You are on page 1of 51

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CƠ KỸ THUẬT
---------------o0o---------------

BÀI TẬP LỚN FEM ỨNG DỤNG

ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH BẤT ỔN ĐỊNH KẾT CẤU
SILO TRỤ TRÒN BẰNG PHƯƠNG PHÁP
PHẦN TỬ HỮU HẠN

GVHD: NGUYỄN TƯỜNG LONG


SVTH: PHAN VĂN HÙNG 1913614
NGUYỄN THỊ VÂN ANH 1910022
NGUYỄN NHẬT MINH THÔNG 1915355
NGUYỄN HOÀI NAM 1914226
TRƯƠNG CÔNG ĐỊNH 1913119

---------------o0o---------------
NĂM HỌC 2022 - 2023

1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN..............................................................................................3
1.1. Giới thiệu..............................................................................................................3
1.2. Tình hình nghiên cứu về silo trên thế giới............................................................4
1.2.1. Nghiên cứu của Wong Hong Wu...................................................................4
1.2.2. Nghiên cứu của Hongyu Li............................................................................5
1.2.3. Nghiên cứu của M. Kaminski.........................................................................6
1.2.4. Nghiên cứu của R.T. Jenkyn..........................................................................6
1.2.5. Nghiên cứu của Jesper Knijnenburg...............................................................7
1.2.6. Nghiên cứu của Richard G. Johameck...........................................................8
1.3. Tình hình nghiên cứu về silo trong nước..............................................................8
CHƯƠNG 2: Ý TƯỞNG- CƠ SỞ LÝ THUYẾT..............................................................9
2.1. Ý tưởng:..................................................................................................................9
2.2. Cơ sở lý thuyết phương pháp phần tử hữu hạn......................................................10
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH, SO SÁNH VÀ LỰA CHỌN CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
......................................................................................................................................... 13
3.1. Silo trụ tròn..........................................................................................................13
3.2. Silo chữ nhật........................................................................................................13
3.3. Silo đáy bằng........................................................................................................14
3.4. Silo đáy chóp.........................................................................................................15
3.5. Silo chế tạo bằng bê tông......................................................................................15
3.6. Silo chế tạo bằng thép...........................................................................................16
3.6.1 Mối ghép bằng bulong.....................................................................................17
3.6.2. Mối ghép hàn Silo..........................................................................................17
3.6.3. Silo thép có chân đế bằng thép.......................................................................18
3.6.4. Silo thép có chân đế bằng bê tông cốt thép.....................................................18
3.6.5. So sánh silo các loại.......................................................................................18
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ - DESINING IN ENGIEERING MECHANICS.....................20
4.1. Vật liệu và phương pháp thiết kế...........................................................................20
4.1.1. Vật liệu chế tạo silo........................................................................................20

2
4.1.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................20
4.2. Tính toán thiết kế Silo...........................................................................................21
4.2.1. Thiết kế sơ bộ Silo..........................................................................................21
4.2.2. Tính toán áp lực..............................................................................................23
4.2.3. Tính toán thông gió trong silo........................................................................30
4.3. Kết quả..................................................................................................................32
CHƯƠNG 5: MÔ HÌNH TÍNH TOÁN............................................................................35
5.1. Mô hình bài toán...................................................................................................35
5.1.1 Mô hình hình học............................................................................................35
5.1.2 Các thông số vật liệu.......................................................................................36
5.1.3 Mô hình phần tử hữu hạn................................................................................37
5.2. Giải bài toán tĩnh...................................................................................................40
5.2.1. Tải tác động lên mô hình................................................................................40
5.2.2. Giải bài toán tĩnh............................................................................................45
5.3. Giải bài toán bất ổn định.......................................................................................47
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................51

3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Giới thiệu

Silo là một thiết bị bảo quản kín thường được sử dụng để dự trữ lương thực ở quy mô lớn
từ vài trăm đến vài ngàn tấn. Silo đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp, có
thể dùng để lưu trữ nhiều loại vật liệu khác nhau trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như
lúa, gạo, các loại hạt khác. Trong lĩnh vực công nghiệp, silo còn được sử dụng để tồn trữ
xi măng, than và một số loại nguyên vật liệu khác.

Silo đã được phát triển từ thế kỷ 19, từ đó đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về khả
năng ứng dụng cũng như các đặc tính, kết cấu của silo. Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng
trong quá trình hoạt động của silo, có nhiều vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu như
hình dạng silo bị biến dạng, khả năng thông thoáng không tốt dẫn đến đóng thành - nghẹt
silo.

1.2. Tình hình nghiên cứu về silo trên thế giới


1.2.1. Nghiên cứu của Wong Hong Wu

Năm 1990, Wong Hong Wu (trường đại học Wollongong) đã nghiên cứu - phân tích tĩnh
và động của dòng chảy các loại vật liệu trong silo, mô hình hóa quá trình nhập và tháo
liệu ra khỏi silo [22]. Nghiên cứu đã nhấn mạnh sự phát triển của những phương pháp số
nhằm dự đoán ứng suất bên trong silo do vật liệu chứa tạo ra và do tác động của điều kiện
môi trường.

Kết quả của nghiên cứu đã đưa ra phương pháp dự đoán ứng suất do vật liệu chứa và do
vật liệu chế tạo silo sinh ra, phân bố ứng suất ở thành silo.

4
1.2.2. Nghiên cứu của Hongyu Li

Năm 1994, Hongyu Li (Department of Civil Engineering & Building Science The
University of Edinburgh Edinburgh, Scotland, UK) đã Phân tích cấu trúc của silo thép
bằng phương pháp rời rạc [6]. Kết quả nghiên cứu giúp nâng cao sự hiểu biết về sự biến
dạng và sự đổ sụp của silo trong quá trình tồn trữ nhằm hỗ trợ tốt hơn cho việc thiết kế và
xây dựng silo. Hình 2 mô tả cấu trúc silo của Hongyu Li.

1.2.3. Nghiên cứu của M. Kaminski

Năm 2001, Kaminski và cộng sự (Institute of Building Engineering. Wroclaw University


of Technology, Poland) đã nghiên cứu phân tích phi tuyến tính của silo bê tông. Kết quả
nghiên cứu đã phân tích ứng suất tác dụng theo phương tiếp tuyển và pháp tuyển lên

5
thành và đáy silo bằng phương pháp rời rạc. Hình 3 mô tả cấu trúc của silo bằng phương
pháp rời rạc.

1.2.4. Nghiên cứu của R.T. Jenkyn

Năm 1987, R.T. Jenkyn đã nghiên cứu – phân tích những lỗi trong quá trình thiết kế và
sử dụng silo [18]. Kết quả của nghiên cứu đã phân tích một số lỗi như: người thiết kế
không thiết lập được đặc tính dòng chảy của vật liệu, ứng suất tác động lên silo do vật
liệu chứa và điều kiện môi trường sinh ra, không hiểu rõ đặc tính của nguyên vật liệu
chứa; chúng có ảnh hưởng lớn đến việc thiết kế và sử dụng silo. Hình 4 mô tả nguyên
nhân lệch tâm của silo do phân bố ứng suất không đồng đều.

6
1.2.5.
N
g
hi
ê
n

cứu của Jesper Knijnenburg

Năm 2008, Trong đề tài thạc sĩ Jesper Knijnenburg đã nghiên cứu ảnh hưởng của rung
động đến dòng chảy của hạt [9]. Kết quả của nghiên cứu đã đưa ra những phân tích và mô
phỏng ảnh hưởng của rung động đến dòng chảy của vật liệu chứa đá vôi CaCO,. Hình 5
mô tả dòng chảy liệu theo mô hình khối lượng và mô hình dạng phễu.

1.2.6. Nghiên cứu của Richard G. Johameck

7
Năm 1986, Richard G. Johanneck đã nghiên cứu về các dạng họng xả liệu của silo, nhằm
thảo liệu nhanh chóng và không bị nghẹt. Nghiên cứu này đã nhận được bằng sang chế
của Mỹ (US 55355) năm 1987

1.3. Tình hình nghiên cứu về silo trong nước

Năm 2004, nhóm nghiên cứu Trưởng ĐH Bách khoa TPHCM đã chế tạo thành công hệ
thống silo bảo quản các loại hạt nông sản xuất khẩu quy mô 250 tấn. (29) Đây là hệ thống
silo đầu tiên được sản xuất hoàn toàn trong nước. Hệ thống silo này được lắp đặt và hoạt
động ổn định để bảo quản lúa gạo tại chợ trung tâm nông sản Hựu Thạnh Đông - Long
An.

Sau đó, năm 2010 nhóm nghiên cứu của trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG HCM gồm
Nguyễn Tường Long và cộng sự đã xây dựng chương trình tính toán Silo APDL và
VISUAL BASIC |15]. Kết quả nghiên cứu này đã giúp quy trình thiết kế các silo chứa
lúa, gạo hiệu quả hơn. Nhóm tác giả đã kết hợp khả năng tính toán kết cấu bằng phương
pháp phần tử hữu hạn của ANSYS thông qua ngôn ngữ APDL, khả năng thiết kế giao
diện của VISUAL BASIC để xây dựng một chương trình tỉnh toán, kiểm tra bển nhằm
hướng đến việc tối ưu các bản thiết kế silo

8
CHƯƠNG 2: Ý TƯỞNG- CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Ý tưởng:
Silo là một dạng thiết bị bảo quản kín thường được sử dụng để dự trữ lương thực ở
quy mô lớn từ vài trăm đến vài ngàn tấn. Với vai trò quan trọng trong các ngành công
nghiệp chế biến, silo có thể dùng để lưu trữ nhiều loại vật liệu khác nhau từ sản phẩm
nông nghiệp như lúa, gạo, các loại hạt đến các sản phẩm công nghiệp như xi măng, than
và một số loại nguyên vật liệu khác.

Silo đã được phát triển từ thế kỷ 19, cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về
khả năng ứng dụng cũng như các đặc tính, kết cấu của silo. Thực tế cho thấy rằng trong
quá trình sử dụng silo, có nhiều vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu như độ biến dạng
của silo, khả năng thông thoáng gió trong silo, kết cấu thành silo, cũng như khả năng
đóng vón của sản phẩm bảo quản, và các vấn đề liên quan khác. Wong Hong Wu đã
nghiên cứu, phân tích tĩnh và động học của dòng chảy các loại vật liệu trong silo, mô
hình hóa quá trình nhập và tháo liệu ra khỏi silo, đưa ra những phương pháp số nhằm dự
đoán ứng suất bên trong silo do vật liệu chứa tạo ra dưới tác động của điều kiện môi
trường (Wong Hong Wu, 1990). Việc phân tích cấu trúc của silo thép bằng phương pháp
phần tử hữu hạn cũng đã được nghiên cứu nhằm nâng cao sự hiểu biết về sự biến dạng và
sự đổ sụp của silo trong quá trình tồn trữ, từ đó có biện pháp hỗ trợ tốt hơn cho việc thiết
kế và xây dựng silo (Hongyu Li, 1994). Tác giả đã kết luận rằng một silo đầy đủ gồm có
vỏ hình trụ và ống côn tháo liệu và vòm côn che phía trên ống vỏ hình trụ. Mô hình ảnh
hưởng của rung động đến dòng chảy của đá vôi CaCO3 trong hệ thống silo chứa đã được
nghiên cứu (Jesper K. 2008).

Hiện nay, các silo có năng suất chứa lớn được sử dụng ở các công ty, xí nghiệp
trong nước đa phần được nhập từ nước ngoài. Một số nghiên cứu về silo bảo quản cũng
đã được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu và chuyên gia trong nước. Nhóm nghiên cứu
của Trường ĐHBK TPHCM đã chế tạo thành công hệ thống silo bảo quản các loại hạt
nông sản xuất khẩu quy mô 250 tấn vào năm 2003 (Bùi Song Cầu, 2003), đây là hệ thống

9
silo đầu tiên được sản xuất trong nước, và được lắp đặt tại chợ trung tâm nông sản Long
An; tuy nhiên silo này dùng chứa lúa - gạo, không có hệ thống thông gió bên trong. Việc
xây dựng chương trình tính toán silo dùng ngôn ngữ APDL (ANSYS Parametric Design
Language) và Visual Basis đã được thực hiện năm 2010 (Nguyễn Tường Long, 2010), đề
tài này đã xây dựng một chương trình tính toán, kiểm tra bền, hướng tới việc tối ưu các
bản thiết kế silo. Cám gạo chiếm khoảng 8% trọng lượng hạt lúa, chứa hầu hết lượng dầu
và phần lớn lượng chất đạm, các chất khoáng, vitamin, và chất xơ tiêu hóa được trong hạt
thóc. Hàm lượng dầu trong cám gạo ước tính khoảng 18%. Tuy nhiên, do công nghệ xay
xát, chỉ có khoảng 3% cám gạo có thể sử dụng để trích ly dầu, tương đương 3,5 triệu tấn
dầu thô (www.wilmar-agro.com.vn). Theo tổng cục thống kê, hàng năm Việt Nam có sản
lượng khoảng trên 47 triệu tấn lúa, trên 28 triệu tấn gạo và hơn 3 triệu tấn cám
(www.gso.gov.vn); trong đó, chỉ có khoảng 500 ngàn tấn cám đạt phẩm chất được sử
dụng trong công nghiệp sản xuất dầu ăn. Đa số các doanh nghiệp sản xuất lúa – gạo, dầu
cám đều tồn trữ cám trong bao chứa 50 kg chất thành cây trong kho. Vì thế, cám rất dễ bị
ẩm mốc, côn trùng phá hoại, giảm chất lượng và tổn thất nếu không được thông thoáng
và bảo quản tốt. Một số nhà máy sản xuất dầu cám đã sử dụng silo tồn trữ ngoại nhập, chi
phí đầu tư cao, yếu điểm kỹ thuật là không có hệ thống thông gió, gây ra việc vón cục,
bám dính vào thành silo. Công ty TNHH Wilmar Agro Việt Nam, Chi nhánh Thốt Nốt và
Cần Thơ, đã đầu tư silo được thiết kế và chế tạo bởi công ty REKANA – Malaysia, năng
suất chứa từ khoảng 400 đến 450 tấn, giá thành chế tạo lắp đặt khoảng 2,6 tỷ đồng (năm
2011). Theo kết quả phỏng vấn từ cán bộ kỹ thuật của công ty, nhược điểm của silo là
nhiệt độ trong silo cao, silo bị nghẹt do hiện tượng vón cục của cám, đọng ẩm trên thành
silo. Với mục tiêu thiết kế silo để chế tạo silo nội địa giá thành hạ, có hệ thống thông gió
bên trong, khắc phục các nhược điểm hiện tại; nghiên cứu này nhằm tính toán và thiết kế
cải tiến silo tồn trữ năng suất 500 tấn, dùng bảo quản cám ở nhà máy sản xuất dầu cám
hiện nay ở ĐBSCL.

10
2.2. Cơ sở lý thuyết phương pháp phần tử hữu hạn.
Phương pháp phần tử hữu hạn (the Finite Element Method - FEM) là một phương
pháp số để phân tích những phương trình vi phân đạo hàm riêng được sử dụng để mô tả
các bài toán trong cơ học. Quá trình tính theo phương pháp phần tử hữu hạn thường
thường dẫn đến việc giải một hệ phương trình đại số tuyến tính, được biểu diễn theo ngôn
ngữ ma trận, và có thể được tự động hoá trên máy tính.

Trong phân tích kết cấu bằng Phương pháp phần tử hữu hạn, vật thể liên tục được
xấp xỉ bằng tổ hợp của các phần tử hữu hạn. Các phần tử này có kích thước hữu hạn và
được liên kết với nhau bằng một số hữu hạn các điểm nút. Sau khi mối quan hệ ứng suất -
biến dạng của các phần tử hữu hạn được thiết lập và lắp ghép với nhau, trạng thái ứng
suất - biến dạng của hệ kết cấu có thể được xác định.

Các công thức cơ bản của phương pháp phần tử hữu hạn thường được thiết lập
trên nền tảng của các nguyên lý năng lượng hoặc các công thức biến thiên. Khi thiết lập
công thức, có thể chọn trường biến dạng hay trường ứng suất làm ẩn số chính, và tương
ứng với nó phương pháp phần tử hữu hạn mô hình chuyển vị và mô hình ứng suất được
sử dụng. Trong thực hành, phương pháp phần tử hữu hạn mô hình chuyển vị thường được
sử dụng. Việc phân tích kết cấu bằng phương pháp phần tử hữu hạn theo mô hình chuyển
vị thường gồm các bước sau:

• Rời rạc hoá kết cấu thành các phần tử hữu hạn;

• Chọn các hàm chuyển vị mô tả chuyển vị của phần tử hữu hạn;

• Lập ma trận độ cứng và véc tơ lực nút của các phần tử hữu hạn trong hệ toa độ
địa phương;

• Lập ma trận độ cứng và véc tơ lực nút của các phần tử hữu hạn trong hệ toạ độ
chung;

• Lập ma trận độ cứng và véc tơ lực nút của hệ kết cấu; • Thi hành các điều kiện
biên;

11
• Giải hệ phương trình cân bằng để tìm véc tơ chuyển vị nút trong hệ toạ độ chung;

• Tìm véc tơ chuyển vị nút trong hệ toạ độ địa phương;

• Tính nội lực, biến dạng, ứng suất trong các phần tử.

Độ chính xác của kết quả tính phụ thuộc vào độ mịn của lưới chia, bậc của các
hàm xấp xỉ sử dụng để mô tả các phần tử hữu hạn và độ chính xác của việc giải hệ
phương trình đại số

12
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH, SO SÁNH VÀ LỰA CHỌN CÁC PHƯƠNG

ÁN THIẾT KẾ

3.1. Silo trụ tròn

Silo trụ tròn Silo trụ tròn được lắp ghép từ các tấm thép phẳng được cuốn tròn theo
phương ngang, các tấm thép được liên kết lại với nhau bằng bulong hoặc hàn (silo liên
kết hàn thường được sử dụng với các vật liệu chứa có yêu cầu độ kín cao), hoặc bằng bê
tông để chứa các vật liệu có tính ăn mòn cao. Ưu điểm của silo trụ tròn là có thể hạn chế
được khả năng bám dính của vật liệu lên bề mặt thành hoặc đống bám liệu trong silo. Tuy
nhiên quá trình gia công, lắp đặt phức tạp.

Hình 3.1 Silo trụ tròn

3.2. Silo chữ nhật

Silo hình chữ nhật có thiết kế đa dạng, cho phép dễ dàng lắp đặt trong những không gian
giới hạn mà Silo trụ tròn không làm được. Silo lại này có hình dạng thiết kế thông qua
khung sườn bằng các cột hỗ trợ bên trong, sau đó các tấm thép phẳng được lắp ghép lại
tại các điểm thi công bằng phương pháp ghép chồng mới sử dụng được bulong hoặc hàn.
Ưu điểm của Silo hình chữ nhật là có thể lắp ráp ở những nơi không gian hẹp, chế tạo
13
tương đối dễ dàng. Nhược điểm của Silo dạng này là vật liệu chứa dễ bám vào thành ở
các góc vuông (như: cám, bột, vật liệu ẩm mốc,…).

Hình 3.2 Silo chữ nhật

3.3. Silo đáy bằng

Silo đáy bằng có thể được chế tạo bằng thép hoặc bê tông, thường được sử dụng. để chứa
và bảo quản các loại vật liệu hoặc hạt. Silo loại này có ưu điểm là dễ chế tạo. hơn đáy
loại phễu, giảm được chi phí móng và cột đỡ. Tuy nhiên nó có nhược điểm là ứng suất
tập trung lên đáy khá lớn, khả năng làm sạch ở đáy kém.

14
Hình 3.3 Silo đáy bằng

3.4. Silo đáy chóp

Silo đáy chóp thường được chế tạo bằng thép, gồm nhiều tấm thép được lên kết lại với
nhau bằng mối ghép bu lông hoặc hàn. Hiện nay loại Silo này được ứng dụng nhiều trong
bảo quản và sản xuất. Vì nó có nhiều ưu điểm là khả năng tháo liệu tự động dễ dàng và
sạch, hạn chế được khả năng vón cục, chống bám vật liệu và thành làm nghẹt Silo. Tuy
nhiên nhược điểm Silo đáy chóp là gia công chế tạo phức tạp.

3.5. Silo chế tạo bằng bê tông

Silo chế tạo bằng bê tông thường được chế tạo bằng kết cấu bê tông cốt thép có chiều dày
thành lớn. Silo bê tông thường dùng để chứa các vật liệu có tính ăn mòn và thép, có khả
năng cách nhiệt tốt. Ưu điểm của Silo bê tông là có thể chứa các vật liệu có tính ăn mòn
cao (như: xi măng, thạch anh, đá vôi...)
cách nhiệt tốt. Tuy nhiên chi phí đầu tư
cao, thời gian chế tạo dài, kết cấu móng
nặng.

15
Hình 3.4 Silo chế tạo bằng bê tông

3.6. Silo chế tạo bằng thép

Hiện nay silo chế tạo băng thép được ứng dụng rất nhiều trong chế tạo và lắp đặt Silo.
Silo chế tạo thép gồm nhiều tấm thép được cuốn liên kết lại với nhau, mối ghép có thể
băng môi phép bu lon hoặc hàn (tùy thuộc vào đặc tính của vật liệu chín). Lu điêm của
silo thép là chứa những loại vật liệu (như các loại bột, hạt, các vật liệu có tính ăn mòn
thập hoặc không ăn mòn). Được sử dụng nhiều trong bảo quản lương thực. Kích thước
nhỏ gọn hơn Silo bộ tông. Thời gian gia công lắp đặt ngắn. Tuy nhiên nó không chứa
được các vật liệu có tính ăn
mòn cao.

16
Hình 3.5 Silo chế tạo bằng thép

3.6.1 Mối ghép bằng bulong

Silo các mối ghép bằng bu lông gồm nhiều tấm thép liên kết lại với nhau bằng bu lông,
thường được gia công - chế tạo sẵn và được gia công chính xác tại nhà máy sản xuất. Silo
loại này dễ dàng đóng gói cho việc sản xuất. Ưu điểm của nó là thời gian lắp đặt, thời
gian gia công và đưa vào vận hành nhanh hơn Silo hàn bằng tay, dễ dàng gia công tại
xưởng. Nhưng chi phí sản xuất cao.

3.6.2. Mối ghép hàn Silo

Mối ghép hàn Silo là mối ghép bằng hàn gồm nhiều tấm thép liên kết lại với nhau bằng
mối ghép hàn. Nó thường được gia công, chế tạo chính xác trước tại nhà máy sản xuất
hoặc gia công tại khu vực gia công lắp đặt. Silo mối ghép hàn có ưu điểm là tiết kiệm
được vật liệu so với lắp ghép bằng bu lông, mối ghép kín hạn chế được ảnh hưởng của
môi trường.

3.6.3. Silo thép có chân đế bằng thép

Silo thép có chân đế bằng thép thường được sử dụng cho các silo có yêu cầu di dơi và lắp
đặt nhanh, thường được sử dụng với silo tròn hoặc vuông. Silo loại này có thể gia công
chính xác tại xưởng, lắp đặt dễ dàng. Tuy nhiên ứng suất tác dụng lên cột không đều, liên
kết giữa các cột và thân silo bằng hàn dễ gây biến dạng silo.

17
3.6.4. Silo thép có chân đế bằng bê tông cốt thép

Silo thép có chân đế bằng bê tông cốt thép thường được sử dụng cho các silo cố định
không di dời, thường được sử dụng với silo tròn, silo có chân đế bằng bê tông, có ứng
suất ác dụng lên cột, móng đều, hạn chế được biến dạng silo do tải của silo tác dụng lên
cột. Tuy nhiên thời gian thi công móng cột dài. Có thể gia công các tấm thép tại xưởng
nhưng phần móng- cột thì không.

3.6.5. So sánh silo các loại

Căn cứ vào ác tính chất, ưu- nhược điểm ở trên ta có thể tổng hợp lại như bảng sau:

Loại silo Vật liệu chế tạo Ưu điểm Nhược điểm

Silo tròn Thép bê tông Hạn chế vật liệu Gia công chế tạo
bám vào thành. phức tạp
Chứa được nhiều
loại vật liệu

Silo hình chữ nhật Thép Lắp đặt ở không Vật liệu dễ bám
gian hẹp dễ dàng, vào, ứng suất
gia công lắp đặt dễ thành, ứng suất gió
dàng, nhanh chóng tác dụng lên thành
lớn

Silo đấy bằng Thép bê tông Chế tạo dễ dàng hơn Khó làm sạch vật
đấy phễu, tiết kiệm liệu chứa ở đáy silo
chi phí làm cột,
móng.

Silo đáy chóp Thép Khả năng tháo liệu Gia công phức tạp
và làm sạch dễ dàng.

18
Silo chế tạo bằng bê Bê tông Chứa được vật liệu Thời gian, phí gia
tông có tính ăn mòn cao, công lớn.
cách nhiệt tốt

S Mối ghép Thép Lắp ghép dễ dàng Chi phí cao


ilo chế bulong gia công tại xưởng,
tạo bằng thời gian lắp đặt
thép nhanh, di chuyển dễ
dàng.

Mối ghép Thép Mỗi ghép kín, hạn Thời gian lắp đặt
hàn chế ảnh hưởng của chậm hơn ghép
môi trường ngoài bằng bulong.

Chân đế Thép Thời gian lắp ghép Dễ biến dạng tại


bằng thép nhanh, gia công tại chỗ liên kết thân
xưởng dễ dàng, có silo với các cột do
thể di chuyển. mối ghép hàn.

Chân đế Thép+ bê tông ứng suất tác dụng Thời gian lắp đặt
bằng bê đều lên dầm, hạn chậm, silo đặt cố
tông chế biến dạng silo. định không di
chuyển được.

19
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ - DESINING IN ENGIEERING MECHANICS

4.1. Vật liệu và phương pháp thiết kế


4.1.1. Vật liệu chế tạo silo
Dựa vào đặc tính của vật liệu tồn trữ, tính kết cấu của silo; vật liệu được chọn để
chế tạo silo là thép tấm CT3 với bề dày khác nhau được tính toán đảm bảo các điều kiện
bền của silo. Phần móng cột cho silo được làm bằng vật liệu bê tông cốt thép mác 250.

4.1.2. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp lược khảo các tài liệu về cơ sở lý thuyết trong tính toán, thiết kế và
bảo quản bằng silo; các tài liệu nghiên cứu về silo đã công bố được sử dụng để làm cơ sở
thiết kế. Ngoài ra, việc khảo sát thực tế các silo chứa cám viên hiện có, phỏng vấn chuyên
gia của một số nhà máy sản xuất dầu cám tại Cần Thơ cũng được thực hiện để làm cơ sở
cho việc tính toán và thiết kế, cải tiến. Bản vẽ thiết kế của silo được thực hiện dựa trên
phần mềm AutoCAD và Solidworks.

Qui trình tính toán thiết kế silo được thể hiện qua sơ đồ chung như Hình 4.1.

Hình 4.1: Quy trình thiết kế silo

20
Quá trình thiết kế dựa trên chuẩn EuroCode. Đây là tiêu chuẩn được thiết lập bởi
các nước thành viên của khối cộng đồng châu Âu (EU) nhằm thống nhất các tiêu chuẩn
kỹ thuật về kết cấu trong nhiều lĩnh vực kỹ thuật, trong đó có kết cấu cho việc tính toán,
thiết kế và xây dựng silo.

4.2. Tính toán thiết kế Silo


4.2.1. Thiết kế sơ bộ Silo
Việc thiết kế sơ bộ và chọn sơ đồ silo có ý nghĩa quan trọng cho các bước tính
toán, thiết kế chính xác các bộ phận của silo. Xuất phát từ yêu cầu năng suất chứa là 500
tấn, silo thiết kế được lựa chọn là silo dạng trụ tròn đáy hình chóp, dùng mối ghép hàn để
làm kín, kích thước sơ bộ của silo được tính toán với 3 phần: đỉnh, đáy và thân silo. Các
đặc trưng hình học của silo cần thiết kế dựa trên chuẩn EuroCode được thể hiện ở Hình
4.2.

Hình 4.2: Đặc trưng hình học của silo

1 - mặt phẳng tương đương, 2 - thân silo, 3 – vị trí tiếp giáp giữa thân và đáy silo.

h c: chiều cao tính toán trụ tròn, h h: chiều cao đáy silo, h b: chiều cao tổng cộng, h 0: độ sâu

tương đương của khối hạt ở phần đỉnh, htp : độ cao tổng cộng của khối hạt trên phần đỉnh,

21
d c : đường kính silo, r: bán kính trong của silo, t: bề dày vách silo, ❑r: góc ma sát nghỉ

của vật liệu,  : góc nghiêng đáy silo.

Đường kính cửa ra của silo được xác định theo công thức 1:

(1)

Hệ số ảnh hưởng cửa ra f f được xác định:

(2)

Dựa vào biểu đồ hệ số ảnh hưởng ff với ❑r= 22° => góc silo = 26 ° chọn = 1,6.

 với m = 1 (silo đáy tròn)

Ứng suất tương đương tác dụng lên thành silo, chọn = 2 m:

2
= 4800.2.0,8 = 7680 N/m

Trong đó:  : trọng lượng riêng của vật liệu chứa (chọn  = 480 kg/ m3 với cám
viên có ẩm độ 8  10%)

Q = 0,8: hệ số tải trọng

f c: Hệ số ma sát của vật liệu với thành silo

m: hệ số đặc trưng hình học,

m = 1 với silo có cửa tháo dạng tròn.

Với điều kiện cửa ra của silo:

= 0,5 m, thỏa điều kiện.

22
Với năng suất chứa 500 tấn, thể tích cần thiết kế là:

Các giá trị: h a = 6,5 m; h c = 18 m; d c = 8,09 m; h 0 = 0,81 m; DB = 2 m được xác định.

4.2.2. Tính toán áp lực


Việc tính toán những áp lực tác dụng lên silo có ý nghĩa quan trọng làm cơ sở cho
việc tính bền và chọn kết cấu silo. Việc tính toán được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết
tính toán và thiết kế silo theo chuẩn EuroCode. Hình 3 thể hiện các áp lực tác dụng lên
thành vách silo trong quá trình tồn trữ. Vật liệu chế tạo silo là thép tấm CT3 có ứng suất
2 3 2
bền  380 N / mm = 380.10 kN/m . Áp lực tác dụng lên silo gồm có áp lực tác
dụng lên phần thân silo (trụ tròn), áp lực tác dụng lên phần đáy silo (phễu), áp lực tác
dụng do silo bị lệch tâm và áp lực tác dụng do sức gió.

4.2.2.1. Áp lực tác dụng lên phần thân trụ tròn silo
Áp lực tác dụng theo phương ngang:

2
= 25194. 0,84 = 21162 N/m (3)

Hình 4.3: Áp lực tác dụng lên thành


vách silo. 1 – mặt phẳng tương đương, 2 – áp lực ngang tác động lên thân trụ

23
Áp lực tác dụng theo phương tiếp tuyến:

2
= 0,404. 25194. 0,84 = 8549 N/m (4)

Áp lực tác dụng theo phương đứng:

m2
= 39190 N/ (5)

Áp lực tác dụng theo phương đứng tính toán:

2
= 11113 N/m (6)

Trong đó:

2
= 480.0,54.9,72.10 = 25194 N/m : giá trị áp lực tại mức cao nhất ho
ứng với vật liệu tiếp xúc với vách.

A – diện tích tiết diện ngang

U – nội chu vi tiết diện

= 0,84

z – độ sâu dưới mặt phẳng tương đương của vật liệu (zmax = 18 m)

k = 0,54 - hệ số áp lực ngang do ảnh hưởng của vật liệu

Cb = 1,3 – hệ số khuếch đại lực tại đáy silo

– hệ số ma sát trên vách đứng (chọn góc ma sát nghỉ


là 22°).

24
4.2.2.2. Áp lực tác dụng lên đáy silo dạng phễu hình côn
Áp lực và sơ đồ ứng suất tác dụng lên đáy silo (phễu) được thể hiện trong Hình
4.4.

Hình 4.4: Áp lực tác dụng lên đáy silo

Áp lực tác dụng lên vách theo phương pháp tuyến:

(7)

Với các thành phần lực:

2
N/m

2
N/m

m2
= 24467 N/

Ứng suất tác dụng theo phương pháp tuyến:

29632+24467+117536-29362= 142273 N/m2

25
Áp lực tác dụng lên vách theo phương tiếp tuyến:

2
= 0,404.142273= 57478 N/m (8)

Trong đó:

: giá trị của áp lực đứng

tại mặt phẳng chuyển tiếp

x – độ dài giữa 0 và lh

lh - chiều dài phần phễu

pvft - giá trị áp lực theo phương đứng tại vị trí chuyển tiếp khi z = zt

β - góc nghiêng của phễu

A – diện tích tiết diện silo

U – nội chu vi tiết diện silo.

4.2.2.3. Áp lực tác dụng lên silo do bị lệch tâm


Áp lực tác dụng lên silo do lệch tâm do việc nạp vật liệu gây ra (Hình 5), được xác
định theo công thức 9.

2
= 0,144. 21162 = 3047 N/m (9)

Trong đó:

= 0,144 là hệ số

= 2,2/8

26
= 1,57: chiều cao phần thành silo mà tải tác động lên (Hình 5)

Hình 4.5: Áp lực tác dụng lên silo do bị lệch tâm

- khoảng cách giữa mặt phẳng tương đương và phần gia cố

- khoảng cách giữa mặt phẳng chuyển tiếp và phần gia cố

- khoảng lệch nhỏ nhất theo phương nghiêng

- khoảng lệch lớn nhất theo phương nghiêng

θ - góc lệch tâm

- bán kính cửa ra silo

27
4.2.2.4. Tính bền do tác dụng gió lên silo
Tốc độ gió được chọn cho tính toán thiết kế silo là 160 km/h tương ứng trong
trường hợp mưa bão lớn xảy ra; việc tính toán bền của silo được dựa trên cơ sở chuẩn
Eurocode. Ứng suất tác động lên silo được thể hiện trong Hình 5 và được tính theo công
thức 10.

Với: - chiều dày thành vách silo.

E = 2,1.1011 N/m2 - mô đun đàn hồi.

y = 206,84.106 N/m2 – áp lực ứng với đường kính chuẩn theo Eurocode.

d = 8,09 m - đường kính silo.

Tại mặt cắt A-A:

(10)

Tại mặt cắt B-B:

Tại mặt cắt C-C:

28
Hình 4.6: Sơ đồ ứng suất tác dụng lên silo với tốc độ gió 160 km/h theo chuẩn Eurocode

4.2.2.5. Tải trọng tác dụng lên silo


Lực tác dụng lên silo được xác định theo công thức 11:

(11)

Trong đó:

= 8,09 m – đường kính ngoài silo

= 8,064 m – đường kính trong trung bình của silo

l – chiều cao đoạn cắt

 = 7800 kg/m3 – trọng lượng riêng của vật liệu thép chế tạo silo.

29
Dựa vào chuẩn Eurocode, các mặt cắt được chọn là A-A, B-B và C-C tương ứng
với độ cao (xem Hình 6), tải trọng tác dụng lên silo được xác định có giá trị tương đương
235 kN, 345 kN và 635 kN.

4.2.2.6. Tính toán chiều dày thành silo


Chiều dày thành silo phụ thuộc vào ứng suất tác dụng theo chiều cao của silo,
công thức tính chiều dày thành ta như sau:

(12)

Ứng với các mặt cắt A-A, B-B và C-C, chiều dày thành silo được xác định tương
ứng là 10 mm, 8 mm và 6 mm.

4.2.3. Tính toán thông gió trong silo


Việc thông thoáng gió trong silo tồn trữ cám viên hiện là vấn đề đặt ra đối với việc
tồn trữ bằng silo ở các nhà máy. Trong nghiên cứu này, bộ phận thông thoáng gió của silo
chứa cám được thiết kế với sơ đồ ở Hình 7. Quá trình tính toán lưu lượng không khí cần
thiết cho việc thông thoáng trong silo dựa trên lượng thải nhiệt thừa trong quá trình tồn
trữ; kết quả hoàn toàn phù hợp với phương pháp thông gió cưỡng bức với lưu lượng quạt
gió được chọn lớn hơn.

Lưu lượng không khí cần thiết để thải nhiệt thừa:

(13)

Trong đó:

= 3219 kCal/h - lượng nhiệt thừa trong không gian chứa

, - nhiệt độ không khí thổi ra (45°C) và hút vào (40°C)

- khối lượng riêng của không khí.

30
Cột áp tạo nên sự chuyển động của không khí:

(14)

Trong đó: h = h1 + h2 là khoảng cách giữa cửa cấp gió vào và thải ra

, , , - nhiệt độ và trọng lượng riêng của không khí bên trong và ngoài
silo.

ứng với  43 °C

ứng với = 38 °C

Cột áp tạo nên sự chuyển động không khí vào:

(15)

Cột áp xả khí ra:

(16)

31
Hình 4.7: Sơ đồ thông gió trong silo

Tốc độ chuyển động không khí qua cửa vào và cửa thải của silo:

Lưu lượng không khí qua cửa vào:

Trong đó:, , – diện tích tiết diện cửa vào (d = 0,4 m) và cửa thải (2 x 0,3 m)

- hệ số lưu lượng không khí qua cửa vào và cửa thải

h1, h2 - khoảng cách giữa cửa cấp gió vào, gió ra với đường trung hòa.

4.3. Kết quả


Nghiên cứu đã tính toán và thiết kế được silo theo tiêu chuẩn Eurocode. Các thông
số về vật liệu tồn trữ và những kích thước của silo được thể hiện trong Bảng 1. Vật liệu
chế tạo silo được chọn bằng thép CT3. Sơ đồ bản vẽ silo thiết kế được thể hiện trong
Hình 8. Hệ thống thông gió trong silo có thể giải quyết được vấn đề đang tồn đọng hiện
nay tại các nhà máy sản xuất dầu cám, giảm được lượng tổn thất, tránh được hiện tượng
vón cục, kết dính vào thành silo.

32
Bảng 4.1: Các thông số vật liệu tồn trữ và thông số thiết kế silo

Quá trình tính toán thông gió


theo điều kiện của Việt Nam ứng với nhiệt độ và ẩm độ của môi trường ở Đồng bằng
sông Cửu Long. Quạt gió thông thoáng khí trong silo được thiết kế và đặt phía dưới,
không khí thổi vào được phân phối đều trong silo nhờ vào hệ thống ống dẫn. Trong quá
trình bảo quản, không khí này vừa làm nhiệm vụ giải nhiệt thừa khi bảo quản, vừa có tác
dụng thông gió để tránh hiện tượng vón cục, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật, và
tránh được sự tổn thất trong quá trình tồn trữ. Khắc phục được yếu điểm của các silo
đang được sử dụng trong các nhà máy, công ty hiện nay. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng

33
phần mềm inventor để thiết kế, mô phỏng quá trình lắp đặt silo, cũng như quá trình thông
gió trong silo với kết quả hoàn toàn khả thi cho chế tạo và vận hành.

Việc tính toán và thiết kế cải tiến silo năng suất chứa 500 tấn đã được thực hiện
dựa trên những tiêu chuẩn Eurocode, quá trình thông gió được tính theo tiêu chuẩn Việt
Nam, phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam. Silo thiết kế với mục đích sử dụng để bảo
quản và tồn trữ cám viên phục vụ quá trình trích ly dầu cám. Nghiên cứu thiết kế này
giúp cho quá trình chế tạo thiết bị silo trong nước được thực hiện dễ dàng, góp phần cho
việc phát triển và sử dụng thiết bị và công nghệ trong nước, giảm chi phí đầu tư gần 1 tỷ
đồng so với thiết bị ngoại nhập. Với hệ thống thông gió, silo được thiết kế khắc phục
được nguyên nhân dẫn đến hư hỏng và làm giảm chất lượng cám viên trước khi trích ly
dầu, tăng hiệu quả của quá trình bảo quản và trích ly dầu cám.

CHƯƠNG 5: MÔ HÌNH TÍNH TOÁN

5.1. Mô hình bài toán


5.1.1 Mô hình hình học

34
Hình 1. Sơ đồ mô hình Silo

35
Bảng 5.1. Bảng thông số thiết kế silo

THÔNG SỐ ĐƠN VỊ KẾT QUẢ


Năng suất chứa của silo Tấn 500
Đường kính thiết kế Silo m 8,09
Đường kính đáy Silo DB m 2,00
Tổng chiều cao Silo m 27,70
Chiều cao phần đáy côn m 6,30
Chiều cao phần nắp silo m 0,83
Chiều dày thành silo mm 8
Tốc độ gió chọn thiết kế km/giờ 160
Góc nghiêng của phần đáy Độ 26

5.1.2 Các thông số vật liệu


Bảng 5.2. Thông số vật liệu của Structural Steel

Thông số Kết quả


Young’s Modulus 2.1011 (N/m2)
Density 7850 (kg/m3)
Poission 0,3
Ứng suất bền 380 (MPa)
Độ giản dài tương đối (<20mm) 26 (mm)

Bảng 1.3 Thông số vật liệu chứa - Cám

Thông số Kết quả


Density 480 (kg/m3)

36
5.1.3 Mô hình phần tử hữu hạn
5.1.3.1 Mô hình silo

Hình 2. Mô hình tổng thể silo

37
5.1.3.2 Chia lưới phần tử

Hình 3. Chia lưới phần tử

38
Bảng 5.4. Thông số lưới mô hình 5.1

Thành phần Kết quả


Nodes 5081
Elements 1700
Skewnees (max) 0.5765

5.1.3.3 Điều kiện biên


Ngàm chân đế ngay mặt phẳng tiếp xúc giữa thân trụ và đáy silo

Hình 4. Mô hình điều kiện biên

39
5.2. Giải bài toán tĩnh
5.2.1. Tải tác động lên mô hình
Bài toán xét đến tải trọng bản thân, áp lực do vật liệu chứa (Cám) tác động lên
thành silo từ bên trong và tải gió tác động bên ngoài silo.

Hình 5. Đặt trọng lực cho toàn kết cấu silo

40
Hình 6. Áp lực theo phương pháp tuyến trên thân trụ silo

Hình 7. Áp lực theo phương pháp tuyến trên đáy silo

41
Đối với áp lực theo phương tiếp tuyến, theo công thức tiêu chuẩn EuroCode là
hàm bậc 2. Tuy nhiên ANSYS WORKBENCH không cho phép đặt tải theo hàm. Vì vậy
với các giá trị áp lực tính toán được chia đoạn và đặt tải trung bình trên các đoạn mặt
được chia. Xem như áp lực tại mỗi mặt chia là tuyến tính để giải bài toán gần đúng.

Hình 8. Áp lực theo phương tiếp tuyến trên thân silo

42
Hình 9. Áp lực theo phương tiếp tuyến trên đáy silo

Hình 5.10 Áp lực gió tác dụng lên thân silo

43
Hình 10. Áp lực gió tác dụng lên đáy silo

44
5.2.2. Giải bài toán tĩnh

Hình 11. Kết quả ứng suất chính lớn nhất

Hình 12. Kết quả ứng suất theo Von - Mises

45
Hình 13. Kết quả chuyển vị tổng

46
5.3. Giải bài toán bất ổn định

Hình 5.15. Kết quả chuyển vị bất ổn định theo trị riêng 1

Hình 5.16. Kết quả chuyển vị bất ổn định theo trị riêng 2
47
Hình 14. Kết quả chuyển vị bất ổn định theo trị riêng 3

Hình 5.18. Kết quả chuyển vị bất ổn định theo trị riêng 4

48
Hình 5.19. Kết quả chuyển vị bất ổn định theo trị riêng 5

49
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN

Việc tính toán, thiết kế silo đã được thực hiện dựa trên những tiêu chuẩn
eurocode, quá trình thông gió được tính toán theo công thức dựa trên tiêu chuẩn
eurocode, phù hợp với điều kiện tiêu chuẩn.

Silo thiết kế với mục đích sử dụng để chưa cám và hạt. Nghiên cứu thiết kế này
giúp cho quá trình chế tạo thiết bị silo trong nước được thực hiện dễ dàng, góp phần
cho việc phát triển, sử dụng thiết bị và công nghệ trong nước, giảm chi phí đầu tư so
với thiết bị ngoại nhập. Với hệ thống thông gió được thiết kế, silo được thiết kế giảm
thiểu được nguyên nhân dẫn đến hư hỏng sản phẩm, đảm bảo chất lượng, tăng hiệu quả
của quá trình bảo quản cám và hạt.

50
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Chu Quốc Thắng. Phương pháp phần tử hữu hạn. NXB khoa học và kỹ thuật –
1997.

[2]. Nguyễn Tường Long, Trần Thái Dương, Cao Nhân Tiến, Nguyễn Công Đạt,
Nguyễn Thái Hiền. Xây dựng chương trình tính toán silo dùng Apdl và Visual
Basic. Tạp chí phát triển Khoa học và Công nghệ, tập 13, số K5 – 2010.

[3]. Nguyễn Văn Cương và Nguyễn Hoài Tân. Tính toán thiết kế silo tồn trữ cám viên
năng suất 500 tấn. Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, số 30, 2014.

[4]. Nguyễn Thị Hiền Lương, Nguyễn Hải, Huỳnh Quốc Hùng. Nghiên cứu ổn định
động tấm mỏng bằng phương pháp độ cứng động lực. Hội nghị Khoa học toàn
quốc Cơ học vật rắn biến dạng lần thứ X, Thái Nguyên, 2010

[5]. Yu Xie. Structural Behaviour Of Grain Bin Steel Silo. Master thesis, 2015,
Windsor university.

[6]. Michael Bak. Nonlinear Buckling Analysis Using Workbench v15. Course of ANSYS,
2014.
[7]. Reddy J. N., Khdeir A. A.,. Buckling and vibration of laminated plates using
various plate theories. AIAA Journal, 27, (1989), 1808-1817.

51

You might also like