You are on page 1of 8

Giới thiệu chung về thơ Đường luật trung đại và ý nghĩa của

việc tìm hiểu hình thức thơ Đường luật.


1. Khái niệm thơ đường luật

· Thơ Đường luật hay Thơ luật Đường là thể thơ Đường cách luật xuất hiện từ thời nhà
Đường ở Trung Quốc. Là một trong những dạng thơ Đường bên cạnh thơ cổ đại (cổ thể thi),
từ, thơ Đường luật đã phát triển mạnh mẽ tại chính quê hương của nó và lan tỏa ra nhiều
quốc gia lân bang với tư cách thể loại tiêu biểu nhất của thơ Đường nói riêng và tinh hoa thi
ca Trung Hoa nói chung.

· Thơ Đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở 5 điều sau: Luật, Niêm,
Vần, Đối và Bố cục.

2. Các dạng thơ Đường luật

-Thất ngôn bát cú

· Thơ thất ngôn bát cú chính là một thể loại thơ cổ xuất hiện rất sớm ở Trung Hoa, đến thời
Đường đã được các nhà thơ đặt lại quy tắc rõ ràng. Đặc điểm của thể loại thơ này chính là
mỗi bài thơ sẽ có 8 câu và mỗi câu có 7 chữ, đồng thời tuân theo một quy tắc rất chặt chẽ.

-Thất ngôn tứ tuyệt

· Thực chất chính là một bài “thất ngôn bát cú” nhưng đem bỏ đi 4 câu đầu hoặc 4 câu cuối.
Luật bằng trắc và niêm, vần… vẫn được giữ nguyên.

-Ngũ ngôn tứ tuyệt

· Thực chất chính là một bài thất ngôn tứ tuyệt nhưng đem bỏ đi 2 chữ đầu ở mỗi câu; các
chữ và luật sử dụng còn lại vẫn giữ nguyên luật bằng trắc, niêm và vần.

-Ngũ ngôn bát cú

· Cũng là biến thể từ bài thất ngôn bát cú nhưng bỏ 2 chữ đầu ở mỗi câu mà thành, vẫn giữ
nguyên luật bằng trắc, niêm và vần ở các chữ còn lại.

3. Luật trong thơ đường luật

· Đối âm – Luật bằng trắc

Đối với luật thơ đường sẽ căn cứ dựa trên thanh bằng và thanh trắc, sử dụng những chữ
thứ 2 – 4 – 6 và 7 trong cùng một câu thơ nhằm để xây dựng luật. Trong thanh bằng sẽ gồm
các chữ không có dấu hoặc là dấu huyền. Còn thanh trắc sẽ gồm toàn bộ những dấu còn lại
đó là sắc – hỏi – ngã – nặng.

· Đối ý
Là nguyên tắc cố định trong một bài thơ được sáng tác theo thể loại đường luật chính là ý
nghĩa của câu thứ 3, thứ 4 cần phải đối nhau, cả 2 câu thứ 5 và thứ 6 cũng cần phải đối
nhau.

4. Đặc điểm chung của thơ Đường Luật

· Thơ đường luật trung đại mang tính ước lệ và tượng trưng trong kỹ thuật miêu tả. Mỗi sự
vật, hiện tượng xuất hiện trong thơ đều có

hình dáng, kích thước khác với sự tồn tại của chúng trong cuộc sống.

· Thứ hai, thơ trung đại có tính chất cổ, trong ngôn ngữ, sử dụng nhiều điển cố và truyền
thuyết.

· Với thể thơ cổ điển có quy luật chặt chẽ, thơ trung đại có sự hài hòa, cân đối, bố cục chặt
chẽ. Mỗi bài thơ 28 chữ hoặc bảy chữ 56 chữ, tất cả nội dung và tâm tư đều được dồn nén
trong lời nói nên rất sâu sắc.

5. Ý nghĩa của việc tìm hiểu hình thức thơ Đường Luật

· Văn học chính thống, giáo dục và chế độ thi cử thời trung đại đều sử dụng tiếng Hán nên
người Việt từ lâu đã làm thơ bằng chữ Hán, trong đó có thơ Đường luật. Nghiên cứu các
dòng thơ sẽ thấy được sự khác biệt và độc đáo trong cấu trúc hay ca từ. Tạo không gian
mới cho các thể thơ cũ, mở ra một con đường mới cho thơ.

Giới thiệu các bài thơ Đường luật trung đại đã học và cách
phân loại chúng

Bánh trôi nước ( Hồ Xuân Hương)

- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- Đề tài: vịnh vật

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (2 câu đầu): Hình ảnh chiếc bánh trôi nước.

+ Phần 2 (2 câu cuối): Thân phận, phẩm chất người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước

- Tác dụng : mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước, qua đó thể hiện sự trân trọng, ngợi ca vẻ
đẹp của người phụ nữ và sự cảm thương sâu sắc trước số phận chìm nổi của họ

Tự Tình ( Hồ Xuân Hương)

- Thể thơ : thất ngôn bát cú đường luật

- Bố cục:
+ Đề (hai câu đầu): Nỗi niềm buồn tủi cô đơn của nữ sĩ trong đêm khuya thanh vắng

+ Thực (hai câu tiếp): Tình cảnh đầy chua xót, bẽ bàng

+ Luận ( hai câu tiếp theo): Thái độ phản kháng phẫn uất

+ Kết (hai câu cuối): Tâm trạng chán chường, buồn tủi

- Tác dụng :

+ Thể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước
duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch, đồng thời bài thơ cũng cho
thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nữ sĩ

+ Bài thơ khẳng định tài năng độc đáo của Bà chúa thơ Nôm trong nghệ thuật sử dụng từ
ngữ và xây dựng hình tượng

Câu cá mùa thu ( Nguyễn Khuyến )

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật

-Bố cục:

+ Phần 1 (hai câu đầu): giới thiệu việc câu cá mùa thu

+ Phần 2 (bốn câu tiếp): cảnh thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ

+ Phần 3 (còn lại): tâm trạng của tác giả

- Tác dụng:

+ Bài thơ là bức tranh cảnh sắc mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu
thiên nhiên, đất nước cùng tâm trạng đau xót của tác giả trước thời thế.

+ Nghệ thuật sử dụng từ ngữ đạt mức tinh tế, trong sáng và giàu phẩm chất nghệ thuật.
Nghệ thuật sử dụng từ láy, cách gieo vần chọn vần, tả cảnh ngụ tình lồng ghép vào nhau

Qua đèo Ngang ( Bà Huyện Thanh Quan )

- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật

- Bố cục: đề - thực - luận - kết

+ 2 câu đề : cái nhìn chung về cảnh vật

+ 2 câu thực : miêu tả cuộc sống con người

+ 2 câu luận : tâm trạng tác giả

+ 2 câu kết : nỗi cô đơn lên cao

- Tác dụng :
+Cảnh đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng của sự sống con người nhưng còn
hoang sơ.

+ Sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật điêu luyện

+ Sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.

+ Bút pháp miêu tả kết hợp với biểu cảm hấp dẫn.

+ Lời thơ trang nhã, điêu luyện; âm điệu trầm lắng.

+ Sử dụng phép đối, từ láy trong việc tả cảnh, tả tình

Phân tích bố cục chung của một bài Đường luật thất ngôn bát
cú, các câu đề, thực, luận, kết và vai trò của chúng trong bài
thơ. Từ đó giới thiệu thêm về thơ tứ tuyệt,
- Đặc điểm của thể thơ Đường luật:

+ Gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ.

+ Bài thơ gồm bốn phần đề - thực - luận - kết.

+ Phần đề gồm hai câu đầu, giới thiệu chung về vấn đề cần nói tới.

+ Hai câu 3-4 gọi là phần thực, có nhiệm vụ tả thực vấn đề.

+ Hai câu 5-6 gọi là phần luận. Phần này cũng đối nhau, có nhiệm vụ bàn luận, mở rộng vấn
đề, làm cho ý thơ sâu sắc hơn.

+ Hai câu cuối gọi là phần kết, với nhiệm vụ kết thúc, tổng kết vấn đề.

+ Bài thơ Đường luật gieo vần ở tiếng cuối câu 1 - 2 - 4 - 6 - 8 và là vần bằng.

+ Thông thường, thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắt nhịp 3/4 hoặc 4/3, đôi khi ngắt nhịp
theo 2/2/3 hoặc 3/2/2 tùy theo mỗi bài.

- Ưu - nhược điểm: Thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắn gọn; hàm súc, cô đọng; giàu
nhạc điệu; lời ít, ý nhiều nhưng khá gò bó, đòi hỏi niêm, luật chặt chẽ nên không dễ làm.

Thất ngôn tứ tuyệt (七言四絶) là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các
câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Thể thơ này ra đời vào thế kỉ
XII vào Nhà Đường, ở Trung Quốc.

Luật thơ · Thất ngôn tứ tuyệt theo Đường luật: Có quy luật vô cùng nghiêm khắc về luật,
niêm và vần (theo bằng trắc) và có bố cục rõ ràng. · Thất ngôn tứ tuyệt theo Cổ phong:
Không theo quy luật rõ ràng, có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng
vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.
· Quy định tính theo hàng ngang. Tiếng thứ hai của câu thứ nhất là tiếng quan trọng,nó quy
định luật cho toàn bài. Nếu tiếng thứ 2 mang thanh B thì luật của toàn bài là luật B.

· Niêm: Được tính theo hàng dọc,các câu phải niêm với nhau (giống nhau)

· Vần: các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối

· Bốn câu trong bài theo thứ tự là các câu: khai, thừa, chuyển, hợp.

Giới thiệu và nêu tác dụng của vần trong thơ Đường luật
Vần được gieo ở cuối các câu chẵn của bài thơ ĐL. Chữ cuối câu 1 có thể cùng vần
hoặc không vần. Trong toàn bài thơ chỉ dùng 1 vần duy nhất (gọi là độc vận).Vần có
2 loại: chính vận và thông vận– Chính vận là vần gồm những chữ có âm y hệt nhau,
chỉ khác phụ âm đầu và dấu giọng. Thí dụ: trường, sương, dương, thương…

– Thông vận là vần gồm những chữ có âm tương tự. Thí dụ: lùng, chung, không,
công, tòng, đông, hồng …Nếu dùng chữ mà âm nghe không giống lắm, miễn cưỡng
mà dùng tạm thì gọi là cưỡng vận.

Nếu dùng chữ có âm hoàn toàn khác nhau thì gọi là lạc vận.

Trong 1 bài thơ ĐL có thể dùng cả chính vận lẫn thông vận, cưỡng vận chỉ dùng
trong trường hợp bất đắc dĩ và nên dùng ít thôi. Nếu có lạc vận là bài thơ hỏng.

Ví dụ: Cách gieo vần: vần bằng ở câu 1-2-4-6-8: lâm - sâm – âm – tâm – châm.

Giới thiệu và nêu tác dụng yếu tố đối trong thơ Đường luật
1.Giới thiệu và nêu tác dụng yếu tố đối trong thơ Đường luật:
– Luật Đối âm (luật bằng trắc)
+ Luật thơ Đường sẽ căn cứ dựa trên thanh trắc và thanh bằng, và dùng các chữ thứ 2-4-6
và 7 trong cùng một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng bao gồm những chữ không có
dấu hoặc dấu huyền; thanh trắc bao gồm tất cả các dấu còn lại: sắc, hỏi, ngã, nặng.
+ Những bài có luật bằng là bài sử dụng thanh bằng trong chữ thứ hai của câu đầu tiên nếu
chữ thứ 2 trong câu đầu tiên mà sử dụng thanh sắc thì được gọi là luật trắc. Chữ thứ 2 và
chữ thứ 6 trong cùng một câu phải giống nhau về thanh điệu và đồng thời chữ thứ 4 không
được có thanh điệu giống với 2 chữ kia.
– Luật Đối ý
+ Một nguyên tắc cố định trong một bài thơ được sáng tác theo thể loại đường luật chính là
ý nghĩa của câu thứ 3, thứ 4 phải đối nhau và cả 2 câu thứ 5, thứ 6 cũng phải đối nhau.
+ Đối chính là sự tương phản về nghĩa của cả từ đơn, từ láy hoặc từ ghép và nó bao gồm
cả sự tương đương trong cách mà tác giả sử dụng từ ngữ. Đối chữ là động từ đối động từ,
danh từ với danh từ. Đối cảnh là cảnh đội đối với cảnh tĩnh, trên đối với dưới…
2. Trong bài Tự tình
“Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
Vầng trăng bóng xế: Trăng đã sắp tàn ⇒ tuổi xuân đã trôi qua
Khuyết chưa tròn: Nhân duyên chưa trọn vẹn, chưa tìm được hạnh phúc viên mãn, tròn đầy
⇒ sự muộn màng dở dang của con người
- Nghệ thuật đối → tô đậm thêm nỗi sầu đơn lẻ của người muộn màng lỡ dở
⇒ Niềm mong mỏi thoát khỏi hoàn cảnh thực tại nhưng không tìm được lối thoát.
Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của người mang niềm phẫn uất và bộc lộ cá tính:
“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”.
Rêu: sự vật yếu ớt, hèn mọn mà cũng không chịu mềm yếu
Đá: im lìm nhưng nay phải rắn chắc hơn, phải nhọn hoắt lên để “đâm toạc chân mây”
Động từ mạnh xiên, đâm kết hợp với bổ ngữ ngang, toạc: thể hiện sự bướng bỉnh, ngang
ngạnh
Nghệ thuật đối, đảo ngữ ⇒ Sự phản kháng mạnh mẽ dữ dội, quyết liệt
⇒ Sức sống đang bị nén xuống đã bắt đầu bật lên mạnh mẽ vô cùng
⇒ Sự phản kháng của thiên nhiên hay cũng chính là sự phản kháng của con người

Giới thiệu và nêu tác dụng của niêm trong thơ Đường luật
NIÊM: Niêm nghĩa đen là dính với nhau, là sự liên lạc âm luật của hai câu thơ trong một bài
thơ Đường luật. Hai câu thơ niêm với nhau khi nào hai chữ đầu câu cùng theo một luật,
hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc.
Trong một bài thơ bát cú, những câu sau đây niêm với nhau. Thí dụ: Một bài thơ luật bằng
vần bằng: Câu 1 niêm với 8: B B T T T B B Câu 2 niêm với 3: T T B B T T B T T B B B T T
Câu 4 niêm với 5: B B T T T B B B B T T b B T Câu 6 niêm với 7: T T B B T T B T T B B B T
T Câu 8 niêm với 1: B B TT T B B THẤT NIÊM. Trong một bài thơ, nếu cả hai câu thơ đặt
sai luật, như đang bắt đầu bằng bằng đặt làm trắc trắc hoặc trái lại thế, làm cho cả câu thơ
trong bài không niêm với nhau thì gọi là thất niêm (mất sự dính liền), không được.

VD:Trong bài Qua Đèo Ngang(Huyện Thanh Quan)

Câu 2 và câu 3:

“Cỏ cây chen lá,đá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú”

Giới thiệu và nêu tác dụng yếu tố luật trong thơ Đường luật
*Luật: quy ước nhất tam ngũ bất luật (chữ thứ nhất, thứ ba, thứ năm không cần theo luật).

- Đối âm (Luật bằng trắc) : Nếu chữ thứ hai của câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là bài
có "luật bằng"; nếu chữ thứ 2 câu đầu dùng thanh trắc thì gọi là bài có "luật trắc".Trong một
câu, chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, đồng thời chữ thứ 4 phải khác
hai chữ kia. Ví dụ, nếu chữ thứ 2 và 6 là thanh bằng thì chữ thứ 4 phải dùng thanh trắc, hay
ngược lại. Nếu một câu thơ Đường luật mà không theo quy định này thì được gọi "thất luật".

“Sóng nước theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo


Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Tựa gối buông cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo"

Việc lựa chọn vần “eo” – vốn được coi là vần chết trong thi ca, dưới ngòi bút tài tình của tác
giả đã thành công bất ngờ, gợi cho ta cảm giác không gian mỗi lúc một thu hẹp, bức tranh
càng gợi cảm giác xinh xắn, bé nhỏ rất phù hợp với quan điểm thẩm mĩ truyền thống của
người Việt xưa. Cảnh thanh đạm, đơn sơ, không lộng lẫy nhưng vẫn hết sức gợi cảm; cảnh
đẹp nhưng lại đượm buồn

- Đối ý: Nguyên tắc cố định của một bài thơ Đường luật là ý nghĩa của hai câu 3 và 4 phải
"đối" nhau và hai câu 5, 6 cũng "đối" nhau. Đối thường được hiểu là sự tương phản (về
nghĩa kể cả từ đơn, từ ghép, từ láy) bao gồm cả sự tương đương trong cách dùng các từ
ngữ. Đối chữ: danh từ đối danh từ, động từ đối động từ. Đối cảnh: trên đối dưới, cảnh động
đối cảnh tĩnh... Nếu một bài thơ Đường luật mà các câu 3, 4 không đối nhau, các câu 5, 6
không đối nhau thì bị gọi "thất đối".

Nhị tứ lục phân minh (Câu 2,4,6 phải đối ý)

Cả bức tranh thu là sự hòa điệu về đường nét chuyển động mảnh mai, nhẹ nhàng đến tinh
tế thông qua chuỗi các động từ: “khơi gợn tí”, “lơ lửng”, “khẽ đưa vèo”… Ao thu nhỏ nên
thuyền câu bé, trời xanh ngắt nên nước thêm trong, khách vắng teo nên người ngồi câu
cũng trầm ngâm, yên lặng. Bức tranh thiên nhiên được hòa sắc vào nét, bỗng trở nên hài
hòa xứng hợp, xinh xắn đến lạ kỳ.

Phân tích sự sáng tạo về hình thức thơ Nôm đường luật, cần
nêu rõ cụ thể tính sáng tạo đó được thực hiện theo thời gian
như thế nào, tinh thần dân tộc ra sao? Trích dẫn ý kiến của các
nhà phê bình về tính sáng tạo của thơ Đường luật nói chung và
thơ Nôm Đường luật nói riêng ( 2 trích dẫn trở lên)
Thơ Nôm Đường luật là một “thể loại có nguồn gốc ngoại lai”, chịu sự ảnh hưởng sâu sắc
của thể loại thơ Đường luật Trung Quốc. Song, ảnh hưởng mà không bị “hòa loãng”, “hòa
tan”.

- Thể thơ Đường luật được ra đời từ thế kỉ XIII, vào cuối thời nhà Lý, đầu thời nhà Trần sau
sự xuất hiện của chữ Nôm.

- Thời điểm hình thức thơ Nôm Đường luật hình thành cũng là lúc mà những chính sách để
củng cố chính quyền, cải cách kinh tế, phát triển văn hóa giáo dục và bình đẳng ngoại giao.
Thời điểm lúc ấy đất nước ta đang phải chống giặc ngoại xâm nên tinh thần dân tộc của
nước ta lúc bấy giờ là vô cùng đoàn kết.
- GS Nguyễn Huệ Chi trong Thơ văn Lý – Trần nhận xét: “Áp dụng thể thơ Đường vào thơ
Nôm thì nhà nho nào cũng thành thạo, và có lẽ từ khi bắt đầu làm thơ Nôm người ta đã biết
làm thơ như vậy vì đó chỉ là công việc nặng tính chất “bắt chước” hơn sáng tạo”.

- Trương Chính trong “Cha ông ta đã vận dụng các thể loại văn học Trung Quốc như thế
nào vào thơ Nôm” nhận định: “Cha ông ta khi chuyển sang sáng tác bằng chữ Nôm, đồng
thời cũng muốn cởi xiềng xích ra, bắt đầu từ Nguyễn Thuyên…Nếu Hàn luật là thứ thơ Nôm
ta thấy thịnh hành ở thế kỉ XV, từ Nguyễn Trãi cho đến đời Hồng Đức thì nó không hoàn
toàn là thơ luật Đường”

You might also like