You are on page 1of 2

DÀN Ý PHÂN TÍCH AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG ?

I. Mở bài 

 Giới thiệu tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường (nhà văn chuyên viết về bút kí), tác phẩm “Ai đã
đặt tên cho dòng sông?” (một bài bút kí xuất sắc) 

 Dẫn dắt và đi vào phân phân tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông” 

II. Thân bài  

a.Khái quát chung:

 Hoàn cảnh sáng tác – xuất xứ: viết tại Huế, ngày 4-1-1981, in trong tập sách cùng tên. 

 Vị trí đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông” trong SGK, là phần thứ nhất trong toàn bộ bút
kí cùng tên.

 Ý nghĩa nhan đề: khẳng định vẻ đẹp biến ảo của con sông cũng đẹp như chính cái tên của nó.
Đây cũng là dụng ý nghệ thuật của nhà văn nhằm đi vào miêu tả, ca ngợi vẻ đẹp của dòng
sông Hương gắn với xứ Huế thơ mộng – cổ kính. Nhan đề còn thể hiện tất cả lòng yêu mến,
trân trọng đến nỗi ngỡ ngàng bật lên câu hỏi như một giây phút cảm xúc vỡ òa, thăng hoa
tạo nên những dòng bút kí say đắm, hào hoa.

b.Vẻ đẹp sông Hương nhìn từ góc độ cảnh quan thiên nhiên: gắn với thủy trình sông Hương

-Ở nơi khởi nguồn 

 Sông Hương tựa như bản trường ca của rừng già với nhiều tiết tấu hùng tráng. 

 Sông Hương nơi thượng nguồn như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại o Ra khỏi
rừng sông Hương nhanh chóng biến đổi hình hài, mang vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ. 

-Ở ngoại vi thành phố Huế 

 Tại cánh đồng Châu Hóa, sông Hương như người gái đẹp nằm ngủ mơ màng. 

 Sau khi ra khỏi vùng núi: sông Hương chuyển dòng liên tục trông thật mềm mại, duyên
dáng. 

 Vẻ đẹp trầm mặc khi qua lăng tẩm, mang niềm kiêu hãnh âm u được phong kín trong những
rừng thông và bừng tươi tắn, trẻ trung khi gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ. 

-Đến giữa thành phố Huế: 

 Vui tươi hẳn lên mà không ồn ào, bừng sáng mà không chói chang. 

 Sông Hương tỏa thành nhiều nhánh như những cánh tay ôm ấp phố thị. 

 Sông hương trở nên lững lờ đầy tâm trạng. 

-Trước khi từ biệt Huế: Sông Hương như một người tình dịu dàng và chung thủy 

c. Sông Hương nhìn từ góc độ lịch sử, thơ ca, âm nhạc và bản sắc văn hóa Huế. 

 Bản hùng ca ghi dấu những thế kỉ vinh quang, mang sức mạnh quật cường của dân tộc. 

 Từ góc độ thơ ca: Sông Hương đầy biến ảo, gợi thi hứng, cảm xúc cho biết bao nghệ sĩ
 Từ góc độ âm nhạc: Sông Hương trở thành người tài nữ đánh đàn

 Từ góc độ bản sắc văn hóa Huế: mang đậm bản sắc văn hóa Huế, mang những dáng hình rất
đặc trưng Huế.

d. Nghệ thuật.

 Văn phong tao nhã, tinh tế, tài hoa

 Ngôn từ phong phú, gợi hình, gợi cảm, câu văn giàu nhạc điệu

 Các biện pháp tu từ được sử dụng một cách hiệu quả: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ

III. Kết bài

 Khẳng định tài năng của tác giả và vẻ đẹp của bút kí

 Mở rộng vấn đề (bằng liên tưởng của bản thân)

You might also like