của mình. C la
hét mỗi đêm khi gặp ác mộng, ánh mắt vô vọng, thu mình vào một góc và
dường như hoảng loạn mỗi lần thấy ai đó là đàn ông đến gần.”
 
Bài làm 
Lý thuyết hành vi được đánh dấu là một khuynh hướng độc lập từ đầu thế kỷ
XX. Một số tác giả tiêu biểu đặt nền móng cho thuyết hành vi là Ivan Pavlov,
John Waston, Burrhus Frederic Skinner, Albert Bandura,…

Các nhà hành vi cho rằng mục đích của tâm lý học là phải kiểm soát được
hành vi của con người, thay đổi và tạo ra những hành vi mong muốn. Bản
chất hành vi của con người không dựa trên quá trình nhận thức diễn ra trong
não hay những hành vi không thấy rõ mà là những hành vi được nhận ra
(1913). Sự xuất hiện của hành vi đều được lý giải theo nguyên tắc là có một
kích thích nào đó tác động vào con người. Do đó mọi hành vi phản ứng của
con người đều được biểu đạt theo công thức là có kích thích có phản ứng.
Điều đó cũng có nghĩa là ứng xử của con người là sự đáp ứng với môi trường
bên ngoài. Đây chính là luận điểm được dùng để giải thích hành vi không phù
hợp, nguyên nhân của những rối nhiễu hành vi là sự ứng xử kém thích nghi.  

Trong trường hợp của C do là C đã từng bị gặp phải quấy rối nên dẫn đến
việc sợ hãi đàn ông, mỗi khi thấy đàn ông là sẽ trở nên hoảng sợ, gặp ác
mộng,... Việc bị quấy rối đã trở thành ám ảnh trong C nên khi nhìn thấy đàn
ông (ở đây là kích thích - S) C sẽ trở nên hoảng loạn, lo sợ ( đây là phản ứng
- R). Luận thuyết hành vi cổ điển tập trung lý giải hành vi phản xạ có điều
kiện. Một kích thích có điều kiện luôn xảy ra ngay sau kích thích không điều
kiện có thể dẫn tới phản ứng vốn chỉ chịu tác động bởi kích thích không điều
kiện. Điểm mấu chốt trong luận điểm của Palvov là phản xạ sẽ xuất hiện khi
có kích thích, tuy nhiên kích thích có điều kiện phải được lặp lại với tần suất
nhất định để hình thành sự liên kết với đáp ứng có điều kiện. Nếu kích thích
có điều kiện lặp lại liên tiếp mà không có kích thích không điều kiện thì đáp
ứng không điều kiện sẽ giảm dần. Khi có một kích thích có điều kiện thì sẽ
xuất hiện một đáp ứng có điều kiện và đáp ứng này thường có ba thành tố
chính là hành vi, kích thích sinh lý và cảm xúc. Đối với bạn C có thể bị
chứng ám ảnh sợ tất cả đàn ông sau khi bị quấy rối tình dục từ đó trở nên sợ
hãi hoảng loạn khi thấy đàn ông. Bạn C trải nghiệm một cảm xúc mạnh trong
quá trình đáp ứng lại kích thích thì quá trình điều kiện hoá cũng có thẻ mạnh
đến mức khó có thể dập tắt được hành vi không mong muốn như trường hợp
ở đây là hoảng loạn, lo âu sợ hãi của bạn C khi thấy đàn ông. 

Trong tình huống như trên áp dụng các biện pháp trị liệu dựa vào thuyết hành
vi có thể có một số biện pháp như:
Tràn ngập: Tràn ngập là liệu pháp mà nhà trị liệu thường sử dụng với thân
chủ gặp vấn đề về lo âu và hoảng sợ, như ở đây là bạn C. Mục đích của kỹ
thuật này là giúp thân chủ không né tránh các tình huống hoặc kích thích gây
sợ hãi mà cần đương đầu với cảm xúc này. Điều này cũng giúp thân chủ nhận
thức được rằng kích thích mà họ vẫn sợ sẽ không mang lại cho họ hệ quả quá
tồi tệ như họ nghĩ trước đây. Đối với bạn C, ban đầu cho bạn một kích thích
không điều kiện là bị quấy rối tình dục bởi đàn ông dẫn tới phản ứng không
điều kiện là có thể C sẽ hoảng sợ, lo âu, gặp ác mông nhưng sau đó được thay
thế bằng kích thích trung tính đó là thấy đàn ông nhưng không bị quấy rối
tình dục nhưng bạn C vẫn hoảng sợ do sự khái quát hoá. Tuy nhiên sau nhiều
lần kích thích trung tính diễn ra là không bị đàn ông quấy rối tình dục thì C sẽ
tạo ra tập tính và sợ hãi sẽ giảm dần. 

Gỉải mẫn cảm có hệ thống: Nếu như liệu pháp tràn ngập đưa thân chủ đến
mức độ cao của nỗi sợ hãi ngay từ đầu thì liệu pháp giải mẫn cảm có hệ
thống cho thân chủ trải nghiệm dần với các kích thích sợ hãi từ mức độ thấp
nhất đến các mức độ cao hơn. Thân chủ cũng có thể trải nghiệm kích thích sợ
hãi từng bước một thông qua tưởng tượng. Đối với bạn C, bạn có thể được
yêu cầu tưởng tượng khi nghe một đoạn băng, xem một cuốn phim mô tả chi
tiết bị quấy rối tình dục. Trong một khoảng thời gian nhất định, khi nỗi sợ hãi
của C lắng xuống thì sẽ được nhà trị liệu giúp đỡ đi đến nơi có tình huống
thực để bạn  thấy rằng quấy rối tình dục không đáng sợ như bạn nghĩ. Đồng
thời, nhà trị liệu cũng sẽ dạy bạn các bước để quản lý những cảm xúc tiêu cực
như là dạy cách hít thở, bình ổn tâm trí, thuốc,...Tiếp đó tạo ra các thứ bậc
kích thích sợ hãi. Dần dần cho C trải nghiệm những kích thích sợ hãi (bắt đầu
từ những kích thích ít sợ nhất), C sẽ được sử dụng những chiến lược ứng phó
trong quá trình trải nghiệm. 

You might also like