You are on page 1of 7

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (tháng

4-2006)
 Nền kinh tế nước ta đã ra khỏi khủng hoảng và có sự tăng trưởng khá
nhanh.
 Kiên trì với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và
phát triển
 Đưa các quan hệ quốc tế đã thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định và bền
vững
 Mở rộng công tác đối ngoại nhân dân theo phương châm “chủ động,
linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả”.

Đại hội đã khẳng định đường lối đổi mới là "đúng đắn, sáng tạo,phù hợp
thực tiễn Việt Nam",vì vậy đã kế tục đường lối, chính sách đối ngoại được
khởi xướng và kiên trì thực hiện trong suốt thời kỳ đổi mới với một số sự
"cập nhật" cho phù hợp với tình hình mới. Đó là đường lối đối ngoại độc
lập tự chủ, hòa bình,hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở,
đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế.
-Chính sách đối ngoại đương nhiên phải phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó xây dựng được coi là nhiệm vụ
trung tâm.
- Đại hội X nhấn mạnh yêu cầu "đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập
vào chiều sâu,ổn định, bền vững", “mở rộng công tác đối ngoại nhân dân
theo phương châm “chủ động, linh hoạt,sáng tạo và hiệu quả”.
- Đại hội X đặt cao nhiệm vụ "chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc
tế", "hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu
vực và song phương" vì nước ta đang đứng trên ngưỡng cửa của sự hội
nhập hoàn toàn và đầy đủ vào nền kinh tế thế giới với việc nỗ lực hoàn tất
thủ tục để gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới(WTO).
- Phát triển tư tưởng được nêu ra trong ba đại hội trước, Đại hội X một lần
nữa nhấn mạnh "Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng
đồng quốc tế" đồng thời bổ sung thêm một ý về lòng mong muốn "tham gia
tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực" với hàm ý nâng cao tính
chủ động, tích cực của mình trong các tổ chức quốc tế và khu vực mà
nước ta tham gia.
- Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình, phù hợp với
chiến lược phát triển đất nước từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm
2020.Chuẩn bị tốt các điều kiện để ký kết các hiệp định thương mại tự do
song phương và đa phương. Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện và có
hiệu quả với các nước ASEAN, các nước châu Á -Thái Bình Dương...
- Củng cố và tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đảng
cánh tả, các phong trào độc lập dân tộc, cách mạng và tiến bộ trên thế
giới. Tiếp tục mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng
1-2011)
 Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
 Đảng khẳng định lợi ích quốc gia- dân tộc là mục tiêu cao nhất của
đối ngoại, trong đó lợi ích giai cấp, lợi ích quốc gia và lợi ích dân tộc
thống nhất với nhau trong lợi ích quốc gia- dân tộc.
 Quốc phòng, an ninh còn nhiều hạn chế
 Dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy
đầy đủ, quyền tự do, dân chủ của nhân dân còn bị vi phạm
 Công tác xây dựng Đảng còn nhiều yếu kém, chậm được khắc phục

Kế thừa đường lối đối ngoại của 25 năm Đổi mới, đường lối đối ngoại
Đại hội XI có những bổ sung, phát triển phù hợp với tình hình mới:
-Thứ nhất, về mục tiêu của đối ngoại, văn kiện Đại hội XI nêu: “vì lợi
ích quốc gia, dân tộc” . Cùng với lợi ích quốc gia dân tộc, Đại hội XI
cũng đặt mục tiêu đối ngoại là “vì một nước Việt Nam xã hội chủ
nghĩa giàu mạnh”. Hai mục tiêu này thống nhất với nhau. Bảo đảm lợi
ích quốc gia, dân tộc là cơ sở cơ bản để xây dựng một nước Việt
Nam xã hội chủ nghĩa. Xây dựng một nước Việt nam xã hội chủ nghĩa
giàu mạnh là phù hợp với lợi ích quốc gia dân tộc và là điều kiện cần
để thực hiện các lợi ích đó.
-Thứ hai, về nhiệm vụ của công tác đối ngoại, văn
kiện Đại hội XI nêu rõ: “Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững
môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào
cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
trên thế giới” . Phục vụ các mục tiêu quốc gia về phát triển,an ninh và
nâng cao vị thế đất nước là nhiệm vụ nhất quán trong đường lối chính
sách đối ngoại thời kỳ đổi mới. Điểm mới trong phần đối ngoại của
văn kiện Đại hội XI là xác định rõ hơn khía cạnh an ninh khi nêu rõ
nhiệm vụ “bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ”. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là
cơ sở tồn tại của một quốc gia. Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ luôn luôn là một trong những nhiệm vụ bảo vệ an
ninh quốc gia. Việc nêu rõ điều này trong nhiệm vụ đối ngoại là nhằm
đáp ứng những phát triển mới của tình hình, đồng thời khẳng định vai
trò của đối ngoại trong sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
- Thứ ba, về các nguyên tắc phải tuân thủ khi tiến hành các hoạt động
đối ngoại, tái khẳng định các nguyên tắc của đường lối, chính sách
đối ngoại thời kỳ Đổi mới, Đại hội XI nêu: “bảo đảm lợi ích quốc gia,
giữ vững độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát
triển”, “tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến
chương Liên hợp quốc”. Bên cạnh những nguyên tắc nhất quán này,
văn kiện Đại hội XI, phần định hướng giải quyết các vấn đề còn tồn tại
về biên giới, lãnh thổ, ranh giới trên biển và thềm lục địa với các nước
liên quan, nêu thêm nguyên tắc giải quyết các vấn đề tồn tại trên cơ
sở các “nguyên tắc ứng xử của khu vực”.
- Thứ tư, về phương châm của đường lối đối ngoại, các văn kiện của
Đại hội khẳng định: thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập,
tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa
quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy
và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Điểm mới
trong phương châm đối ngoại của Đại hội XI là “hội nhập quốc tế” và
“thành viên có trách nhiệm”.
-Thứ năm, về định hướng đối ngoại, bên cạnh định hướng bao trùm
là nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối
quan hệ quốc tế đi vào chiều sâu, Đại hội XI nêu định hướng về: giải
quyết các vấn đề tồn tại về biên giới lãnh thổ; ưu tiên đối tác và định
hướng quan hệ ASEAN; đối ngoại Đảng; ngoại giao nhân dân và;
định hướng tổ chức thực hiện. Về đối ngoại quốc phòng, an ninh, Đại
hội chỉ rõ: “Tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quốc
phòng, an ninh”, “Tham gia các cơ chế hợp tác chính trị, an ninh,
song phương và đa phương vì lợi ích quốc gia và trên cơ sở các
nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp
quốc” . Với định hướng này, đối ngoại quốc phòng, an ninh sẽ tiếp tục
phát triển và có vai trò ngày càng quan trọng trong việc thực hiện
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, phù hợp với
bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế
giới.
-Thứ sáu, về triển khai các hoạt động đối ngoại, Đại hội XI nêu: “Triển
khai đồng bộ, toàn diện hoạt động đối ngoại”. Khi hội nhập quốc tế
mở ra tất cả các lĩnh vực thì việc triển khai đối ngoại tất yếu phải toàn
diện và để các hoạt động này không chồng chéo, không triệt tiêu lẫn
nhau thì việc triển khai phải được thực hiện đồng bộ. Tính toàn diện
của đối ngoại Việt Nam được quy định bởi sự lãnh đạo toàn diện của
Đảng trong mọi hoạt động của hệ thống chính trị, đặc biệt trong hoạt
động đối ngoại; tính toàn diện trong mục tiêu của chính sách.

 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
(Ngày 25/1-2/2/2021)
 Chất lượng tăng trưởng được cải thiện; kinh tế vĩ mô ổn định khá
vững chắc
 Lạm phát được kiểm soát và duy trì ở mức thấp
 Tiên phong huy động các nguồn lực bên ngoài cho phát triển đất
nước.
 Tiên phong mở đường, đồng hành, phục vụ lợi ích của người dân,
địa phương và doanh nghiệp trong hội nhập quốc tế.
 Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối
ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân”.
 Các cân đối lớn của nền kinh tế tiếp tục được bảo đảm và có bước
được cải thiện
 Cán cân thương mại được cải thiện
 xuất khẩu tăng nhanh

Văn kiện Đại hội đã khẳng định những điểm nổi bật về phương hướng đối
ngoại:

- Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ
vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để
phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước.

- Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ
bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp
tác, cùng có lợi.

- Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, giải quyết tốt mối quan hệ giữa
độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; thúc đẩy hội nhập quốc tế toàn diện,
sâu rộng, linh hoạt, hiệu quả vì lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo đảm độc lập,
tự chủ, chủ quyền quốc gia

- Tư duy về đối ngoại song phương và đa phương có những bước phát


triển mới
- Đối ngoại được giao trọng trách tham gia cùng quốc phòng, an ninh và cả
hệ thống chính trị vào việc bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định của đất
nước, giữ nước từ sớm, từ xa.

- Văn kiện khẳng định sự quan tâm và quan điểm của Đảng và Nhà nước
về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

- Văn kiện nêu: “Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với 3 trụ cột
là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân.

- Nâng cao bản lĩnh, phẩm chất, năng lực, phong cách chuyên nghiệp, đổi
mới sáng tạo của đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại và hội nhập quốc
tế; chủ động thích ứng trước chuyển biến của tình hình.

You might also like