You are on page 1of 7

Tương quan lực lượng:

- Về phía Trung Quốc: gồm 7 sư đoàn với 21 sư đoàn tác chiến, 9 sư đoàn dự
bị. Ước tính 300-400 nghìn người và hàng chục vạn dân quân hỗ trợ. Lực lượng
chỉ có pháo binh và bộ binh
- Về phía Việt Nam: ước tính có khoảng 100 ngàn quân tham chiến, lực lượng
tham chiến chủ yếu là quân địa phương, công an vũ trang và dân quân tự vệ bảo vệ
biên giới.
III DIỄN BIẾN
- Rạng sáng ngày 17/2/1979, Trung Quốc sử dụng pháo binh bắn phá một số mục
tiêu vào lãnh thổ Việt Nam huy động 600.000 quân tiến công sang lãnh thổ Việt
Nam

- Chính phủ ta tuyên bố “Quân và dân Việt Nam không có con đường nào khác
phải dùng quyền tự vệ chính đáng của mình để đánh trả”
- Về chiến thuật:
Về phía Trung Quốc: Trung Quốc sử dụng chiến thuật “biển người”
Về phía Việt Nam: Việt Nam sử dụng lối đánh du kích nhằm tận dụng tối đa địa
hình đồi núi trong việc cản bước tiến của địch

1. Mặt trận Lạng Sơn

Trung Quốc sử dụng 3 Quân đoàn dự bị, 160 xe tăng, xe bọc thép,350 pháo cơ
giới, chia làm nhiều mũi tấn công vào Đình Lập, Lộc Bình, Văn Lãng, thị trấn
Đồng Đăng

27/2/1979: Trung Quốc huy động 1 quân đoàn dự bị tiến công từ 3 hướng nhằm
mục tiêu thị xã Lạng Sơn nhưng đã bị thiệt hại nhiều

2. Mặt trận Cao Bằng


Sáng 17/2/1979 quân Trung Quốc chia làm 2 cánh tấn công vào Thông Nông , Hà
Quảng và Phục Hoà, Đông Khê mục tiêu đánh vào thị xã Cao Bằng, tiêu diệt sư
đoàn 346 của ta
Bộ tư lệnh quân khu 1 điều động Trung đoàn bộ binh 852,1300 chiến sĩ mới tăng
cường lực lượng cho Cao Bằng chiến đấu

3. Mặt trận Hoàng Liên Sơn

4-6h ngày 17/2/1979 Trung Quốc dùng pháo binh bắn phá chia làm 2 cánh đánh
vào thị xã Lào Cai, thị xã Cam Đường, và Mường Khương, Bản Thiệt, Phố Lu
4. Mặt trận Lai Châu

Sáng 17/2/1979, 2 sư đoàn thuộc quân đoàn 11 của Trung Quốc cùng dân binh, có
xe tăng, pháo binh chia làm 3 mũi tiến vào Lai Châu
5. Mặt trận Hà Tuyên

Trung Quốc huy động 2 sư đoàn và một số trung đoàn chia làm 3 mũi tiến công
vào Thanh Thuỷ, Đồng Văn, Mèo Vạc….
6. Mặt Trận Quảng Ninh

Trung Quốc huy động 2 sư đoàn bộ binh tiến công vào Thán Phán (huyện Móng
Cái) và Cao Ba Lanh (huyện Bình Liêu) dùng pháo bắn vào thị xã Móng Cái,
Hoàng Bồ, Đồng Văn

IV: KẾT QUẢ


Ngày 5 tháng 3 năm 1979, Việt Nam ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Trưa cùng
ngày, Bắc Kinh tuyên bố đã "hoàn thành mục tiêu chiến tranh", "chiến thắng" và
bắt đầu rút quân.
Ngày 7 tháng 3, Việt Nam tuyên bố rằng để thể hiện "thiện chí hòa bình", Việt
Nam sẽ cho phép Trung Quốc rút quân
Ngày 16 tháng 3 năm 1979, Trung Quốc tuyên bố hoàn tất việc rút quân khỏi Việt
Nam
V: THƯƠNG VONG VÀ THIỆT HẠI
1. Thương vong:
- Việt Nam:
+ Tháng 4 năm 1979, báo quân đội nhân dân của Việt Nam ước lượng tổng thương
vong của quân Trung Quốc là 62.500 người
+ Phía Việt Nam có hàng nghìn dân thường chết và bị thương.
- Trung Quốc:
+ Tại mặt trận Lạng Sơn, Trung Quốc bị tổn thất 1.271 lính tử trận và 3.779 lính bị
thương.
+ Tại mặt trận Lào Cai, họ bị tổn thất 7.886 lính (bao gồm 2.812 tử trận).
+ Chưa có thống kê chi tiết của Trung Quốc về thương vong tại mặt trận Cao
Bằng, Đông khê và Móng cái.
- Dựa theo trang HistoryNet, ước tính có 28 000 lính Trung Quốc tử trận, 43
000 bị thương.
- Theo trang HistoryNow, ước tính Việt Nam có 10 000 người dân bị chết và
10 000 lính tử trận
2. Thiệt hại về kinh tế:
Việt Nam:
- Các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị hủy diệt hoàn toàn.
- Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện
sinh sống.
Trung Quốc: cuộc chiến ngắn ngày đã tiêu tốn của nước này khoảng 1,3 tỷ USD và
làm ảnh hưởng lớn tới quá trình cải tổ kinh tế.

VI: ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN ĐỊNH


Cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chiến thắng.
1. Về phía Trung Quốc:
Đặng Tiểu Bình khẳng định mặc dù có nhiều thất bại về quân sự nhưng Trung
Quốc "đã đạt được chiến thắng về chính trị và chiến thắng chung cuộc".
"Đánh lần này vũ khí, quân số đều gấp mấy lần Việt Nam. Chiến đấu ở Cao Bằng
chí ít là 5 đánh 1, 6 đánh 1. Chiến đấu ở Lạng Sơn, Lào Cai cũng đều gấp mấy
lần, thậm chí 6 đánh 1, 7 đánh 1…" nhưng "…thương vong của chúng ta gấp 4 lần
so với Việt Nam. Thần thoại của chúng ta đã bị hủy diệt”
Bên cạnh thành công trong việc bám theo được khá sát các kế hoạch tiến quân và
rút quân,quân Trung Quốc đã không đạt được kết quả như các mục tiêu đã công
bố:
- Không tiêu diệt được sư đoàn nào của Việt Nam;
- Không chấm dứt được xung đột có vũ trang tại vùng biên giới;
- Không buộc được Việt Nam rút quân khỏi Campuchia;
- Không gây được ảnh hưởng lên chính phủ Việt Nam trong vấn đề Hoa kiều.
- Không thể xóa bỏ hình ảnh con “hổ giấy” trong khu vực
Nguyên nhân khiến quân Trung Quốc kém hiệu quả trên chiến trường:
- Chiến thuật lạc hậu
- Trình độ chiến đấu kém theo tác giả Edward C. O'Dowd “Chinese Military
Strategy in the Third Indochina War: The Last Maoist War” và tinh thần chiến đấu
kém
- Đánh giá thấp sức mạnh quân sự của Việt Nam, phương tiện liên lạc cực kỳ
thiếu thốn và lạc hậu, vũ khí không tốt bằng Việt Nam.
Trung Quốc đạt được những lợi ích sau:
- Thăm dò ý định Liên Xô.
- Đặng Tiểu Bình nắm quyền lực tuyệt đối
- Lấy được sự hậu thuẫn của Mỹ
- Cải tạo lại quân đội
- Khiến cho kinh tế Việt Nam sa sút, kìm hãm sức ảnh hưởng của Việt Nam
trong khu vực Đông Dương nói riêng và Đông Nam Á nói chung
2. Về phía Việt Nam
"Vừa trải qua ba mươi năm chiến tranh giải phóng, đồng bào ta thiết tha mong
muốn có hoà bình để xây dựng Tổ quốc, nhưng lại phải đương đầu với bọn bá
quyền Trung Quốc xâm lược cùng bè lũ tay sai của chúng ở Cam-pu-chia. Phát
huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, quân và dân ta đã giành được thắng lợi
oanh liệt trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống bọn phản động Cam-
pu-chia ở biên giới Tây Nam và chống bọn bá quyền Trung Quốc ở biên giới phía
Bắc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình."
Vai trò của Tổng bí thư Lê Duẩn:
“Sau lưng một kẻ thù, đôi khi ta có thể tìm thấy một người bạn. Sau lưng một
người bạn, đôi khi sẽ là kẻ thù.”
Sau khi Việt Nam thống nhất, Trung Quốc lo sợ Việt Nam sẽ thoát khỏi tầm ảnh
hưởng của mình và trở thành 1 thế lực mới ở Đông Nam Á
Những chuyến thăm Trung Quốc của tổng bí thư Lê Duẩn vào năm 1975 và 1977
đều không đi đến thống nhất chung
Tổng bí thư Lê Duẩn đã có những dự cảm về các biến cố sẽ xảy ra
Bằng chứng:
- Việt Nam vẫn giữ hơn 1 triệu quân chính quy sau khi thống nhất
- Hệ thống phòng thủ phòng không vẫn được giữ lại
=> Nhờ có sự chuẩn bị trước cùng với giàu kinh nghiệm chiến đấu từ kháng chiến
chống Mỹ và trang thiết bị hiện đại hơn, Việt Nam đã phản công Trung Quốc cực
kỳ mạnh mẽ

Cái giá Việt Nam phải trả:


- Hàng nghìn sinh mạng đã mất, cơ sở vật chất bị phá hủy hoàn toàn
- Việt Nam phải duy trì lực lượng phòng thủ lớn ở biên giới và miền Bắc
- Việt Nam bị cô lập trong mười năm trên trường quốc tế
- Sau cuộc chiến, Việt Nam và Liên Xô xích lại gần nhau hơn
- Sau năm 1979, tình hình kinh tế miền Bắc Việt Nam tệ hại đi rất nhiều so
với thời kỳ trước đó.Trong khi đó, Trung Quốc phát triển mạnh từ năm 1978
do công cuộc cải tổ kinh tế của Đặng Tiểu Bình
Sau khi Liên Xô tan rã và Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, đến năm 1992 quan
hệ giữa hai nước chính thức được bình thường hóa.

Trên phương diện quốc tế:


- Về phía Trung Quốc:
+ Trung Quốc, với sự ủng hộ từ phía Hoa Kỳ, sẵn sàng can thiệp quân sự vào Việt
Nam – một quốc gia cộng sản từng là đồng minh trong nhiều năm
+ Kết quả cuộc chiến cũng cho thấy Trung Quốc bất lực trong việc hỗ trợ đồng
minh Khmer Đỏ trong cuộc chiến với Việt Nam và thất bại trong việc điều chỉnh
quan hệ ngoại giao để tăng cường ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á.
+ Nhiều quan điểm khác cho rằng Trung Quốc đã thất bại về quân sự nhưng lại đạt
được một số thành công về chiến lược, trong đó có việc chứng tỏ cho các nước
Đông Nam Á rằng họ sẵn sàng dùng vũ lực nếu vị thế và uy lực của mình bị thách
thức.
- Về phía Liên Xô:
+ Liên Xô lên án hành động xâm lược Việt Nam của Trung Quốc
+ Liên Xô tăng cường viện trợ Việt Nam
 Việc tăng cường viện trợ kinh tế và quân sự cho thấy Liên Xô không sẵn
sàng sử dụng quân đội để bảo vệ đồng minh, đối với Liên Xô đó là sự thất
bại về mặt uy tín
- Về phía Hoa Kỳ:
+ Ngay khi cuộc chiến nổ ra, Hoa Kỳ tuyên bố giữ vị trí trung lập
+ Theo đánh giá của Nayan Chanda, Hoa Kỳ đã là quốc gia phương Tây duy nhất
gần như ủng hộ cuộc xâm lược Việt Nam của Trung Quốc

VII: BÀI HỌC


Bài học 1: Bài học về nhận thức, cần thấy rõ bản chất của Trung Quốc và chính
sách của Trung Quốc đối với Việt Nam dựa trên chủ nghĩa Sô-vanh nước lớn, chứ
không phải chủ nghĩa quốc tế vô sản Mác - Lênin.
Bài học 2: luôn cảnh giác cao độ và nắm thế chủ động trong mọi tình huống.
Bài học 3: Bài học tự cường, độc lập trong các quyết định.
Bài học 4: Luôn đoàn kết, thống nhất trong Đảng, trong nhân dân, trong cả nước,
phát huy tinh thần toàn dân đánh giặc.
Bài học 5: Nhanh chóng khôi phục hậu quả chiến tranh bằng mọi khả năng có được
Bài học 6: Sẵn sàng khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, cùng các nước xây dựng
môi trường hòa bình, hữu nghị, phát triển trong khu vực và trên thế giới nhưng
không bao giờ xóa bỏ lịch sử, lật lại lịch sử.

You might also like