You are on page 1of 6

1.

Thương vong và thiệt hại


Theo tuyên bố của Việt Nam:
 Mặt trận Lạng Sơn: diệt 19.000 lính Trung Quốc, phá hủy 76 xe tăng, xe
thiết giáp và 52 xe quân sự, 95 khẩu pháo cối và giàn phóng hỏa tiễn,

 Mặt trận Cao Bằng: diệt 18.000 lính Trung Quốc, phá hủy 134 xe tăng, thiết
giáp và 23 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 7 tiểu đoàn. 
 Mặt trận Hoàng Liên Sơn (Lào Cai): diệt 11.500 lính Trung Quốc, phá hủy
66 xe tăng, thiết giáp và 189 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 4
tiểu đoàn. 

 Mặt trận Quảng Ninh, Lai Châu và Hà Tuyên (Hà Giang): diệt 14.000 lính
Trung Quốc, phá hủy 4 xe tăng, thiết giáp, 6 xe quân sự, tiêu diệt và đánh
thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn. 

Theo nguồn của Trung Quốc:


  tại mặt trận Lạng Sơn, họ bị tổn thất 1.271 lính tử trận và 3.779 lính bị
thương.
 Tại mặt trận Lào Cai, họ bị tổn thất 7.886 lính (bao gồm 2.812 tử trận). 
 Chưa có thống kê chi tiết của Trung Quốc về thương vong tại mặt trận Cao
Bằng, Đông Khê và Móng Cái.
Những thiệt hại nặng nề về kinh tế:
 Việt Nam: 
o các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị hủy diệt hoàn
toàn
o Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản và
phương tiện sinh sống.
 Về phía Trung Quốc, tiêu tốn của nước này khoảng 1,3 tỷ USD
Cuộc chiến mở đầu cho hơn 10 năm căng thẳng trong quan hệ và xung đột vũ trang
dọc biên giới giữa hai quốc gia
2. Đánh giá
- Cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chiến thắng.
 Phía Việt Nam:

 Phía Trung Quốc: Đặng Tiểu Bình khẳng định mặc dù có nhiều thất bại về
quân sự nhưng Trung Quốc "đã đạt được chiến thắng về chính trị và chiến
thắng chung cuộc".
- Quân Trung Quốc đã không đạt được kết quả như các mục tiêu đã công bố: 
 không tiêu diệt được sư đoàn nào của Việt Nam; 
 không chấm dứt được xung đột có vũ trang tại vùng biên giới; 
 không buộc được Việt Nam rút quân khỏi Campuchia; 
 không gây được ảnh hưởng lên chính phủ Việt Nam trong vấn đề Hoa kiều.
- Điểm yếu của quân Trung Quốc là đã đánh giá thấp sức mạnh quân sự của Việt
Nam.
- Về quân sự, tác giả Edward C. O'Dowd đánh giá rằng quân Trung Quốc đã thể
hiện trình độ chiến đấu kém trong cuộc chiến. 
- Trên phương diện quan hệ quốc tế:
 Trung Quốc, với sự ủng hộ từ phía Hoa Kỳ, sẵn sàng can thiệp quân sự vào
Việt Nam
 mối quan hệ ngoại giao phức tạp Liên Xô – Trung Quốc – Việt Nam
 Trung Quốc bất lực trong việc hỗ trợ đồng minh Khmer Đỏ trong cuộc chiến
với Việt Nam
3. Hậu chiến
- quân Trung Quốc chiếm đóng khoảng 60 km² lãnh thổ có tranh chấp mà Việt
Nam kiểm soát trước khi chiến sự nổ ra.
- Sau khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam và Trung Quốc nối lại đàm phán về vấn đề
biên giới nhưng đều không đưa đến một thoả thuận hoàn hảo do 2 bên bất đồng về
quan điểm.
- Xung đột biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn tiếp diễn cho đến năm
1988, lên cao vào các năm 1984–1985. 
- Quan hệ xấu với Trung Quốc đã làm Việt Nam đã phải trả một cái giá rất đắt.
 Việt Nam bị cô lập trong mười năm đó trên trường quốc tế.
 Nền kinh tế yếu kém và bị Mỹ cấm vận phải căng ra duy trì một lực lượng
quân đội lớn, và phải phụ thuộc vào sự giúp đỡ của Liên Xô.

You might also like