You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

TIỂU LUẬN
Môn: Quản Trị Chiến Lược Nâng Cao

Giảng viên: PGS.TS. Nguyễn Hải Quang


Sinh viên thực hiện: Lê Chí Thọ
Mã số sinh viên: 22000022
Lớp: 22MB01

Tháng 12/2022
Mục Lục
1. Lý do chọn đề tài: ................................................................................................................ 3
2. Mục tiêu nghiên cứu: ........................................................................................................... 3
3. Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi giới hạn đề tài: ................................................................................. 3
CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ VÀ XÂY DỰNG BÌNH DƯƠNG ACC .................................................................................. 4
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ............................................................................ 4
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển: ....................................................................................... 4
1.2 Ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty: ....................................... 5
1.3 Chiến lược sản xuất kinh doanh: ....................................................................................... 6
1.4 Những thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh: ............................................................... 6
II. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG: ..................................... 8
2.1 Nhân sự: ............................................................................................................................. 8
2.2 Marketing: ......................................................................................................................... 8
2.3 Tài chính kế toán: .............................................................................................................. 9
2.4 Sản xuất: .......................................................................................................................... 10
2.5 Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới: ......................................................... 11
2.6 Hệ thống thông tin: .......................................................................................................... 11
2.7 Chuỗi giá trị: .................................................................................................................... 12
2.8 Năng lực lõi ..................................................................................................................... 12
2.9 Ma trận IEF ...................................................................................................................... 12
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ VÀ XÂY DỰNG BÌNH DƯƠNG ACC ................................................................................ 14
I. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ: ........................................................................................................ 14
1.1 Môi trường kinh tế: .......................................................................................................... 14
1.2 Môi trường công nghệ: .................................................................................................... 15
1.3 Môi trường văn hóa xã hội: ............................................................................................. 16
1.4 Môi trường chính trị pháp luật: ....................................................................................... 16
II. MÔI TRƯỜNG VI MÔ: ....................................................................................................... 16
2.1 Áp lực của nhà cung cấp: ................................................................................................ 16
2.2 Áp lực của khách hàng: ................................................................................................... 17

1
2.3 Áp lực của đối thủ cạnh tranh:......................................................................................... 17
2.4 Áp lực của đối thủ tiềm ẩn: ............................................................................................. 17
2.5 Áp lực của sản phẩm thay thế: ......................................................................................... 17
III. MA TRẬN CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI (EFE) ................................................................ 17
IV. PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH: .......................................................................... 19
4.1 Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO: .............................................. 19
4.2 Công Ty Cổ phần DIC Đồng Tiến: ................................................................................. 21
4.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh: ........................................................................................... 22
CHƯƠNG III: LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG BÌNH DƯƠNG ACC........................................................... 23
I. MA TRẬN SWOT: ................................................................................................................ 23
II. MA TRẬN SPACE: ............................................................................................................. 24
III. MA TRẬN QSPM ĐỂ CHỌN LỰA CHIẾN LƯỢC ......................................................... 25
3.1 Ma trận QSPM nhóm S/O ............................................................................................... 25
3.2 Ma trận QSPM nhóm S/T ................................................................................................ 26
3.3 Ma trận QSPM nhóm W/O: ............................................................................................. 27
3.4 Ma trận QSPM nhóm W/T: ............................................................................................. 28
Danh mục tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 29

2
1. Lý do chọn đề tài:
Những tiến bộ khoa học kỹ thuật mang tính đột phá, toàn cầu hóa, đòi hỏi ngày càng cao về chất
lượng cuộc sống, cạnh tranh khốc liệt... Tất cả đang đặt các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, các nhà
quản trị, vào trong một môi trường hết sức năng động.
Trong môi trường ấy, người ta vẫn luôn tự hỏi, tại sao các doanh nghiệp này thành công còn các
doanh nghiệp khác lại thất bại? Làm cách nào để tăng cơ hội thành công? Phải làm gì để duy trì
lợi thế cạnh tranh bền vững? Đó chỉ là một vài trong số vô vàn các câu hỏi phức tạp mà các nhà
quản trị ngày nay phải tìm cách trả lời.
Do đó các công ty và doanh nghiệp Việt Nam cần phải xác định rõ ràng được mục tiêu, hướng đi,
vạch ra một con đường hợp lý và phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu để đảm bảo đi đến mục
tiêu đã định và quản trị chiến lược cho phép chúng ta hoàn thiện quá trình đó. Quản trị chiến lược
là xương sống của mọi quản trị chuyên ngành. Trong đó việc phân tích môi trường bên trong, môi
trường bên ngoài công ty, xây dựng ma trận SWOT, ma trận SPACE, và ma trận QSPM để đề ra
các chiến lược, chính sách phù hợp cho doanh nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng cho việc phát
triển của công ty trong tương lai.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Quá trình nghiên cứu này nhằm đánh giá các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài tác động
đến hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Bình Dương ACC. Trên
nền tảng đó, hoạch định các chiến lược phát triển cho sản phẩm của Công ty Cổ phần Đầu Tư và
Xây Dựng Bình Dương ACC trong những năm tiếp theo.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Quá trình nghiên cứu dựa vào nền tảng lý thuyết của bộ môn Quản trị chiến lược bao gồm các
phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, thống kê, phương pháp chuyên gia và dựa vào mô
hình phân tích ma trận SWOT. Nguồn dữ liệu chủ yếu từ khảo sát tình hình thông tin hoạt động
sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Bình Dương ACC trên Internet...
Nội dung nhằm thu thập thông tin về: Năng lực sản xuất, trình độ nguồn nhân lực, những thuận lợi
và khó khăn về thị trường, nhận thức của chủ doanh nghiệp về tình trạng ô nhiễm môi trường và
sự khan hiếm nguồn nguyên liệu, đặc biệt là về đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của
các Doanh nghiệp. Các thông tin này giúp đánh giá cơ bản tình hình kinh doanh của Doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó, một tập hợp các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Công ty đã được xác định
từ các phiếu thăm dò ý kiến các chuyên gia trong ngành có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh
nghiệm. Các yếu tố được đánh giá cao sẽ được đưa vào phân tích trong ma trận SWOT. Trên nền
tảng những kết luận rút ra từ ma trận, các chiến lược phát triển cho Công ty sẽ được đề xuất.
4. Đối tượng và phạm vi giới hạn đề tài:
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng
Bình Dương ACC và các đối thủ cạnh tranh của Công ty trong ngành xây dựng. Nội dung nghiên
cứu dựa trên các số liệu, thông tin, tài liệu về môi trường kinh doanh của Công ty thu thập chủ yếu
từ nguồn internet. Các chiến lược và giải pháp đề xuất cho Công ty được xây dựng và áp dụng
trong khoảng thời gian đến năm 2025.

3
Việc phân tích môi trường kinh doanh và rút ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Công
ty, cũng như những chiến lược được xây dựng và các giải pháp đề xuất cho Công ty Cổ phần Đầu
Tư và Xây Dựng Bình Dương ACC nghiên cứu qua đề tài trên chỉ nhằm mục đích phục vụ việc áp
dụng thực tiển cho môn học Quản trị chiến lược vào một ngành, một doanh nghiệp cụ thể.
5. Nội dung nghiên cứu:
Nội dung trình bài đề tài nghiên cứu gồm 3 chương:
 Chương 1: Phân tích môi trường bên trong của Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng
Bình Dương ACC.
 Chương 2: Phân tích môi trường bên ngoài của Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng
Bình Dương ACC.
 Chương 3: Lựa chọn chiến lược và đề xuất giải pháp cho Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây
Dựng Bình Dương ACC.

CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG BÌNH DƯƠNG ACC

I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY


1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bình Dương ACC được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa 2
Xí nghiệp Bê tông nhựa nóng và Xí nghiệp cống bê tông cốt thép trực thuộc Tổng Công ty Đầu tư
và Phát triển Công nghiệp – TNHH Một Thành Viên (Nay là Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển –
CTCP) theo Quyết định số 631/QĐ-UBND ngày 05/3/2008 của UBND tỉnh Bình Dương.
Công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/7/2008 theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp số 3700926112 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp ngày 03/6/2008 với vốn
điều lệ 60.000.000.000 đồng và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế thay đổi lần
1 số 3700926112 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp ngày 11 tháng 06 năm 2009 về
việc bổ sung ngành nghề kinh doanh.
Năm 2009, Công ty đã lưu ký và đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn Upcom. Ngày giao dịch đầu
tiên của cổ phiếu ACC trên sàn Upcom: ngày 22/12/2009.
Năm 2010, Công ty phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 100.000.000.000 đồng. Ngày
05/11/2010 Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
số 3700926112 (cấp thay đổi lần thứ 2).
Năm 2011, Công ty đã niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (Hose). Ngày
giao dịch đầu tiên của cổ phiếu ACC trên sàn Hose: ngày 30/06/2011.
Ngày 21/05/2012, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 3700926112 (cấp thay đổi lần thứ 3), bổ sung ngành nghề kinh doanh và địa chỉ công ty.
Năm 2014: Ngày 22/05/2014, cấp thay đổi lần thứ 4 về bổ sung ngành nghề kinh doanh và thay
đổi địa chỉ trụ sở chính công ty.

4
- Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG BÌNH DƯƠNG ACC
- Tên tiếng Anh: ACC BINH DUONG INVESTMENT AND CONSTRUCTION JOINT STOCK
COMPANY
- Tên viết tắt: BECAMEX ACC
- Trụ sở chính: Lô D3_CN, Đường N7, KCN Mỹ Phước , Phường Mỹ Phước, Thị xã Bến Cát,
Tỉnh Bình Dương.
- Điện thoại: 0274 3 567200 - Fax: 0274 3 567201
- Email: becamexacc@gmail.com.vn
- Website: http://www.becamexacc.com.vn
1.2 Ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty:
- Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao. Chi tiết: Sản xuất cống bê tông cốt
thép các loại; Sản xuất bê tông nhựa nóng các loại; Sản xuất bê tông xi măng các loại; Sản xuất
cấu kiện đúc sẵn;
- Sản xuất gạch không nung.
- Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ. Chi tiết: Thi công xây dựng các công trình giao
thông.
- Xây dựng nhà các loại. Chi tiết: Thi công, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp.
- Lắp đặt hệ thống điện.
- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng. Chi tiết: Mua bán cống bê tông cốt thép
các loại; bê tông xi măng, nhựa nóng các loại; cấu kiện đúc sẵn; các loại vật liệu xây dựng; các
cấu kiện kim loại, các sản phẩm cơ khí.
- Xây dựng công trình công ích. Chi tiết: Thi công, xây dựng các công trình công cộng, công trình
hạ tầng kỹ thuật; Thi công xây dựng các công trình thủy lợi.
- Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác.
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.
- Chuẩn bị mặt bằng.
- Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác.
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác.
- Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí.
- Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình.
- Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại.
- Sản xuất các cấu kiện kim loại.

5
- Cắt tạo dáng và hoàn thiện đá.
- Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
1.3 Chiến lược sản xuất kinh doanh:
Mở rộng quy mô sản xuất: với hoạt động chính là sản xuất các sản phẩm bê tông cốt thép, bê tông
nhựa nóng, bê tông xi măng, thi công xây dựng công trình ... Thời gian qua hầu hết sản phẩm của
công ty đều được công ty mẹ là Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – Becamex IDC bao
tiêu đầu ra. Hiện nay, nhu cầu của Công ty mẹ là rất lớn mà công suất của công ty chỉ đáp ứng
được khoảng 70%.
Mặt khác, hiện Bình Dương là một trong những tỉnh thành có tốc độ phát triển ngành công nghiệp
thuộc loại cao trong cả nước: Các khu công nghiệp và đô thị mới đang được quy hoạch và triển
khai như Khu công nghiệp Cây Trường, khu công nghiệp Tân Bình mở rộng, đặc biệt là Khu công
nghiệp VSIP 3 với sự đầu tư hàng tỷ USD xây dựng nhà máy sản xuất của tập đoàn LEGO của
Đan Mạch, KCN Tân Bình, KCN Nam Tân Uyên 2, khu công nghiệp và đô thị Becamex Bình
Phước.
Đây hứa hẹn sẽ là thị trường ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy trong
kế hoạch sắp tới Công ty cũng đang dự kiến đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất cống để tăng
công suất đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Nâng cao công suất: Những năm qua, công ty đã chủ động đầu tư một số máy móc như: Trạm trộn
Bê tông nhựa nóng với công suất 240 tấn/h, máy hàn lồng thép, đầu tư thêm xe chuyên chở ...
Trong thời gian tới, Công ty chú trọng vào việc phát huy hết công suất máy móc thiết bị, đa dạng
hóa chủng loại sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động: Công ty cũng định hướng sẽ phát triển thêm sang các lĩnh vực
liên quan như: Đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết sang các lĩnh vực như bệnh viện, y tế, trường
đại học và một số lĩnh vực khác có liên quan hay gần với ngành nghề chính công ty đang hoạt
động để đa dạng hóa nguồn doanh thu đồng thời đảm bảo tính tăng trưởng bền vững trong chiến
lược phát triển của công ty.
1.4 Những thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh:
Thuận lợi:
Công ty sử dụng những dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại, công suất lớn, nhập khẩu mới từ
Đức và Hàn Quốc tiết kiệm được nhiều tiêu hao nguyên vật liệu trong sản xuất tạo ra được những
sản phẩm với giá thành thấp so với những máy móc công nghệ cũ kỹ tiêu tốn nhiều nguyên vật
liệu.
Được sự quan tâm của Công ty mẹ là Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp Becamex IDC từ
việc giao cho thi công cơ sở hạ tầng các công trình do Becamex IDC là chủ đầu tư đang được triển
khai thi công từ khi thành lập và những năm tới như Khu VSIP 3, Đường cao tốc Mỹ Phước - Tân
Vạn, vành đai 3, vành đai 4, đường liên hợp Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng ... song song
việc được giao cho thi công các công trình trên còn được Tổng công ty hổ trợ trong việc thanh
toán.

6
Sản phẩm của Công ty luôn chú trọng đến chất lượng cùng với giá cả cạnh tranh và dịch vụ hậu
mãi tốt trong những năm qua nên dần được nhiều khách hàng ngoài Group Becamex là các nhà
đầu tư trong và ngoài các khu công nghiệp biết đến và tin dùng.
Đội ngũ CBCNV công ty trẻ, ngày một trưởng thành trong công tác quản lý và chuyên môn nghiệp
vụ, góp phần tạo nên một sức mạnh tổng hợp làm tiền đề vững chắc cho Công ty Cổ phần Đầu Tư
và Xây Dựng Bình Dương ACC từng bước phát triển.
Khó khăn:
Ảnh hưởng bởi đại dịch Covid 19, Chiến tranh Nga – Ukraina, cuộc suy thoái kinh tế trong và
ngoài nước tuy đang trong quá trình hồi phục song vẫn còn nhiều những diễn biến phức tạp làm
ảnh hưởng không ít đến tình hình tài chính của các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa
bàn tỉnh, trong đó có những dự án công trình trong các khu công nghiệp do Becamex IDC làm chủ
đầu tư, mà công ty đang tham gia thi công cơ sở hạ tầng.
Do đặc thù sản phẩm của công ty là kinh doanh những sản phẩm phục vụ cho việc xây dựng cơ sở
hạ tầng, thời gian quay đồng vốn của công ty từ lúc sản xuất, cung cấp, thi công nghiệm thu và
thanh toán thu tiền về thường phải trong ngoài 03 tháng, nên nhu cầu về nguồn vốn lưu động để
phục vụ cho sản xuất kinh doanh tương đổi lớn hơn so với ngành kinh doanh thương mại khác, mà
trong giai đoạn Nhà nước đang kiềm chế lạm phát siết lại thị trường tiền tệ tăng cao hiện nay cũng
làm ảnh hưởng đến tiến độ thanh toán thu tiền về từ các khách hàng của công ty.
Bên cạnh những khó khăn trên là sự ảnh hưởng của mất giá đồng VND so với đồng USD, sự biến
động giá bất thường từ nguồn nguyên vật liệu qua nhập khẩu sử dụng cho sản phẩm bê tông nhựa
nóng như Nhựa đường (Bitumen), dầu đốt DO, FO nên nằm ngoài khả năng dự đoán của công ty,
làm tác động đến giá cả chi phí đầu vào tăng cao trong khi giá bán đầu ra công ty luôn phải cạnh
tranh cũng ít nhiều ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của công ty.

7
II. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG:
2.1 Nhân sự:

2.2 Marketing:
Sản phẩm:
Bê tông nhựa nóng: Với dây chuyền trạm trộn bê tông nhựa nóng hiện đại, công suất 240 T/h, hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên
môn, nhiều kinh nghiệm. BÌNH DƯƠNG ACC luôn đáp ứng mọi yều cầu của khách hàng về tiến
độ thi công và chất lượng sản phẩm bê tông nhựa nóng.
Thảm bê tông xi măng: Xe thi công BTXM hiện đại, năng suất cao POWER CURBERS 5700-B
của Mỹ với tính năng đa dạng: thi công bó vỉa, vỉa hè, dải phân cách và thảm mặt đường BTXM
đảm bảo thi công đúng quy cách thiết kế theo yêu cầu của khách hàng, đạt chất lượng và thẩm mỹ
cho mọi công trình.
Thi công sơn kẻ đường: Đội thi công sơn đường chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, thiết bị thi công
các loại sơn như: sơn nóng, sơn lạnh, sơn phản quang. Bình Dương ACC sử dụng các loại sơn của
những hãng lớn có uy tín trên thị trường sẽ tạo cho các công trình vẻ đẹp nổi bật, bền bỉ với thời
gian.
Sản xuất cống bê tông cốt thép: Lồng thép được sản xuất bởi các máy hàn tự động MBK của Đức
tạo nên các thông số lồng thép chính xác theo yêu cầu thiết kế, kiểm soát từ kích cỡ cho đến khối
lượng, các mối hàn liên kết chắc chắn, giữ ổn định vị trí cho quá trình rung và ép để tạo ra sản
phẩm đạt chất lượng.

8
Cấu kiện bê tông cốt thép: Sản phẩm cấu kiện bê tông đúc sẵn của công ty đa dạng về chủng loại
và đều được kiểm soát chất lượng chặt chẽ từ kết cấu cốt thép tới bê tông, định hình sản phẩm như:
 Trục Bê Tông
 Gối Cống
 Cống Hộp Bê Tông Cốt Thép

Quản lý chất lượng: Bộ phận QLCL tại Bình Dương ACC được trang bị các thiết bị chuyên dụng
phục vụ công tác kiểm tra nguyên vật liệu, các mẫu trong quá trình sản xuất, nhằm kiểm soát chặt
chẽ quá trình tạo sản phẩm, từ nguyên vật liệu đầu vào đến thành phẩm. Do vậy, sản phẩm tạo ra
luôn ổn định chất lượng và thẩm mỹ khi xuất xưởng.

Hoạt động vận chuyển: Bình Dương ACC có đầy đủ các loại phương tiện xe máy thiết bị phục vụ
vận chuyển nguyên vật liệu sản phẩm và thi công các công trình xây dựng như:
 Xe Vận Chuyển Cát Đá
 Xe Vận Chuyển Cống Bê Tông Cốt Thép
 Trạm Cân Ô Tô Điện Tử 80T

Giá:
Sản phẩm của Công ty luôn chú trọng đến chất lượng cùng với giá cả cạnh tranh và dịch vụ hậu
mãi tốt trong những năm qua nên dần được nhiều khách hàng ngoài Group Becamex là các nhà
đầu tư trong và ngoài các khu công nghiệp biết đến và tin dùng.
Phân phối:
Sản phẩm của công ty được Tổng công ty mẹ và những công ty thành viên trong Tổng công ty tiêu
thụ là chủ yếu. Ngoài ra công ty cũng chú trọng mở rộng quy mô thị trường ra bên ngoài, cạnh
tranh với các doanh nghiệp khác trong ngành. Khách hàng của công ty chủ yếu là khách hàng mua
sỉ, khách hàng mua lẻ chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
Tiếp thị:
Hoạt động marketing của công ty không nhằm vào đối tượng người tiêu dùng cuối cùng mà chủ
yếu là các Tổng công ty (Công ty) thông qua các Hội nghị khách hàng được tổ chức hàng năm.
Ngoài ra công ty còn thông qua các phương tiên thông tin đại chúng như: báo chí, pano quãng cáo
... để tăng cường hình ảnh, thương hiệu công ty.
2.3 Tài chính kế toán:
Chỉ tiêu 2019 2020 2021
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 473.660.634.571 484.924.186.610 352.999.336.076
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 22.302.500 64.077.800
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
473.638.332.071 484.860.108.810 352.999.336.076
dịch vụ (10 = 01 - 02)
4. Giá vốn hàng bán 383.961.841.279 351.892.258.791 280.016.502.794
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch
89.676.490.792 132.967.850.019 72.982.833.282
vụ (20=10-11)
6. Doanh thu hoạt động tài chính 3.206.554.153 2.835.628.784 21.022.450.083
7. Chi phí tài chính 2.137.872.293 13.155.003.563 24.501.646.303

9
- Trong đó: Chi phí lãi vay 2.137.872.293 13.155.003.563 22.403.254.196
8. Phần lãi lỗ trong công ty liên doanh. liên kết
9. Chi phí bán hàng 13.295.050.427 15.581.745.190 9.090.607.747
10. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25.077.536.011 29.649.624.789 16.889.580.038
11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
52.372.586.214 77.417.105.261 43.523.449.277
doanh{30=20+(21-22) + 24 - (25+26)}
12. Thu nhập khác 5.270.393.272 1.658.505.574 3.743.123.706
13. Chi phí khác 368.236.674 273.747.439 3.776.839
14. Lợi nhuận khác (40=31-32) 4.902.156.598 1.384.758.135 3.739.346.867
15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
57.274.742.812 78.801.863.396 47.262.796.144
(50=30+40)
16. Chi phí thuế TNDN hiện hành 11.916.615.737 13.350.764.002 8.951.004.362
17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại (504.399.489) 420.478.748 (185.610.470)
18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
45.862.526.564 65.030.620.646 38.497.402.252
(60=50-51-52)
19. Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ 42.339.968.607 59.315.566.214 37.605.046.079
20. Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ không kiểm
3.522.557.957 5.715.054.432 892.356.173
soát
21. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 3.393 5.179 1.189
22. Lãi suy giảm trên cổ phiếu (*) 1.131 5.179 340
2.4 Sản xuất:
Nguyên vật liệu:
Nguyên liệu chủ yếu hiện nay dùng trong sản xuất của Công ty là các loại vật liệu xây dựng phổ
biến trên thị trường như sắt thép, ximăng, cát, đá các loại (đối với các sản phẩm bê tông xi măng
và cấu kiện bê tông đúc sẵn), nhựa đường và một số phụ gia khác do các nhà cung cấp nổi tiếng
trên thị trường như Caltex, Shell, Petroiimex,... (dùng trong bê tông nhựa).
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tính liên tục trong sản xuất: công ty đã ký kết hợp đồng với
các nhà cung cấp uy tín với tiêu chí chất lượng đảm bảo và giá cả hợp lý. Khối lượng nguyên vật
liệu dự trữ cho sản xuất được cân đối theo khối lượng công việc trong từng giai đoạn. Trong những
thời điểm giá cả thị trường có dấu hiệu biến động tăng, thì công ty cân đối nhập nguồn nguyên vật
liệu dự trữ sao cho chi phí giá thành tối ưu nhất.
Trình độ công nghệ:
Được hình thành từ hai xí nghiệp trực thuộc của Tổng Công ty BECAMEX IDC từ năm 2007 đến
nay: Đa số các máy móc thiết bị trên dây chuyền sản xuất bê tông và các sản phẩm cấu kiện bê
tông, bê tông nhựa nóng đều là những thiết bị hiện đại nhập khẩu từ Hàn Quốc và Đức, trong đó,
công ty đã áp dụng phương pháp sản xuất bê tông cốt thép theo công nghệ rung ép trên dây chuyền
công nghệ hiện đại của Mỹ cũng như hệ thống cần trục dầm đôi 20 tấn của Anh được điều khiển
bằng điện tử. Công ty đã đầu tư 02 dây chuyền sản xuất lồng thép MBK của Cộng hòa Liên bang
Đức với những tính năng như:
Đường kính lồng thép có thể sản xuất được trên máy hàn từ 330 mm đến 2.500mm; chiều dài tổi
đa của lồng 3.000mm.

10
Trong lĩnh vực thảm bê tông nhựa nóng, công ty đã trang bị xe thảm bê tông nhựa nóng Volgel
của Cộng hòa liên bang Đức với tính năng vượt trội trong việc thi công với những mặt đường có
chiều dày và chiều rộng khác nhau. Ngoài ra, công ty đã đầu tư xe thảm bê tông xi măng mặt
đường hiện đại của Mỹ với tính năng thực hiện những mặt đường bê tông xi măng với chiều rộng
và chiều dày khác nhau, kể cả thực hiện tài bê tông xi măng bó vỉa, mương hở, dãi phân cách, vỉa
hè.
Các sản phẩm của Công ty đều đáp ứng các tiêu chuẩn cho ngành xây dựng, cầu đường do Việt
Nam ban hành và các tiêu chuẩn khác đang được áp dụng tại Việt Nam. Ngoài ra, trong định hướng
phát triển sắp tới Công ty sẽ đầu tư thêm các dây chuyền sản xuất cấu kiện đúc sẵn theo tiến trình
đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
2.5 Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới:
Ngoài những sản phẩm chủ lực của công ty đang thực hiện, hiện nay, công ty đang nghiên cứu
phát triển sản phẩm mới như cấu kiện bê tông đúc sẵn, những bê tông có chất lượng kỹ thuật công
nghệ cao nhằm đáp ứng nhu cầu của những dự án trong tương lai .
Công ty cũng đang tiến hành nghiên cứu và sản xuất cống hộp phục vụ nhu cầu của khách hàng
trên địa bàn trong thời gian tới.
Công ty hiện đang tập trung đầu tư để sản xuất tấm pannel bê tông cốt thép phục vụ cho công trình
đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng, cao tốc Mỹ Phước – Bàu Bàng, cao tốc
TPHCM-Thủ Dầu Một-Chơn Thành trong thời gian tới với khối lượng phục vụ dự án khá lớn và
giá trị cao.
2.6 Hệ thống thông tin:
- Hệ thống thông tin được công ty nắm bắt qua nhiều hệ thống: hệ thống chính thức và hệ thống
không chính thức.
 Hệ thống chính thức: các cơ quan chức năng, báo, đài, internet, hội nghị, triển lãm..
 Hệ thống không chính thức: kinh nghiệm của ban lãnh đạo, công nhân viên của công ty,
kinh nghiệm của các cơ sở khác...
- Mối quan hệ với các cơ quan hữu quan:
Do công ty là một trong các Công ty thành đạt của tỉnh Bình Dương nên công ty có mối quan hệ
với các cơ quan hữu quan rất tốt. Bên cạnh đó, chính sách ngoại giao của Ban giám đốc với các cơ
quan hữu quan đã giúp cho công ty có mối quan hệ với các cơ quan ban ngành ngày càng tốt hơn.

11
2.7 Chuỗi giá trị:

2.8 Năng lực lõi


Qua phân tích những thuận lợi và khó khăn cũng như phân tích chuỗi giá trị của công ty, ta có thể
thấy rằng năng lực lõi của công ty chính là sản phẩm đầu ra được bao tiêu, tình hình tài chính của
công ty có nhiều thuận lợi: mức độ nợ trong tổng tài sản thấp, được hỗ trợ trong thanh toán, được
ưu đãi về thuế; công nghệ sản xuất hiện đại, giá cả cạnh tranh, dịch vụ hậu mãi tốt được sự tín
nhiệm ngày càng cao của khách hàng tiêu dùng
2.9 Ma trận IEF
Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE):
Bảng 1: Đánh giá theo phương pháp Likert
Tổng Mức độ
Tổng Làm
STT Các yếu tố bên trong 1 2 3 4 5 người quan
điểm tròn
trả lời trọng
1 Thương hiệu công ty 8 4 5 7 6 30 89 0.087 0.09
2 Năng lực tài chính 3 5 4 4 14 30 111 0.108 0.11
3 Nguồn nguyên liệu đầu vào 4 5 3 7 11 30 106 0.103 0.10
4 Năng lực sản xuất 2 4 4 8 12 30 114 0.111 0.11
Năng lực nghiên cứu - phát
5 6 6 3 7 8 30 95 0.093 0.09
triển
6 Trình độ công nghệ 4 3 2 9 12 30 112 0.109 0.11
7 Chất lượng sản phẩm 1 4 5 8 12 30 116 0.113 0.11
8 Hoạt động marketing 6 7 5 6 6 30 89 0.087 0.09
9 Giá bán 6 8 5 4 7 30 88 0.086 0.09
10 Năng lực quản lý 4 3 6 7 10 30 106 0.103 0.10
Tổng cộng 1,026 1.000 1.00

Ghi chú: Thang điểm được chia theo phương pháp Likert:
 1 điểm: Không quan trọng;

12
 2 điềm: Hơi quan trọng - Quan trọng ở mức độ yếu;
 3 điểm: Không ý kiến
 4 điểm: Khá quan trọng - Quan trọng ở mức độ khá;
 5 điểm: Rất quan trọng - Quan trọng ở mức độ cao.
Bảng 2: Ý kiến chuyên gia đánh giá theo thang điểm phân loại
Tổng số Điểm
Tổng Làm
TT Các yếu tố bên trong 1 2 3 4 người trung
điểm tròn
trả lời bình
1 Thương hiệu công ty 9 7 7 7 30 72 2.40 2
2 Năng lực tài chính 3 4 3 20 30 100 3.33 3
3 Nguồn nguyên liệu đầu vào 7 10 8 5 30 71 2.37 2
4 Năng lực sản xuất 3 4 7 16 30 96 3.20 3
Năng lực nghiên cứu - phát
5 7 9 8 6 30 73 2.43 2
triển
6 Trình độ công nghệ 5 6 7 12 30 86 2.87 3
7 Chất lượng sản phẩm 3 5 5 17 30 96 3.20 3
8 Hoạt động marketing 10 7 7 6 30 69 2.30 2
9 Giá bán 6 7 8 9 30 80 2.67 3
10 Năng lực quản lý 9 8 6 7 30 71 2.37 2
Tổng cộng 814

Ghi chú: Điểm phân loại như sau:


 1 điểm – Yếu nhiều nhất;
 2 điềm – Yếu ít nhất;
 3 điểm – Mạnh ít nhất;
 4 điểm - Mạnh nhiều nhất;
Bảng 3: Ma trận (IFE)
Mức độ
Phân Tổng điểm
TT Các yếu tố bên trong quan Kết luận
loại quan trọng
trọng
1 Thương hiệu công ty 0.09 2 0.18 Yếu
2 Năng lực tài chính 0.11 3 0.33 Mạnh
3 Nguồn nguyên liệu đầu vào 0.10 2 0.20 Yếu
4 Năng lực sản xuất 0.11 3 0.33 Mạnh
5 Năng lực nghiên cứu - phát triển 0.09 2 0.18 Yếu
6 Trình độ công nghệ 0.11 3 0.33 Mạnh
7 Chất lượng sản phẩm 0.11 3 0.33 Mạnh
8 Hoạt động marketing 0.09 2 0.18 Yếu
9 Giá bán 0.09 3 0.27 Mạnh
10 Năng lực quản lý 0.10 2 0.20 Yếu
Tổng cộng 1.00 2.53

13
Ghi chú:
 Tổng điểm quan trọng > 2,5 là công ty mạnh;
 Tổng điểm quan trọng = 2,5 là công ty ở mức độ TB.
 Tổng điểm quan trọng < 2,5 là công ty yếu.
Nhận xét:
STT Điểm mạnh STT Điểm yếu
1 Chất lượng sản phẩm 1 Thương hiệu công ty
2 Khả năng tài chính 2 Nguồn nguyên liệu đầu vào
3 Trình độ công nghệ 3 Năng lực nghiên cứu - phát triển
4 Năng lực sản xuất 4 Hoạt động marketing
5 Giá bán 5 Năng lực quản lý

Kết luận:
Từ ma trận trên số điểm quan trọng tổng cộng là 2,53 (>2,50) cho thấy Công ty có môi trường nội
bộ trên mức trung bình trong việc tận dụng các điểm mạnh và hạn chế những yếu kém.
Thế mạnh của Công ty là: năng lực tài chính, năng lực sản xuất, trình độ công nghệ, chất lượng
sản phẩm, giá bán.
Điểm yếu của Công ty là: thương hiệu, năng lực nghiên cứu phát triển, marketing, Năng lực quản
lý.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG BÌNH DƯƠNG ACC

I. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ:


1.1 Môi trường kinh tế:
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế trong và ngoài nước tuy đang trong quá trình hồi
phục song vẫn còn nhiều những diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng không ít đến tình hình tài chính
của các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó có những dự án công trình
trong các khu công nghiệp do Becamex IDC làm chủ đầu tư, mà công ty đang tham gia thi công
cơ sở hạ tầng.
Do đặc thù sản phẩm của công ty là kinh doanh những sản phẩm phục vụ cho việc xây dựng cơ sở
hạ tầng, thời gian quay đồng vốn của công ty từ lúc sản xuất, cung cấp, thi công nghiệm thu và
thanh toán thu tiền về thường phải trong ngoài 03 tháng, nên nhu cầu về nguồn vốn lưu động để
phục vụ cho sản xuất kinh doanh tương đổi lớn hơn so với ngành kinh doanh thương mại khác, mà
trong giai đoạn Nhà nước đang kiềm chế lạm phát siết lại thị trường tiền tệ tăng cao hiện nay cũng
làm ảnh hưởng đến tiến độ thanh toán thu tiền về từ các khách hàng của công ty.
Bên cạnh khó khăn trên là sự ảnh hưởng của mất giá đồng VND so với đồng USD, sự biến động
giá bất thường từ nguồn nguyên vật liệu qua nhập khẩu sử dụng cho sản phẩm bê tông nhựa nóng
như Nhựa đường (Bitumen), dầu đốt DO, FO nên nằm ngoài khả năng dự đoán của công ty, làm

14
tác động đến giá cả chi phí đầu vào tăng cao trong khi giá bán đầu ra công ty luôn phải cạnh tranh
cũng ít nhiều ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của công ty.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển do đó lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất
động sản là một ngành có tiềm năng phát triển rất lớn, thể hiện qua sự phát triển của cơ sở hạ tầng,
các khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp. Đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu,
chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp kích cầu phát triển kinh tế, xã hội, trong đó lĩnh vực cơ sở hạ
tầng phục vụ công nghiệp (nhiều khu công nghiệp được triển khai và mở rộng) đã được đầu tư và
phát triển trong thời gian qua cũng như trong thời gian tới. Mặt khác, nhiều dự án đầu tư, kinh
doanh bất động sản (khu đô thị, resort cao cấp, khu biệt thự, ..v..v..) đã được đầu tư.
Từ đó, nhu cầu đầu tư đường sá công cộng, đường sá nội bộ, hệ thống thoát nước, sẽ phát triển,
tạo động lực cho mảng thi công, thảm nhựa bê tông, bê tông xi măng, cống bê tông cốt thép các
loại, sẽ phát triển đồng thời. Nhiều dự án đầu tư trong thời gian qua chưa được đầu tư đồng bộ, hệ
thống hạ tầng chưa hoàn chỉnh, sẽ phải hoàn chỉnh trong thời gian tới nhằm đáp ứng thu hút đầu
tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Qua đó, cho thấy triển vọng phát triển lĩnh vực bê
tông các loại trong thời gian tới là khả quan và có hướng phát triển mạnh.
Sự phát triển của nền kinh tế trong tương lai sẽ làm cho nhu cầu về xây dựng sẽ ngày càng tăng
cao: Tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam năm 2009 là 5,32% và năm 2010 là 6,7%, vì thế Việt
Nam vẫn đang là một trong những nước được đánh giá là có tốc độ phát triển cao và dự báo nhu
cầu về đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh sẽ dần dần tăng trở lại, từ đó nhu cầu xây dựng mới
và xây dựng mở rộng sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới.
Sự phát triển của ngành xây dựng và sự phát triển của nền kinh tế có mối quan hệ cùng chiều, do
đó một khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh trở lại cũng là lúc ngành xây dựng phát triển.
1.2 Môi trường công nghệ:
Đa số các máy móc thiết bị trên dây chuyền sản xuất bê tông và các sản phẩm cấu kiện bê tông, bê
tông nhựa nóng đều là những thiết bị hiện đại nhập khẩu từ Hàn Quốc và Đức, trong đó, công ty
đã áp dụng phương pháp sản xuất bê tông cốt thép theo công nghệ rung ép trên dây chuyền công
nghệ hiện đại của Mỹ cũng như hệ thống cần trục dầm đôi 20 tấn của Anh được điều khiển bằng
điện tử. Công ty đã đầu tư 02 dây chuyền sản xuất lồng thép MBK của Cộng hòa Liên bang Đức
với những tính năng như: Đường kính lồng thép có thể sản xuất được trên máy hàn từ 330 mm đến
2500mm; chiều dài tổi đa của lồng 3.000mm.
Trong lĩnh vực thảm bê tông nhựa nóng, công ty đã trang bị xe thảm bê tông nhựa nóng Volgel
của Cộng hòa liên bang Đức với tính năng vượt trội trong việc thi công với những mặt đường có
chiều dày và chiều rộng khác nhau. Ngoài ra, công ty đã đầu tư xe thảm bê tông xi măng mặt
đường hiện đại của Mỹ với tính năng thực hiện những mặt đường bê tông xi măng với chiều rộng
và chiều dày khác nhau, kể cả thực hiện tài bê tông xi măng bó vỉa, mương hở, dãi phân cách, vỉa
hè.
Các sản phẩm của Công ty đều đáp ứng các tiêu chuẩn cho ngành xây dựng, cầu đường do Việt
Nam ban hành và các tiêu chuẩn khác đang được áp dụng tại Việt Nam. Ngoài ra, trong định hướng
phát triển sắp tới Công ty sẽ đầu tư thêm các dây chuyền sản xuất cấu kiện đúc sẵn theo tiến trình
đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

15
1.3 Môi trường văn hóa xã hội:
Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có những chuyển biến tiến bộ. Các chỉ tiêu về tuyển sinh, phổ cập
giáo dục, tạo việc làm, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, cung cấp nước sạch đề đạt và vượt kế
hoạch. Kết quả bước đầu của cuộc vận động chống tiêu cực trong ngành giáo dục đã được xã hội
đồng tình. Hoạt động dạy nghề và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài được chú trọng hơn. Các
chợ công nghiệp thiết bị và sàn giao dịch công nghệ được tổ chức ở một số nơi, thúc đẩy hình
thành thị trường khoa học và công nghệ.
Công tác xóa đói giảm nghèo tiếp tục đạt được kết quả nổi bật. Các chương trình đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho các vùng khó khăn và các chính sách trợ giúp trực tiếp về sản
xuất và đời sống cho người nghèo được đẩy mạnh. Nguồn vốn của Ngân Hàng Chính sách xã hội
được tăng thêm để triển khai nhiều chính sách tín dụng mới.
1.4 Môi trường chính trị pháp luật:
Tình hình chính trị, xã hội tiếp tục ổn định. Nhân dân tin tưởng vào đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước, yên tâm phấn khởi đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và đấu tranh phòng chống các loại tội
phạm được tăng cường, Quốc phòng và an ninh được giữ vững.
Công tác cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính tại những lĩnh vực có nhiều
bức xúc trong xã hội như: đăng ký kinh doanh, chứng nhận đầu tư, thủ tục hải quan, thu thuế, kiểm
tra, thanh tra doanh nghiệp, công chứng,...đã có những bước tiến mới, được nhân dân và doanh
nghiệp đồng tình. Công tác rà soát và xây dựng thể chế được chú trọng hơn. Việc phân cấp cho
cấp dưới được đẩy mạnh. Cơ chế “một cửa” được mở rộng thực hiện ở nhiều nơi. Bộ máy Chính
phủ đã được sắp xếp lại theo đúng chủ trương giảm đầu mối, hình thành bộ quản lý đa ngành, nâng
cao trách nhiệm, hiệu lực hiệu quả và bảo đảm liên tục nhiệm vụ.
Công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được quan tâm và chỉ đạo
kiên quyết. Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Luật Phòng chống tham
nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Các Bộ, ngành và địa phương đều có chương
trình, kế hoạch hành động phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Bên cạnh đó nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư và phát triển Ngành xây dựng tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển: tích lũy vốn, tái đầu tư mở rộng sản xuất, giảm thuế
xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, dùng hạn ngạch nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong
nước...Các chính sách này đã hỗ trợ các doanh nghiệp rất nhiều.
II. MÔI TRƯỜNG VI MÔ:
2.1 Áp lực của nhà cung cấp:
Nguyên liệu chủ yếu hiện nay dùng trong sản xuất của Công ty là các loại vật liệu xây dựng phổ
biến trên thị trường như sắt thép, ximăng, cát, đá các loại (đối với các sản phẩm bê tông xi măng
và cấu kiện bê tông đúc sẵn), nhựa đường và một số phụ gia khác do các nhà cung cấp nổi tiếng
trên thị trường như Caltex, Shell, Hóa dầu Petrolimex,... (dùng trong bê tông nhựa).
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tính liên tục trong sản xuất: công ty đã ký kết hợp đồng với
các nhà cung cấp uy tín với tiêu chí chất lượng đảm bảo và giá cả hợp lý.
16
Khối lượng nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất được cân đối theo khối lượng công việc trong từng
giai đoạn. Trong những thời điểm giá cả thị trường có dấu hiệu biến động tăng, thì công ty cân đối
nhập nguồn nguyên vật liệu dự trữ sao cho chi phí giá thành tối ưu nhất.
2.2 Áp lực của khách hàng:
Do đặc thù sản phẩm của Công ty được Tổng công ty mẹ và những công ty thành viên trong Tổng
công ty tiêu thụ nên có thể nói khách hàng của Công ty chủ yếu là các khách hàng mua sỉ, khách
hàng cá nhân mua lẻ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu doanh thu toàn công ty. Vì vậy hoạt động
kinh doanh của công ty không nhằm vào đối tượng người tiêu dùng cuối cùng mà chủ yếu là các
Tổng Công ty (Công ty) xây dựng lớn qua các các hội nghị khách hàng được tổ chức hàng năm.
Ngoài ra Công ty còn được sự quan tâm của Công ty mẹ là Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển
Công nghiệp - CTCP (BECAMEX IDC Corp) trong việc giao cho thi công cơ sở hạ tầng các công
trình do Becamex IDC là chủ đầu tư đang được triển khai thi công trong những năm tói và những
năm tới như Khu VSIP 3, Đường tạo lực Mỹ Phước - Tân Vạn – Bàu Bàng, vành đai 3, vành đai
4 ...
Tuy nhiên trong xu hướng phát triển hiện nay, công ty phải tính đến vấn đề mở rộng quy mô sản
xuất kinh doanh ra ngoài phạm vi hoạt động của Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp
- CTCP (BECAMEX IDC Corp). Đó là điều mà không phải một sớm một chiều mà công ty có thể
làm được, trong điều kiện có nhiều doanh nghiệp cùng cạnh tranh gay gắt hiện nay trong lĩnh vực
xây dựng.
2.3 Áp lực của đối thủ cạnh tranh:
Ngành xây dựng là một trong những ngành đang ở mức cạnh tranh rất gay gắt. Các doanh nghiệp
phải chịu rất nhiều áp lực trong sản xuất, kinh doanh để tồn tại và phát triển trong giai đoạn hiện
nay như: khan hiếm nguồn nhân lực, chi phí đầu vào cho sản xuất kinh doanh ngày càng tăng cao.
Hiện nay số lượng công ty hoạt động trong ngành này tương đối lớn, từ các doanh nghiệp vừa và
nhỏ cho đến các công ty lớn, đều muốn mở rộng và phát triển sản xuất. Nó đã tạo ra cho công ty
nhiều đối thủ cạnh tranh như: Công ty Cổ phần bê tông Bê Tông Biên Hòa (BHC), Công ty cổ DIC
Đồng Tiến (DID), Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO (CTI), Công ty Cổ
phần Bê Tông Hòa Cầm – Intimex (HCC), Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Tiền Giang
(THG) ...
2.4 Áp lực của đối thủ tiềm ẩn:
Hiện nay có một số đối thủ mới đang từng bước thâm nhập thị trường như: Công ty Cấp thoát nước
môi trường Bình Dương với sản phẩm bê tông tươi cung cấp cho các công trình xây dựng trong
tỉnh, tuy nhiên trước mắt mức độ cạnh tranh không đáng kể.
2.5 Áp lực của sản phẩm thay thế:
Hiện nay hầu như chưa có sản phẩm thay thế những sản phẩm mà công ty đang sản xuất.
III. MA TRẬN CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI (EFE)
Bảng 1: Đánh giá theo phương pháp Likert

17
Tổng Mức
người Tổng độ Làm
STT Các yếu tố bên ngoài 1 2 3 4 5
trả điểm quan tròn
lời trọng
1 Luật pháp-chính trị ổn định 5 5 3 6 11 30 103 0.098 0.10
2 Lạm phát của nền kinh tế 3 5 4 7 11 30 108 0.103 0.10
3 Lãi suất tiền vay 8 6 6 4 6 30 84 0.080 0.08
4 Chính sách thuế của Nhà nước 2 5 2 8 13 30 115 0.110 0.11
5 Môi trường công nghệ 4 5 5 6 10 30 103 0.098 0.10
6 Chất lượng lao động 3 2 4 8 13 30 116 0.111 0.11
7 Đối thủ cạnh tranh 8 7 5 6 4 30 81 0.077 0.08
8 Khách hàng tiêu dùng 7 6 2 7 8 30 93 0.089 0.09
9 Nhà cung cấp nguyên vật liệu 3 4 4 9 10 30 109 0.104 0.10
10 Đối thủ tiềm ẩn 9 10 6 5 0 30 67 0.064 0.06
11 Sản phẩm thay thế 10 8 5 6 1 30 70 0.067 0.07
Tổng cộng 979.00 1.000 1.00

Nguồn: Theo khảo sát điều tra từ các chuyên gia


* Ghi chú: Thang điểm được chia theo phương pháp Likert:
 1 điểm: Không quan trọng;
 2 điểm: Hơi quan trọng - Quan trọng ở mức độ yếu;
 3 điểm: Không ý kiến
 4 điểm: Khá quan trọng - Quan trọng ở mức độ khá;
 5 điểm: Rất quan trọng - Quan trọng ở mức độ cao.
Bảng 2: Ý kiến chuyên gia đánh giá theo thang điểm phân loại
Tổng số Điểm
Tổng Làm
STT Các yếu tố bên ngoài 1 2 3 4 người trung
điểm tròn
trả lời bình
1 Luật pháp-chính trị ổn định 3 4 5 18 30 98 3.27 3
2 Lạm phát của nền kinh tế 8 8 7 7 30 73 2.43 2
3 Lãi suất tiền vay 9 8 6 7 30 71 2.37 2
4 Chính sách thuế của Nhà nước 3 8 7 12 30 88 2.93 3
5 Môi trường công nghệ 5 5 7 13 30 88 2.93 3
6 Chất lượng lao động 6 5 7 12 30 85 2.83 3
7 Đối thủ cạnh tranh 7 8 10 5 30 73 2.43 2
8 Khách hàng tiêu dùng 9 8 5 8 30 72 2.40 2
9 Nhà cung cấp nguyên vật liệu 10 7 8 5 30 68 2.27 2
10 Đối thủ tiềm ẩn 3 3 5 19 30 100 3.33 3
11 Sản phẩm thay thế 1 2 4 23 30 109 3.63 4
Tổng cộng

Ghi chú: Điểm phân loại như sau:


 1 điểm – Đe dọa nhiều nhất;
 2 điểm – Đe dọa ít nhất;
18
 3 điểm – Cơ hội ít nhất;
 4 điểm - Cơ hội nhiều nhất;
Bảng 3: Ma trận (EFE):
Mức độ
Phân Tổng điểm
STT Các yếu tố bên trong quan Kết luận
loại quan trọng
trọng
1 Luật pháp-chính trị ổn định 0.10 3 0.30 Cơ hội
2 Lạm phát của nền kinh tế 0.10 2 0.20 Đe dọa
3 Lãi suất tiền vay 0.08 2 0.16 Đe dọa
4 Chính sách thuế của Nhà nước 0.11 3 0.33 Cơ hội
5 Môi trường công nghệ 0.10 3 0.30 Cơ hội
6 Chất lượng lao động 0.11 3 0.33 Cơ hội
7 Đối thủ cạnh tranh 0.08 2 0.16 Đe dọa
8 Khách hàng tiêu dùng 0.09 2 0.18 Đe dọa
9 Nhà cung cấp nguyên vật liệu 0.10 2 0.20 Đe dọa
10 Đối thủ tiềm ẩn 0.06 3 0.18 Cơ hội
11 Sản phẩm thay thế 0.07 4 0.28 Cơ hội
Tổng cộng 1.00 2.62
Ghi chú:
 Tổng điểm quan trọng > 2,5 là phản ứng tốt;
 Tổng điểm quan trọng = 2,5 là phản ứng ở mức độ TB.
 Tổng điểm quan trọng < 2,5 là phản ứng yếu.
Nhận xét:
STT Cơ hội STT Đe dọa
1 Luật pháp-chính trị ổn định 1 Lạm phát của nền kinh tế
2 Chính sách thuế của Nhà nước 2 Lãi suất tiền vay
3 Môi trường công nghệ 3 Đối thủ cạnh tranh
4 Chất lượng lao động 4 Khách hàng tiêu dùng
5 Đối thủ tiềm ẩn 5 Nhà cung cấp nguyên vật liệu
6 Sản phẩm thay thế
IV. PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH:
4.1 Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO:
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO là nhà sản xuất và cung cấp các sản phẩm
bê tông đúc sẵn, bê tông nhựa nóng với công nghệ sản xuất hiện đại và nhiều năm kinh nghiệm
chuyên thi công các công trình lớn trọng điểm trong khu vực đã được các nhà thầu lớn trong và
ngoài nước tín nhiệm.
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƯỜNG THUẬN IDICO.
Mã chứng khoản: CTI
Địa chỉ: Số 168 KP.11, P.An Bình, T.P Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 02516 291081 Fax: 02516 291 082
Email: cuongthuan@cuongthuan.vn

19
Website: http://www.cuongthuan.vn

Lịch sử hình thành:

- Ngày 03/05/2000, Công ty TNHH Cường Thuận chính thức hoạt động với vốn điều lệ ban đầu
là 4.621.860.000 đồng

- Ngày 19/09/2007, Cường Thuận IDICO đã chính thức chuyển sang hoạt động theo hình thức
Công ty Cổ phần theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4703000423 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư Tỉnh Đồng Nai cấp. Với số vốn điều lệ đăng ký 104.617.880.000 đồng.

- Tại cuộc họp ngày 6 tháng 12 năm 2007 giữa đại diện Tổng Công ty Đầu tư Phát triển đô thị và
khu công nghiệp Việt Nam và đại diện công ty Cổ Phần Đầu Cường Thuận, hai bên đã thống nhất
việc công ty Cổ Phần Cường Thuận xin gia nhập thành viên của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển
đô thị và khu công nghiệp Việt Nam.

- Ngày 17 tháng 12 năm 2007, Tổng Công ty Đầu tư Phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt
Nam ra quyết định số 182/QĐ-TCT tiếp nhận Công ty Cổ Phần Cường Thuận là Công ty liên kết
của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam và ngày 11/01/2008 Công
ty Cổ Phần Cường Thuận chính thức gia nhập thành viên của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Đô
thị và Khu Công nghiệp Việt Nam (IDICO) nâng vốn điều lệ lên 150 tỷ đồng và đổi tên Công ty
thành Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO.

- Ngày 19/3/2010, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO chính thức được niêm
yết trên sàn chứng khoán HSX. Từ chỗ trước đây chỉ sản xuất các loại sản phẩm ống cống thủ
công thông thường, Cường Thuận IDICO đã trở thành một trong những nhà sản xuất hàng đầu tại
Việt Nam về các thiết bị bê tông đúc sẵn với doanh số hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Các sản phẩm
của Cường Thuận IDICO được các nhà thầu xây dựng đánh giá có chất lượng cao không thua kém
hàng ngoại nhập và giá cả phải chăng.

- Ngày 30/01/2015, CTCOP Đầu tư phát triển Cường Thuận IDICO chính thức giao dịch
17.999.997 cp phát hành thêm tại Sở GDCK TP HCM tăng VĐL từ 150.000.000.000 đồng lên
329.999.970.000 đồng.

- Năm 2016: Công ty thực hiện tăng vốn điều lệ lên 629.999.970.000 đồng.

Các ngành kinh doanh chính:


+ Thiết kế thi công các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi.
+ San lấp mặt bằng.
+ Sản xuất, cung cấp các loại cống bê tông cốt thép theo công nghệ quay ép, rung ép và bê tông
nhựa nóng.
+ Đầu tư các công trình theo hình thức: BT, BOT, BOO...
+ Gia công chế biến đất, đá, cát.
+ Vận tải hàng hóa đường bộ, đường thủy.

20
+ Mua bán vật liệu xây dựng. Mua bán, cho thuê máy móc, thiết bị công trình.
+ Đầu tư kinh doanh địa ốc và các hoạt động thương mại dịch vụ.
Địa bàn kinh doanh:
Cường Thuận IDICO có hoạt động kinh doanh chủ yếu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và các tỉnh,
thành phố trực thuộc khu vực Đông Nam Bộ. Đông Nam Bộ là vùng có kinh tế phát triển nhất Việt
Nam, dân số đông và dẫn đầu cả nước về đầu tư nước ngoài, GDP, cũng như nhiều yếu tố xã hội
khác. Vốn thu hút nước ngoài của khu vực này dẫn đầu cả nước, nổi bật ở các tỉnh: Đồng Nai,
Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của Cường
Thuận IDICO trong tương lai.
4.2 Công Ty Cổ phần DIC Đồng Tiến:
Công ty Cổ phần DIC Đồng Tiến tập trung vào các sản phẩm của mình như bê tông thương phẩm
và cấu kiện bê tông đúc sẵn, từng bước đa dạng hóa ngành nghề. Với sự đầu tư công nghệ hiện
đại, chiến lược kinh doanh đúng đắn, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000 nên chỉ sau năm năm đi vào hoạt động DIC Đồng Tiến đã trở thành nhà cung cấp
chuyên nghiệp các sản phẩm bê tông thương phẩm và cấu kiện bê tông đúc sẵn được các nhà đầu
tư trong và ngoài nước lựa chọn cho các công trình trọng điểm của mình với giá trị sản lượng lên
đến hàng trăm tỷ đồng một năm.

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DIC ĐỒNG TIẾN


Mã chứng khoán: DID
Địa chỉ: Lô 17, đường 25B, KCN Nhơn Trạch II, Đồng Nai
Điện thoại: 0251.3521752 Fax: 0251.3521953
Email: thaihoc@dicdongtien.vn
Website: http://dicdongtien.vn/

Lịch sử hình thành:


Công ty Cổ phần DIC Đồng Tiến được hình thành từ việc góp vốn của 10 cổ đông sáng lập, trong
đó một cổ đông là tổ chức (DIC Corp) tham gia góp vốn 10% vốn điều lệ và 09 cổ đông là các nhà
đầu tư cá nhân góp 90% vốn điều lệ.
DIC Đồng Tiến chính thức kinh doanh và hoạt động theo Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh
số 4703000145 ngày 03/08/2004 do Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp.
Vốn điều lệ ban đầu của Công ty: 10.000.000.000 đồng (Mười tỷ đồng)
Ngày 10 tháng 12 năm 2009 Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đã ký Quyết định số 799/QĐ-
SGDCKHN về việc chấp thuận cho niêm yết cổ phiếu Công ty Cổ phần DIC – Đồng Tiến trên Sở
giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Tính đến 31/12/2009 vốn điều lệ của DIC Đồng Tiến là 24.342.000.000 đồng (Hai mươi bốn tỷ ba
trăm bốn mươi hai triệu đồng) với số cổ đông hiện hữu tại thời điểm chốt danh sách tổ chức Đại
hội đồng cổ đông thường niên 2010 là 308 cổ đông.

21
Tính đến ngày 31/12/2015 vốn điều lệ của DIC Đồng Tiến là 50.000.000.000 đồng (Năm mươi tỷ
đồng) với số cổ đông hiện hữu tại thời điểm chốt danh sách ngày 23/03/2016 để tổ chức Đại hội
cổ đông thương niên 2016 là 216 cổ đông.
Ngành ngề kinh doanh:

+ San lấp mặt bằng.


+ Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước.
+ Lắp đặt trang thiết bị cho công trình xây dựng.
+ Sản xuất bê tông và các sản phẩm khác từ xi măng, vữa.
+ Mua bán vật liệu xây dựng, thiết bị cấp nước trong nhà, thiết bị nhiệt và phụ tùng thay thế, thiết
bị, dụng cụ hệ thống điện, thiết bị điều hòa nhiệt độ, thiết bị vệ sinh, kết cấu thép, sắt thép xây
dựng, ống kim loại, tôn và thép lá, dây kim loại, khung nhôm, khung đồng, gỗ (từ nguồn hợp
pháp), kim khí, máy móc thiết bị xây dựng.
+ Kinh doanh nhà. Môi giới, đấu giá bất động sản.
+ Đầu tư xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp. Mua bán, cho thuê, sửa chữa xe chuyên dùng,
máy móc thiết bị ngành xây dựng.
4.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh:
Trong tất cả các sự kiện và xu hướng môi trường có thể ảnh hưởng đến vị trí chiến lược của một
công ty, ảnh hưởng cạnh tranh thường được xem là quan trọng nhất. Ma trận hình ảnh cạnh tranh
nhận diện những nhà cạnh tranh chủ yếu cùng những ưu thế và khuyết điểm của họ, từ đó giúp cho
Công ty có những đối sách phù hợp với các công ty cạnh tranh.
Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Bình Dương ACC, Công
ty cổ phần Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO, Công ty cổ phần DIC Đồng Tiến được xây
dựng trên cơ sở đánh giá của các ý kiến chuyên gia trong ngành.
Từ những vấn đề trên, ta thiết lập ma trận hình ảnh cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Đầu Tư và
Xây Dựng Bình Dương ACC như sau:
Bình Dương Cường Thuận
DIC Đồng Tiến
Mức độ ACC IDICO
Các yếu tố thành
STT quan Điểm Điểm Điểm
công
trọng Hạng quan Hạng quan Hạng quan
trọng trọng trọng
1 Thương hiệu công ty 0.10 2 0.20 3 0.30 3 0.30
2 Năng lực tài chính 0.12 3 0.36 2 0.24 3 0.36
Nguồn nguyên liệu
3 0.09 2 0.18 2 0.18 2 0.18
đầu vào
4 Năng lực sản xuất 0.13 3 0.39 2 0.26 3 0.39
Năng lực nghiên cứu
5 0.12 2 0.24 2 0.24 3 0.36
- phát triển
6 Trình độ công nghệ 0.11 3 0.33 2 0.22 4 0.44

22
7 Chất lượng sản phẩm 0.12 3 0.36 3 0.36 3 0.36
Khách hàng tiêu
8 0.11 2 0.22 3 0.33 2 0.22
dùng
9 Giá bán 0.10 3 0.30 2 0.20 2 0.20
Tổng 1 2.58 2.33 2.81

Nhận xét:
Sau khi phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh ta nhận thấy vị thế của Công ty cổ phần Đầu Tư và
Xây Dựng Bình Dương ACC (có tổng số điểm 2.58) ở trong ngành cao hơn so với Công ty cổ
phần Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO (có tổng số điểm 2.33) và thấp hơn so với Công ty
Cổ phần DIC Đồng Tiến (có tổng số điểm 2.81).

CHƯƠNG III: LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG BÌNH DƯƠNG ACC

I. MA TRẬN SWOT:
Với ma trận SWOT, Công ty sẽ kết hợp những cơ hội, thách thức đến từ môi trường kinh doanh
với những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân công ty nhằm đề ra những chiến lược giúp công ty
phát huy điểm mạnh, tận dụng những cơ hội có được đồng thời khắc phục những điểm yếu của
mình, hạn chế những tác động xấu do những nguy cơ mang lại.
Ma trận SWOT cho Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Bình Dương ACC như sau:
Cơ hội (O) Đe dọa (T)
O1: Luật pháp, chính trị ổn định T1. Lạm phát của nền kinh
O2. Chính sách thuế của Nhà tế.
nước T2. Lãi suất tiền vay.
O3. Môi trường công nghệ T3. Đối thủ cạnh tranh.
O4. Chất lượng lao động T4. Khách hàng tiêu dùng.
O5. Đối thủ tiềm ẩn T5. Nhà cung cấp nguyên vật
O6. Sản phẩm thay thế liệu
Điểm mạnh (S) Các chiến lược (S + O) Các chiến lược (S + T)
1) S2,S3,S4 + T1,T2,T4 =>
1) Kết hợp: S1, S2, S3, S4 + O3, hạ giá thành sản phẩm, đưa ra
O4  sản phẩm mới.
hoàn thiện công nghệ, hoàn thiện Chiến Lược cạnh tranh,
S1. Chất lượng sản phẩm. chất lượng sản phẩm. phát triển sản phẩm
S2. Khả năng tài chính Chiến lược phát triển sản 2) S1,S5 + T3 => kết hợp với
S3. Trình độ công nghệ. phẩm. các đối thủ ngành để phát
S4. Năng lực sản xuất 2) Kết hợp: S2,S5 +O1,O2,O5, triển ngành nghề.
S5. Giá bán. O6: CL Kết hợp hàng ngang
=> Mở rộng thị trường tiềm năng 3) S2+T5: tìm ra nguồn cung
Chiến lược Phát triển thị cấp nguyên liệu mới
trường Kết hợp ngược về phía
sau.
Điểm yếu (W) Các chiến lược (W + O) Các chiến lược (W + T)

23
1) W1,W3,W4+T3, T4 =>
1)W1,W3,W4+O1,O5,O6 => tăng cường quảng cáo,
W1. Thương hiệu công ty. tăng cường marketing với sự trợ khuyến mãi
W2. Nguồn nguyên liệu đầu giúp của chính quyền Chiến lược thâm nhập thị
vào Chiến lược Marketing trường
W3. Năng lực nghiên cứu 2) W3 + O3,O4: gia tăng công 2) W2, W3,W5 + T3, T5:
phát triển suất thông qua Máy móc hiện đại, tăng cường hiệu quả quản lý,
W4. Hoạt động Marketing lựa chọn công nghệ phù hợp. hiệu quả sản xuất, chủ động
W5. Năng lực quản lý Chiến lược Kết hợp hàng nguyên liệu.
ngang Chiến lược Kết hợp hàng
ngang
II. MA TRẬN SPACE:
Các biến số Điểm số Điểm trung bình
Sức mạnh tài chính FS
1. Vốn điều lệ 4
2. Doanh lợi đầu tư 4
3. Đòn cân nợ 3 3.83
4. Vốn luân chuyển 3
5. Lưu chuyển tiền mặt 4
6. Rủi ro kinh doanh 5
Lợi thế cạnh tranh CA
1. Thị phần -4
2. Uy tín thương hiệu -3
3. Chất lượng sản phẩm -1 -2.67
4. Lòng trung thành của khách hàng -2
5. Mạng lưới phân phối -3
6. Trình độ nhân viên -3
Sự ổn định của môi trường ES
-1
1. Lãi suất
-3
2. Tỉ lệ lạm phát
-3
3. Sự biến đổi nhu cầu
-1 -2.57
4. Sự thay đổi công nghệ
-3
5. Giá sản phẩm cạnh tranh
-3
6. Rào cản thâm nhập thị trường
-4
7. Tỉ giá
Sức mạnh của ngành IS
3
1. Mức tăng trưởng tiềm tàng
4
2. Mức lợi nhuận tiềm tàng
4 3.75
3. Sử dụng nguồn lực
4
4. Quy mô vốn
3
5.Sự dễ dàng thâm nhập thị trường

Ta có: FS + ES = 3.83 – 2.57 =1.26


IS + CA = 3.75 -2.67=1.08

24
Do vị trí của Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Bình Dương ACC ở góc tấn công, nên ta có
thể chọn áp dụng các chiến lược sau:
 Thâm nhập thị trường
 Phát triển sản phẩm mới
 Kết hợp về phía sau.
III. MA TRẬN QSPM ĐỂ CHỌN LỰA CHIẾN LƯỢC
Từ các ma trận IEF, EFE, ma trận cạnh tranh và qua bảng ma trận SWOT phân tích hoàn cảnh môi
trường bên trong và bên ngoài của Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Bình Dương ACC,
chúng ta xây dựng được 9 chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Bình
Dương ACC, nhưng để lựa chọn chiến lược nào hiệu quả nhất, chúng ta phải thông qua ma trận
hoạch định chiến lược có khả năng định lượng QSPM, để từ đó có cơ sở lựa chọn chiến lược.
Chúng ta thành lập các ma trận QSPM theo các nhóm SO, ST, WO, WT và từ đó chọn lựa chiến
lược nào có số điểm TAS cao nhất theo từng nhóm.
Tùy theo năng lực hiện tại của công ty, tình hình kinh doanh thực tế, Công ty sẽ chọn ra các chiến
lược kinh doanh phù hợp nhất, trong mỗi nhóm chiến lược SO, ST, WO, WT, công ty sẽ chọn lựa
chiến lược có số điểm TAS là cao nhất của nhóm tương ứng.
3.1 Ma trận QSPM nhóm S/O
Ma trận QSPM nhóm S/O được xây dựng từ việc phối hợp các điểm mạnh bên trong của doanh
nghiệp và các cơ hội bên ngoài, nhằm mục đích phát huy các điểm mạnh thông qua việc tận dụng
các cơ hội của môi trường bên ngoài.
Ma trận QSPM của Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Bình Dương ACC – Nhóm chiến
lược S/O

25
Chiến lược Chiến lược
Phân phát triển sản Phát triển thị
STT Các yếu tố quan trọng
loại phẩm trường
AS TAS AS TAS
Các yếu tố bên trong
S1 Chất lượng sản phẩm 3 3 9 4 12
S2 Khả năng tài chính 3 2 6 3 9
S3 Trình độ công nghệ 3 3 9 4 12
S4 Năng lực sản xuất 3 4 12 3 9
S5 Giá bán 3 2 6 3 9
Các yếu tố bên ngoài
O1 Luật pháp, chính trị ổn định 3 3 9 3 9
O2 Chính sách thuế của Nhà nước 3 2 6 3 9
O3 Môi trường công nghệ 3 4 12 3 9
O4 Chất lượng lao động 3 4 12 3 9
O5 Đối thủ tiềm ẩn 3 2 6 4 12
O6 Sản phẩm thay thế 4 2 8 3 12
Tổng 95 111
Qua phân tích ma trận QSPM – Nhóm S/O của Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Bình Dương
ACC chúng ta thấy:
 Chiến lược phát triển sản phẩm có tổng số điểm là (TAS = 95)
 Chiến lược phát triển thị trường có tổng số điểm là (TAS=111)
Như vậy trong giai đoạn này chúng ta nên ưu tiên tập trung đẩy mạnh chiến lược phát triển thị
trường trong dài hạn và chiến lược phát triển sản phẩm trong ngắn hạn.
3.2 Ma trận QSPM nhóm S/T
Ma trận QSPM nhóm S/T được xây dựng từ việc phối hợp các điểm mạnh bên trong của doanh
nghiệp và các đe dọa bên ngoài, nhằm mục đích tận dụng các điểm mạnh của doanh nghiệp để
khắc chế các đe dọa bên ngoài.
Ma trận QSPM của Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Bình Dương ACC – Nhóm chiến
lược S/ T
Cạnh tranh và Kết hợp hàng Kết hợp ngược
Phân
STT Các yếu tố quan trọng phát triển SP ngang về phía sau
loại
AS TAS AS TAS AS TAS
Các yếu tố bên trong
S1 Chất lượng sản phẩm 3 4 12 4 12 3 9
S2 Khả năng tài chính 3 3 9 3 9 4 12
S3 Trình độ công nghệ 3 3 9 3 9 2 6
S4 Năng lực sản xuất 3 4 12 3 9 3 9
S5 Giá bán 3 3 9 2 6 2 6
Các yếu tố bên ngoài
T1 Lạm phát của nền kinh tế. 2 3 6 2 4 2 4
T2 Lãi suất tiền vay. 2 3 6 3 6 2 4
T3 Đối thủ cạnh tranh. 2 4 8 3 6 3 6

26
T4 Khách hàng tiêu dùng 2 4 8 2 4 2 4
Nhà cung cấp nguyên vật
T5 2 3 6 3 6 4 8
liệu
Tổng 85 71 68

Qua phân tích ma trận QSPM – Nhóm S/T của Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Bình Dương
ACC chúng ta thấy:
 Chiến lược cạnh tranh và phát triển sản phẩm có tổng số điểm là TAS = 85
 Chiến lược Kết hợp hàng ngang có tổng số điểm là TAS = 71
 Chiến lược kết hợp ngược về phía sau có tổng số điểm là TAS = 68
Như vậy với ma trận QSPM – Nhóm S/T ta sẽ ưu tiên chọn chiến lược cạnh tranh và phát triển sản
phẩm.
3.3 Ma trận QSPM nhóm W/O:
Ma trận QSPM nhóm W/O được xây dựng từ các điểm yếu bên trong của doanh nghiệp và các cơ
hội bên ngoài, nhằm mục đích hạn chế các điểm yếu thông qua việc tận dụng các cơ hội. Với ma
trận này ta có bảng phân tích các chiến lược có thể thay thế như sau:
Ma trận QSPM cho Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Bình Dương ACC – Nhóm chiến
lược W/T
Chiến lược
Chiến lược
Phân Kết hợp
TT Các yếu tố quan trọng Marketing
loại hàng ngang
AS TAS AS TAS
Các yếu tố bên trong
W1 Thương hiệu công ty 2 3 6 2 4
W2 Nguồn nguyên liệu đầu vào 2 2 4 3 6
W3 Năng lực nghiên cứu-phát triển 2 3 6 2 4
W4 Hoạt động Marketing 2 4 8 2 4
W5 Năng lực quản lý 2 3 6 3 6
Các yếu tố bên ngoài
O1 Luật pháp, chính trị ổn định 3 3 9 3 9
O2 Chính sách thuế của Nhà nước 3 3 9 3 9
O3 Môi trường công nghệ 3 2 6 2 6
O4 Chất lượng lao động 3 2 6 3 9
O5 Đối thủ tiềm ẩn 3 4 12 3 9
O6 Sản phẩm thay thế 3 3 9 2 6
Tổng 81 72

Với tổng điểm TAS = 81 cho chiến lược Marketing lớn hơn TAS = 72 cho chiến lược kết hợp
hàng ngang vì vậy ta sẽ ưu tiên lựa chọn chiến lược Marketing. Nhằm hạn chế tối đa điểm yếu của
Công ty về Marketing, để phát triển trong dài hạn Công ty nên lựa chọn chiến lược Marketing.

27
3.4 Ma trận QSPM nhóm W/T:
Ma trận QSPM nhóm W/T được xây dựng từ việc kết hợp các điểm yếu bên trong của doanh
nghiệp và các đe dọa bên ngoài, nhằm mục đích giúp doanh nghiệp có các chiến lược phòng thủ
trước các đe dọa của môi trường bên ngoài doanh nghiệp. Các chiến lược có thể thay thế là:
Ma trận QSPM cho Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Bình Dương ACC – Nhóm chiến
lược W/ T
Chiến lược thâm Chiến lược Kết
Phân
STT Các yếu tố quan trọng nhập thị trường hợp hàng ngang
loại
AS TAS AS TAS
Các yếu tố bên trong
W1 Thương hiệu công ty 2 3 6 2 4
W2 Nguồn nguyên liệu đầu vào 2 2 4 3 6
W3 Năng lực nghiên cứu-phát triển 2 3 6 2 4
W4 Hoạt động Marketing 2 4 8 2 4
W5 Năng lực quản lý 2 3 6 3 6
Các yếu tố bên ngoài
T1 Lạm phát của nền kinh tế 2 2 4 2 4
T2 Lãi suất tiền vay 2 2 4 3 6
T3 Đối thủ cạnh tranh 2 3 6 3 6
T4 Khách hàng tiêu dùng 2 4 8 2 4
T5 Nhà cung cấp nguyên vật liệu 2 2 4 3 6
Tổng 56 50

Với bảng phân tích ma trận QSPM – Nhóm W/T chúng ta thấy rằng:
 Chiến lược thâm nhập thị trường có tổng điểm TAS = 56
 Chiến lược Kết hợp hàng ngang có tổng điểm TAS = 50
Trong các chiến lược nhóm W/T chúng ta chọn Chiến lược thâm nhập thị trường vì có TAS= 50
cao hơn chiến lược còn lại. Đây là một chiến lược phòng thủ, giúp Công ty Cổ phần Đầu Tư và
Xây Dựng Bình Dương ACC hạn chế điểm yếu của công ty trước các mối đe dọa từ môi trường
kinh doanh bên ngoài.
Kết luận đưa ra giải pháp:
Qua ma trận QSPM theo từng nhóm kết hợp S/O, S/T, W/O, W/T, chúng ta chọn được 5 chiến
lược phù hợp với năng lực và phát triển dài hạn của công ty và với 4 chiến lược còn lại sẽ là các
chiến lược dự phòng của Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Bình Dương ACC
 Chiến lược phát triển thị trường có TAS = 111
 Chiến lược cạnh tranh và phát triển sản phẩm có TAS = 85
 Chiến lược Marketing có TAS = 81
 Chiến lược Kết hợp hàng ngang có TAS = 72
 Chiến lược thâm nhập thị trường có TAS = 56

28
Để thực hiện tốt các chiến lược đã lựa chọn, Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Bình Dương
ACC cần thiết lập các nhóm giải pháp phù hợp với năng lực, quy mô công ty để đảm bảo thực hiện
các chiến lược một cách có hiệu quả nhất.

Danh mục tài liệu tham khảo

https://becamexacc.com.vn/
https://dichvuthongtin.dkkd.gov.vn/inf/Forms/Searches/EnterpriseInfo.aspx?h=52a1#
https://dstock.vndirect.com.vn/tong-quan/ACC
https://cafef.vn/
http://dicdongtien.vn/?vnp=Home
http://www.cuongthuan.vn/
https://vietstock.vn/

29

You might also like