You are on page 1of 13

DANH SÁCH PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC NHÓM

BÀI BÁO CÁO: PHỎNG VẤN NGƯỜI BÁN HÀNG


MÔN HỌC: THỰC HÀNH CHUYÊN MÔN 2

Tỷ lệ đóng góp Tỷ lệ hoàn


(%) thành (%)
STT Họ tên sinh Nội dung công việc phân (tỷ lệ = (Cá nhân Ký tên
viên công 1/n thành TỐI ĐA (bắt buộc)
viên*100) 100%)

1 Trần Thị -Soạn kịch bản để phỏng vấn . 100% 100%


Diệu Thủy -Viết phần thu hoạch, kinh
nghiệm nhận được, kết luận.
-Viết lại phần phỏng vấn và
phần đáp bằng Word.
2 Lê Ngọc -Phỏng vấn trực tiếp người 100% 100%
Thảo bán hàng.
-Thuyết trình trước lớp.
3 Nguyễn Lê -Thiết kế slide. 100% 100%
Thủy Tiên -Thuyết tình trước lớp.
4 Huỳnh Thị -Quay quá trình phỏng vấn 100% 100%
Thanh Nhàn -Chỉnh sửa nội dung giới
thiệu, nội dung chính và nội
dung kết của bài phỏng vấn
5 Võ Mông -Quay lại quá trình phỏng vấn. 100% 100%
Tuyền -Chỉnh sửa nội dung giới
thiệu, nội dung chính và nội
dung kết của bài phỏng vấn
6 Lưu Ái Tâm -Tổng hợp nội dung. 100% 100%
-Trình bày theo đúng mẫu,
đúng bố cục yêu cầu.
7 Nguyễn -Dựng và chỉnh sửa video. 100% 100%
Kim Ngọc - Chỉnh sửa nội dung giới
thiệu, nội dung chính và nội
dung kết của bài phỏng vấn.
8 Doãn Thị -Đặt lịch hẹn, chọn địa điểm 100% 100%
Bích phỏng vấn.
Phượng -Gửi kịch bản phỏng vấn cho
anh chị.

1
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI
HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO GIỮA KÌ


MÔN HỌC : THỰC HÀNH CHUYÊN MÔN 2

ĐỀ TÀI:
PHỎNG VẤN NGƯỜI BÁN HÀNG
Giảng viên hướng dẫn: thầy DƯƠNG THIỆN VŨ
Nhóm Sinh viên thực hiện:
MSSV: TRẦN THỊ DIỆU THỦY - 71900264
LÊ NGỌC THẢO - 71900243
NGUYỄN LÊ THỦY TIÊN - 71900286
LƯU ÁI TÂM - 71900227
HUỲNH THỊ THANH NHÀN - 71900182
VÕ MỘNG TUYỀN - 71900303
NGUYỄN KIM NGỌC - 71900172
DOÃN THỊ BÍCH PHƯỢNG - 71900216
Ngành: MARKETING
Khóa: 23

TP HCM, THÁNG 01 NĂM 2021

2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

3
4
NỘI DUNG CHÍNH
I. GIỚI THIỆU VỀ CÁC NHÂN VẬT ĐƯỢC PHỎNG VẤN

Huỳnh Xuân Vy Lưu Thanh Huệ


Vị trí công việc: Điều hành khách Vị trí công việc: Telesale ( Chuyên viên
lẻ Sài Gòn Tourist tư vấn qua điện thoại )
Lĩnh vực: Du lịch và lữ hành Lĩnh vực: Bảo hiểm và tài chính
Công ty: Sài gòn Tourist Công ty: TNHH CALLUS
Địa chỉ công tác: 01 Nguyễn Địa chỉ công tác: 91B2 Phạm Văn Hai,
Chí Thanh, quận 5, TP.HCM phường 3, quận Tân Bình, TP.HCM

II. SỰ LỰA CHỌN CỦA CHÚNG TÔI BẮT NGUỒN TỪ:

1. Họ là những người trong nghề.


Họ là hai tiền bối đã có những bước tiến khá vững chắc và thành tựu nhất định.
Hơn 2 năm đồng hành cùng với nghề Sales, họ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm
và xây dựng thành công những kiến thức, kỹ năng mang tính chuyên môn, chuyên
nghiệp mà người bán hàng cần có.

2. Họ có sự trải nghiệm đa dạng.


Chúng tôi lựa chọn hai nhân vật đến từ hai vị trí công việc (Điều hành khách lẻ và
Nhân viên tư vấn bán hàng qua điện thoại) cũng như hai lĩnh vực riêng biệt (Du
lịch và Bảo hiểm, tài chính ) để có những góc nhìn đa chiều, toàn diện hơn. Đồng
thời, họ đều là những người đã có nhiều kinh nghiệm bán hàng ở nhiều lĩnh vực
khác nhau trước khi đến với công việc hiện tại của mình.
3. Họ có lòng nhiệt thành và sự thấu hiểu.
Họ là những người trong nghề và còn rất trẻ, rất nhiệt huyết. Họ sẵn sàng chia sẻ, chỉ
dẫn và giải đáp những thắc mắc của chúng tôi với sự chân thành và lòng kiên nhẫn. Vì
cùng thế hệ, họ thấu hiểu chúng tôi, họ biết chúng tôi có gì và cần gì và từ
đó họ có thể làm được công việc của những con người “truyền cảm hứng”.

III. MỤC TIÊU CỦA BÀI PHỎNG VẤN

• Thứ nhất, thông qua việc phỏng vấn, chúng tôi hy vọng mình sẽ có được những
kiến thức nhất định về ngành Sales như: công việc hằng ngày, cơ hội, thử thách,…
• Thứ hai, thấu hiểu được những kỹ năng, tiêu chuẩn cần thiết để trở thành
một người bán hàng giỏi.
• Thứ ba, từ việc chia sẻ của các nhân vật trong quá trình làm việc của họ, chúng tôi sẽ
biết cách xử lý những tình huống khó khăn trong việc tiếp xúc với khách hàng.
• Thứ tư, tự rút ra những bài học, đánh giá lại bản thân và tự hoàn thiện chính mình.

IV. CÂU HỎI VÀ MỤC ĐÍCH CÂU HỎI


Câu hỏi 1: Để trở thành một người bán hàng giỏi thì cần có những tố chất và tiêu
chuẩn cụ thể gì?

Để nắm bắt những kỹ năng, kiến thức, thái độ mà một người bán hàng cần có.

Câu hỏi 2: Công việc hằng này của một nhân viên Sales cụ thể bao gồm những gì?

Để thấu hiểu công việc cụ thể của một người làm Sales.

Câu hỏi 3: Thành tựu hay cơ hội có được khiến bản thân cảm thấy tự hào nhất là gì?

Để có thể rút ra cơ hội nhận được khi theo đuổi nghề Sales.

Câu hỏi 4: Tình huống khiến hai chị khó xử nhất hoặc khó khăn nhất mà cả hai đã
gặp phải là gì?

Để nhận biết thử thách có thể gặp phải.

Câu hỏi 5: Lời khuyên gửi đến các bạn sinh viên từ những bài học thực tế của mình.

Đúc kết bài học kinh nghiệm và sự tự nhận thức cá nhân.

V. KỊCH BẢN PHỎNG VẤN.

1. Giới thiệu chương trình.


6
Xin chào đón quý vị khán giả đã đến với buổi talkshow “Chuyện của ngành Sales”,
trong chương trình lần này chúng ta sẽ đề cập và cùng tìm hiểu về ngành Sales hay
còn được gọi là bán hàng – một trong những bộ phận cốt yếu của doanh nghiệp.

Theo trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động thành phố
Hồ Chí Minh năm 2019 , nhóm ngành kinh doanh bán hàng hiện chiếm tới 22%,
đứng đầu về nhu cầu tuyển dụng tại các doanh nghiệp.
Cho dù công ty kinh doanh về sản phẩm hay dịch vụ thì bộ phận bán hàng chính là
nhân tố mang lại doanh thu trực tiếp. Quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp
tập trung vào việc làm cách nào để tăng doanh số bán hàng, và thực tế, những
doanh nghiệp thành công đều bắt đầu từ những nhân viên sales giỏi.

Thấu hiểu được điều đó, chúng tôi đã mời đến đây 2 khách mời là những người có
kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này là chị Huỳnh Xuân Vy- Điều hành
khách lẻ của công ty du lịch Sài Gòn Tourist với hơn 3 năm kinh nghiệm trong
nghề và chị Lưu Thanh Huệ, nhân viên telesales của công ty TNHH CALLUS để
chia sẻ những trải nghiệm thực tế của 2 chị trong ngành bán hàng.

2. Phỏng vấn.

Xin chào hai chị, như chúng ta đều biết là nhân viên bán hàng chính là những con
người đại diện cho bộ mặt của công ty, khách hàng sẽ có những đánh giá tiêu cực
hay tích cực về công ty, khi đối diện với các phản ứng hay hành vi của nhân viên
Sales.
Chính vì lẽ đó mà sẽ có những công ty lập ra chính sách đào tạo nhân viên bán
hàng rất nghiêm ngặt, họ sẽ không bao giờ để cho một nhân viên mới học việc ra
đứng bán hàng ngay, mà sẽ đặt ra các vòng kiểm tra cũng như nhiều quy chuẩn
khắt khe để xác định xem nhân viên đó đã đủ tiêu chuẩn hay chưa.
Vậy nên trong buổi talkshow này, em có 1 số thắc mắc xin được gửi đến 2 chị:

1. Trước tiên, để trở thành một người bán hàng giỏi thì cần có những tố
chất và tiêu chuẩn cụ thể gì ạ?

7
Chị Xuân Vy: Tố chất quan trọng nhất của một seller đó chính là có tài ăn nói.
Biết cách đánh vào tâm lý người mua và khả năng xây dựng được mối quan
hệ với khách hàng và một đức tính không kém phần quan trọng đó là tính kiên
nhẫn.
Những tiêu chuẩn mà seller cần có là:
- Hiểu rõ, quan tâm đến sản phẩm mình đang bán.
- Chất lượng phải đi kèm với dịch vụ.
- Khả năng khoanh vùng và tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Chị Thanh Huệ: Theo như chị thì điều quan trọng nhất của một sales là khả
năng chịu áp lực cao. Bởi vì làm công việc này chúng ta sẽ phải đối mặt với
áp lực đến từ khách hàng, cấp trên và cả từ doanh số nữa.

2. Vậy hai chị có thể chia sẻ cho em và mọi người cùng được biết là với những
thước đo như vậy thì công việc hằng này của một nhân viên Sales cụ thể
bao gồm những gì không ạ?

Chị Thanh Huệ: Hằng ngày một nhân viên sales cần phải làm 3 công việc
chính: là lắng nghe khách hàng, tư vấn khách hàng, hỗ trợ giải đáp thắc
mắc cho khách hàng.
Nhưng để đảm bảo đạt được hiệu quả cao trong công việc thì một nhân viên
sales cần phải nắm rõ thông tin về sản phẩm, dịch vụ. Luôn tìm hiểu về nhu
cầu hiện tại của khách hàng để có thể dễ dàng thuyết phục khách hàng mua sản
phẩm. Và đặc biệt là phải luôn theo dõi tiến độ công việc, đồng thời cải thiện
kỹ năng của bản thân để đảm bảo chỉ tiêu doanh số cam kết.

Chị Xuân Vy: Thì ngoài những công việc đó ra thì một seller sẽ đảm nhệm vai
trò trung gian giữa doanh nghiệp và khách hàng. Biết cách tạo mối quan hệ
với khách hàng. Và một điều ít ai nghĩ đến đó là người làm sales phải luôn
tươi cười trong mọi tình huống, chúng ta phải vượt nên trên cảm xúc cá nhân
để hoàn thành công việc, chính vì thái độ chân thành này mới là cái chúng ta
thuyết phục được khách hàng.

8
3. Được biết hai chị là những người đã có nhiều năm hoạt động trong lĩnh
vực này, trong suốt quá trình đó thì theo chị điều làm chị tự hào hay
thành tựu mà chị thấy nổi bật nhất là gì?

Chị Thanh Huệ :Theo chị thì thành tựu mà chị thấy tự hào nhất đó là danh
hiệu Best Seller của công ty vào năm đầu tiên bắt đầu làm công việc này.
Bởi vì khi ấy mình sẽ cảm nhận được những nỗ lực mình bỏ ra là xứng đáng.

Chị Xuân Vy: Thành tựu chị cảm thấy tự hào nhất dưới tư cách một seller
đó là truyền đạt tốt các thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng. Bởi vì
lúc này mình mới chính là sales- Cầu nối giữa sản phẩm và khách hàng.

4. Song song với những thành công thì những thách thức là điều không
tránh khỏi, dưới góc nhìn của chị Huệ và chị Vy thì đâu là tình huống
khiến hai chị khó xử nhất hoặc khó khăn nhất mà cả hai đã gặp phải ạ?

Chị Thanh Huệ: Khi làm sales, đặc biệt là telesale, bạn sẽ thường xuyên gặp
phải tình huống bị khách hàng từ chối, yêu cầu mình không được gọi cho họ
nữa, hoặc gặp những lời phàn nàn vô lý như: “Sản phẩm của các em đang góp
phần ảnh hưởng xấu đến kinh tế nước nhà” (cười). Gặp phải những tình
huống như vậy thì một người làm sales cần phải luôn giữ một cái đầu lạnh,
tâm thái bình tĩnh để xử lý tình huống, cũng như không để khách hàng có cảm
nhận tiêu cực về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

Chị Xuân Vy: Tình huống khó xử mà chị gặp phải đó thỉnh thoảng bạn bè hoặc
người thân sẽ nghĩ công việc của bọn chị sẽ dễ dàng mua được vé máy bay, hoặc
đặt được phòng khách sạn giá rẻ rồi lại hủy ngay phút chót (cười). Chị nghĩ
những trường hợp người thân nghĩ mình làm trong nghề nên sẽ thuận tiện thế này
thế kia là tình huống mà ai rồi sẽ phải gặp qua, và để tránh khó xử thì chúng ta
không nên cả nể vì là người quen, mà phải giải thích rõ ràng ngay từ đầu như:
“À, em có thể đặt giúp chị ở khách sạn này, giá như thế này, nhưng em chỉ có thể
giúp thủ tục thôi chứ bên khách sạn không thuộc quyền quản lý của em.” Càng rõ
ràng thì khi gặp nhau chúng ta càng đỡ khó xử.

9
5. Có thể nói, cuốn theo sự phát triền của các dạng sản phẩm và những
phương thức truyền thông ngày một mới mẻ, Sales là một nghề có xu
hướng bám sát thị trường và không ngừng thay đổi. Vì vậy, có thể xem đây
vừa là cơ hội vừa là thử thách cho các bạn trẻ khi muốn theo đuổi ngành
nghề này. Hai chị có lời khuyên nào gửi đến các bạn sinh viên từ những
bài học thực tế của mình không ạ?

Chị Thanh Huệ: Để làm một nhân viên sales trước tiên bạn cần phải biết
kiềm chế cảm xúc cá nhân, có trách nhiệm trong công việc.
Ví dụ sếp đặt doanh số cho bạn nếu bạn không đạt được thì bạn phải cho
người ta thấy được bạn có sự cố gắng và tại sao người ta cần phải giữ bạn lại.
Chứ không phải tìm lý do cho cái sai của mình.

Chị Xuân Vy: Hãy nhớ rằng khách hàng là người trả lương cho chúng ta.
Hãy làm việc cho đến khi bạn không cần phải giới thiệu bạn là ai.

3. Kết chương trình và lời cảm ơn.

Kính thưa quý vị, với những sự chia sẻ mang tính thực tế từ chị Vy và chị Huệ chắc
hẳn đã mang đến cho chúng ta những hình dung và kiến thức nhất định về ngành
Sales – một ngành rất “hot” và phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của chính người
bán hàng. Hy vọng rằng buổi trò chuyện này sẽ giúp các bạn sinh viên có một cái
nhìn thực tế hơn với nghề sales, từ đó có sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất cho
mình.

Xin cảm ơn sự đồng hành của chị Xuân Vy và chị Kim Huệ đã mang đến cho
chúng ta những góc nhìn từ trải nghiệm của những người “trong cuộc”.

Chương trình đến đây là kết thúc, xin cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị
và các bạn, xin hẹn gặp lại ở những số tiếp theo của “ Chuyện của ngành Sales”.

VI. NỘI DUNG NHẬN ĐƯỢC TỪ BÀI PHỎNG VẤN.

1. Những tố chất và tiêu chuẩn của một nhân viên Sales.


10
• Thấu hiểu khách hàng: để biết được chính xác khách hàng của mình là ai, có đặc
điểm gì và có nhu cầu như thế nào?
• Có tài ăn nói, khả năng giao tiếp tốt: để có thể truyền đạt tốt về sản phẩm và
xây dựng được mối quan hệ với khách hàng.
• Tính kiên nhẫn, sự linh hoạt: kiên nhẫn trong việc giải đáp thắc mắc của khách
hàng và linh hoạt trong những tình huống bất ngờ xảy đến.
• Khả năng chịu áp lực cao: để có thể kiểm soát được áp lực từ khách hàng,
cấp trên và doanh số.

2. Công việc hằng ngày của một nhân viên Sales.


• Lắng nghe khách hàng, tư vấn khách hàng, hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho
khách hàng.
• Nắm rõ thông tin về sản phẩm, dịch vụ.
• Luôn tìm hiểu về nhu cầu hiện tại của khách hàng để có thể dễ dàng thuyết phục
khách hàng mua sản phẩm.
• Theo dõi tiến độ công việc, đồng thời cải thiện kỹ năng của bản thân để đảm
bảo chỉ tiêu doanh số cam kết.
• Vai trò trung gian giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Nhìn chung, công việc của một nhân viên Sales quy tụ dưới 4 hoạt động: bán hàng
– nhiệm vụ quản lý và điều hành – trách nhiệm tài chính – nhiệm vụ Marketing.

3. Cơ hội, tiềm năng phát triển khi theo đuổi nghề Sales.
• Được phát triển bản thân một cách toàn diện: được học tập nhiều kỹ năng và
kiến thức để trang bị cho nghề nghiệp.
• Năng động, mạng lưới quan hệ rộng.
• Chủ động, thoải mái về thời gian.
• Cơ hội việc làm đa dạng.

4. Thách thức, khó khăn gặp phải khi theo đuổi nghề Sales.
• Lương thưởng phụ thuộc vào doanh số bán hàng.
• Phải chịu đựng những khách hàng khó chịu với những lời lẽ tiêu cực.

11
• Vất vả : thường xuyên xa nhà, phải trực tiếp đi xuống các tỉnh, các thị trường từ
lớn đến nhỏ.
• Áp lực lớn: doanh số, khách hàng, cấp trên,…

VII. NHỮNG KINH NGHIỆM ĐÃ TÍCH LŨY ĐƯỢC TỪ BÀI PHỎNG VẤN.

Những lời khuyên của hai chị đã cho chúng tôi những cái nhìn mới mẻ hơn, từ
đó khiến chúng tôi tích lũy được những bài học đầy trân quý, tiêu biểu là:
• Hãy tìm cách thay vì tìm cớ: Nếu không chạy đủ doanh số, đừng nghĩ cách biện
minh hay đổ lỗi cho công việc. Hãy chứng minh bạn xứng đáng được ở lại bằng
nỗ lực của mính mình.
• Khách hàng là người trả lương cho chúng ta: Nghề Sales béo bở hay đắng chát
phụ thuộc vào số lượng khách hàng mà bạn có. Với việc trả lương theo doanh
số bán hàng, khách hàng mới là người quyết định số tiền bạn sẽ có và cách để
có được một số lượng khách hàng lớn hay nhỏ là tùy thuộc vào chính khả năng
của bạn.
• Hãy luôn cố gắng nỗ lực trau dồi bản thân mỗi ngày vì kỹ năng bán hàng là một
kỹ năng không có giới hạn.

VIII. ĐÁNH GIÁ VỀ BUỔI PHỎNG VẤN

Thành công của buổi phỏng vấn:

• Nhận được nhiều bài học kinh nghiệm và lời khuyên từ những người đã có
trải nghiệm lâu năm trong nghề.
• Có những góc nhìn đa chiều, thấu hiểu hơn về ngành nghề.
• Buổi phỏng vấn mang tính định hướng cho những bạn có ước mơ hoặc dự
đinh theo đuổi nghề Sales.
• Với sự giúp đỡ đầy nhiệt tình của hai chị, buổi phỏng vấn được diễn ra đúng
giờ, không có sơ sót, trục trặc xảy ra.

Hạn chế của buổi phỏng vấn:

• Thời gian hạn hẹp, chưa đủ để có thể có những chia sẻ sâu sắc hơn từ hai chị.
• Vì là những trải nghiệm mang tính chất cá nhân nên không thể mang tính bao
quát, chỉ có thể mang tính định hướng cho những ai có sự hứng thú và đam mê.

12
KẾT LUẬN
Ý NGHĨA CỦA BÀI PHỎNG VẤN.

Ngành Sales trong định kiến của khá nhiều người là một nghề không cần học vấn
cao, không cần hiểu biết nhiều, ai cũng có thể làm được…Tuy nhiên, đó là những cái
nhìn phiến diện và sai lầm mà chỉ khi được thực tế trải nghiệm, họ mới biết rằng nó
khó khăn và nhiều thách thức đến đâu.
Trở thành một người bán hàng giỏi là không hề đơn giản. Bạn phải tập hợp được
cho mình những kỹ năng, kiến thức và những trải nghiệm thực tế. Đó là cả một quá
trình rèn luyện và tích lũy, phấn đấu không ngừng.
Bài phỏng vấn tưởng chừng đơn giản nhưng đã mang đến thật nhiều những giá trị và
bài học. Nó là những kinh nghiệm thực từ những “người trong cuộc” với hành trình dài
của họ, nó đem đến cho chúng tôi những suy nghĩ đa chiều hơn, truyền cảm hứng và
tạo cho chúng tôi sự hứng thú với ngành nghề thú vị này.
Xin cảm ơn sự đồng hành của chị Vy và chị Huệ cùng những chia sẻ đầy nhiệt
thành của hai chị !
Xin được gửi lời cảm ơn đến thầy Vũ, người đã luôn hỗ trợ chúng em trong suốt
quá trình hoàn thành bài phỏng vấn này !

1
3

You might also like