You are on page 1of 3

Đây là bộ nhớ đệm https://tanbinh.hochiminhcity.gov.

vn/web/neoportal/danh-muc-ban-tuyen-giao/-/asset_publisher/VN5j2Vj9DHkT/content/hoc-tap-phong-cach-
lanh-ao-ho-chi-minh/pop_up?_101_INSTANCE_VN5j2Vj9DHkT_viewMode=print&_101_INSTANCE_VN5j2Vj9DHkT_languageId=vi_VN của Google. Đây là ảnh
chụp nhanh của các trang được hiển thị vào 22 Tháng Sáu 2022 08:42:24 GMT. Trang hiện tại có thể đã thay đổi trong thời gian chờ đợi. Tìm hiểu thêm.

Phiên bản đầy đủ Phiên bản chỉ văn bản Xem nguồn
Mẹo: Để tìm nhanh cụm từ tìm kiếm của bạn trên trang này, nhấn Ctrl+F hoặc ⌘-F (Mac) và sử dụng thanh tìm.

Học tập phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh

Ngày xuất bản: 24/05/2018 In

Lê Văn Thái

Thực hành phong cách dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đem hết sức dân, tài dân, của dân để làm cho dân. Người căn dặn: “Phải đem hết sức dân, tài dân,
của dân làm cho dân. Trước kia, sức dân, của dân làm lợi cho đế quốc, nay đem lại lợi ích cho dân”. Đây là một triết lý vô cùng độc đáo và hết sức sâu sắc, đồng
thời có ý nghĩa lớn với việc xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ của đội ngũ cán bộ các cấp theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy trong lãnh đạo việc xây dựng
nông thôn mới hiện nay, cán bộ lãnh đạo ở các địa phương cần thấm nhuần và vận dụng lời dạy của Bác Hồ vào việc huy động các nguồn lực để xây dựng nông
thôn mới và giải phóng mặt bằng để xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, các đường cao tốc… tránh để sai lầm dẫn đến khiếu kiện vượt cấp và xung đột
giữa cán bộ quản lý nhà nước và Nhân dân.

Để có được phong cách lãnh đạo dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh, người cán bộ lãnh đạo cần phải có yêu cầu như sau: thứ nhất, thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí
Minh về dân chủ; thứ hai, phải am hiểu vận dụng quan điểm của Đảng, hiến pháp và pháp luật của Nhà nước về dân chủ, nhân quyền; thứ ba, có trí tuệ và bản lĩnh
để đấu tranh chống lại các thế lực thù địch lợi dụng dân chủ, nhân quyền để thực hiện bạo loạn, lật đổ…

Tính khoa học, thiết thực. Nghĩa là, trong lãnh đạo tổ chức thực tiễn đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức, kỹ năng lãnh đạo theo khoa học; phải biết tiếp thu
và vận dụng sáng tạo các tri thức khoa học vào thực tiễn lãnh đạo và chống bệnh chủ quan, duy ý chí trong lãnh đạo.

Để có phong cách lãnh đạo khoa học, theo Hồ Chí Minh người cán bộ phải “đặt kế hoạch rõ ràng, tỉ mỉ, thiết thực”, đồng thời phải có “óc tổ chức” và “khéo kiểm
soát”. Gặp mỗi vấn đề, phải đặt câu hỏi: Vì sao có vấn đề này? Xử trí như thế này kết quả ra sao? Phải suy tính kỹ lưỡng. Chớ hấp tấp, chớ làm bừa, chớ làm liều,
chớ gặp sao làm vậy”; “việc gì cũng phải điều tra rõ ràng, cẩn thận và phải làm đến nơi đến chốn”.

Tính khoa học, thiết thực giúp cho việc lãnh đạo đúng đắn và có hiệu quả. Theo Hồ Chí Minh, lãnh đạo đúng nghĩa là:
- Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng. Mà muốn thế thì nhất định phải so sánh kinh nghiệm của dân chúng. Vì dân chúng chính là những người chịu
đựng cái kết quả của sự lãnh đạo của ta.

- Phải tổ chức sự thi hành cho đúng. Mà muốn vậy, không có dân chúng giúp sức thì không xong.

- Phải tổ chức sự kiểm soát, mà muốn kiểm soát đúng thì cũng phải có quần chúng giúp mới được”.

Trong thực tiễn hiện nay, nhiều cán bộ, lãnh đạo, quản lý, do còn hạn chế về đạo đức và tài năng mà có những quyết định lãnh đạo sai dẫn đến thất thoát, lãng phí
hàng nghìn tỷ đồng; có nhiều doanh nghiệp cũng do ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định sai mà dẫn đến thua lỗ, phá sản. Để quyết định đúng, hiện nay
đòi hỏi người lãnh đạo phải được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, khoa học và nghệ thuật lãnh đạo; hơn nữa việc ra quyết định phải được thực hiện theo
quy trình khoa học, phải kết hợp trí tuệ cá nhân với trí tuệ tập thể, phải phát huy được sáng kiến của nhân dân là các nhà khoa học và phải tiếp thu được kinh
nghiệm của thế giới… Đặc biệt là phải có động cơ, mục đích lãnh đạo đúng đắn.

Trong tổ chức thực hiện các quyết định lãnh đạo, cần thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Bất kỳ công việc gì, cũng phải dùng hai cách lãnh đạo sau đây: một là liên
hợp chính sách chung với sự chỉ đạo riêng. Hai là liên hợp người lãnh đạo với quần chúng.

Thế nào là liên hợp chính sách chung với chỉ đạo riêng? Bất kỳ việc gì nếu không có chính sách chung, kêu gọi chung, không thể động viên khắp quần chúng.
Song, nếu người lãnh đạo chỉ làm chung, làm khắp cả một lúc, mà không trực tiếp nhằm một nơi nào đó, thực hành cho kỳ được, rồi lấy kinh nghiệm nơi đó mà
chỉ đạo những nơi khác, thì không thể biết chính sách của mình đúng hay sai. Cũng không thể làm cho nội dung của chính sách đó đầy đủ, thiết thực”.

“Thế nào là liên hợp lãnh đạo với quần chúng?

Bất kỳ việc gì (thí dụ việc chỉnh đốn Đảng), người lãnh đạo phải có một số người hăng hái làm trung kiên cho sự lãnh đạo. Nhóm trung kiên này phải mật thiết
liên hợp với quần chúng, công việc mới thành.

Nếu chỉ có sự hăng hái của quần chúng mà không có sự hăng hái của nhóm trung kiên để tổ chức và dìu dắt, thì sự hăng hái của quần chúng sẽ không bền và
không thể tiến tới.

Bất kỳ nơi nào có quần chúng, thì nhất định có ba hạng người: hạng hăng hái, hạng vừa và hạng kém. Mà trong ba hạng đó, hạng vừa, hạng ở giữa, nhiều hơn hết,
hạng hăng hái và hạng kém đều ít hơn.

Vì vậy, người lãnh đạo phải dùng hạng hăng hái làm trung kiên cho sự lãnh đạo, do trung kiên đó mà nâng cao hạng vừa và hạng kém tiến lên.

Nhóm trung kiên đó phải do công tác và tranh đấu trong đám quần chúng mà nảy nở ra, chứ không phải từ ngoài quần chúng, xa cách quần chúng mà có được.
Mỗi cuộc tranh đấu thường có ba giai đoạn, ba bước: bước đầu, bước giữa và bước cuối cùng. Nhóm trung kiên lãnh đạo trong mỗi cuộc tranh đấu, không có thể
mà cũng không nên luôn luôn y nguyên như cũ. Trong mỗi giai đoạn luôn luôn cất nhắc những người hăng hái trong giai đoạn đó, để thay thế cho những người cũ
bị đào thải hoặc vì tài không xứng chức, hoặc hủ hóa.

Những nơi công việc không chạy đều vì không có nhóm lãnh đạo mật thiết liên hợp với quần chúng”. “Vì vậy, bất kỳ cơ quan nào, cũng cần phải chọn một nhóm
người hăng hái, trung thành, có năng lực, giữ kỷ luật, đoàn kết họ thành nhóm trung kiên lãnh đạo”.

Trong việc kiểm tra, kiểm soát, thanh tra cần có sự giúp sức của Nhân dân mới phát hiện đúng vấn đề và giải quyết có chất lượng, hiệu quả các vấn đề đặt ra. Đặc
biệt trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiện nay. Nếu chỉ có Đảng chống tham nhũng mà Nhà nước không quyết liệt và Nhân dân không ủng hộ, không tham
gia thì không thể chống được tham nhũng.

Nói đi đôi với làm, lý luận gắn liền với thực tiễn. Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về việc nói đi đôi với làm, lý luận gắn liền với thực tiễn. Người dạy
“thống nhất lý luận gắn liền với thực tiễn là nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận là thực tiễn mù quáng, lý luận không gắn với
thực tiễn là lý luận suông”. Người yêu cầu: “Cán bộ của Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng, và lý luận cách mạng cùng thực hành phải luôn luôn đi đôi với
nhau”.

Người căn dặn: phải kiên quyết chữa các bệnh kém lý luận, coi khinh lý luận “chỉ có thực hành mà không có lý luận cũng như có một mắt sáng, một mắt mờ”; “Lý
luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế, lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận suông”.

Hiện nay, công tác nghiên cứu và giáo dục lý luận của Đảng, sau ba mươi năm đổi mới đã có bước phát triển mới. Chúng ta đã tiếp thu và vận dụng sáng tạo các lý
thuyết phát triển kinh tế, xã hội của thế giới và đang vận dụng vào thực tiễn Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên “lười học lý
luận”, một bộ phận khác lại giáo điều, “tự chuyển hóa” áp dụng những quan điểm lý luận phương Tây, họ muốn áp dụng chế độ “đa nguyên chính trị” ở Việt Nam
theo mô hình Mỹ và phương Tây và muốn từ bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam…

Vì vậy, học tập phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh là một trong những giải pháp có tính chiến lược để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác và góp phần nâng
cao uy tín của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay; đồng thời đây cũng là nhiệm vụ quan trọng để đưa Nghị quyết Trung ương lần thứ tư, khóa XII
của Đảng vào cuộc sống.

Trích đăng từ Tạp chí Giáo dục lý luận của Học viện Chính trị khu vực I phát hành tháng 5 năm 2017, đồng thời dùng làm Tài liệu sinh hoạt chính trị - tư tưởng
tháng 6 năm 2017.

You might also like