You are on page 1of 4

BẢO KÍNH CẢNH GIỚI - BÀI SỐ 43

(CẢNH NGÀY HÈ)


NHÓM 2

“Từ nơi đây, Nhị Khê có người trai chí lớn


Thù giặc Minh bạo tàn cướp nước ta
Bình Ngô Sách dâng vua "tâm công kháng chiến"
Quyết đòi nợ nước, quyết báo thù nhà
Năm lần thân chinh thương thuyết, chí khí anh hùng
Giữ yên bờ cõi, dựng nền hòa hiếu
Quốc thái dân an để lại bao huyền tích, lưu danh sử vàng
Thế nhân, ơi thế nhân ơi, lời thơ còn mãi
"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân"
Hào kiệt nước Nam văn võ toàn tài”
(Bài hát: Nguyễn Trãi sử vàng lưu danh - Sáng tác: Minh Dương)
Nói về Nguyễn Trãi, đại thi hào người Anh Shakespeare đã ca ngợi trong vở kịch Hamlet:
“Đây con người, một con người toàn vẹn
Chẳng bao giờ tôi thấy kẻ sánh ngang.”
Kể cả vị vua Lê Thánh Tông anh minh vĩ đại cũng phải nghiêng mình nể phục thốt lên rằng:
“Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo.”
Ông không chỉ là một nhà quân sự tài ba, mà Nguyễn Trãi còn để lại cho đời những tác phẩm bất
tử trong lòng của bao nhiêu thế hệ. Đến với thơ ông, ta sẽ thấy được những dòng thơ hết sức
sáng tạo, những chân lý về sự nhân nghĩa, vẻ đẹp của con ng nhiên cười và niềm tự hào về quê
hương dân tộc, nổi bật nhất vẫn nhất là bài thơ "Bảo kính cảnh giới". Tác phẩm với những nét
chấm phá sáng tạo trong phong cách sáng tác, xen lẫn những tình yêu của tác giả về vẻ đẹp của
bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè. Qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên và cuộc sống, tấm lòng
yêu thương dân tha thiết của Nguyễn Trãi
I. Đọc văn bản và tìm hiểu chung
Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hoè lục đùn đùn tán rợp trương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tịn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
1. Tác giả: Nguyễn Trãi (1380 - 1442)
- Nguyễn Trãi, hiệu là Ức Trai, là một tác giả ở thế kỉ XV với những tác phẩm văn học lớn,
đặc biệt là văn nghị luận và thơ trữ tình.
- Ông cũng là một nhà chiến lược quân sự tài ba đã góp công lớn trong công cuộc kháng
chiến chống giặc Minh của nghĩa quân Lam Sơn.
- Năm 1980, UNESCO đã tổ chức kỷ niệm trọng thể năm sinh của ông, như một danh nhân
văn hoá thế giới.
2. Tác phẩm: Bảo kính cảnh giới - Bài 43 (Cảnh ngày hè)
a/ Xuất xứ
- Là bài thứ 43 thuộc chùm thơ “Bảo kính cảnh giới” (nghĩ là “Gương báu răn mình”) gồm
61 bài, thuộc Quốc âm thi tập (tập thơ Nôm gồm 254 bài của Nguyễn Trãi)
b/ Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ được sáng tác khoảng những năm 1438 – 1439 khi ông về ở ẩn tại Côn Sơn.
c/ Thể thơ
- Thể thơ Nôm Đường luật, có xen câu lục ngôn với câu thất ngôn.
d/ Ý nghĩa nhan đề:
- “Bảo kính cảnh giới” là gương soi, lời răn, không phải để nói với riêng mình. Trong một
vài bài tác giả khuyên “chúng bay” hay “huynh đệ bay” tức là khuyên con cháu về cách
xử thế của con người bình thường trong hoàn cách xã hội bình thường.
- Nhan đề “Cảnh ngày hè” do người biên soạn SGK đặt. Qua bài thơ, có thể thấy được một
tâm hồn nghệ sĩ rất giàu cảm xúc trước thiên tạo vật nhưng cũng tràn đầy những ước mơ
bình dị mà cao đẹp về cuộc sống của nhân dân.
e/ Bố cục: Gồm 2 phần:
- Phần 1 (6 câu thơ đầu): bức tranh thiên nhiên ngày hè.
- Phần 2 (2 câu thơ cuối): tâm hồn, tấm lòng của Nguyễn Trãi.
II. Khám phá văn bản
1. Bức tranh ngày hè của Nguyễn Trãi
Câu hỏi số 1 (trang 44/SGK): Nhận xét về cách quan sát và miêu tả bức tranh ngày hè của
Nguyễn Trãi (chú ý cách sử dụng từ ngữ, huy động các giác quan,...)
Hình ảnh Màu sắc Trạng thái Âm thanh

“Hoè” Xanh (lục) “Đùn đùn”: dồn dập


tuôn ra
“Giương”: tăng
trưởng mãnh liệt.

“Thạch lựu” Đỏ “Phun”: bung nở tựa


như mưa hoa.

“Hồng liên trì” Hồng “Tạn”: đi qua giai


đoạn bùng nở, tỏa sắc
hương thoang thoảng
vào cuối hè.

“Cầm ve” “Dắng dỏi”: ngân lên


không dứt.

“Tịch dương” Vàng


(Ánh nắng)
“Chợ cá” “Lao xao”

=> Hình ảnh gần gũi, => Màu sắc tươi, => Động từ mạnh gợi => Nghệ thuật đảo
quen thuộc, tín hiệu đậm, hài hoà. tả sức sống căng đầy ngữ kết hợp từ láy tạo
của mùa hè, đi từ chất chứa từ bên âm thanh rộn ràng,
khung cảnh thiên trong, tạo nên những tươi vui.
nhiên đến cảnh sinh hình ảnh mới lạ, gây
hoạt thường ngày. ấn tượng.
*Nhận xét chung:
- Cả bức tranh thiên nhiên mùa hè và bức tranh cuộc sống đều hài hòa về màu sắc, âm thanh và
hương vị và tràn đầy sức sống. Nguồn sống tạo một sự thôi thúc từ bên trong, đang ứ căng, đang
tràn trề trong lòng thiên nhiên vạn vật.
- Miêu tả từ gần đến xa, từ cảnh có thể nhìn thấy đến cảnh không thể nhìn thấy mà chỉ nghe được
và tưởng tượng qua âm thanh.
- Thi nhân đã huy động mọi giác quan: thị giác, khứu giác, thính giác đến liên tưởng, tưởng
tượng.
=> Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết, tâm hồn tinh tế, niềm tha thiết của người thi sĩ
với đời, thái độ trân trọng cuộc sống của Nguyễn Trãi.
2. Yếu tố vần, nhịp , số tiếng trong bài thơ
Câu hỏi số 2 (trang 44/SGK): Chỉ ra nét đặc sắc của bài thơ qua một số yếu tố hình thức nghệ
thuật như: cách gieo vần, số tiếng, cách ngắt nhịp trong các dòng thơ (chú ý dòng thơ đầu, dòng
thơ cuối) và tác dụng của chúng trong việc thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình,
Bảo kính cảnh giới được viết bằng thể thất ngôn xen lục ngôn với một số nét đặc sắc về nghệ
thuật như:
- Cách gieo vần ở cuối các câu thơ 1,2,4,6,8. Vần bằng “ương” với âm mở và đa số là thanh
ngang (không dấu) tạo cảm giác kéo dài, mở rộng mênh mang, phù hợp với thời gian và không
gian của ngày hè nơi thôn quê.
- Cách ngắt nhịp trong các câu thơ cũng tự do, tùy theo cảm xúc, không theo khuôn khổ nhất
định:
➢ Câu 1: 1/5
➢ Câu 2: 2/5
➢ Câu 3 và 4: 3/4
➢ Câu 5 và 6: 4/3
➢ Câu 7: 4/3
➢ Câu 8: 3/3
- Số tiếng: Bài thơ có câu đầu và câu cuối chỉ có 6 tiếng cho thấy đây là bài thơ Đường luật
được Việt hóa với thể thơ thất ngôn xen lục ngôn.
Nếu câu mở đầu bài thơ chỉ 6 tiếng với cách ngắt nhịp lạ 1/5 khiến người đọc chú ý đến phong
cách tự do, phóng khoáng của nhà thơ thì sau hàng loạt câu 7 tiếng, đến cuối kết lại bằng câu 6
tiếng với cách ngắt nhịp 3/3 cân đối đã cô đúc ý chủ đạo của cả bài thơ mang đến: tấm lòng
hướng đến dân, mong muốn dân được no đủ.
→ Qua đó thấy được dù vui hưởng cảnh nhàn, thưởng ngoạn thiên nhiên ngày hè tươi đẹp,
Nguyễn Trãi vẫn không quên nghĩ về cuộc sống của người dân mà ông tha thiết yêu thương
(tiếng chuyện trò, mua bán lao xao nơi chợ cá làng chài gợi nhắc sự vất vả mưu sinh hằng ngày
của người dân; tiếng ve kêu ran như khúc nhạc chiều hè gợi ước ao về tiếng đàn vua Ngu với
khúc nhạc Nam Phong mang lại mưa thuận gió hòa, đời sống ấm no cho mọi người).
3. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi.
Câu hỏi số 3 (trang 44/SGK): Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Từ đó nhận xét vẻ
đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi.
- Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ:
+ Câu đầu tiên: Đến với cảnh thiên nhiên trong tâm hồn nhàn rỗi, thư thái và ung dung.
+ Câu thứ 2, 3 và 4: Quan sát những cảnh vật ngay trước mắt với tán hòe xanh um, xum xuê, hoa
lựu trước hiên nhà vẫn còn đỏ thắm, hoa sen hồng đã thưa thớt và hết mùi hương.
+ Câu thứ 5, 6: Cảnh vật từ phía xa không còn đủ rõ ràng và chi tiết để chiêm ngưỡng bằng mắt
mà chỉ mông lung qua âm thanh lao xao của bến chợ làng chài, cùng tiếng ve kêu inh ỏi bên lầu
nhà ai và buổi chiều tà.
+ 2 câu cuối: Tác giả hình dung và thương cảm cho cuộc sống lao động vất vả của người dân
nghèo khó và mong ước có được cây đàn vua Ngu để gảy khúc Nam phong mang đến mưa thuận
gió hòa cho nhân dân mọi nơi được ấm no.
→ Thi nhân đến với cảnh - quan sát - lắng nghe, liên tưởng và cảm nhận - bộc lộ nỗi lòng.
- Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi: Qua mạch cảm xúc của bài thơ, có thể thấy
được tình cảm yêu mến, thân thương của nhà thơ đối với thiên nhiên, muốn sống giao hòa cùng
thiên nhiên, tấm lòng thiết tha nồng hậu của nhà thơ đối với con người và cuộc sống, đặc biệt là
yêu cái đẹp và ưu dân ái quốc.
III. Tổng kết
1. Nội dung:
- Bức tranh cảnh ngày hè tràn đầy sức sống, vừa sinh động, giản dị, dân dã đời thường vừa tinh
tế, gợi cảm.
- Tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả.
2. Nghệ thuật:
- Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm; hình ảnh thơ gần gũi; câu lục ngôn, dồn nén cảm xúc.
- Sử dụng câu thơ lục ngôn tạo nên sự thay đổi âm điệu, có hiệu quả to lớn trong việc thể hiện
cảm xúc, mong ước của tác giả.
- Thể thơ Đường luật phá cách, xen vào các câu thơ lục ngôn.
- Cách ngắt nhịp đặc biệt
- Tả cảnh ngụ tình.
*Kết lại:
Ai đó đã từng nói: “Một bài thơ hay như một con ốc bé nhỏ”. Vâng, khi ta áp tai vào con ốc
mang tên Cảnh ngày hè, ta nghe được những rung động của thiên nhiên mùa hạ, nghe được cả
tiếng lao xao chợ cá, tiếng ve kêu dắng dỏi, râm ran cả một vùng, và còn đâu đó tiếng đàn nhân
ái của thi nhân Nguyễn Trãi, ước về một xã hội thanh bình, nhân dân ấm no, hạnh phúc.

You might also like