You are on page 1of 3

Điều 45 Luật Cạnh Tranh 2018:

“3. Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc
gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín,
tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.”
VD:
Hai công ty kinh doanh sữa trên thị trường Việt Nam là công ty T và công ty V. Cả hai
đều cạnh tranh thị phần với nhau về thị trường sữa cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên. Một ngày,
công ty V ra mắt một sản phẩm mới, sản phẩm sữa làm từ giống bò của Hà Lan được
chăn nuôi theo công nghệ Châu Âu và sản phẩm này rất được khách hàng ưa chuộng.
Thấy vậy, công ty T cho người tung tin đồn rằng trong quá trình chăn nuôi, bò của công
ty V được cho dùng thuốc kháng sinh chứa dư lượng kháng sinh lớn nên cho ra sản phẩm
sữa có lượng lớn chất kháng sinh làm cho người dùng phát triển trí não không được bình
thường và trẻ em dùng sẽ bị dậy thì sớm. Tin đồn này làm cho công ty sữa V mất một
lượng rất lớn khách hàng và giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh.
Chủ thể:
- Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm: công ty T là doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sữa (được thành lập theo Luật Doanh
nghiệp) căn cứ theo Điều 2 Luật Cạnh tranh 2018.
- Chủ thể chịu tác động của hành vi: Công ty V (doanh nghiệp kinh doanh sữa được
thành lập theo Luật Doanh nghiệp).
Hành vi:
- Công ty T có hành vi tung tin đồn xấu (hành vi gián tiếp) về sản phẩm của đối thủ
cạnh tranh là công ty V.
Hậu quả:
- Công ty V sau khi bị những tin đồn thất thiệt xuất phát từ công ty T thì thị phần
trên thị trường kinh doanh giảm mạnh, chịu sự quay lưng của khách hàng và giá trị
cổ phiếu trên thị trường chứng khoản giảm mạnh.
Phân tích:
 Hành vi cung cấp thông tin không trung thực một cách gián về doanh nghiệp V
(Khoản 3 Điều 45 Luật Cạnh Tranh 2018), làm cho tình trạng tài chính của
doanh nghiệp V bị ảnh hưởng xấu. Nhằm mục đích cạnh tranh không lành
mạnh để chiếm thị trường, loại bỏ đối thủ cạnh tranh và hạ thấp uy tín đối thủ.
Phạm vào hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm.
Điều 45 Luật Cạnh Tranh 2018:
“6. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng
dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.”
VD:
Trong chợ Bến Thành, hai thương nhân A và B cùng kinh doanh cà phê chồn tại hai gian
hàng khác nhau. Giá thành toàn bộ của sản phẩm của hai người là 800.000VNĐ/250gr cà
phê chồn và chất lượng sản phẩm là tương đương nhau. Để thu được lợi nhuận thì A và B
bán sản phẩm cho người tiêu dùng với giá 1.500.000VNĐ/250g cà phê chồn và đặc biệt
các du khách nước ngoài rất ưa thích sản phẩm cà phê này. Cả hai liên tục cạnh tranh
nhau về thị phần khách hàng và để thu hút thì hai thương nhân liên tục ra các chương
trình khuyến mãi giảm giá sản phẩm. Sau khi có lợi nhuận lớn, thương nhân A quyết định
ra khuyến mãi cực sốc, bán giá cà phê chồn với giá 790.000VNĐ/250gr và điều này thu
hút rất nhiều người mua, các du khách kháo nhau về giá thành siêu rẻ của thương nhân A
nên người ta tập trung thu mua số lượng lớn. Điều này làm cho sản phẩm của thương
nhân B bị không bán được trong thời gian dài và bị hỏng một số lượng lớn cà phê.

Chủ thể:
- Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm: Thương nhân kinh
doanh cà phê A (Điều 2 Luật Cạnh tranh).
- Chủ thể chịu tác động của hành vi: Thương nhân kinh doanh cà phê B.
Hành vi:
- Trong điều kiện đang cạnh tranh cùng một khu vực thương mại, cùng một sản
phẩm. Nhưng thương nhân A quyết định bán sản phẩm dưới giá thành toàn bộ để
thu hút lượng lớn khách hàng và làm giảm thị trường trong phạm vi của thương
nhân B.
Hậu quả:
- Thương nhân B bị A cướp hết khách hàng vì giá thành bán quá rẻ, bản thân không
thể bán như vậy được vì nếu B làm theo A sẽ bị lỗ vốn trầm trọng và có thể không
tạo được hiệu ứng khách hàng như A vì A là người thực hiện phương pháp này
trước. Hậu quả là sản phẩm cà phê chồn của B trong một thời gian dài không bán
được nên bị quá hạn, ẩm mốc phải bị hủy. Bên cạnh đó B phải tốn một khoản tiền
lớn để bảo quản số sản phẩm không bán được nên B bị lỗ vốn trầm trọng và có
nguy cơ không thể kinh doanh tiếp được.
Phân tích:
 Hành vi của thương nhân A là hành vi bán sản phẩm dưới giá thành toàn bộ
nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh là thương nhân B. Là hành vi cạnh tranh
không lành mạnh bị cấm căn cứ theo Khoản 6 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018.
Hành vi của A gây nên thiệt hại về vốn cho đối thủ cạnh tranh là thương nhân
B và có thể dẫn đến B không còn đủ khả năng kinh doanh mặt hàng giống A
nữa. Mặc dù giảm giá khá sâu nhưng A vẫn có thể duy trì được việc kinh
doanh vì khách hàng thu mua số lượng lớn, A có thể “sống sót” qua thời gian
dài với mục đích loại bỏ đối thủ của mình là B.

You might also like