You are on page 1of 3

KHÁNG THỂ

Chức năng của Kháng Thể


- Fab: chức năng nhận diện đặc hiệu KN
- Fc: chức năng sinh học của KT

Chức năng nhận diện đặc hiệu KN:


1. VH và VL tham gia: aa dễ thay đổi
2. LK không đồng hóa trị (LK ion/ hydro/ vandervalls/tương tác kị nước): lk yếu (KN có thể gắn hoặc ko gắn KT)
3. Đặc tính của phản ứng kết hợp KN-KT:
- Thuận nghịch: dù kết hợp hay phân ly thì cấu trúc hóa học của KN và KT cũng không thay đổi.
- Đặc hiệu: một KN có thể có 1 hay nhiều epitop; do đó có thể gây ra phản ứng chéo giữa các kN có cùng 1 epitop,
hoặc 1 epitop cũng có thể có 2 KT phản ứng đặc hiệu.
-Kết quả sinh học của kết hợp KN-KT:
+ Bất hoạt phân tử có hoạt tính gây độc
+ Bất hoạt VSV: VSV mất khả năng di động, rối loạn trao đổi của VSV, tiêu diệt trực tiếp VSV
+ Tập trung KN do phản ứng kết tủa hay ngưng kết: hạn chế khả năng lan rộng của KN, gom độc tố lại 1 chỗ
(viêm, thực bào, độc tb, bổ thể)

Chức năng sinh học của KT:


1. Quá trình giáng hóa: IgG có t1/2 là 21-23 ngày; IgA/M có t1/2 là 5-7 ngày
2. Di chuyển qua nhau thai: IgG giúp mẹ truyền khả năng miễn dịch cho bào thai
Cơ chế vận chuyển IgG nhờ FcRn (thụ thể đối với Fc của IgG ở thai nhi)
3. Cố định bổ thể:
-Theo đường cổ điển: IgG1,2,3 và IgM có thụ thể với C1q. Thụ thể này nằm ở CH2, bình thường được ẩn dấu, hoạt
động khi KT kết hợp KN.
-Theo đường tắt: hoạt hóa bởi IgG hay IgA vón tụ nhờ cố định C3b
4. Cố định tế bào nhờ các thụ thể trên tế bào:
-Thụ thể với Fc của IgG:
+ FcϒRI, FcϒRII, FcϒRIII có trên BC đơn nhân/trung tính, TB NK/T/B : làm trung gian cho hiện tượng thực bào, phản
ứng độc tế bào phụ thuộc KT
+ FcRn ở tb nhau và ruột của thai nhi để vận chuyển IgG cho trẻ; ngoài ra FcRN ở tb nội mô giúp IgG tồn tại lâu trong
cơ thể
-Thụ thể với Fc của IgE:
+FcεRI tìm thây trên tb mast, basophil
+FcεRII tìm thấy trên lymphocyt,monocyt,eosinophil
(IgE của KT găn lên KN ở giun, IgE găn vào FcεRII trên eosinophil -> giun bị tiêu diệt)
(Tb mast có thụ thể FcεRI găn với IgE ở trạng thái nghỉ. Kháng nguyên kết hợp với KT/IgE, Mast được kích hoạt gây ra
đáp ứng co trơn và mạch máu đợt 1 và phản ứng viêm đợt 2)
ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH
1. MD dịch thể: Tb B đáp ứng; tạo KT đặc hiệu với KN (có bản chất polysaccharide,lipid,hóa chất có kích thước nhỏ)
Có chức năng trung hòa, loại bỏ VSV và độc tố VSV
2. MD qua trung gian tế bào: Tb T đáo ứng; đáp ứng miễn dịch với KN (có bản chất là protein)

MIỄN DỊCH DỊCH THỂ


Phương thức: sx KT từ tb B, tiết vào hệ thống tuần hoàn và các dịch tiết của màng nhầy ngăn chặn không cho VSV xâm
nhập vào tế bào và mô liên kết.
Nhược điểm: các KT không thể liên kết với các VSV sống và không nhân lên trong tb của cơ thể bị nhiễm trùng

Các pha:
-Nhận diện KN: tb B trinh nữ có IgM+(chỉ bắt giữ KN), IgD+ (hỗ trợ IgM) (Cần nhớ chỉ IgM/D có trên tbB)
-Hoạt hóa Tb B: Các tbT hỗ trợ cùng các kích thích khác hoạt hóa tbB; giúp nhân rộng clone để có nhiều tb chia ra làm
nhiều việc.
-Nhân rộng clone biệt hóa thực hiện:
+ Sản xuất kháng thể (IgM)
+ Chuyển lớp kháng thể: tbB có IgG
+ Các tb B có kháng thể ái lực cao IgG sẽ tạo KT nhiều hơn (tiêu diệt KN ngay) và tạo thành tbB trí nhớ.

Các loại đáp ứng MDDT:


1. Đáp ứng tạo KT phụ thuộc tb T/ phụ thuộc tuyến ức:
Các KN protein: nếu không có tb T hỗ trợ sẽ không tạo được KT
2. Đáp ứng tạo KT không phụ thuộc tb T:
KN polysaccharide/ lipid/ chât có kích thước nhỏ: vẫn tạo được KT nhưng thường không có hiện tượng chuyển lớp
chuỗi nặng và ít tạo KT có ái lực cao.

Các kỳ đáp ứng MDDT:


1. Đáp ứng kỳ đầu:
Tiếp xúc lần đầu với KN – KN kích thích hoạt hóa tb B – Tb B đáp ứng tạo KT ít về số lượng và chất lượng
Sau 10 ngày tiếp xúc KN, Ig M nhiều, đỉnh
2. Đáp ứng kỳ sau:
Tiếp xúc nhiều lân với KN – TB B đáp ứng tạo KT tăng về số lượng và chất lượng – Tb B mang trí nhớ
Sau 5,6 ngày tiếp xúc KN, KT cao và phản ứng mạnh mẽ
Đáp ứng kỳ sau cần thiết đối với KN protein

Các kích thích và biệt hóa lympho B:


1. Do KN: Các lympho ở lách, hạch và mô lympho ở màng nhầy nhận diện KN – LymphoB bắt giữ KN nhờ các thụ thể
gắn trên màng => Sự nhận diện và bắt giữ KN khởi đầu cho hoạt hóa lympho B tạo KT.
2. Bổ thể: được kích hoạt ngau khi mầm bệnh vừa xâm nhập vào cơ thể và không có tính đặc hiệu với KN (MD bẩm sinh
không đặc hiệu. Ngoài ra KT cũng có khả năng hoạt hóa một vài protein của bổ thể.
- Hệ thống bổ thể có tác dụng hoạt hóa qua thụ thể trên tb B
- Bổ thể có nồng độ cao nhất là C3 (C3d)
- C3d bám vào VSV thông qua thụ thể CR2 để hoạt hóa tb B

Biến đổi chức năng lympho B sau khi hoạt hóa:


1. Tác động bởi KN:
Lympho B tăng sinh và biệt hóa, chuẩn bị tương tác với lympho T:
- Tăng biểu lộ phân tử B7 để cung cấp tín hiệu thứ hai hoạt hóa lympho T
- Tăng biểu lộ các thụ thể dành cho các cytokine 4,5,13 do lympho T sx.
- Giảm số lượng thụ thể dành cho chemokine (được tạo ra trong nang lympho để giữ lympho B lại trong nang).
Kết quả: lympho B di chuyển ra rìa nang lympho để tiến về phía tập trung lympho T
Đáp ứng xáy ra mạnh hơn nếu KN đa giá (KN polysaccharide) vì tạo lk chéo với nhiều thụ thể trên lympho B.
2. Hỗ trợ bởi lympho:
Sau khi nhận diện KN nhờ các tb trình diện KN chuyên nghiệp trong các nang lympho, tb TCD4 tăng sinh và biệt hóa
thành tb sx cytokine.

Vai trò lympho T giúp đỡ trong đáp ứng MDDT:


1. Trình diện KN của lympho B cho lympho T:
- KN protein gắn vào thụ thể của B, bị B bắt giữ vào trong tb, KN protein được xử lí thành các peptide trong bào tương
của lympho B.
- Lympho B trình diện các peptid cùng các phân tử MHC lớp II cho TCD4 nhận diện.
2. Cơ chế: T biểu lộ phối tử CD40 và sx cytokine
1. B7 (B) gắn vào CD28 (T)
2. CD40 (B) gắn vào phối tử CD40 (T)
3. Thụ thể dành cho cytokine (B) gắn vào Cytokine (T)
Kết quả: B tăng sinh mạnh, biệt hóa và tổng hợp, sx nhiều KT hơn

Điều hòa đáp ứng MDDT:


Sau khi tb B biệt hóa thành tb sx KT và tb trí nhớ thì chỉ một số trường tồn; đa số chết theo chương trình.
Sự giảm số lượng dẫn đến thoái trào đáp ứng MDDT.
Ngoài ra, tb B có 3 cơ chế đặc biệt khác để dập tắc quá trình sx KT:
1. Đa số lympho B chết dần sau khi sx KT
2. Cơ chế phản hồi của KT – ngưng quá trình sx KT: Quá trình KT bám vào KN rồi ức chế không cho tạo thêm KT
- Xuất hiện phức hợp KN-KT
- Phần đuôi Fc của KT được lympho B khác nhận diện, truyền tín hiệu – có tác dụng kết thúc đáp ứng của lympho B.
- Kết thúc MDDT khi số lượng KT IgG đạt số lượng cần thiết

You might also like