You are on page 1of 7

<NB>Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam được thực hiện trong

hoàn
cảnh nào?
<$> Ngô Đình Diệm bị đảo chính.
<$> Chiến thắng của ta ở Ấp Bắc.
<$> Mĩ bị thất bại trong việc lập “ấp chiến lược”.
<$> Mĩ thất bại trong chiến lược“Chiến tranh đặc biệt”.

<NB>Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965- 1968), Mĩ đã tiến hành bằng lực lượng
<$> quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn.
<$> quân đội đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
<$> quân Mĩ, quân đội một số nước đồng minh của Mĩ.
<$> quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.

<NB>Dựa vào ưu thế gì Mĩ đã triển khai chiến lược “Chiến tranh cục bộ”?
<$> Binh lực.
<$> Hỏa lực.
<$> Binh lực và hỏa lực.
<$> Vũ khí hiện đại nhất.

<NB>Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975), thắng lợi nào của quân và dân ta
đã mở đầu cho cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam?
<$> Ấp Bắc.
<$> Vạn Tường.
<$> Bình giã.
<$> Đồng Xoài.

<NB>Trong mùa khô (1965 - 1966), Mĩ mở nhiều cuộc hành quân “tìm diệt” nhằm đánh vào
<$> Đông Nam Bộ.
<$> Liên Khu V.
<$> Đông Nam bộ và Liên khu V.
<$> Căn cứ Dương Minh Châu.

<NB>Trong mùa khô (1966 - 1967), Mĩ mở nhiều cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” lớn
đánh vào đâu?
<$> Đông Nam Bộ.
<$> Liên Khu V.
<$> Đông Nam bộ và Liên khu V.
<$> Căn cứ Dương Minh Châu.

<NB>Trong mùa khô (1966 - 1967) Mĩ mở cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” lớn nhất mang
tên là
<$> Gianxơn Xiti.
<$> Giônxơn Mác Namara.
<$> Xtalây - Taylo
<$> Mác Namara.
<NB>Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” được tiến hành bằng lực lượng nào là chủ yếu ?
<$> Quân đội Mĩ.
<$> Quân đội Sài Gòn.
<$> Quân đội các nước đồng minh của Mĩ.
<$> Quân đội các nước Đông Dương.

<NB>Từ 1972, Mĩ dùng thủ đoạn ngoại giao nào để hạn chế sự giúp đỡ của các nước bên ngoài đối
với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam?
<$> Thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô.
<$> Liên kết chặt chẽ với các nước Tây Âu.
<$> Kêu gọi Liên Hợp Quốc ủng hộ Mĩ.
<$> Thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO).

<NB>Hướng tiến công chủ yếu trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân ta là
<$> Quảng Trị.
<$> Quảng Bình.
<$> Tây Nguyên.
<$> Sài Gòn.

<NB>Ba phòng tuyến mạnh nhất của Mĩ và quân Sài Gòn là Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam
Bộ đã bị ta phá hủy trong thắng lợi quân sự nào?
<$> Cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968.
<$> Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
<$> Cuộc tổng tiến công chiến lược năm 1972.
<$> Cuộc tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968.

<NB>Từ ngày 18/12/1972 đến ngày 29/12/1972 Mĩ tiến hành


<$> cuộc tập kích chiến lược vào Hà Nội, Hải Phòng.
<$> chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta lần thứ hai.
<$> ngừng các hoạt động chống phá miền Bắc Việt Nam.
<$> ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam.

<TH>Thắng lợi nào của quân dân ta ở miền Nam Việt Nam buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại
chiến tranh xâm lược Việt Nam?
<$> Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968.
<$> Cuộc Tiến công chiến lược 1972.
<$> Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
<$> Cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ II(1966 – 1967).

<TH>Mục đích chủ yếu của Mĩ khi cho máy bay tập kích Hà Nội, Hải Phòng trong 12 ngày đêm
cuối 1972 là gì?
<$> Cứu nguy cho chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
<$> Đánh phá miền Bắc, không cho tiếp tế cho miền Nam.
<$> Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chiến đấu của ta.
<$> Giành thắng lợi quyết định, buộc ta kí hiệp định có lợi cho Mĩ.
<TH>Cuộc tập kích chiến lược vào Hà Nội, Hải Phòng trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, Mĩ đã sử
dụng phương tiện chiến tranh gì là chủ yếu?
<$> Trực thăng.
<$> Máy bay B52.
<$> Xe tăng.
<$> Tàu chiến.

<TH>Trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, quân dân miền Bắc đã đập tan hoàn toàn cuộc tập kích
chiến lược đường không của Mĩ vào Hà Nội và Hải Phòng, làm nên chiến thắng
<$> Vạn Tường.
<$> Ấp Bắc.
<$> Điện Biên Phủ.
<$> Điện Biên Phủ trên không.

<TH>Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã hoàn thành cơ bản nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”?
<$> Hiệp định Pari 1973.
<$> Chiến dịch Hồ Chí Minh (30/4/1975).
<$> Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
<$> Thắng lợi của chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” 1972.

<TH>Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) năm 1965 của quân dân miền Nam Việt Nam đã chứng
tỏ điều gì?
<$> Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ.
<$> Quân dân miền Nam có khả năng đánh bại “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
<$> Mở đầu cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.
<$> Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ bị thất bại hoàn toàn.

<TH>Mĩ mở cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất (1965 -1966) trong chiến lược “Chiến
tranh cục bộ” nhằm mục tiêu chủ yếu là
<$> đánh bại chủ lực của ta.
<$> tiêu diệt cơ quan đầu não của ta.
<$> đánh bại quân chủ lực và đầu não của ta .
<$> bình định miền Nam Việt Nam.

<TH>Với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, quân Mĩ rút dần ra khỏi miền Nam Việt Nam để
<$> giảm xương máu người Mĩ.
<$> quân đội Sài Gòn tự gánh vác chiến tranh.
<$> giảm bớt chi phí cho chiến tranh.
<$> xoa dịu phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Mĩ.

<TH>Trong cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai (1966 – 1967), Mĩ và quân đội Sài Gòn
xem vùng “đất thánh Việt cộng” là
<$> vùng đất do cách mạng nắm giữ.
<$> vùng đất ta và địch giằng co.
<$> nơi đóng cơ quan “đầu não” cách mạng.
<$> nơi có bộ đội chủ lực của ta đóng quân.

<TH>Thắng lợi nào của quân dân ta đã buộc Mĩ chấp nhận đàm phán ở Pari để bàn về việc chấm
dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam?
<$> Vạn Tường (Quảng Ngãi).
<$> cuộc phản công mùa khô (1965 – 1966) và (1966 – 1967).
<$> Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.
<$> Cuộc tiến công chiến lược 1972.

<TH>Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 của quân dân Việt Nam có ý nghĩa quan
trọng nhất là
<$> buộc Mĩ kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
<$> Mĩ tuyên bố ngừng các hoạt động chống phá miền Bắc, ngồi vào bàn đàm phán Pari.
<$> Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam.
<$> Mĩ tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam.

<TH>Điều khoản nào sau đây trong Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự phát
triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta?
<$> Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí ở miền Nam.
<$> Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị.
<$> Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền.
<$> Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh.

<VD>Điểm khác biệt về lực lượng tham chiến của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” so với chiến
lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là được tiến hành bằng
<$> quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ .
<$> quân đội Sài Gòn, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ.
<$> quân đội Sài Gòn, có sự phối hợp về hỏa lực, không quân Mĩ.
<$> quân Mĩ, trang bị kĩ thuật và phương tiện chiến tranh của Mĩ.

<VD>Điểm khác biệt lớn nhất về thủ đoạn trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” so với chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là
<$> sử dụng các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại.
<$> sử dụng quân đội Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và phá hoại miền Bắc.
<$> huy động lực lượng lớn quân đồng minh của Mĩ tham gia.
<$> mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.

<VD>Nội dung nào dưới đây là điểm giống nhau cơ bản giữa chiến lược “Chiến tranh đặc
biệt”(1961-1965) và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam?
<$> Tiến hành bằng quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ.
<$> Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân.
<$> Biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
<$> Mở các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” ở miền Nam.
<VD>Nét tương đồng về ý nghĩa giữa chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho) ngày 2-1-1963 và chiến thắng
Vạn Tường (Quảng Ngãi) ngày 18-8-1965 của quân dân miền Nam Việt Nam đối với cuộc chiến
tranh xâm lược của Mĩ là
<$> đều mang tính quyết định đánh bại chiến lược chiến tranh thực dân kiểu mới của Mĩ.
<$> chứng tỏ quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược chiến tranh mới của Mĩ.
<$> chứng tỏ tinh thần kiên cưòng bất khuất của nhân dân miền Nam Việt Nam chống Mĩ.
<$> thể hiện sức mạnh vũ khí của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa giúp đỡ cho Việt Nam.

<VD>Điều kiện thuận lợi chủ yếu nào giúp cho Đảng ta quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi
dậy Xuân năm 1968 là
<$> So sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch thay đổi, có lợi cho ta.
<$> Sự ủng hộ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa.
<$> Lợi dụng mâu thuẫn ở nước Mĩ trong năm bầu cử Tổng thống.
<$> Nhân dân tiến bộ trên thế giới phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam của Mĩ.

<VD>Điểm giống nhau giữa các chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, “Chiến tranh cục bộ”,
“Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là
<$> quân Mĩ giữ vai trò quan trọng.
<$> đều sử dụng quân đồng minh của Mĩ.
<$> quân đội Sài Gòn là lược lượng duy nhất.
<$> đều là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.

<VD>Điểm giống nhau về vai trò của quân Mỹ trong các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở miền
Nam từ năm 1961 đến năm 1975 là
<$> giữ vai trò cố vấn chỉ huy.
<$> vừa cố vấn chỉ huy vừa trực tiếp chiến đấu.
<$> vừa cố vấn chỉ huy vừa phối hợp chiến đấu .
<$> trực tiếp chiến đấu.

<VD>Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Giơnevơ (1954) và
Hiệp định Pari (1973) là
<$> hai bên thực hiện lệnh ngừng bắn.
<$> Quân đội nước ngoài phải rút hết khỏi miền Nam Việt Nam.
<$> không vi phạm độc lập, chủ quyền lãnh thổ.
<$> thực hiện nghiêm lệnh rút quân.

<VDC>Nội dung cơ bản nhất trong Hiệp định Pari (1973) phù hợp với nguyên tắc hoạt động của
Liên hợp quốc hiện nay?
<$> Hoa kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của
Việt Nam.
<$> Hoa kì rút hết quân đội và quân các nước đồng minh về nước.
<$> Nhân dân Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình thông qua Tổng tuyển cử tự do.
<$> Hai bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
<VDC>Từ kết quả của cuộc đấu tranh ngoại giao buộc Mĩ phải kí kết Hiệp định Pari (1973), ta rút
ra bài học gì cho vấn đề ngoại giao hiện nay?
<$> Kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao.
<$> Kết hợp giữa đấu tranh quân sự, kinh tế và ngoại giao.
<$> Kết hợp giữa đấu tranh văn hóa, chính trị và ngoại giao.
<$> Kết hợp giữa đấu tranh quân sự, binh vận và ngoại giao.

<VDC>Đánh giá nào đúng nhất với ý nghĩa của Hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh lập
lại hòa bình ở Việt Nam?
<$> Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị.
<$> Là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân miền Nam.
<$> Là văn bản pháp lý quốc tế công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
<$> Là văn bản pháp lý quốc tế công nhận độc lập của Việt Nam.

<VDC>Bài học kinh nghiệm nào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975) được
Đảng ta vận dụng trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, lãnh thổ quốc gia hiện nay?
<$> Kiên quyết giữ vững chủ quyền bằng đấu tranh ngoại giao.
<$> Giữ vững hòa bình hữu nghị, không can thiệp vào nội bộ bất kì nước nào.
<$> Chỉ dùng vũ lực bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc .
<$> Giữ vững độc lập, tự chủ, không đánh đổi chủ quyền lấy hòa bình hữu nghị viển vông.

<VDC>Từ thắng lợi của ta trong Hội nghị Pari (1973), Đảng đã rút ra bài học kinh nghiệm gì cho
đường lối ngoại giao hiện nay?
<$> Độc lập, tự chủ, sáng tạo và tuân thủ luật pháp quốc tế.
<$> Tranh thủ sự ủng hộ của các cường quốc.
<$> Chỉ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
<$> Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế.

<VDC> Nguyên tắc quan trọng của tổ chức Liên hợp quốc cũng là điều khoản trong Hiệp định
Giơnevơ (1954) về Đông Dương, Hiệp định Pari (1973) về Việt Nam là
<$> tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
<$> tăng cường hợp tác toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội.
<$> không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
<$> giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.

<VDC> Thực tiễn đấu tranh ngoại giao của Đảng Cộng sản Việt Nam (1954 – 1975), có thể rút ra
bài học là gì?
<$> Thắng lợi trên bàn đàm phán thúc đẩy chiến thắng quân sự.
<$> Thắng lợi quân sự có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi trên bàn đàm phán.
<$> Thắng lợi quân sự có tác động đến thắng lợi trên bàn đàm phán.
<$> Thắng lợi trên bàn đàm phán ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản.

<VDC> Điểm khác biệt trong hoạt động ngoại giao của ta giai đoạn 1969 - 1973 so với giai đoạn
1965 - 1968 là từng bước đàm phán và buộc Mĩ
<$> phải kí Hiệp định Pari.
<$> rút hết quân về nước.
<$> phá bỏ các căn cứ quân sự.
<$> ngừng ném bom phá hoại miền Bắc.

You might also like