You are on page 1of 3

MIỀN BẮC GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1972

Vì sao từ năm 1965 đến năm 1972, Mỹ tiến hành hai lần cuộc chiến tranh phá
hoại ở miền Bắc? Điểm khác nhau cơ bản của cuộc chiến tranh phá hoại lần
thứ hai là gì? Quân và dân miền Bắc đã đánh thắng chiến tranh phá hoại của
Mĩ như thế nào?
a, Nguyên nhân:
- Từ năm 1965-1973, Mỹ hai lần tiến hành chiến tranh phá hoại bằng khônG
quân và hải quân đối với miền Bắc: lần thứ nhất (từ 8/1964 đến 11/1968) và lần
thứ hai (từ 4/1972 đến 1/1973)
- Mĩ dựng lên “Sự kiện vịnh Bắc Bộ” (tháng 8/1964), sau đó lấy cớ “trả đũa”
quân giải phóng tiến công quân Mĩ ở Pleiku (tháng 2/1965), chính thức tiến hành
cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất. Mỹ huy động một lực lượng
không quân và hải quân lớn, gồm hàng nghìn máy bay tối tân như F111, B52, …
và các vũ khí hiện đại , leo thang đánh phá miền Bắc, nhằm vào tất cả các muc tiêu
quân sự, giao thông, nhà máy, trường học, nhà trẻ, bệnh viện, đền, chùa, nhà thờ,…
- Do thất bại trong các chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và “Việt Nam hóa
chiến tranh” ở miền Nam nên Mĩ đã tiến hành chiến tranh phá hoai bằng không
quân và hải quân đối với miền Bắc. Cả hai cuộc chiến tranh phá hoại đều nhằm hỗ
trợ cho các chiến lược quân sự thực hiện ở miền Nam nên nó đều là một bộ phận
của các chiến lược chiến tranh đó.
- Âm mưu của Mĩ: Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, công cuộc xây
dựng XHCN ở miền Bắc; ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ
miền Bắc đối với cách mạng miền Nam; uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí quyết
tâm chống Mĩ của nhân dân ta ở cả hai miền Nam – Bắc.
- Điểm khác cơ bản của cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai là:
+) Tiến hành chiến tranh phá hoại lần thứ hai nhằm cứu nguy sự thất bại của
chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (thực hiện từ 4/1972 đến 1/1973)
+) Diễn ra trong lúc cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và Mĩ với hình
thái “vừa đánh vừa đàm” vì vậy ngoài ý đồ cứu nguy cho chiến lược quân sự “Việt
Nam hóa chiến tranh”, Mĩ còn nhằm tạo thế mạnh cho cuộc đàm phán ở Hội nghĩ
Pari. Mĩ muốn giành một thắng lợi quân sự quyết định trên chiến trường buộc ta
phải chấp nhận những điều kiện do Mĩ áp đặt để rút ra khỏi chiến tranh Việt Nam
trong thế thắng.
+) Mĩ sử dụng những loại phương tiện không quân hiện đại nhất, chủ yếu là
máy bay chiến lược B52; mở cuộc tập kích chiến lược đánh phá những trung tâm
kinh tế, chính trị quan trọng nhất của cả nước (Hà Nội và Hải Phòng)
b, Quân dân miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại
- Để đối phó với âm mưu trên của Mĩ, quân dân miền Bắc phải chiến đấu
chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mĩ, đồng thời vẫn phải tiếp tục
sản xuất vừa làm nghĩa vụ hậu phương cho tiền tuyến miền Nam. Miền Bắc đã
chuyển mọi hoạt động từ thời bình sang thời chiến: sơ tán và tiến hành cuộc chiến
tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại.
- Triển khai cuộc chiến tranh nhân dân, đánh địch bằng mọi thứ vũ khí; các
đơn vị phòng không, không quân, hải quân sẵn sàng chiến đấu. Cả miền Bắc diễn
ra phong trào thi đua sôi nổi. Miền bắc vừa sản xuất vừa chiến đấu, đường giao
thông vẫn thông suốt, chi viện đắc lực cho tiền tuyến miền Nam.
- Kết quả:
+) Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất: Quân dân
miền Bắc bắn rơi 3 243 máy bay, loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn phi công
Mĩ; bắn cháy, bắn chìm 143 tàu chiến. Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom phá hoại
miền Bắc (11/1968). Miền Bắc đã hoàn thành nhiệm vụ vừa chiến đấu, vừa sản
xuất và làm nghĩa vụ hậu phương, đã dập tan âm mưu của Mĩ, góp phần to lớn
đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam. Mĩ phải xuống
thang chiến tranh chiến tranh: chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận
ngồi vào bàn đàm phán ở Hội nghị Pari.
+) Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai: Quân dân
miền Bắc đã dập tan cuộc phản kích chiến lược bằng máy bay B52 của không quân
Mĩ vào Hà Nội và Hải Phòng (12/1972), làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên
không”. Quân và dân ta đã bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 B52, bắt sống 43
phi công Mĩ. Trong cả cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai, miền Bắc bắn rơi 735
máy bay, bắn chìm 125 tàu chiến, loại khỏi vòng chiến đấu hàng tram phi công Mĩ.
Đây là trận thắng quyết định của ta, buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt
động chống phá miền Bắc và đi đến kí Hiệp định Pari (1/1973). Thắng lợi của việc
kí Hiệp định Pari đã tạo điều kiện cho ta tiến lên giành thắng lợi cuối cùng.

You might also like