You are on page 1of 3

I- Bối cảnh quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc tiền sự kiện

1. Nhân tố tác động đến quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc tiền sự kiện


1.1. Lịch sử tranh chấp và xung đột biên giới lâu dài
Có thể nói rằng, quan hệ Trung - Ấn đã trải qua nhiều thăng trầm kể từ cuối
những năm 1940. Với đường biên giới dài hơn 4000 km, đây được coi là một trong
những khu vực tranh chấp dai dẳng, phức tạp nhất trên thế giới. Kể từ khi nước
Cộng hòa Ấn Độ ra đời năm 1947 và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành
lập năm 1949 đến nay, những khác biệt, bất đồng về biên giới kéo dài đã gây khó
khăn cho mối quan hệ song phương, đồng thời châm ngòi cho rất nhiều cuộc va
chạm, đối đầu và xung đột quân sự giữa hai nước1.
Khởi nguồn từ năm 1914, tại Shimla (nay thuộc Ấn Độ), đại diện các nước
Anh, Trung Quốc và Tây Tạng để đàm phán một hiệp ước về tình trạng của Tây
Tạng, đồng thời phân định biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ (lúc bấy giờ thuộc
Anh). Kết quả là, đại diện phía Trung Quốc đã từ chối ký thỏa thuận cho phép Tây
Tạng được tự trị; trong khi đó Anh và Tây Tạng đã ký với nhau Điều ước Shimla –
thiết lập đường McMahon, đường biên giới với chiều dài 550 dặm kéo dài qua dãy
Himalaya, là biên giới hợp pháp chính thức giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên,
Trung Quốc không công nhận đường biên giới này.
Năm 1947 là một dấu mốc quan trọng khi Ấn Độ tuyên bố độc lập khỏi
Anh, và chỉ sau đó 2 năm, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời vào năm
1949. Kể từ sau đó, căng thẳng leo thang trong suốt những năm 1950 khi Mao
Trạch Đông đưa quân vào kiểm soát Tây Tạng và Ấn Độ đơn phương công nhận
đường biên giới McMahon, bất chấp sự phản đối gay gắt của Trung Quốc.
Vào đầu những năm 1960, quan hệ giữa Mỹ - Trung Quốc, giữa Trung
Quốc và Liên Xô xấu đi khi các cường quốc tìm cách cạnh tranh ảnh hưởng đối với
Ấn Độ2. Đây cũng là thời điểm xuất hiện nhiều vấn đề mới trong tranh chấp lãnh
thổ Trung - Ấn cùng với sự phối hợp của Mỹ, Liên Xô, Ấn Độ nhằm đối phó với
Trung Quốc. Hệ quả là, chiến tranh biên giới Trung - Ấn đã nổ ra vào năm 1962,
khi quân đội Trung Quốc đã chủ động vượt qua đường McMahon, tấn công các lực
1
Ngô Chí Nguyện, Nguyễn Văn Dương: “Tranh chấp và xung đột biên giới Trung Quốc - Ấn Độ: Những vấn đề lịch sử
và hiện tại”. Khoa học chính trị - Số 10/2020
https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/309636/CVv233S102020084.pdf, truy cập ngày
22/11/2023
2
Hồng Anh (biên dịch): “Năm 2020 đánh dấu giai đoạn “kịch tính” trong quan hệ Trung - Ấn”. The Diplomat.
https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/nam-2020-danh-dau-giai-doan-kich-tinh-trong-quan-he-trung-an-825848.vov?
gidzl=1Isj9dMYpNmFCQucThpBVWemhIjjlvubHZJvBJ_gcdX4OF0bREoNU11by2DjxfPt732d8pL9lL9jVgZ9Vm, truy cập
ngày 22/11/2023
lượng Ấn Độ chưa được chuẩn bị dọc dãy Himalaya. Sau đó, Trung Quốc đã đơn
phương ngừng bắn và ấn định lại đường biên giới gần với vị trí kiểm soát thực tế
của quân đội Trung Quốc, gọi là Đường kiểm soát thực tế (LAC) 3. Cuộc chiến này
không chỉ ngăn chặn các bước tiến của Ấn Độ ở biên giới mà còn hạn chế nỗ lực
của Mỹ và Liên Xô trong việc kiềm chế Trung Quốc.
Căng thẳng lên đến đỉnh điểm khi vào năm 1967, quân đội Ấn Độ bắt đầu
giăng dây thép gai dọc theo nơi họ coi là biên giới, dẫn tới các cuộc ẩu đả leo
thang. Hai bên đã nã pháo dữ dội vào nhau dọc theo hai con đèo núi Nathu La và
Cho La, khiến gần 100 binh sĩ Ấn Độ, khoảng 400 binh lính Trung Quốc thiệt
mạng. Trong trận tổng lực này, quân Ấn Độ thắng thế, phá hủy được các công trình
phòng thủ của Trung Quốc và đẩy lùi quân nước này sâu vào khu vực Cho La.
20 năm sau, tức là vào năm 1987, quân đội Trung Quốc đã bị kích động khi
quân đội Ấn Độ rầm rộ tiến hành cuộc diễn tập chuyển quân; và phản ứng lại bằng
cách tăng cường lực lượng tới gần LAC. Tuy nhiên, cuộc đối đầu này đã kịp thời
được ngăn chặn vì cả hai bên đều không muốn nó leo thang thành một cuộc xung
đột quân sự nghiêm trọng.

1.2. Cạnh tranh lợi ích


Cạnh tranh về lợi ích chiến lược: Ấn Độ và Trung Quốc đều là hai quốc gia
lớn ở châu Á, có sức ảnh hưởng kinh tế và quân sự toàn cầu. Cả hai quốc gia đã và
đang tìm kiếm lợi ích chiến lược trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và tranh
chấp về ảnh hưởng và ưu tiên vùng lãnh thổ.
Đối thủ trong cạnh tranh kinh tế: Ấn Độ và Trung Quốc đều đã trở thành
hai nền kinh tế lớn và đang phát triển nhanh. Cả hai quốc gia cạnh tranh trong lĩnh
vực thương mại, đầu tư và xuất khẩu sang các thị trường quốc tế. Cạnh tranh này
có thể gây căng thẳng và ảnh hưởng đến quan hệ hai bên.
2. Quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc tiền sự kiện
Quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ bao hàm các yếu tố: hợp tác, cạnh
tranh và tiềm ẩn nguy cơ xung đột.

3
Ngô Chí Nguyện, Nguyễn Văn Dương: “Tranh chấp và xung đột biên giới Trung Quốc - Ấn Độ: Những vấn đề lịch sử
và hiện tại”. Khoa học chính trị - Số 10/2020
https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/309636/CVv233S102020084.pdf, truy cập ngày
22/11/2023
Trong những năm 1950, dù đứng trước những căng thẳng liên quan đến
biên giới giữa hai quốc gia, Ấn Độ vẫn là một trong những quốc gia đầu tiên công
nhận nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; và cũng trong khoảng thời gian này, hai
nước đã thiết lập quan hệ tương đối hữu nghị dựa trên 5 nguyên tắc chung sống
hòa bình.

You might also like